Game Online có lượng người chơi lớn và không thể thiếu các giải đấu với giải thưởng có thể lên tới hàng trăm triệu, nhưng vì đâu vẫn chỉ được coi là eSport phong trào?
Tuy cuộc suy giảm kinh tế hiện nay có ảnh hưởng ít nhiều tới nền công nghiệp Game nói chung nhưng Game Online lại hầu như rất ít ảnh hưởng, vẫn phát triển mạnh ở cả Việt Nam và trên thế giới. Bằng chứng là các Game mới liên tục được phát hành, lượng người chơi hầu như không giảm.
Dù kinh tế suy thoái nhưng số lượng người chơi vẫn không giảm
Game Online cũng trở nên vô cùng phong phú về thể loại, nếu như trước kia hầu hết các nhà sản xuất đều tập trung vào MMORPG (nhập vai trực tuyến) thì giờ đây, các Game mô phỏng đua xe, đối kháng, bắn súng, nhảy hiện đại... cũng được đưa lên Online. Nhưng vì đâu mà Game Online vẫn chỉ được coi là eSport phong trào?
Vẫn mang nặng tính ganh đua Level
Level và bảng xếp hạng luôn là yếu tố không thể thiếu của Game Online. Dù không hoàn toàn chính xác nhưng có thể coi nó là thước đo trình độ của một game thủ, và điều này sẽ thu hút game thủ chơi Game nhiều hơn.
Ngoài ra sự cách biệt về Level cũng gây ra một số ảnh hưởng tới sức mạnh của nhân vật trong trò chơi, dù ít hay nhiều. Vì thế một cuộc tranh đấu giữa hai người chơi sẽ không còn cân bằng nữa, nên Game Online vẫn chỉ được xếp vào hàng eSport mở rộng.
Vật phẩm hỗ trợ yếu tố gây mất cân bằng
Không nhà phát hành (NPH) nào lại "xuất xưởng" Game miễn phí cho Game thủ, họ cần phải có nguồn thu từ chính những khách hàng của mình để duy trì hệ thống server, phát triển dịch vụ, nâng cao chất lượng. Như thế tất nhiên Game Online sẽ phải đi kèm với thu phí. Nếu không phải là thu phí theo tháng thì sẽ là bán vật phẩm trong game hay hàng loạt các chiêu thức khuyến mại hấp dẫn nhằm khiến game thủ nào bỏ càng nhiều tiền thì càng khủng. Đây cũng là một yếu tố gây ra mất cân bằng trong thế giới Game Online.
Bỏ càng nhiều tiền thì đồ càng "khủng"
Một số NPH tuy đã có tính toán sao cho các vật phẩm bán ra không được gây chênh lệnh quá lớn nhưng rõ ràng là có sự khác biệt giữa game thủ có và không dùng vật phẩm. E-Sport được coi là thi đấu thể thao, bởi nó yêu cầu sự cân bằng từ cả hai đấu thủ, chính vì thế sự cách biệt về Level và Item đã khiến Game Online chưa thể trở thành một môn thể thao để vươn tới đỉnh cao dù nó có rất nhiều các giải đấu lớn, cả về quy mô lẫn chất lượng.
WoW Game Online duy nhất được xếp vào hàng ngũ eSport đỉnh cao
Không có gì ngạc nhiên khi nghe đến cái tên này bởi nhiều năm trở lại đây, World of Warcraft (WOW) vẫn được coi là Game Online hay nhất, được đưa vào thi đấu tại giải Championship Gaming Series với giải thưởng lên tới 500,000 USD và có một hệ thống giải đấu mang tính e-sport riêng của mình.
Chỉ thu phí theo tháng mà không bán vật phẩm, game luôn có được sự công bằng giữa người chơi với nhau. Thêm vào đó, các giải đấu WOW chủ yếu tập trung vào kỹ năng của người chơi, những người tham gia buộc phải sử dụng đồ trắng (tức là đồ không có các chỉ số cộng thêm) để đảm bảo sự công bằng, chỉ có người chơi có kỹ năng chiến đấu tốt nhất mới có thể giành chiến thắng.
Sk-Gaming cũng có team WoW chuyên nghiệp của riêng mình
Đây là một chiến lược khá sáng suốt và táo bạo của NPH Blizzard, bởi họ biết nhìn xa trông rộng, không bị lợi nhuận từ việc bán Item trước mắt, mà nhìn xa hơn vào tính quảng bá, hấp dẫn, thu hút số lượng người chơi mới đông hơn và sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn. SK-Gaming, một trong những Gaming lớn nhất thế giới cũng đã có đội WOW chuyên nghiệp riêng mình, rất có thể đây sẽ là một nội dung eSport phổ biến trong tương lai.
Tại Việt Nam, Shaiya là Game Online đầu tiên đưa vào sử dụng cách thi đấu không item này, nhưng đáng tiếc là thể loại này chưa thực sự hấp dẫn được Game thủ trong nước. Còn Võ lâm truyền kỳ thì áp dụng có item, từng thành công với giải đấu Thiên hạ đệ nhất bang trong những lần tổ chức đầu tiên, nhưng đến những lần sau đang dần trở nên nhàm chán bởi 4 lần tổ chức thì 3 lần các anh hùng hào kiệt của Server Trường Giang, Hà Nội giành chức vô địch. Bởi Server này tập hợp những người chơi có level và đồ khủng rất cao, khiến một số bang trong Tp.HCM từng tuyên bố giải tán, bán đồ ảo vì không có khả năng chiến thắng.
Rõ ràng, việc cân bằng giữa doanh thu lợi nhuận và việc phát triển trí tuệ, văn hóa cho những người chơi theo hướng thể thao giải trí là một bài toán rất khó đặt ra cho những nhà phát hành game hiện nay tại Việt Nam. Điều này đòi hỏi cái Tâm của những nhà phát hành.
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Bạn đã biết Game Playpark chưa?!
- Tìm hiểu và lý giải bí ẩn website lạ của VTC
- Chỉ s60v3
- [hot] game khu vườn địa đàng phiên bản...
- Dành cho anh em DotA
- Webgame đình đám sắp ra mắt tháng 12 !
- Game mới này các bạn ơi , đã có ai chơi chưa...
- Có anh em nào chơi game Hiệp Khách Giang Hồ...
- Trò chơi khó nhất thế giới!!!!!!!!
- Bạn trụ đc bao nhiêu giây ?
Đánh dấu