Dư luận đang xôn xao về việc gộp 2 kì thi tốt nghiệp THPT và thi đại học vào, hay dân chúng còn gọi đây là kí thi "2 trong 1"
Dân 06-09 sẽ là nạn nhân đầu tiênChiều hôm qua (28/3), tại buổi làm việc về đề án đổi mới thi và tuyển sinh, Thứ trưởng Thường trực Bành Tiến Long cho biết: “Nếu được Chính Phủ thông qua thì bắt đầu từ năm 2009 sẽ tổ chức kì thi THPT Quốc gia vào tháng 6 hàng năm”.
Kết quả kỳ thi được dùng để công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ, trung cấp.
Theo đó, Trong kỳ thi THPT quốc gia, tổ chức thi nhiều môn. Trước mắt trong ba năm đầu, tổ chức thi 08 môn (của cả hai kỳ thi hiện nay) gồm Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
Để được công nhận tốt nghiệp thí sinh phải thi 06 môn, bao gồm 03 môn thi bắt buộc cố định (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ), 01 môn bắt buộc do Bộ GD&ĐT quy định từng năm, đảm bảo cho học sinh học toàn diện; 02 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại của 08 môn.
Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ (hoặc học môn Ngoại ngữ không đủ thời gian quy định) sẽ được thi môn thay thế môn Ngoại ngữ.
Các môn thi Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ ra đề theo hình thức trắc nghiệm; môn Toán thi 90 phút, các môn khác mỗi môn thi 60 phút; môn Ngữ văn thi 02 phần: phần tự luận 90 phút và phần trắc nghiệm 30 phút. Để tăng tính khách quan, số phiên bản đề thi trắc nghiệm mỗi môn ít nhất bằng 1/2 số thí sinh trong phòng thi.
Trong đề thi có khoảng 60% số điểm ứng với nội dung ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT để xét tốt nghiệp và khoảng 40% số điểm ứng với các câu hỏi trong chương trình THPT nhưng khó hơn, để phân hóa trình độ, xét tuyển sinh.
Trước năm 2010, khi chương trình BT THPT chưa tương đương chương trình chuẩn THPT: trong đề thi, 60% số điểm để xét tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình BT THPT ứng với nội dung nằm trong chương trình BT THPT, 40% số điểm vẫn là các câu hỏi trong chương trình THPT nhưng khó hơn, để phân hóa trình độ, xét tuyển sinh.
Xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TCCN như thế nào?
Một năm trước kỳ thi, căn cứ vào Khung xét tuyển do Bộ GD&ĐT quy định, trường ĐH, CĐ, TCCN công bố các yêu cầu tuyển sinh do trường đề ra đối với từng ngành đào tạo như sau: 02 môn văn hóa đối với trường ĐH, CĐ (trong đó có ít nhất 01 trong các môn: Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ) và 01 môn văn hoá đối với các trường TCCN. Đối với các ngành năng khiếu, ngoài việc lấy kết quả thi như trên, các trường sẽ tự ra đề và tổ chức thi môn năng khiếu.
Trước kỳ thi, thí sinh đăng ký những môn dự thi trên cơ sở lựa chọn những môn thi tuỳ theo mục đích của mình:
- Thí sinh dự thi chỉ để được công nhận tốt nghiệp THPT phải thi 6 môn quy định.
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi chỉ để được xét vào ĐH, CĐ, TCCN chỉ phải thi các môn theo yêu cầu xét tuyển của từng trường.
- Thí sinh dự thi để vừa được công nhận tốt nghiệp THPT, vừa được xét vào ĐH, CĐ, TCCN phải chọn các môn thi sao cho đồng thời thoả mãn các điều kiện để được công nhận tốt nghiệp và đáp ứng được yêu cầu xét tuyển của các trường ĐH, CĐ, TCCN. Mỗi thí sinh không nhất thiết phải thi cả 8 môn trong kỳ thi.
Nếu mục đích thi chỉ để được công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh được miễn phí. Nếu mục đích thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TCCN hoặc vừa công nhận tốt nghiệp vừa xét tuyển thì thí sinh phải đóng lệ phí theo số môn ngay từ khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
Riêng các ngành có yêu cầu đặc biệt như Sư phạm, Ngoại ngữ, Báo chí, Đối ngoại..., các trường căn cứ vào điểm ở kỳ thi THPT Quốc gia để sơ tuyển thí sinh và tổ chức thi tự luận, vấn đáp, thực hành.... một môn theo đề của trường để xét tuyển thí sinh. Số thí sinh được chọn tham dự có điểm từ điểm sàn trở lên, tối đa bằng 1,5 lần số chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành;
Đối với từng ngành, chỉ tổ chức thi tối đa 02 môn, trong đó 01 môn đặc thù ngoài 08 môn đã thi;
Mỗi người học (học sinh THPT, học viên BT THPT) được gán một mã số thí sinh, xác định theo cơ sở giáo dục (giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên) nơi người học học xong lớp 12.
Thí sinh đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục mà thí sinh học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc trong những năm trước.Sau khi điểm thi được công khai trên mạng, người tốt nghiệp THPT được cấp 3 giấy báo kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ và 5 giấy báo kết quả để tuyển trung cấp.
Sau khi đã được công nhận tốt nghiệp THPT và đã có kết quả thi các môn tuyển sinh đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của trường, thí sinh gửi đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ, TCCN; đăng ký xét tuyển vào trường của thí sinh được coi là hợp lệ chỉ khi trường nhận được hồ sơ đăng ký, lệ phí xét tuyển do thí sinh nộp vào tài khoản của trường và được trường thông báo trên mạng.
Theo Thứ trưởng Bành Tiến Long thì việc xét tuyển và tổ chức nhập học vào các ĐH, CĐ, TC sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên do kì thi được tổ chức sớm hơn gần một tháng so với kì thi ĐH, CĐ hiện nay nên sẽ có đủ thời gian để các trường liên tục hạ điểm chuẩn cho tới khi có tối đa số người trong chỉ tiêu sẽ đáp ứng nhiều nguyện vọng và có lợi cho thí sinh.
Bạn thấy thế nào
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Cần tìm 1 sinh viên mới ra trường am hiểu...
- [Tuyển dụng] Cần tuyển Fashion Marketing...
- Giải pháp dạy học ngoại ngữ tiên tiến SANAKO
- Kết quả kì thi HSG cấp Tỉnh?
- [HN] - Tuyển CTV làm part-time dịch thuật...
- Tặng bé yêu “Nụ cười thiên thần”
- Box học tập là box nghèo nàn nhất của Forum...
- Điểm sàn khối A, D: 13, khối B, C: 14
- Kinh nghiệm giúp tăng trí nhớ cho kỳ thi đại...
- Được gì và mất gì ở Đại học?
Đánh dấu