Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Nguyệt thực tại Việt Nam vào rạng sáng 17/08/2008

  1. #1
    Super Moderator LonelySoul's Avatar
    Ngày tham gia
    15-07-2007
    Tuổi
    36
    Bài viết
    2,784
    Cảm ơn
    1,149
    Đã được cảm ơn 817 lần ở 359 bài viết

    Mặc định Nguyệt thực tại Việt Nam vào rạng sáng 17/08/2008

    Năm nay quả là năm kỳ lạ, mưa sao băng, nhật thực... dù ít nhiều cũng đều đã xuất hiện trên bầu trời Việt Nam... Theo một chuyên gia của Viện Vật lý, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực một phần vào rạng sáng 17/08/2008.

    Đây là hiện tượng nguyệt thực cuối cùng trong năm 2008. Hiện tượng này bắt đầu lúc khoảng 1 giờ 25 và kết thúc lúc 5 giờ 44 phút (tức kéo dài khoảng hơn 3 giờ), đạt cực đại lúc hơn 4 giờ sáng ngày 17/08/2008 (giờ Hà Nội). Khi đó, tỷ lệ bóng Trái đất che phủ đĩa Mặt trăng đạt khoảng 80%.


    Thế nào là Nguyệt thực?
    Nguyệt thực là hiện tượng Mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần Trái đất không hướng về phía mặt trời, ba thiên thể cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối Trái đất sẽ che khuất Mặt trăng.



    Trái đất sẽ nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng sẽ xảy ra Nguyệt thực


    Về mặt Thiên văn học, nguyệt thực toàn phần hoặc một phần sẽ xảy ra hai lần trong năm. Trái đất sẽ nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, và Nguyệt thực xảy ra toàn bộ tại Nam Mỹ, và một số nơi ở châu Phi, và Bắc Mỹ vào 21/2, Mặt Trăng sẽ chuyển động hoàn toàn vào bóng của Trái đất, và đi xuyên qua bóng trái đất với tốc độ 2.300 dặm/ 1h, hoặc 1km/1s.



    Vì sao lại có Nguyệt Thực?
    Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng đồng thời cũng cản các tia sáng từ Mặt Trời tạo ra một vùng bóng tối trải dài trong không gian. Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất nên có lúc sẽ "đi" vào vùng tối này. Lúc này Mặt Trăng không còn được Mặt Trời chiếu sáng trực tiếp, ta sẽ thấy một Mặt Trăng "bất thường", chuyển từ màu vàng sang đỏ sẫm.



    Nguyệt thực chỉ diễn ra vào ngày trăng tròn thôi đấy!

    Điều kiện thứ nhất chỉ diễn ra vào các ngày trăng tròn, như vào dịp rằm tháng 7 này chẳng hạn.

    Nếu như mặt phẳng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trùng với mặt phẳng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất thì ngày rằm nào ta cũng nhìn thấy Nguyệt Thực nhưng do hai mặt phẳng này tạo một góc khoảng 5 độ nên chỉ đôi lúc điều kiện thẳng hàng mới diễn ra thôi.



    Sao lúc Nguyệt Thực trăng lại có màu đỏ?

    Màu đỏ của trăng khi nguyệt thực để lại ấn tượng rất đặc biệt, ngày xưa người ta hay liên tưởng đến chiến tranh và chết chóc. Ở Việt Nam ông bà ta lại cho là có một con gấu to đang nuốt mất Mặt Trăng, và thường đem xoong nồi ra gõ để đuổi gấu đi. ( )


    Một chu kỳ nguyệt thực

    Ngày nay ta có thể lý giải theo khoa học:

    Vùng bóng phía sau Trái Đất chia làm 2 vùng: vùng nửa tối và vùng tối.

    Khi trăng đi vào vùng nửa tối ta sẽ có Nguyệt Thực bán dạ. Nguyệt thực bán dạ rất khó nhận biết ta chỉ thấy trăng tối hơn bình thường một chút thôi.

