Mỗi lần thấy một ca tự tử đựơc đưa vào phòng cấp cứu là chúng tôi lại xót xa, đặc biệt là đối với những bạn trẻ.
Là một người chứng kiến, chăm sóc, cứu chữa cho rất nhiều ca tự tử, bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Trửơng khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM) luôn đầy tâm trạng khi kể về giây phút sinh tử của những bạn trẻ đã dại dột tự chấm dứt cuộc sống của mình .
1. Mỗi lần thấy một ca tự tử đựơc đưa vào phòng cấp cứu là chúng tôi lại xót xa, đặc biệt là đối với những bạn trẻ. Tôi bị ám ảnh bởi những ánh mắt nửa đau khổ nửa như van lơn: Con sai rồi bác sĩ ơi, hãy cứu lấy con đi! nhất là với những ca mà chúng tôi biết trứơc rằng khó qua khỏi. Một bệnh nhân nữ 16 tuổi tự tử bằng thúôc diệt cỏ X., tỉnh táo cho đến chết, đã cố níu áo tôi: Cho con sống lại là đủ dù con có bị liệt, bị cùi tay, cùi chân cũng đựơc! nhưng chúng tôi đành bất lực nhìn cô bé ra đi...
Tham gia tập luyện thể dục thể thao, tham gia vào các họat động tập thể, mang tính cộng đồng... sẽ giúp các bạn trẻ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, bi quan trong cụôc sống.
2. Một bạn sinh viên tự tử vì chuyện tình cảm, nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch nên đựơc ưu tiên dùng máy thở ô-xy (lúc ấy bệnh viện không có đủ máy thở ô-xy cho từng bệnh nhân) Khi anh chàng tỉnh dậy, tôi đã chỉ bà cụ giừơng bên cạnh đang thở khó nhọc từng cơn và nói với bạn sinh viên: Em đã giành lấy cơ hội sử dụng máy thở ô-xy của bà cụ đấy. Bà cụ đang cố hết sức để giành lấy từng phút của cụôc sống dù đã phải đối diện với căn bệnh ung thư quái ác. Còn một ngừơi trẻ tuổi như em, lại chối bỏ nó là vì sao? Lúc ấy, tôi thấy nứơc mắt bắt đầu lăn dài trên đôi mắt của anh chàng, những giọt nứơc mắt đựơc kết tinh từ đau khổ, sự hối hận và cả sự nhận thức trở lại về cụôc sống.
Bạn có biết, 97% bệnh nhân nhập viện sau khi tự tử đều van xin bác sĩ hãy tìm mọi cách để cứu mình vì mình thật sự không múôn chết nữa.
3. Có nhiều bạn trẻ suy nghĩ: Đời tui là của tui và tự cấp cho mình cái quyền đựơc giết chết đời mình. Tôi nói thẳng, những suy nghĩ ấy là rất ích kỉ. Các bạn sẽ đồng tình với tôi khi thấy đựơc những bà mẹ đau khổ vật vã khi nhìn con mình thoi thóp, tự đấm vô ngực mình: Tại tôi tất cả!, những ông bố phải đi bán máu của mình để có tiền mua lại mạng sống mà con mình đã đem vứt đi. Khi bài báo này đến tay bạn thì có lẽ em T., 19 tuổi, quê ở Sóc Trăng cũng đã xuất viện theo mẹ về nhà. Nhưng nhà em đâu còn nữa, nó đã đựơc bán đi để trang trải chi phí trong những ngày T. cấp cứu sau khi tự tử. Có thể T. sẽ trở lên thành phố làm việc để trả tiền mua lại căn nhà, giải quyết những nợ nần còn tồn đọng. Thế nhưng, còn những món nợ tinh thần khác, nợ mẹ em những đêm trắng ngồi chờ trước cửa phòng cấp cứu, nợ chị em những giọt nứơc mắt khi thấy em mình đau đớn, những món nợ chỉ vì một dấu chấm câu đặt không đúng chỗ thì làm sao em trả đựơc?
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Tiến sĩ văng tục trên bục giảng trường ĐH...
- Mạng xã hội Pinterest phiên bản Việt Nam !!!
- Giúp cây mai đẹp ngày tết
- Nghe Du học sinh Mỹ chém gió ! hay !
- Ngộ nghĩnh
- Cái nì cũng ngộ
- Xôn xao đoạn clip một nữ sinh lớp 10 đâm...
- Cái này đang khá hot trên mạng. Kẹo Mút Chơi...
- Game thủ giải mã bí ẩn khoa học
- Vấn nạn:Bạo lực học đường - đánh hội...
Đánh dấu