Có 1 vài bạn pm cho chị hỏi về phương pháp vẽ thiết kế thời trang. Chị xin chia sẻ với các em 1 số thông tin cơ bản. Còn để đi sâu hơn thì tự bản thân chúng ta phải định hình cho mình 1 phong cách - 1 gu riêng của mình. Vẽ nhiều sẽ tìm tòi được nhiều thứ hay ho..
Bố cục trang phục
khái niệm bố cục trang phục
Điều quan trọng 1: trong bố cục 1 bộ trang phục là đối tượng sắp đặt - CON NGƯỜI
2: nội dung mà ta trang trí bố cục.
Do vậy bố cục trang phục thuộc dạng thức mở giới hạn bởi hoạt động hình thể, không gian. Khi làm bố cục trang phục trước tiên phải nghĩ đến yếu tố tồn tại trong không gian là sự sắp xếp của các hình phù hợp với ý đồ nội dung muốn thể hiện. Sắp đặt và thể hiện nội dung vững chãi cân bằng.
các hình thức bố cục
Không thể so sánh bố cục này đẹp hơn bố cục kia bởi mỗi bố cục có 1 sự chuyển tải ý đồ riêng.
VD: đối xứng cân bằng -> cảm giác ổn định
Phải chú ý đến sự cân bằng thị giác (đối xứng hay ko đối xứng) bố cục phải nằm được trong ko gian (nhìn đc cả mặt trước và sau). Tương phản là gây cho chúng ta sự khác biệt, ấn tượng ko phải sự phá vỡ mà là sự hòa hợp. liên kết giữa các hình -> liên kết trang phục (hình cơ bản là 3 hình có tỉ lệ vàng: vuông, tròn, tam giác với các biến thể là hình chữ nhật, hình thang, hình ô van (bạn nào đã học qua về mỹ thuật cơ bản sẽ hiểu rõ vấn đề này)). Dựa trên cấu trúc cơ bản tạo nhịp điệu trong bố cục.
Cân bằng về thị giác là nhận thức của con người về sự vật. Nó ko cân bằng hoàn toàn, chỉ là "vừa mắt" (cảm giác). Nhận thức cái đẹp phụ thuộc vào kinh nghiệm, cần trải nghiệm theo thời gian, trình độ..
Mode ko hoàn toàn phụ thuộc vào nhà tạo mốt. Không phụ thuộc vào dây chuyền sx mà phụ thuộc vào bản thân người sử dụng.
[B]tuyến vận động chính của bố cục[B]
có tổng thể nhưng trang trí thành phần có cấu trúc, từng thành phần nằm trong cấu trúc như thế nào?
VD: Cấu trúc cơ thể chình là gì? nhưng có cách trang trí riêng. mảng là hình lớn, nét dùng làm điểm nhấn. Giữa mảng với mảng có tính tương quan-> tạo thành hình. Ý đồ màu sắc, mảng chính phụ rõ rệt.
cấu trúc của sự sắp xếp
có quyền nhấn mạnh màu để làm nổi bật họa tiết chính
tỉ lệ, chính phụ, màu sắc
trọng tâm của bố cục
xây dựng bố cục điều chú ý là ý đồ, quy tắc tạo ra trọng tâm
bố cục trang phục là bố cục khép kín tuân theo tỉ lệ cơ thể người (có trọng tâm)
- ý đồ xây dựng bố cục (hình dung) -> trọng tâm. ->tạo sự nổi bật (1 điểm nóng)
- Lượng: càng lớn đập vào mắt càng nhiều.
- Chất: 1 lượng nhỏ màu chói (cơ bản) cũng tạo nên sự khác biệt.
- vị trí trọng tâm
- yếu tố tư duy: muốn đặt trọng tâm ở đâu? -> tự bản thân NTK phải sáng tạo ra
Đây là 4 định luật cơ bản ko chỉ đối với nghệ thuật nói chung mà còn có thể áp dụng đối với thời trang.
- các mối quan hệ tạo hình trong xây dựng bố cục trang phục
- quan hệ tỷ lệ : quan hệ về tỷ lệ giữa các hình vừa tạo ra sự khác biệt vừa tạo sự hài hòa
hàng số tỷ lệ (tỷ lệ vàng): 2, 3, 5, 8, 13...
số trước là tổng của 3 số liền sau nó.
