Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 15 của 23

Chủ đề: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

  1. #1
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    * Chiến cuộc mùa hè 1942:

    Mùa hè 1942, sau thất bại tại cửa ngõ Moskva, quân đội Đức chuẩn bị cho đợt hoạt động quân sự mới nhằm giành quyền chủ động tiến công chiến lược. Mục tiêu của bộ chỉ huy tối cao Đức quyết định trước hết cần phải làm Liên Xô suy yếu bằng cách chiếm các vùng quan trọng sống còn về kinh tế và nhân lực. Tháng 4-1942, Đại bản doanh của Hitler đã ra bản huấn thị số 41 quy định đòn tấn công chính của quân Đức mùa hè 1942 là nhằm vào mặt trận Tây Nam Liên Xô. Mục tiêu là vùng sông Đông và Kavkaz - những trung tâm sản xuất lương thực và dầu mỏ quan trọng của Liên Xô. Nếu mục tiêu trên thành công, quân Đức sẽ triển khai lực lượng lên phía Bắc đánh vu hồi Moskva, triển khai lực lượng xuống phía nam chiếm toàn vùng Crưm.

    Để thực hiện kế hoạch chiến lược này phía Đức ra lệnh phòng ngự chiến lược tích cực tại tất cả các mặt trận khác tại cánh bắc và trung tâm mặt trận Xô – Đức, dồn lực lượng chủ lực xuống phía nam. Bộ chỉ huy Đức đã tập trung ở phía Nam các tập đoàn quân bộ binh số: 2,6,11,17 và các tập đoàn quân xe tăng số: 1,4 đầy đủ quân số với hơn 900 ngàn binh lính và sỹ quan, 17.000 pháo và súng cối, 1260 chiếc xe tăng và pháo tự hành có sự yểm trợ của không hạm đội số 4 với 1640 máy bay, ngoài ra còn có các tập đoàn quân số 8 của Italia, số 2 của Hungari và sau này thêm 2 tập đoàn quân số 3 và 4 của Rumani phối thuộc.

    Trong khi đó, do đánh giá sai về hướng tiến công của địch, bộ tư lệnh tối cao Liên Xô đã có sự sắp xếp phòng ngự thiếu hợp lý. Đương đầu với lực lượng Đức ở chiến trường phía nam, quân đội Xô-viết có ba Phương diện quân Bri-an-xcơ, Phương diện quân Nam và Phương diện quân Tây Nam, tất cả có 655.000 chiến sỹ và sỹ quan, 740 xe tăng, 14.200 khẩu pháo và súng cối, hơn 1.000 máy bay - chiếm 1/5 tổng lực lượng Hồng quân. Đa số lực lượng còn lại phòng ngự ở mặt trận Moskva, chờ đợi đợt tấn công vào trái tim nước Nga mà Stalin cho rằng, sẽ là hướng chủ yếu trong kế hoạch của bộ tư lệnh Đức.

    Bộ tổng tham mưu đứng đầu là Tổng tham mưu trưởng Boris Mikhailovich Shaposhnikov cùng phó tổng tư lệnh tối cao G.K Zhukov có quan điểm thận trọng, đề nghị trong mùa hè 1942 chỉ tấn công tại khúc lồi Rzhev – Viazma còn trên toàn mặt trận sẽ phòng ngự chiến lược để tích luỹ lực lượng dự bị còn đang rất thiếu của quân đội Xô Viết. Nhưng do đánh giá sai lầm về lực lượng cũng như hướng tiến công của đối phương, Tổng tư lệnh tối cao Stalin đã ra lệnh tấn công trên toàn mặt trận để đánh bại quân đội Đức ngay trong năm 1942. Mệnh lệnh này hình thành lên kế hoạch chiến lược của quân đội Liên Xô mùa hè 1942 và được hiện thực hoá tại chiến trường phía nam bằng 2 trận tấn công lớn: chiến dịch Crime và chiến dịch Kharkov. Cả 2 chiến dịch này đều thất bại, đặc biệt là trận Kharkov đã tạo một lỗ hổng phòng ngự lớn, mở toang cánh cửa cho quân Đức tiến vào Nam Liên Xô.


    Bản đồ chiến trường tây nam Liên Xô - 1942.

    Ngày 12/5, với lực lượng 640.000 người và 1200 xe tăng, nguyên soái Timochenko phát động cuộc tiến công tái chiến Kharkov từ 2 bàn đạp Volchansk và Barvenkovo mà không hề biết tới tập đoàn bộ binh số 6 của Paulus và tập đoàn tăng số 1 của Kleist đang tập trung ở đây. Đến tối 12, Hồng quân chỉ còn cách Kharkov 20 km. Quân Đức đã phản ứng mau lẹ và đầy khôn ngoan: tập đoàn quân số 6 tiếp tục rút lui trong khi các sư đoàn xe tăng của Kleist tập trung chuẩn bị đột kích cạnh sườn các lực lượng Hồng quân lúc này đã tiến sâu vào hậu phương Đức. Ngày 17/5, tập đoàn tăng số 1 phản công từ phía nam khúc lồi Barvenkovo. Phát hiện lực lướng lớn quân địch đánh bọc sườn trái, ngày 19/5, nguyên soái Timochenko ra lệnh đình chỉ tiến công nhưng không thể cứu vãn tình thế. Tập đoàn quân 6 cũng bắt đầu phản công, khép chặt vòng vây tại Barvenkovo vào ngày 23/5, bên trong là 2 TDQ số 6 và 57 của Liên Xô. Ngày 29/5, chiến dịch Kharkov hoàn toàn thất bại, Hồng quân tổn thất 240 000 người và hầu như toàn bộ số xe tăng trong khi tổn thất của Đức chỉ là 20 000.


    Sau các thắng lợi ở cánh nam chiến trường, ngày 28/6/1942, quân đội Đức bắt đầu tiến công với mục tiêu đầu tiên là thành phố Voronezh nhằm chọc thủng phòng tuyến sông Don của Liên Xô. Đợt tấn công này vấp phải sự kháng cự quyết liệt, nhưng khi tập đoàn tăng số 4 Đức tiến sát thành phố họ chỉ phải đương đầu với 1 vài đơn vị chặn hậu. Điều này khiến Hitler cho rằng Liên Xô đã cạn kiệt quân dự bị trong khi thực tế là, lần đầu tiên, Hồng quân đã rút lui có tổ chức nhằm bảo toàn lực lượng.