    Vùng bóng ở trong gọi là vùng tối, nếu trăng đi vào trọn vùng này ta sẽ nhìn thấy Nguyệt Thực toàn phần, còn chỉ một phần vào vùng tối thì sẽ có Nguyệt Thực một phần như lần này chẳng hạn. Gọi là vùng tối nhưng thật sự nó không tối hẳn đâu.

    Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất sẽ bị khí quyển hấp thụ, chỉ còn bước sóng đỏ là bước sóng ánh sáng có khả năng đâm xuyên mạnh nhất đi qua. Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng. Do đó ta thấy Mặt Trăng khi Nguyệt Thực có màu đỏ sẫm.



    Nguyệt thực và Nhật thực khác nhau như thế nào?
    Nguyệt thực và Nhật thực là hệ quả của chuyện động tương đối giữa 3 thiên thể là Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Chu kỳ và tính chất chuyển động của 3 thiên thể trên đã được biết rõ nên ta có thể tính chính xác chu kỳ xảy ra Nhật Nguyệt thực và dự đoán các lần xuất hiện tiếp theo.

    Chu kỳ này gọi là chu kỳ Saros (tên nhà khoa học đã tính toán chu kỳ này đầu tiên), là bằng 6585,32 ngày. Trong mỗi chu kỳ Saros sẽ có 41 Nhật thực và 29 Nguyệt thực. Tuy Nhật Thực diễn ra nhiều hơn nhưng do khi xảy ra Nguyệt thực thì cả một nửa thế giới nằm trong bóng tối sẽ quan sát được nên ta sẽ thấy hay gặp Nguyệt thực hơn.

    Hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực có các điểm:
    Giống nhau:
    - Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng cùng nằm thành một hàng thẳng.
    - Trái Đất bị "mất sáng".


    Điểm B, D là nơi có thể xảy ra Nhật, Nguyệt Thực

    Khác nhau:

    - Nhật thực (Mặt Trời bị ăn):
    Khi mặt trăng quay đến vị trí giữa trái đất và mặt trời, ba thiên thể nằm trên một đường thẳng hoặc gần cùng một đường thẳng, lúc đó mặt trăng sẽ che khuất mặt trời và xảy ra nhật thực. Hiện tượng Nhật thực chỉ xảy ra và quan sát được VÀO BAN NGÀY, tức là hiện tượng xảy ra ở phía Trái Đất hướng về Mặt Trời và bị Mặt Trăng che ngang.
    (Theo thứ tự Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất cùng nằm thành một hàng thẳng. Mặt Trăng là "vật cản" ánh sáng từ Mặt Trời đến Trái Đất).

    - Nguyệt thực (Mặt Trăng bị ăn):
    - Khi mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần trái đất không hướng về phía mặt trời, ba thiên thể cùng hoặc gần cùng nằm trên một đường thẳng. Bóng tối trái đất sẽ che khuất mặt trăng và xảy ra nguyệt thực. Hiện tượng Nguyệt thực chỉ xảy ra và quan sát được VÀO ĐÊM CÓ TRĂNG, tức hiện tượng xảy ra ở phần tối của Trái Đất vào những ngày Trái Đất nhận được ánh sáng do sự phản xạ ánh sáng Mặt Trời của Mặt Trăng.
    (Theo thứ tự Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng cùng nằm thành một hàng thẳng, Trái Đất là "vật cản" ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng, do đó ánh sáng từ Mặt Trăng không phản xạ tới Trái Đất)


    Nguyệt thực vào rạng sáng chủ nhật 17/08/2008 tại Việt Nam
    Về mặt Thiên văn học, nguyệt thực toàn phần hoặc một phần sẽ xảy ra hai lần trong năm. Trái đất sẽ nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, và Nguyệt thực xảy ra toàn bộ tại Nam Mỹ, và một số nơi ở châu Phi, và Bắc Mỹ vào 21/2, Mặt Trăng sẽ chuyển động hoàn toàn vào bóng của Trái đất, và đi xuyên qua bóng trái đất với tốc độ 2.300 dặm/ 1h, hoặc 1km/1s.

    Theo các nhà khoa học, năm 2009 sẽ xảy ra 4 lần nguyệt thực, trong đó có 1 lần nguyệt thực một phần, còn lại là nguyệt thực vùng nửa tối nhưng ở Việt Nam không quan sát được. Muốn xem lại nguyệt thực một phần, Việt Nam phải đợi đến năm 2010.