đối lập
nhịp điệu : trong thực tế chỉ cần 1 hình cũng tạo được bố cục. Vài hình thì phải có sự sắp xếp (lặp lại hình) phải có tính luân phiên.
- nhịp điệu tạo ra hướng (lên, xuống, tiến trước...)
- nhịp điệu khác nhau về khoảng cách
- nhịp điệu khác nhau về độ lớn và khoảng cách.
* đối xứng qua truc (có thể đối xứng giả)
* đối xứng qua tâm
* nhịp điệu xoay (bất đối xứng)
- tìm kết cấu mới, phom hình mới mà phải sắp đặt các hình khối đơn giản chứ ko phải là tang trí trang phục trên cơ thể người
Ôvan, trụ, chóp tam giác là 3 hình cơ bản trong trang trí thời trang.
- quan hệ bố cục trang phục với đặc điểm cơ thể người mặc
Trên đây là lý thuyết cơ bản nhất khi bắt đầu thiết kế 1 trang phục. Phải biết về thẩm mỹ hội họa sẽ hiểu rõ nét hơn những gì chị vừa đưa ra.
Cụ thể như sau
Quan hệ giữa trang phục và những đường cắt vẽ phác:
khi vẽ trang phục cần liên tưởng đến mối quan hệ giữa các bộ phận trên thân thể, những đường cắt vẽ phác có thể giúp bạn biểu hiện được trạng thái hình khới của thân thể
A _ Những đường cắt ngang vẽ phác :
tuyến đáy cổ ( như cổ cổ áo)
tuyến eo ( như thắt lưng)
tuyến cánh tay trên ( như khoảng tay áo , tay áo ngắn )
tuyến đùi ( như biên đáy cảu quần sóc, quần ngắn )
tuyến cổ tay (như cổ tay áo dài, các thứ trang sức ở cổ tay: đồng hồ , vòng đeo tay)
B_ Những đường cắt dọc vẽ phác có thể biểu hiện những đường may bên hông, nếp ly quần, đường khuy cúc của quần áo
Các bước vẽ trang phục:
Bước 1: cần phải chỉ ra tuyến trung tâm và những đường cắt vẽ phác chính
Bước 2: căn cứ những đường cắt xác định cổ áo , vạt áo, mép vạt áo... cái này tùy trang phục bạn nghĩ ra
Bước 3: phác hình dáng trang phục mé ngoài thân thể
Bước 4: vẽ các tuyến kết cấu trên trang phục, Lấy tuyến trung tâm làm chuẩn để lấy đối xứng phải , trái
Bước 5: phong phú chi tiết
Bước 6 : hoàn thành bức vẽ
Sử dụng các tuyến biểu hiện chất liệu vải ( nếu ai muốn bức vẽ công phu hơn thì nên tham khảo ):
các tuyến có thể biểu hiện các tính chất nhẹ, nặng,dầy mỏng của chất liệu vải
hình 1: vải cứng dòn mà phồng lên, vẽ các tuyến gọn gàng, dáng hơi bung ra,các nếp gấp kém góc cạnh
hình 2:vải mềm mại dáng các tuyến khá nhuyễn ,các nếp gâp mềm mại hợp lại với nhau,rũ xuống theo một chiều
hình 3:vải ôm sát người và trong suốt, là loại rất mềm mại phô diễn rõ ràng ngoại hình thân thể,các nếp rũ xuống thành những nếp nhỏ
hình 4:vải dày nặng,dáng bung rộng vẽ các tuyến hơi thô biểu hiện độ dày ở cổ áo và tay áo
cuối cùng là một số tác phẩm:
Đầu tóc: kiểu tóc nên phù hợp với phong cách trang phục
1- phác thảo dáng vẻ đầu tóc
2- vẽ ra những đặc điểm kết cấu cảu tóc, phân ra từng mảng
3- làm phong phú chi tiết
Trang sức:
- Nón mũ:
- Giày:
-Trang sức ,túi xách (nếu có):
Thân và chúc các bạn thành công!
Các bài viết cùng chuyên mục:
Đánh dấu