    Tin rằng Hồng quân đã tan rã, Hitler đã đưa ra một loạt thay đổi: cụm tập đoàn quân Nam bị chia thành 2 đạo quân nhỏ hơn: cụm tập đoàn quân A, dưới sự chỉ huy của Wilhelm von List, bao gồm các tập đoàn quân đức số 17 và tập đoàn tăng số 1; và Nhóm tập đoàn quân B, dưới sự chỉ huy của Maximilian von Weichs, gồm các tập đoàn quân đức số 2 và số 6, tập đoàn tăng số 4 và 2 tập đoàn quân Italia và Hungary. Trong đó, hướng chủ yếu do cụm tập đoàn quân A đảm nhiệm tiến về dãy Kavkaz nhằm chiếm các giếng dầu quanh Baku, hướng thứ yếu do cụm tập đoàn quân B đảm nhiệm tiến về Stalingrad, khống chế vựa lúa mì của Liên Xô, cắt đứt tuyến vận tải thủy quan trọng là sông Volga, đồng thời bảo vệ sườn trái của mũi chủ yếu. Sự phân chia này cho thấy sự chủ quan, đánh giá sai lực lượng đối phương của Hitler, đồng thời nó cũng vi phạm nguyên tắc cơ bản của chiến tranh: tập trung binh lực. Sau này, sau thất bại Stalingrad, quân đội Đức đã buộc phải rút khỏi vùng lãnh thổ chiếm được ở phía bắc dãy Kavkaz.

    Ngày 23/7, sau 1 trận chiến khó khăn trong đô thị, cụm tập đoàn quân A chiếm được Rostov. Sau đó, đạo quân này từ 25 tháng 7 lấy bàn đạp là hạ lưu sông Đông từ khu vực Rostov tấn công phương diện quân Nam Xô Viết theo hướng đông – nam và sau đó theo hướng nam tràn vào Bắc Kavkaz và tiến đến dãy núi Kavkaz theo kế hoạch phải chiếm được các đèo ngang để đột phá tới biển Kaspi chiếm Baku và để đánh thông ra bờ biển đen.

    Cuộc tấn công ban đầu của chiến dịch kavkaz của Đức rất thuận lợi. Tại phía nam chiến trường Xô – Đức hoá ra không hề có lực lượng dự bị nào đáng kể của Xô Viết và điều đặc biệt địa hình ở đây là các thảo nguyên rộng lớn rất thưa dân của các tỉnh Stavropol và Krasnodar và Kuban rất thuận lợi cho các tập đoàn quân xe tăng số 1 và số 4 của Đức tấn công cơ động. Vào cuối tháng 7 Hitler ra lệnh điều tập đoàn quân xe tăng số 4 sang cụm B để tăng cường tấn công Stalingrad, tuy mất một nửa số xe tăng nhưng tốc độ tấn công của Đức cũng vẫn rất cao: trong vòng một tháng đến cuối tháng 8 quân Đức chiếm một vùng rất rộng lớn dài rộng hàng 500 – 600 km. Quân đội Xô Viết tại chiến trường này hoàn toàn không có tuyến phòng thủ nào và Hồng quân cũng không định lập tuyến cố thủ đánh nhau với xe tăng Đức trên thảo nguyên: quân Đức như đi vào chỗ không người, Hồng quân chỉ cố gắng dùng các đơn vị kỵ binh cơ động nhẹ tập kích các cơ cấu hậu cần của Đức để cản tốc độ tấn công của quân Đức và cũng không có đơn vị lớn nào của Xô Viết bị tiêu diệt.

    Bộ tổng tư lệnh tối cao Hồng quân đã chọn tuyến cố thủ rất xa về phía nam tại tuyến sông Terech đi qua Chesnia ngày nay, tựa lưng vào dãy núi lớn Kavkaz với các căn cứ điểm tựa chính là Makhachkala, Groznyi và Orzhonikidze. Các đơn vị Xô Viết trật tự kéo về tuyến sông Terech, Hồng quân chốt chặn tất cả các đèo ngang qua dãy núi lớn Kavkaz đón đợi quân Đức. Khi đã chiếm hết vùng thảo nguyên và đồng bằng Bắc Kavkaz, đụng phải tuyến Terech quân Đức đã chững lại và không có cách gì xuyên phá được tuyến phòng thủ của phương diện quân Ngoại Kavkaz Xô Viết của tư lệnh đại tướng Ivan Vladimirovich Tiulenev, mọi cố gắng xuyên phá tới biển Kaspi hoặc đánh thông ra bờ Biển Đen đều thất bại: ở đây xe tăng thiết giáp vô dụng trong đánh núi, quân số đông không đóng vai trò quyết định mà kỹ năng của bộ binh sơn cước người bản địa của Xô Viết vượt xa đối phương. Chiến dịch Kavkaz của Đức đã bế tắc, chiến tuyến bình ổn tại tuyến Novorossisk – đông bắc Tuapse – đèo Marukh – Elbrus – Nalchik – Mozdok...

    Trong khi đó, cụm tập đoàn quân B cũng bắt đầu rất thuận lợi, xe tăng Đức tỏ rõ ưu thế vượt trội trên vùng thảo nguyên nam Nga và tập đoàn quân 6 tiến rất nhanh về phía đông. Sự thành công bước đầu này ấn tượng đến nỗi Hitler đã điều tập đoàn tăng số 4 xuống phía nam để hỗ trợ tập đoàn tăng số 1. Sự điều chỉnh này ngay lập tức gây rối loạn kế hoạch của các tướng lĩnh Đức và cơ cấu tiếp vận hậu cần. Tốc độ tiến quân của tập đoàn quân số 6 cũng giảm đi rõ rệt. Đến cuối tháng 7, cụm tập đoàn quân B tiếp tục tấn công và đến giữa tháng 8 đã tiến đến sông Don, đẩy các đơn vị Hồng quân về phía bờ đông.

    Sau khi mũi chủ yếu của quân Đức lâm vào bế tắc, Hitler đã nhận thấy triển vọng của mũi thứ yếu và quyết định Stalingrad trở thành mục tiêu chính. Chiếm được thành phố này đồng nghĩa với việc quân đội Đức sẽ cắt được thuỷ lộ huyết mạch nối Liên Xô với các giếng dầu Baku và thế giới bên ngoài, đồng thời, nó cũng đồng nghĩa với khả năng vu hồi Moskva từ phía nam và tiến sâu vào nội địa Liên Xô - bờ tây Volga là thảo nguyên rộng lớn, nơi mà thiết giáp Đức có điều kiện phát huy sức mạnh tối đa. Do vậy, hạ tuần tháng 8, Hitler điều tập đoàn tăng số 4 lên phía bắc và cùng với tập đoàn quân 6 hình thành 2 mũi công kích tiến về Stalingrad…………
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

    Các bài viết cùng chuyên mục:

    Lần sửa cuối bởi totenkopf, ngày 14-10-2008 lúc 10:29 PM.

  2. Đã có 4 người nói lời cảm ơn.


  3. #2
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    * Trận Stalingrad (23/8/1942 – 2/2/1943): quân đội Đức mất quyền chủ động tiến công chiến lược.