    Sau đây là bảng thời gian diễn ra nguyệt thực vào rạng sáng 17/08/2008 theo số liệu của NASA đã chuyển sang giờ của Việt Nam
    +1h23' Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực bán dạ bắt đầu, chuyển biến này rất khó nhận biết bằng mắt tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ thấy màu sắc của mặt trăng hơi tối.
    +2h35' Trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Nguyệt thực một phần bắt đầu, góc bị che sẽ chuyển sang màu sẫm đỏ.
    +4h10' Nguyệt Thực cực đại, 81% đĩa mặt trăng sẽ có màu sẫm đỏ.
    +5h44' Trăng hoàn toàn ra khỏi vùng tối. Kết thúc vùng sẫm màu trên mặt trăng.
    +6h57' Trăng hoàn toàn ra khỏi vùng nửa tối. Kết thúc nguyệt thực .




    Ảnh quả trình chuyển biến của mặt trăng khi diễn ra nguyệt thực (skyandtelescope)

    Mặc dù lần này chỉ là nguyệt thực một phần thôi, nhưng sẽ rất ngoạn mục vì Mặt Trăng bị che đến 81% khi nguyệt thực cực đại. Khác với Nhật Thực chỉ quan sát được trong phạm vi hẹp, nguyệt thực có khu vực quan sát được rộng lớn hơn, lần nguyệt thực một phần này quan sát được ở hầu hết các vùng trên thế giới trừ Bắc Mỹ.

    Vào thời điểm Nguyệt Thực cực đại trăng vẫn còn khá cao khoảng hơn 20 độ ở hướng Tây, thuận lợi cho việc quan sát nếu không bị che chắn bởi các nhà cao tầng. Sáng chủ nhật nếu trời không mưa và mây nhiều hứa hẹn sẽ đem lại một ảnh tượng thú vị cho những người yêu bầu trời vì phải đến năm 2010 một lần nguyệt thực như vậy mới lại diễn ra cho những người quan sát ở Việt Nam.

    (Tổng hợp từ internet)



    Mình định lập bên box teen-tin nhưng thôi, cho vào đây..

    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

    Các bài viết cùng chuyên mục:


  2. Những người đã cảm ơn :


  3. #2
    Đại sứ Rains Quỷ's Avatar
    Ngày tham gia
    15-07-2008
    Bài viết
    2,349
    Cảm ơn
    389
    Đã được cảm ơn 512 lần ở 357 bài viết

    Mặc định

    Anh xem nguyệt thực mấy lần rồi nhưng nói chung không thik = xem nhật thực
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  4. #3
    Thành viên gắn bó Mr.Pit's Avatar
    Ngày tham gia
    11-04-2007
    Tuổi
    34
    Bài viết
    3,133
    Cảm ơn
    448
    Đã được cảm ơn 623 lần ở 356 bài viết

    Mặc định

    Huhuhu bao nhiu vụ mà chưa đc xem vụ nào
    toàn quên mới đau chứ
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 29
    Bài viết cuối: 03-01-2009, 09:05 PM
  2. 1 [Mr! HVT 2008 - SBD 01] - T_nobita_T - Nguyễn Việt Dũng
    Bởi nobita85uct trong diễn đàn Đợt I - Mr! HVT 2008
    Trả lời: 75
    Bài viết cuối: 26-04-2008, 01:08 AM
  3. 1 [Mr! HVT 2008 - SBD 11] - hoangtu_alovelyday87 - Nguyễn Hoàng Điệp
    Bởi Vip_ha_thanh trong diễn đàn Đợt I - Mr! HVT 2008
    Trả lời: 27
    Bài viết cuối: 23-04-2008, 01:01 AM
  4. Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 15-04-2008, 07:09 AM
  5. 1 [Mr! HVT 2008 - SBD 13] - halleberry - Nguyễn Việt Hoàng
    Bởi halleberry trong diễn đàn Đợt I - Mr! HVT 2008
    Trả lời: 21
    Bài viết cuối: 14-04-2008, 05:30 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •