Một ngày gấu Bắc cực bơi 74 km
Các nhà khoa học lần theo thẻ quan trắc gắn trên mình một gấu trắng Bắc cực, và phát hiện thấy nó bơi ít nhất 74 km mỗi ngày, thậm chí có thể tới 100 km. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy gấu có thể băng qua khoảng cách xa như vậy trong nước. Mỗi năm, gấu thường bơi hàng nghìn kilomét để kiếm mồi, chẳng hạn hải cẩu và từ đó kéo theo những giai thoại về chúng, với việc bơi từ đảo này đến đảo khác, hoặc băng qua các vịnh rộng lớn.
Khả năng lơ lửng của chim ruồi
Không lớn hơn con ong mật, song chú chim ruồi tí hon có thể lơ lửng trên một bông hoa trong nhiều phút liền, nhờ vào khả năng vỗ cánh nửa giống côn trùng, nửa giống các loài chim khác.Chim ruồi có thể xem là dải phân cách giữa một bên là các loài chim (thu được lực nâng từ việc đập cánh xuống) với các loài côn trùng (bay lên nhờ một nửa quá trình đập cánh xuống và nửa còn lại từ quá trình vỗ cánh lên).Theo đó, chim ruồi nhận 75% lực nâng từ hiện tượng vỗ cánh xuống, 25% còn lại cung cấp từ quá trình vỗ cánh lên, nhóm nghiên cứu của Đại học Portland và Đại học bang Oregon cho biết.
Ở tất cả các loài chim, lực nâng có được 100% nhờ vỗ cánh xuống, trong khi tỷ lệ này ở côn trùng là 50-50,cử động cánh của chim ruồi, khoảng 250 micro giây (một micro giây bằng một phần triệu giây).
Sứa nhìn thế giới qua con mắt tinh xảo
Những con sứa vốn không có não và chỉ có một hệ thần kinh cơ bản lại đang được tôn vinh lên một tầm cao mới khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng có những con mắt vô cùng tinh vi, loài sứa sở hữu một bộ máy quang học ấn tượng: tổng cộng có 24 cụm mắt tại 4 góc của con vật. Trong khi 16 mắt chỉ là những hố sắc tố thu thập ánh sáng, số còn lại có những thấu kính tinh vi. Tuy phức tạp như vậy, vị trí của những võng mạc lại làm cho hình ảnh con sứa thu nhận được sẽ bị mờ.Trong khi hầu hết các loài sứa có cấu trúc thị giác tương tự nhau, nhưng loài sứa Australia có những con mắt tinh xảo hơn cả
Loài cá lớn nhất thế giới đang nhỏ lại
Cá mập voi - sinh vật cô độc, hiền hòa và lớn nhất trong vương quốc các loài cá - đang trở nên bé nhỏ lại. Xu hướng này làm dấy lên nỗi lo ngại rằng tương lai của những con vật di cư khổng lồ có thể bị đe dọa. Thông báo được đưa ra tại một hội thảo quốc tế. Cá mập voi sống trong những vùng nước nhiệt đới, và đôi khi còn bắt gặp tại những khu bảo tồn ở rạn san hô Ningaloo, Tây Australia.Thông báo tại hội thảo quốc tế về cá mập voi, đang diễn ra tại Perth, Meekan cho biết kích thước trung bình của loài cá này đã suy giảm, từ trên 7 mét năm 1995 xuống còn khoảng 5,5 mét ngày nay.
Cá Nam cực không ngại trời nóng
Những con cá sống ở các sông băng Nam Cực có khả năng thích nghi với nhiệt độ tăng lên và có thể sẽ không bị suy chuyển bởi sự biến đổi khí hậu.Loài cá này sống ở nhiệt độ -0,5 độ C tới -1,8 độ C và chết ở nhiệt độ trên 6 độ C, nhiệt độ thấp nhất để có thể giết chết một con vật. Cá tuyết đá thuộc về nhóm stenotherms (sinh vật chỉ sống trong khoảng biến thiên nhiệt nhỏ). Một số con được bảo vệ khỏi giá lạnh bởi những hợp chất chống đóng băng, được làm quen với môi trường nước 4 độ C trong 4 tuần, rồi chuyển sang vùng nước có nhiệt độ lên tới 10 độ C. Các con cá vẫn bơi tốt trong vùng nước ấm như khi chúng sống ở vùng nước có nhiệt độ -1 độ C.