    Thời điểm bắt đầu trận Stalingrad được tính từ ngày 23/8/1942 khi quân đoàn tăng số 14 thuộc tập đoàn quân số 6 của tướng Paulus vượt sông Don, tiếp cận ngoại ô phía bắc Stalingrad và kết thúc vào ngày 2/2/1943 khi những đơn vị cuối cùng của tập đoàn quân này đầu hàng. Mũi tiến công thứ yếu trong kế hoạch mùa hè 1942 của bộ tổng tham mưu Đức đã trở thành trọng tâm – vì vị trí quan trọng của thành phố và một phần – vì Hitler. Để bù đắp cho sự đổ vỡ trong kế hoạch chiếm đóng túi dầu của Liên Xô, Hitler muốn là cờ thập ngoặc tung bay trên thành phố mang tên Stalin - kẻ thù không đội trời trung của y (thành phố mang tên Stalingrad để vinh danh người đã giữ vững nó trong thời kỳ nội chiến Nga). Sự kiên cường của Hồng quân Liên Xô – “làm được điều tưởng như không làm được” – đã giữ vững thành phố, và sau đó, bao vây tiêu diệt đại đơn vị lớn nhất của kẻ thù thực sự là một đòn mạnh làm lung lay tận gốc guồng máy chiến tranh của nước Đức quốc xã.

    Tham gia công chiếm Stalingrad, về phía Đức là tập đoàn quân số 6 và tập đoàn tăng số 4 thuộc cụm tập đoàn quân B, ngoài 2 đơn vị trên còn có tập đoàn quân số 3,4 của Rumani, tập đoàn quân số 8 của Italia, tập đoàn quân số 2 của Hungari phối thuộc. Về phía Hồng quân, phòng ngự Stalingrad là phương diện quân Stalingrad (thành lập ngày 12/7, tư lệnh: nguyên soái S. Timochenko, từ ngày 23/7 là trung tướng V. Gordov) với thành phần là các tập đoàn quân: 62,63,64,21,28,38, tập đoàn dân quân số 57 và tập đoàn không quân số 8, sau đó có thêm tập đoàn quân số 51 và 2 tập đoàn tăng số 1 và số 4 tăng cường. Theo thống kê của phía Xô Viết, đến cuối tháng 7, phương diện quân Stalingrad bao gồm 38 sư đoàn, trong đó chỉ nửa số sư đoàn có quân số từ 6.000 đến 8.000 người, số sư đoàn còn lại chỉ có 1.000 đến 3.000 người, tức là chỉ bằng 16 sư đoàn đúng biên chế tổng cộng Phương diện quân có: 18,7 vạn người, 360 xe tăng, 337 máy bay, 7.900 khẩu pháo và súng cối.

    Trận Stalingrad có thể chia làm 2 giai đoạn (theo phía Xô Viết):
    + Giai đoạn 1 (23/8 – 18/11): Hồng quân phòng ngự bảo vệ thành phố và chuẩn bị lực lượng phản công.
    + Giai đoạn 2 (19/11/1942 – 2/2/1943): Hồng quân phản công, chống phá vây và cuối cùng, tiêu diệt hoàn toàn đạo quân Đức bị bao vây.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  4. Những người đã cảm ơn :


  5. #3
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    * Giai đoạn 1 (23/8 – 18/11):
    Trong tháng 7, tập đoàn quân số 6 của Paulus gây áp lực mạnh mẽ lên đoạn phòng tuyến sông Don do 2 tập đoàn quân Xô Viết số 62 và 64 phụ trách. Tình hình 2 đơn vị này nhanh chóng xấu đi, quân Đức chọc thủng nhiều điểm trên phòng tuyến. Mặc dù đã có lệnh của Stalin (mệnh lệnh nổi tiếng số 227 ra ngày 28/7/1942: “không lùi một bước”), hai tập đoàn quân Xô Viết vẫn phải rút hoàn toàn về bờ đông sông Don vào ngày 19/8 khi các sư đoàn Hồng quân bên bờ tây bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây hoàn toàn.

    Sau khi đã làm chủ bờ tây, sáng 21/8, quân đoàn bộ binh số 51 thuộc TDQ số 6 Đức dùng thuyền hơi xung phong vượt sông và thiết lập thành công 2 đầu cầu tại làng Luchinsky và Vertiachi. Đến trưa ngày 22/8, công binh Đức đã xây dựng xong cầu phao dã chiến, xe tăng và bộ binh cơ giới bắt đầu vượt sông Don. Các cuộc tấn công nhằm phá vỡ 2 đầu cầu này của bộ binh và không quân Hồng quân diễn ra ác liệt nhưng không thành công.

    4h30 sáng ngày 23/8, quân đoàn tăng số 14 Đức, dẫn đầu là sư đoàn tăng xung kích số 16 tiến về Stalingrad dưới sự yểm trợ của 1200 máy bay các loại của không hạm đội 4. Ngày hôm đó, máy bay Đức ném bom huỷ diệt Stalingrad: 80% thành phố bị biến thành bình địa, 40.000 người chết. Trong thời gian đó, tập đoàn tăng số 4 của tướng Hoth cũng đang tiến về Stalingrad từ phía tây nam, uy hiếp Kotelnikovo, cách Stalingrad 150 km, tướng Eremenko – lúc này là tư lệnh mặt trận – đã dồn hầu hết lực lượng về hướng này để đối phó với cuộc tiến công của cụm thiết giáp Đức. Do vậy, mặt tây bắc Stalingrad gần như bỏ ngỏ. Với sự yểm trợ tối đa của không quân, đến chiều 23/8, mũi thiết giáp của TDQ 6 đã tiến tới Rynok bên bờ Volga, áp sát ngoại ô phía bắc Stalingrad.


    Bản đồ Stalingrad.

    Cuộc tiến công của quân đoàn tăng 14 đã diễn ra không hề dễ dàng mặc dù quân đội Xô Viết ở mặt này không có lực lượng đáng kể. Nhân dân Stalingrad – chủ yếu là phụ nữ và người già – đã dũng cảm lao vào chiến đấu bảo vệ thành phố. Đối mặt với sư đoàn tăng 16 Đức tại vùng ngoại ô Stalingrad là trung đoàn phòng không 1077 với thành phần chính là các nữ đoàn viên đến từ các trường trung học của thành phố. Khi xe tăng địch xuất hiện, các nữ pháo thủ đã không ngần ngại hạ nòng pháo để bắn xe tăng dù chưa từng qua huấn luyện. Các kíp lái Đức đã phải chiến đấu với các pháo thủ Xô Viết qua từng viên đạn cho tới khi tất cả 37 vị trí bị tiêu diệt. Tại nhà máy thép tháng 10 đỏ, trên dây truyền sản xuất cuối cùng chưa bị phá hủy, 60 xe tăng T34 được sản xuất và lái thẳng ra chiến trường từ trên sàn lắp ráp bởi các kíp lái tình nguyện - công nhân, giảng viên và sinh viên – trong khi quân thù đang tiến sát nhà máy. Phần lớn số tăng này không được sơn và gắn ống ngắm cho pháo. Công nhân nhà máy chế tạo vũ khí Barricady cũng tham chiến với 300 khẩu dã pháo 76mm…..

    Tuy tiến tới được Volga, TDQ 6 vẫn buộc phải dừng lại do các đơn vị hậu cần không theo kịp đà tiến của xe tăng. Đồng thời, Hồng quân cũng liên tục phản công vào mũi đột kích kéo dài này buộc các sư đoàn của quân đoàn 14 phải tổ chức phòng ngự bị động. Trong khi đó, tại phía nam, tập đoàn tăng số 4 Đức cũng đang hướng tới ngoại ô phía nam Stalingrad. Ngày 31/8, quân đoàn tăng số 48 cắt đứt đường xe lửa Stalingrad – Morozovsk, 2 TDQ Xô Viết số 62, 64 có nguy cơ bị bao vây. Eremenko buộc phải ra lệnh cho 2 đơn vị này rút lui nếu không muốn bị bao vây tiêu diệt hoàn toàn. 2 TDQ này rút về Stalingrad thành công và sẽ trở thành lực lượng phòng thủ thành phố sau này. Mặc dù không khép vây được Hồng quân, ngày 3/9, các đơn vị của tập đoàn tăng 4 cũng gặp được các đơn vị bộ binh thuộc quân đoàn 51 của tướng Von Seidlitz ở phía tây Stalingrad.


    Chiến trường Stalingrad 21 - 31/8/1942.

    Vào cuối tháng 8, tổng hành dinh Hồng quân dự định 1 cuộc phản công lớn ở phía bắc thành phố nhằm đẩy lùi quân Đức về tuyến sông Don. 3 TDQ Xô Viết số 24, 66 và cận vệ 1 được tập trung cho nhiệm vụ này. Tuy nhiên, sau khi thị sát chiến trường vào ngày 29/8, tướng Zhukov cho rằng các đơn vị này chưa sẵn sàng do còn thiếu kinh nghiệm tác chiến trong khi các trang bị nặng và xe tăng chưa đến và yêu cầu hoãn lại 1 tuần. 5 ngày sau đó, cuộc phản công bắt đầu và nhanh chóng thất bại. Việc quân Đức khống chế bầu trời và có ưu thế vượt trội về xe tăng trên thảo nguyên đã làm 3 TDQ Xô Viết gần như tê liệt. Tuy vậy, cuộc phản công này cũng mang tới kết quả quan trọng là buộc TDQ 6 Đức phải chuyển sang phòng ngự trong 1 thời gian, tạo điều kiện cho 2 TDQ 62 và 64 rút lui an toàn, đồng thời nó cũng làm suy kiệt nặng lực lượng dự bị của Paulus đúng vào lúc ông ta đang cần củng cố lực lượng để tiến công nội thành.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi totenkopf, ngày 16-11-2008 lúc 02:02 AM.

  6. Những người đã cảm ơn :


  7. #4
    Moderator Sally Fuu's Avatar
    Ngày tham gia
    27-09-2008
    Tuổi
    34
    Bài viết
    2,059
    Cảm ơn
    866
    Đã được cảm ơn 753 lần ở 401 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    chị khoái môn lịch sử nhũng lúc tốt nghiệp lại là môn chị kém nhất.chán.có 8 thôi mặc dù trúng tủ
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  8. #5
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Trích dẫn Gửi bởi sally fuu Xem bài viết
    chị khoái môn lịch sử nhũng lúc tốt nghiệp lại là môn chị kém nhất.chán.có 8 thôi mặc dù trúng tủ

    Thua "chị" rồi!!!!!!!!!!!!!!!
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  9. #6
    Moderator Sally Fuu's Avatar
    Ngày tham gia
    27-09-2008
    Tuổi
    34
    Bài viết
    2,059
    Cảm ơn
    866
    Đã được cảm ơn 753 lần ở 401 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Trích dẫn Gửi bởi totenkopf Xem bài viết
    Thua "chị" rồi!!!!!!!!!!!!!!!
    em xin lỗi.em ko đọc profile tưởng em lớp 10 nao anh(chị )ạ.em cũng 'thua" rồi:heo03:
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  10. #7
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Trích dẫn Gửi bởi sally fuu Xem bài viết
    chị khoái môn lịch sử nhũng lúc tốt nghiệp lại là môn chị kém nhất.chán.có 8 thôi mặc dù trúng tủ

    Thế là cao rồi, a cũng chỉ đc 6 lịch sử đảng thôi. hic hic........... :heo01::heo01::heo01::heo01::heo01::heo01:

    Tiếp:.............
    Đầu tháng 9, cụm TDQ B Đức không ngừng được bổ xung lực lượng cho đợt tấn công mới (cho đến cuối tháng 9, cụm TDQ này đã có 80 sư đoàn). Trong khi đó, tình hình phía Xô Viết gặp rất nhiều khó khăn: mặc dù 2 TDQ 62 và 64 đã rút về được thành phố và đang bố trí phòng ngự, tuy nhiên, quân số 2 đơn vị này thiếu hụt trầm trọng. Riêng TDQ 62 – đơn vị hứng chịu đòn đánh chính của TDQ 6 Đức - chỉ còn hơn 20.000 người và 60 xe tăng, trong đó 1 số lớn xe hỏng hóc chỉ có thể sử dụng như hoả điểm cố định. Lực lượng thực sự đáng kể của TDQ lúc này là pháo binh: tướng Chuikov có trong tay 700 pháo cối, ông đã di chuyển phần lớn pháo hạng nặng - trừ các dàn phóng Cachiusa - sang bên kia sông và cùng với việc quân Đức không thể vượt sông cũng như không tổ chức đơn vị nào để thực hiện việc này, ông đã xây dựng được nhiều trận địa pháo mạnh an toàn trên bờ đông, hỗ trợ hiệu quả cho bộ binh phòng thủ thành phố. Lực lượng phòng thủ tại chỗ của thành phố cũng rất thiếu hụt: đa phần là các đơn vị dân quân tình nguyện ít kinh nghiệm, đáng kể nhất là sư đoàn số 10 bộ nội vụ (NKVD) dưới quyền đại tá Sarayev. Sư đoàn này với 5 trung đoàn – 7.500 người - được gửi đến Stalingrad từ tháng 7. Đến đầu tháng 9, Sarayev đã có trong tay 1 đơn vị mạnh với quân số 15.000. Việc tiếp tế cho các đơn vị trong thành phố cũng rất khó khăn, thành phố Stalingrad chải dài 40 km trên bờ tây Vonga, chiều rộng chỉ khoảng 4 – 5 km, phương tiện tiếp tế cho thành phố duy nhất lúc này là phà. Việc vượt qua mặt nước 1.300m dưới tầm pháo binh hạng nặng và không quân địch thực sự là một nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi totenkopf, ngày 10-02-2009 lúc 01:05 AM.

  11. Đã có 2 người nói lời cảm ơn.


  12. #8
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:



    Bản đồ mặt trận Stalingrad 12/9 - 18/11/ 1942.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  13. #9
    Super Moderator LonelySoul's Avatar
    Ngày tham gia
    15-07-2007
    Tuổi
    36
    Bài viết
    2,784
    Cảm ơn
    1,149
    Đã được cảm ơn 817 lần ở 359 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Tiếp đi bác ơi đang hay quá
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  14. #10
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    6h45 ngày 13 – 9, Đức bắt đầu giai đoạn 1 cuộc tấn công vào nội thành Stalingrad với 2 mũi chính: quân đoàn bộ binh 51 đánh thẳng vào trung tâm trận địa phòng ngự của TDQ 62 trong khi các đơn vị của tập đoàn tăng 4 tiến từ phía tây nam lên. Mục tiêu chính của quân đoàn 51 là đồi Mamaev – 1 gò mộ Tarta cổ - nơi đặt bộ chỉ huy của tướng Chuikov, nhà ga chính và bãi đổ bộ trung tâm. Đồi Mamaev được đánh dấu trên bản đồ quân sự là cao điểm 102, đây là cao điểm duy nhất của thành phố, nơi đặt chỉ huy sở của TDQ 62. Nếu chiếm được Mamaev, quân Đức có khả năng khống chế toàn bộ Stalingrad bằng pháo binh trực xạ. Chiến cuộc giành quyền kiểm soát đồi Mamaev bắt đầu đầy ác liệt khi sư đoàn bộ binh 295 được chi viện đắc lực bởi pháo binh và không quân tiến lên sườn dốc bố trí các trận địa phòng ngự Xô Viết. Trong thời gian đó, 2 sư đoàn 76 và 71 tấn công về hướng nhà ga xe lửa chính và bãi đổ bộ trung tâm bên bờ Volga. Ở phía nam, tập đoàn tăng số 4 tấn công về phía khu tứ giác tháp Ngũ cốc với thành phần là các sư đoàn tăng số 14, 24 và sư đoàn bộ binh 94.

    Nhờ quân số áp đảo, quân Đức giành thắng lợi ở phía tây thành phố, đẩy lùi các đơn vị Xô Viết đến ven rừng phía tây khu tập thể nhà máy Barricady và Tháng 10 đỏ. Tuy nhiên, cố gắng phá vỡ mấu lồi phía tây bắc thành phố không thành công. Trên hướng tấn công chính của TDQ 6, Hồng quân với quân số ít ỏi vẫn kiên cường bám trụ trên những sườn dốc đồi Mamaev. Trong khi tại phía nam, sư đoàn bộ binh 71 tiếp cận trung tâm Stalingrad ở phía bắc hẻm Tsaritsa. Sang đến ngày 14, tình hình càng thêm bi đát với Hồng quân, quân Đức được bổ xung lực lượng tiếp tục đẩy mạnh tấn công: sư đoàn 295 Đức chiếm được đồi Mamaev, tiểu đoàn NKVD đến chi viện cố gắng bảo vệ 1 phần nhỏ quả đồi. Trong khi đó, mối đe doạ thực sự đến từ phía trung tâm thành phố khi 2 sư đoàn Đức tiến đến được nhà ga chính vào buổi sáng. Tướng Chuikov nhanh chóng tung 1 trung đoàn của Sarayev vào phản công, vị trí này đổi chủ 3 lần trong 2 tiếng đồng hồ giao tranh của buổi sáng và được 1 tiểu đoàn NKVD tái chiếm thành công vào buổi chiều. Mũi tấn công về phía bến phà trung tâm – ngay phía dưới quảng trường Đỏ - bị chặn lại bởi trung đoàn bộ binh NKVD bảo vệ bến phà. Tuy nhiên, tại nhiều vị trí, các đơn vị Đức vươn tới được bờ sông và đến chiều tối ngày 14 đã kiểm soát khoảng 200m bờ Volga gần bãi đổ bộ.

    Trước tình hình nguy kịch của thành phố, Stalin quyết định cho sư đoàn cận vệ số 13 của A. Rodimtsev vượt sông chi viện. Sư đoàn này - với 10.000 quân cận vệ - đã được lệnh di chuyển đến Stalingrad từ 3 ngày trước. Ngay khi đến được bờ tây Volga và chiều 14, tướng Rodimtsev ra lệnh vượt sông ngay lúc trời còn chạng vạng. Hồng quân không còn nhiều thời gian, nếu như bến phà trung tâm bị mất sẽ không thể chi viện cho thành phố được nữa, điều đó đồng nghĩa với việc Stalingrad sẽ bị đè bẹp bởi các lực lượng Đức. Cuộc vượt sông huyền thoại tiến hành ngay dưới tầm pháo binh hạng nặng Đức. Các đơn vị tiêm kích tập đoàn không quân số 8 cố gắng bảo vệ bầu trời, hạn chế đến tối đa hoạt động của không quân Đức phía trên bến phà. Trong quá trình vượt sông, 1 xà lan trúng đạn pháo, 20 chiến sỹ cận vệ hy sinh cùng nhiều người khác bị thương. Những đợt quân đổ bộ đầu tiên bị tấn công bởi súng máy Đức tại các vị trí trên bờ sông. Họ nhanh chóng rời thuyền – dù súng còn chưa kịp gắn lê -, và trong đêm hôm đó, quét sạch lực lượng địch ở quanh bãi đổ bộ. Nhà ga chính được giải toả bởi trung đoàn cận vệ số 42 cùng với các đơn vị NKVD, trong khi ở cánh phải, trung đoàn cận vệ số 39 chiếm lại nhà máy xay xát. Khi đợt quân đổ bộ thứ 2 đến, các đơn vị Hồng quân bắt đầu tiến công dọc theo tuyến đường sắt chạy qua đồi Mamaev. Rạng sáng ngày 16 – 9, trung đoàn 42 cùng với 1 phần lực lượng của các sư đoàn khác tiến đến Mamaev, các đơn vị này bắt đầu tiến lên đồi từ phía chính diện và bên cánh. Sáng hôm đó, các chiến sỹ cận vệ của Rodimtsev tái chiếm thành công đồi Mamaev. Sư đoàn cận vệ số 13 - mặc dù chịu thương vong tới 30% sau 24h đầu – đã đến kịp lúc, trung tâm thành phố được giữ vững.

