Nếu đạt 18 điểm 6 môn, không môn nào bị điểm 0, thí sinh đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp. Từ 18 đến 32 điểm đạt loại trung bình, 32-46 điểm đạt loại khá, từ 46 điểm trở lên đạt loại giỏi...
Đó là một trong những nội dung của dự thảo lần thứ 20 của Đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH, CĐ, trung cấp của bộ GD-ĐT.
Theo đó, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (THPT QG) trong đề án được thiết kế với 2 phần: Tổ chức kỳ thi THPT QG và Sử dụng kết quả kỳ thi THPT QG.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia từ năm 2009 sẽ phải thi 6 môn, gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ, 1 môn theo Bộ quy định từng năm và 2 môn do thí sinh tự chọn tương ứng với 2 môn còn lại trong khối đăng ký dự thi đại học.
Ví dụ, thí sinh đăng ký khối A vào ĐH Bách Khoa phải thi Văn, Toán, Ngoại ngữ, Lý, Hóa và 1 môn theo quy định chung của Bộ.
Cấu trúc đề thi gồm hai phần: cơ bản và nâng cao. Phần kiến thức cơ bản nằm trong sách giáo khoa THPT chiếm 60%. Phần kiến thức chuẩn và nâng cao chiếm 40% để phân loại học sinh. Đây cũng là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp xét tuyển.
Để đỗ vào các trường này, ngoài kết quả đỗ tốt nghiệp, thí sinh phải đạt được tổng số điểm 3 môn từng trường yêu cầu. Ví dụ, thí sinh đăng ký xét điểm vào khoa văn, ĐH Sư phạm Hà Nội thì ngoài điểm đỗ tốt nghiệp, điểm 3 môn Văn, Sử, Địa phải đủ điểm chuẩn mà ĐH Sư phạm đưa ra.
Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
Các bài viết cùng chuyên mục:
Đánh dấu