Chiếc bẫy kinh hoàng của kiến rừng Amazon
Những con kiến rừng Amazon đột kích con mồi từ những lỗ nhỏ trên thân cây và đốt nạn nhân cho đến chết trước khi cắn nhỏ ra để xơi. Allomerus decemarticulatus là loài kiến nhỏ xíu sống trên cây tại những khu rừng rậm ở phía bắc Amazon. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài kiến khác nhau với cây chủ của chúng và nhận thấy, loài kiến đặc biệt này chỉ sống trên cây Hirtella physophora, nơi mà chúng tạo nên những đường hầm chạy dọc thân cây. Nhiều loài kiến xây dựng những đường hầm này để ẩn náu và sử dụng các đường hầm này làm bẫy săn mồi.Những chiếc bẫy được làm từ các sợi lông cây gắn kết bằng nấm, tạo nên một bề mặt gồm các lỗ nhỏ li ti. Những con kiến nấp trong các hố đó và chờ đợi với chiếc mồm há hốc. Khi một con côn trùng đi qua, chúng lập tức ngoạm lấy chân và râu. Hành động này làm cho nạn nhân không thể chống cự và bị căng ra, như thể bị tra tấn dưới thời trung cổ.Tiếp đến, những con kiến thợ sẽ trèo lên con mồi đã bị vô hiệu hoá, cắn và đốt cho đến khi nó tê liệt hoặc chết. Kẻ sát nhân liền chặt nó ra thành từng mảnh nhỏ và cõng về tổ để cả bầy có thể đánh chén. Bằng cách tước nhỏ những sợi lông cây, loài kiến còn lừa bịp con mồi đến nghỉ trên một tấm thảm êm ái.
Hổ Tasmania có hàm răng khoẻ nhất
Lời đồn rằng linh cẩu có cú ngoạm kinh hoàng nhất thế giới là không chính xác. Xét trên trọng lượng cơ thể, danh hiệu đó phải thuộc về hổ Tasmania ở Australia, một loài thú có túi có cú ngoạm mạnh gấp 3 lần một con chó với cân nặng tương đương.Nhóm nghiên cứu, do nhà cổ vật học Stephen Wroe tại Đại học Sydney đứng đầu, đã nghiên cứu hộp sọ của 39 con vật săn mồi trên toàn thế giới, một số đã tuyệt chủng, để tìm hiểu lực cắn của chúng.
Họ tính toán kích cỡ cơ hàm của chúng bằng cách đo khoảng cách từ sọ tới xương má. Cú ngoạm của con vật càng khoẻ, thì nó càng có cơ hội vồ được những con mồi lớn và làm nghẹt thở đến chết trong cổ họng. Điều đáng ngạc nhiên là trong một số trường hợp, có những con vật nhỏ hơn lại có cú cắn mạnh hơn cả những con lớn.Nhưng loài có bộ hàm mạnh nhất mọi thời đại là sư tử có túi đã tuyệt chủng từ kỷ băng hà của Australia (Thylacoleo carnifex) - nó có hàm răng mạnh như của một con sư tử nặng gấp 3. Một phát hiện ngạc nhiên khác là loài hổ răng kiếm (Smilodon fatalis) đã bị tuyệt chủng ở châu Mỹ lại không có hàm răng mạnh mẽ so với cơ thể chúng. Cú ngoạm của nó yếu hơn của linh cẩu.
Những chiến binh tình ái đầu tiên trên trái đất
Những con bọ ba thuỳ (loài động vật biển đã tuyệt chủng) có thể đã từng tranh giành nhau để có được sự ân sủng của con cái từ hàng trăm triệu năm trước, trở thành những đấu sĩ trên tình trường cổ xưa nhất. Nghiên cứu tập trung trên giống bọ ba thuỳ raphiophorids, sống ở Ordovician 488-444 triệu năm trước.
( Thông tin bên VnExPress )
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Độc đáo tượng gốc tre phố cổ
- Muay Thái đá...gãy chuối
- [Video] Máy phản lực nước giúp nhào lộn như...
- Phát hiện " Trái đất " thứ 2
- Thiếu nữ nổi tiếng với tài vẽ tranh siêu thực
- Kích thích trí tưởng tượng với tác phẩm của...
- [Video] Chú lợn đi bằng hai chân trước
- Những chứng bệnh cười cực "quái dị"
- Sắp có hiện tượng ‘Mặt trăng máu’ vào ngày...
- [Video] Quang cảnh tuyệt đẹp của trái đất...
Đánh dấu