    Trong khi giao tranh tiếp diễn ở trung tâm thành phố thì ở phía nam, cuộc chiến cũng ác liệt không kém. Các sư đoàn thuộc tập đoàn tăng số 4 Đức nhanh chóng cô lập gần như hoàn toàn khu tứ giác tháp Ngũ Cốc. Phòng thủ tại pháo đài tự nhiên này là vài chục tay súng thuộc sư đoàn cận vệ số 35. Tối ngày 17 – 9, họ được tiếp viện bởi 1 trung đội thuỷ binh với 2 khẩu trung niên Macxim và 2 khẩu súng trường chống tăng. Sáng ngày 18, pháo binh Đức bắt đầu bắn chuẩn bị trong khi sư đoàn Saxon số 94 dàn quân tiến công. Hơn 50 chiến sỹ Hồng quân bảo vệ pháo đài đã đẩy lùi 10 cuộc tấn công của kẻ thù trong ngày hôm đó. Cả ngày hôm sau họ cũng đứng vững. Biết rằng đã bị cô lập không có hy vọng được tiếp tế, họ cố sử dụng tiết kiệm thức ăn, nước uống và đạn dược. Những người lính Xô Viết thậm chí đã phải nhịn khát dành nước để làm nguội nòng những khẩu Macxim trong khi ngũ cốc trong thang nâng bốc hoả. Khi đến cả nước uống cũng đã cạn, nước tiểu được tận dụng. Toàn bộ lựu đạn và đạn chống tăng đã dùng hết khi nhiều xe tăng Đức đến chi viện tấn công trong ngày 20. Cho dù vậy, toà tháp vẫn đứng vững đến hết ngày hôm đó. Đêm 20, với chỉ 1 vốc đạn còn lại, những người lính Hồng quân phá vây. Thương binh phải để lại chiến trường. Tại nhiều nơi khác trong thành phố, trong những ngày của trung tuần tháng 9 đó, các chiến sỹ Hồng quân vùng lên chiến đấu. Nhiều ngôi nhà bình thường được biến thành những pháo đài. Những người lính phòng thủ, với súng và lựu đạn, anh dũng đương đầu với quân thù đông mạnh hơn nhiều lần trong khi đơn vị họ đã bị cắt rời khỏi phòng tuyến.

    Mặc dù đẩy lùi quân Đức, áp lực vẫn không ngừng đè nặng lên TDQ 62, các đại đội bộ binh Đức thuộc sư đoàn 71 tiến xuống hẻm Tsaritsa, chỉ huy sở của tướng Chuikov - được dời về đây từ ngày 14 khi đồi Mamaev sắp mất - buộc phải di chuyển 1 lần nữa. Cố gắng phản công của Hồng quân không đem lại nhiều kết quả: ngày 16 - 9, 3 TDQ ở phía bắc Stalingrad tái tổ chức phản công nhưng đến ngày 18 phải ngừng lại. Nhờ sự yểm trợ của các phi đoàn Luftwaffe, quân đoàn tăng 14 nhanh chóng ngăn chặn được các lực lượng Xô Viết. Trong thành phố, biết rằng tình hình không dịu bớt, tướng Chuikov điều động sư đoàn bộ binh 284 của đại tá Batyuk, với thành phần chủ yếu là người Siberi, vượt sông. Ngày 23 – 9, sau khi đổ bộ lực lượng, sư đoàn này bắt đầu quét quân Đức khỏi bãi đổ bộ trung tâm, sau đó tiến hành giải toả cho các lực lượng ở phía nam Stalingrad. Mặc dù cũng bị thiệt hại nặng, các sư đoàn Đức đã đẩy lùi thành công cuộc tấn công này. Trong ngày hôm đó, quân Đức cũng hoàn tất việc cắt rời cánh trái của TDQ 62, dồn các đơn vị này vào trong 1 cái túi ở phía nam hẻm Tsaritsa.

    Quân đội Đức xem nhẹ sự tiếp viện của sư đoàn của Rodimtsev, cho rằng đó chỉ là thất bại tạm thời. Những ngày tiếp theo, các sư đoàn Đức được bổ xung lực lượng tiếp tục tiến công vào các mục tiêu đã được chỉ định. Tại đồi Mamaev, mặc dù bị thiệt hại nặng, trung đoàn cận vệ 42 kiên cường bám trụ, đẩy lùi nhiều đợt xung phong của địch, đẩy sư đoàn 295 vào thế bế tắc. Nhà ga chính bị đổi chủ 15 lần trong 5 ngày trước khi lọt hoàn toàn vào tay quân Đức. Tướng Chuikov đưa ra chiến thuật mới: “ôm lấy người Đức”. Các đơn vị cận vệ của Rodimtsev rút khỏi nhà ga 45m, đảm bảo chiến tuyến được duy trì gần quân địch nhất có thể. Trong thành phố hình thành thế trận cài răng lược, điều này đơn giản là nhằm giảm tối đa khả năng chi viện pháo binh và không quân của Đức. Hồng quân anh dũng chiến đấu, giành giật với quân Đức từng ngôi nhà. “Bên kia sông Volga không có chỗ cho chúng ta” là khẩu hiệu của sư đoàn cận vệ số 13 và cũng là khẩu hiệu của toàn mặt trận lúc đó. Quân đội Đức chịu nhiều thiệt hại trong các cuộc chiến trên đường phố, mỗi ngôi nhà giành được đều phải đánh đổi bằng số thương vong rất cao. Đồng thời, hàng ngũ sỹ quan, hạ sỹ quan chỉ huy Đức cũng hao hụt nhanh chóng do lính bắn tỉa Liên Xô. Chiến trường nội đô đổ nát với những đống gạch vụn cao đến 8m gây khó khăn cho cơ giới Đức, không những thế lại trở thành nơi ẩn nấp lý tưởng của các tổ bắn tỉa Liên Xô.

    1 trong những tay bắn tỉa thành công của Liên Xô là Ivan Mikhailovich Sidorenko thuộc trung đoàn bộ binh 1122 với gần 500 mạng cho đến cuối chiến tranh. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất phải nói đến Vasily Grigor’yevich Zaytsev thuộc sư đoàn 284 với 242 mạng chỉ riêng trong trận đánh này. Zaytsev được cho là đã giết 1 tay súng bắn tỉa huyền thoại của Đức là Heinz Thovald, hiệu trưởng trường bắn tỉa Berlin. Điều này đến thời điểm hiện nay vẫn còn gây tranh cãi, nhiều nhà sử học cho rằng đây chỉ là sản phẩm của tuyên truyền: trường bắn tỉa Berlin chưa được xác định, bản thân các ghi chép của Đức cũng không nhắc đến vấn đề này. Hiện vật duy nhất của cuộc đấu súng này là 1 máy ngắm Đức trong viện bảo tàng quân sự Moskva với tấm biển ghi: “lấy được từ xác 1 thiếu tá Đức”. Lời kể của Zaitsev về cuộc đấu nhiều ngày này cũng rất khó tin, trong đó đặc biệt là chi tiết cả 2 đứng thẳng người khỏi chiến hào, mặt đối mặt như những cuộc đấu súng từ thế kỷ trước. Lính bắn tỉa thường đi theo cặp và hành động đứng lên như vậy chẳng khác gì tự sát. Con số 242 đối với các nhà sử học phương tây cũng thiếu thuyết phục nó chỉ căn cứ vào báo cáo của chính Zaitsev, mặc dù Zaitsev ở trong biên chế sư đoàn 284 vượt sông ngày 23 -9 nhưng đến ngày 21 – 10 ông mới chính thức tham gia các đơn vị bắn tỉa, khi mà giai đoạn ác liệt nhất của trận đánh đã qua. Tuy nhiên, phía Xô Viết cũng đưa ra các tài liệu về cuộc đấu súng huyền thoại - chủ yếu theo lời kể của các cựu binh - , theo đó thì do sợ trở thành công cụ tuyên truyền, thẻ bạc của Heinz Thovald cùng quân hàm đã bị giữ lại trước khi ông ta tham gia vào cuộc đấu tìm diệt Zaitsev. Ông ta đã đến Stalingrad với danh xưng “thiếu tá Koenig”. Và trong lần đụng độ cuối cùng, Bạn đồng hành của Zaitsev đã đặt mũ lên mũi súng làm nghi binh, Heinz nổ súng làm lộ vị trí và bị Zaitsev hạ chỉ bằng 1 viên đạn (cậu người Đức này lên đến chức đại tá rồi mà gà vậy, kể cũng nghi ). Dù điều này có thật hay không, nó cũng đã trở thành đòn bẩy tinh thần đáng kể để Hồng quân thêm vững lòng chiến đấu.

    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  15. #11
    Super Moderator LonelySoul's Avatar
    Ngày tham gia
    15-07-2007
    Tuổi
    36
    Bài viết
    2,784
    Cảm ơn
    1,149
    Đã được cảm ơn 817 lần ở 359 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Bộ phim "Kẻ Thù Trước Cổng (Enemy At The Gates)" là tác phẩm nói về chú Vasili Zaitsep này nội dung cũng khá hay, nhưng hình như cũng không đề cập đến việc cậu thiếu tá Kerning là hiệu trưởng trường bắn tỉa nào cả.

    Lan man một tý, nội dung phim có mấy điều mà làm mình bỗng có suy nghĩ khác về Hồng Quân :

    Thứ nhất, trong trận tấn công vào Stalingrad, phe Hồng quân đông quá nên không đủ súng, 2 người chung nhau một khẩu, khi người này ngã xuống thì người kia sẽ tiếp tục cầm súng và bắn ( và thế là tất nhiên ai cũng tranh nhau cầm súng ) Đến khi bắt đầu giao tranh thì các chiến sĩ Hồng quân (như kiểu chưa được chuẩn bị tinh thần, bị bắt gọi đi lính ấy ) bị đẩy xông lên và lần lượt gục ngã dưới làn đạn của phe Đức. Một số đông binh lính quay đầu định rút về chiến hào thì bị chỉ huy của mình bắt quay lại và xả súng vào đám đông đang chạy thoát thân (như vậy thì có khác gì kẻ thù chứ nhỉ, biết chết mà vẫn bắt họ xông lên )

    Thứ hai, sau loạt trận tổn thất nặng nề thì một viên tướng chịu trách nhiệm phụ trách trận đó đã bị sức ép từ phía cấp trên và phải tự sát bằng súng ( hàm tướng)

    Có ai biết gì thêm về những thông tin như thế này không nhỉ, hay đây cũng chỉ là hư cấu phim ảnh

    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  16. #12
    Thành viên chính thức CHAMPION's Avatar
    Ngày tham gia
    09-11-2008
    Tuổi
    34
    Bài viết
    94
    Cảm ơn
    210
    Đã được cảm ơn 37 lần ở 25 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Trích dẫn Gửi bởi LonelySoul Xem bài viết
    Bộ phim "Kẻ Thù Trước Cổng (Enemy At The Gates)" là tác phẩm nói về chú Vasili Zaitsep này nội dung cũng khá hay, nhưng hình như cũng không đề cập đến việc cậu thiếu tá Kerning là hiệu trưởng trường bắn tỉa nào cả.

    Lan man một tý, nội dung phim có mấy điều mà làm mình bỗng có suy nghĩ khác về Hồng Quân :

    Thứ nhất, trong trận tấn công vào Stalingrad, phe Hồng quân đông quá nên không đủ súng, 2 người chung nhau một khẩu, khi người này ngã xuống thì người kia sẽ tiếp tục cầm súng và bắn ( và thế là tất nhiên ai cũng tranh nhau cầm súng ) Đến khi bắt đầu giao tranh thì các chiến sĩ Hồng quân (như kiểu chưa được chuẩn bị tinh thần, bị bắt gọi đi lính ấy ) bị đẩy xông lên và lần lượt gục ngã dưới làn đạn của phe Đức. Một số đông binh lính quay đầu định rút về chiến hào thì bị chỉ huy của mình bắt quay lại và xả súng vào đám đông đang chạy thoát thân (như vậy thì có khác gì kẻ thù chứ nhỉ, biết chết mà vẫn bắt họ xông lên )

    Thứ hai, sau loạt trận tổn thất nặng nề thì một viên tướng chịu trách nhiệm phụ trách trận đó đã bị sức ép từ phía cấp trên và phải tự sát bằng súng ( hàm tướng)

    Có ai biết gì thêm về những thông tin như thế này không nhỉ, hay đây cũng chỉ là hư cấu phim ảnh
    Đúng đấy,mình cũng nghe nói về việc này,Chính vì thanh niên Liên Xô bị bắt đi lính một cách vội vàng,không được huấn luyện kĩ và thiếu thốn vũ khí.Chính vì vậy mặc dù chiến thắng nhưng tổn thất là rất nhiều.Tổng kết cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô mất tới 27 triệu người.Tỉ lệ thương vong của Nga và Đức là 10/1.Nói chung Hồng Quân Liên Xô chỉ lấy số đông chọi lại thôi
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  17. #13
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Trích dẫn Gửi bởi LonelySoul Xem bài viết
    Bộ phim "Kẻ Thù Trước Cổng (Enemy At The Gates)" là tác phẩm nói về chú Vasili Zaitsep này nội dung cũng khá hay, nhưng hình như cũng không đề cập đến việc cậu thiếu tá Kerning là hiệu trưởng trường bắn tỉa nào cả.

    Lan man một tý, nội dung phim có mấy điều mà làm mình bỗng có suy nghĩ khác về Hồng Quân :

    Thứ nhất, trong trận tấn công vào Stalingrad, phe Hồng quân đông quá nên không đủ súng, 2 người chung nhau một khẩu, khi người này ngã xuống thì người kia sẽ tiếp tục cầm súng và bắn ( và thế là tất nhiên ai cũng tranh nhau cầm súng ) Đến khi bắt đầu giao tranh thì các chiến sĩ Hồng quân (như kiểu chưa được chuẩn bị tinh thần, bị bắt gọi đi lính ấy ) bị đẩy xông lên và lần lượt gục ngã dưới làn đạn của phe Đức. Một số đông binh lính quay đầu định rút về chiến hào thì bị chỉ huy của mình bắt quay lại và xả súng vào đám đông đang chạy thoát thân (như vậy thì có khác gì kẻ thù chứ nhỉ, biết chết mà vẫn bắt họ xông lên )

    Thứ hai, sau loạt trận tổn thất nặng nề thì một viên tướng chịu trách nhiệm phụ trách trận đó đã bị sức ép từ phía cấp trên và phải tự sát bằng súng ( hàm tướng)

    Có ai biết gì thêm về những thông tin như thế này không nhỉ, hay đây cũng chỉ là hư cấu phim ảnh

    Theo như các đạo diễn Hollywood thì thiếu tá Koenig là hiệu trưởng trường bắn tỉa Zossen. :-|:-|:-|

    Phim Ememy at the gates này khá nhiều sạn, một trong đó chính là cái đoạn lính thì xông lên còn sỹ quan thì kề họng Maxim vào lưng lính ấy............... Thời điểm đó, do lệnh của Stalin, mỗi TDQ đều phải tổ chức các đơn vị chặn hậu nhằm "chống lại các biểu hiện hèn nhát, lùi bước". Tuy nhiên, ngay cả các nhà sử học có quan điểm chống + cũng không dám khẳng định hành động thi hành án tử hình ngay trên mặt trận như vậy. Các đơn vị chặn hậu - đa phần là lính biên phòng và NKVD - thường xuất hiện khi các đơn vị phía trước vỡ trận và đẩy họ lại chiến đấu, có 1 sự thật trớ trêu là quân số các đơn vị đặc biệt này luôn đc thay thế vì họ thường xuyên dẫn các đơn vị tháo lui xông lên nên cũng phải hứng chịu thương vong ko nhỏ. Hơn nữa, lúc đó quân Đức đông hơn Hồng quân nhiều, cứ bắn lính như vậy thì sỹ quan chỉ huy ai????????????????????????

    Một chi tiết nữa là 1 ng cầm súng (súng trường Mosin), còn người kia là 5 viên đạn......... thời điểm nửa sau năm 42, các nhà máy LX sau khi di tản về phía đông đã bắt đầu sản xuất. Tại thời điểm trước khi phản công vào tháng 11, Hồng quân đã thành lập 5 tập đoàn tăng mới và hoàn thành huấn luyện, đừng nói là Mosin Nagant, ngay cả PPSh-41 cũng không thiếu đến mức đó.

    Nhưng ko thể phủ nhận rằng nhiều cấp chỉ huy Hống quân có biểu hiện thí quân vô tội vạ. Có lẽ nguyên nhân là do sợ phải chịu trách nhiệm nên buộc họ phải đổi máu lấy đất và thời gian.................

    Trận tấn công đầu phim ấy có lẽ là của sư đoàn 284 khi tiến về phía nam Tsaritsa. Mình ko tìm thấy tài liệu nào nói rằng có vị chỉ huy hàm tướng phải tự sát, hay Khrushev vượt sông tại thời điểm đó.

    Tất nhiên, hạt sạn to nhất là cả 2 bên - người Nga và người Đức - đều dùng tiếng Anh, bên này nói j bên kia cũng hiểu cả................. nhờ vậy mà cái kế dùng cậu nhóc làm gián điệp của thằng cha chính uỷ bạn Zaitsev mới thành công đến vậy....................

    Tạm nhặt ít vậy đã..................:
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi totenkopf, ngày 27-12-2008 lúc 02:17 PM.

  18. Những người đã cảm ơn :


  19. #14
    Thành viên chính thức forever's Avatar
    Ngày tham gia
    19-10-2008
    Bài viết
    42
    Cảm ơn
    45
    Đã được cảm ơn 27 lần ở 14 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Trong tất cả các nước tham gia cuốc chiến tranh thề giới lần thứ 2 thì theo mình biết,đến bây giờ chỉ có mỗi Nga là kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức thôi.Các nước khác không thấy nói gì.Các bạn có biết tại sao không
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  20. #15
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Trích dẫn Gửi bởi forever Xem bài viết
    Trong tất cả các nước tham gia cuốc chiến tranh thề giới lần thứ 2 thì theo mình biết,đến bây giờ chỉ có mỗi Nga là kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức thôi.Các nước khác không thấy nói gì.Các bạn có biết tại sao không

    Mình nghĩ các nc khác vẫn có hoạt động kỷ niệm chứ, chỉ có điều ko mang tầm cỡ quốc gia như Nga thôi. Ko những Nga mà nhiều nc SNG cũng duy trì truyền thống từ thời liên bang Xô Viết này. LX là đóng vai trò quyết định trong chiến thắng phát xít, hơn nữa chiến tranh vệ quốc của LX là cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, là cuộc chiến giành quyền sống của 1 dân tộc trước họa diệt vong với cái giá là 27 triệu mạng người nên ngày 9 - 5 xứng đáng là 1 ngày quốc lễ. Còn các nc đồng minh chỉ tham gia hời hợt, mang tính chất dính máu ăn phần là chủ yếu. Đó là chưa nói tới việc Hitler lên đc cũng nhờ sự đồng tình của 1 số chính phủ, chắc họ chẳng dại j tự vả vào mặt mình,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những điều luật kỳ quặc trên thế giới -Rất hay
    Bởi l0ng_ch4u trong diễn đàn Teen....tin....
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 17-07-2008, 05:52 PM
  2. Buồn cười sặc tiết :))
    Bởi Chobits_Xh trong diễn đàn Góc hài hước
    Trả lời: 24
    Bài viết cuối: 27-05-2008, 05:37 PM
  3. Tổng kết cuộc gặp mặt đầu xuân !!!!!!!
    Bởi Ngoc_anh_24686 trong diễn đàn HVT Connek
    Trả lời: 17
    Bài viết cuối: 24-02-2008, 01:59 PM
  4. I love you(NAH) hay ra phết(tặng em người anh mến)
    Bởi BUBABY trong diễn đàn Nhạc Việt Nam
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 21-02-2008, 07:41 PM
  5. Thật buồn cười tại sao đến giờ vẫn còn học pascal
    Bởi Thich_La_Lam trong diễn đàn Tin học.
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 11-12-2006, 02:21 AM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •