Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 16 đến 23 của 23

Chủ đề: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

  1. #16
    Thành viên chính thức forever's Avatar
    Ngày tham gia
    19-10-2008
    Bài viết
    42
    Cảm ơn
    45
    Đã được cảm ơn 27 lần ở 14 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Mình có nghe một bản tin tiếng anh trên một đài nước ngoài.Họ nói các nước ở vùng biển Ban Tích nói ngày xua Liên Xô khi đánh đuổi phát xít Đức đã xâm lược nước họ .Giết hàng chục nghìn người.VD:Ba Lan là 3000 người,...và ép buộc các nước này phải theo chế độ xã hội mà Liên Xô đã chọn.Chính vì vậy mà hàng năm họ vẫn luôn đọi nước Nga phải bồi thường cho họ,và họ sẽ không kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  2. #17
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Trích dẫn Gửi bởi forever Xem bài viết
    Mình có nghe một bản tin tiếng anh trên một đài nước ngoài.Họ nói các nước ở vùng biển Ban Tích nói ngày xua Liên Xô khi đánh đuổi phát xít Đức đã xâm lược nước họ .Giết hàng chục nghìn người.VD:Ba Lan là 3000 người,...và ép buộc các nước này phải theo chế độ xã hội mà Liên Xô đã chọn.Chính vì vậy mà hàng năm họ vẫn luôn đọi nước Nga phải bồi thường cho họ,và họ sẽ không kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức

    Thực ra LX tiến vào các nc Ban Tích trc khi chiến với Đức, ngoài ra LX còn chiếm lại miền đông Ba Lan và gây áp lực với Rumani để đòi lại Betxarabia và bắc Bucovina nữa.......... Tất cả hành động này là hệ quả của hiệp ước Molotov - Ripentrop, thời gian đó có vụ thảm sát Katyn mà LX gây ra ở Ba Lan là đình đám nhất: 3000 sỹ quan của Ba Lan tư sản bị giết, còn ngoài ra thì mình cũng ko biết vụ nào nữa.

    Ko chỉ có thế, LX còn gây chiến với Phần Lan để chiếm Careli nữa. Lý do phía Xô Viết đưa ra là đòi lại những vùng đất bị mất từ năm 1920, nhưng mình nghĩ LX làm vậy để tạo 1 vùng đệm trên biên giới. Trong tình trạng hiệp ước ko xâm phạm với Đức ko có j đảm bảo, trong khi phương Tây lại chơi trò chơi 2 mặt, làm vậy cũng là bất đắc dĩ thôi...........

    Đây đều là những vùng đất tranh chấp lâu đời giữa Nga và các nc khác, ng gốc Nga ko nhỏ. Nếu chính phủ họ ko tổ chức kỷ niệm chiến thắng phát xít nhưng những ng này tự tổ chức mình nghĩ cũng chẳng vấn đề j.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  3. #18
    Chưa kích hoạt mahler's Avatar
    Ngày tham gia
    01-01-2009
    Bài viết
    103
    Cảm ơn
    40
    Đã được cảm ơn 50 lần ở 35 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Từ xưa tới nay, Phần Lan vẫn được xem là là một nước nhỏ ở Bắc Âu với dân số khoảng 5.2 triệu người. Diện tích 338.000 km2, rộng thứ 6 Châu Âu, mật độ dân số 17 người/km2. Rừng chiếm 2/3 diện tích, 1/10 là hồ (50.000 hồ, hồ rộng nhất 4.400 km), các tài nguyên khác không đáng kể. Nông nghiệp không phát triển được (chiếm khoảng 6% GDP) do thiên nhiên khắc nghiệt, mùa hè chỉ khoảng 15 tuần; mùa đông dài, băng giá; 8 tuần mùa đông hầu như không thấy ánh sáng mặt trời.



    Tháng 12/2007 Phần Lan sẽ kỷ niệm 90 năm độc lập. Có lịch sử và hoàn cảnh tương đối giống Việt Nam phải sống cạnh hai nước láng giếng lớn là Nga và Thụy Điển. Phần Lan có lịch sử 600 năm (TK12-19) là thuộc địa của Thụy Điển, hơn 100 năm (1809-1917) dưới sự đô hộ của Nga. Tuyên bố độc lập năm 1917 nhưng trong chiến tranh thế giới thứ hai phải tiếp tục chiến đấu với Nga. Mặc dù Nga không chiếm được Phần Lan nhưng Phần Lan phải nhượng 10% đất và chịu gánh nặng bồi thường chiến tranh 1 tỷ đô-la cho Nga. Gần như chỉ ngay sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Phần Lan ngả mạnh sang Châu Âu và chính thức gia nhập EU năm 1995, và là nước Bắc Âu duy nhất tham gia đồng tiền chung Châu Âu vào năm 2002. Thời gian thực sự hòa bình phát triển chỉ khoảng 50 năm (khoảng 20 năm trước Việt Nam) và cũng phải chịu suy thoái nặng nề đầu những năm 90s (91-94).



    Nếu nhìn vào bảng so sánh thành tích trên thế giới (International Rankings), Phần Lan được xem là một trong những nước phát triển nhất châu Âu. Kể từ năm 2001 vượt Mỹ trở thành nước cạnh tranh nhất về kinh tế. Các chỉ số so sánh với OECD về toàn cầu hóa, môi trường, tự do kinh tế, cạnh tranh, thành tựu công nghệ, giáo dục, tự do báo chí, tham nhũng, chỉ số phát triển con người, chỉ số cạnh tranh, tăng trưởng hầu hết đều dẫn đầu thế giới hoặc đứng ở trong tốp 10 thế giới. Dân số trung bình khoảng 5 triệu trong đó lực lượng lao động trung bình gần 3 triệu người (số còn lại là người già, trẻ em và thất nghiệp) nhưng trong một thập kỷ qua GDP luôn ở mức trung bình 150 tỷ euro và đạt xấp xỉ 170 tỷ năm 2006; bình quân đầu người 38.000 euro/năm.



    Quan hệ với Việt Nam, dù chỉ là một nước nhỏ (có 5.2 triệu dân), do quan hệ truyền thống, Phần Lan hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong thời chiến lẫn thời bình. Hàng năm, Phần Lan vẫn cung cấp cho ta khoảng 10-20 triệu Euro viện trợ không hoàn lại. Các dự án hợp tác phát triển về nước sạch, đóng tàu từ những năm 70s là những ví dụ điển hình về tính hiệu quả của Phần Lan.



    Tất cả những thành tựu trên đều xuất phát từ nền giáo dục chất lượng cao, luôn đứng trong tốp đầu các nước tạo ra tri thức mới, trong đó NOKIA là một ví dụ điển hình. Dù dân số ít nhưng Phần Lan đóng góp 16 công ty trên tổng số 2000 công ty lớn nhất thế giới (Forbes 29.3.07).



    Hệ thống giáo dục của Phần Lan, nhất là hệ thống giáo dục toàn diện, không phải được xây dựng một sớm một chiều, mà cũng đã trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 3 thập kỷ qua. Thế nhưng xuyên suốt trong lịch sử, tâm thức để xây dựng nền giáo dục đều xuất phát từ ý thức coi trọng tri thức. Từ bao đời nay trong tâm thức của toàn xã hội đều cho rằng Phần Lan là một nước nhỏ, ít dân, nghèo tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại nằm ở vị trí địa chính trị không thuận lợi. Để đối phó với những khắc nghiệt của thiên nhiên, địch họa và có chỗ đứng trong thế giới văn minh, hiện đại, phải xây dựng được nền giáo dục và xã hội dựa vào ba trụ cột chính là kỹ năng, tri thức và sáng tạo. Những mục tiêu chính trị đó là động lực thúc đẩy Phần Lan phải luôn phấn đấu duy trì được một nền giáo dục chất lượng cao và một xã hội học tập suốt đời. Ngay trong sử thi lâu đời nhất của Phần Lan – Kalevala – nhân vật chính không phải là một chiến binh anh hùng mà là một nhà thông thái dùng tri thức để tạo ra của cải và hạnh phúc, dùng lời nói và thơ văn thay cho súng đạn để chiến thắng kẻ thù.



    Giáo dục là "vì lợi ích trăm năm". Mô hình giáo không phải là vấn đề "một sớm một chiều”. Giáo dục cần có một con đường, một triết lý. Phần Lan quan niệm rằng xây dựng một nền giáo dục cũng giống như đưa một đoàn tàu lớn từ cánh đồng lầy lên một đường ray bằng phẳng. Đối với Phần Lan, triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người, được xây dựng trong nhiều thế hệ. Và để có được hệ thống giáo dục toàn diện như hiện nay cũng mất hơn 30 năm. Đối với một đất nước 5 triệu dân trong đó chưa đầy 1 triệu trong độ tuổi học toàn diện đã phải mất nhiều thời gian và tâm lực đến thế. Muốn đưa con tàu giáo dục Việt Nam (lạc hậu hơn, đông hành khách hơn) từ một vũng lầy lội hơn... lên một đường ray bằng phẳng sẽ gặp phải khó khăn hơn gấp bội phần.


    Http://huy.finland.googlepages.com/pisa&vn

    thấy có ng nói về PL nên tớ trích dẫn 1 chút để so sánh với VN
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  4. #19
    Chưa kích hoạt mahler's Avatar
    Ngày tham gia
    01-01-2009
    Bài viết
    103
    Cảm ơn
    40
    Đã được cảm ơn 50 lần ở 35 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Bạn đức anh có xem phim Enemy At The Gates có còn links ko,hình như nhạc phim của james horner rất hay
    Về chuyện liên xô đem quân đội "giải phóng hộ" các nước láng giếng,những người đời sau mỗi người 1 đánh giá.Cá nhân em không thích chuyện này.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  5. #20
    Chưa kích hoạt mahler's Avatar
    Ngày tham gia
    01-01-2009
    Bài viết
    103
    Cảm ơn
    40
    Đã được cảm ơn 50 lần ở 35 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    uhm,mình có nghe nói james horner trong phim enemy at the gates viết nhạc dựa trên 1 số symphonies của Schostakovich.Ai đã từng nghe Dmitri Schostakovich chưa,cho cao kiến nhé
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi mahler, ngày 05-01-2009 lúc 01:38 PM.

  6. #21
    Chưa kích hoạt mahler's Avatar
    Ngày tham gia
    01-01-2009
    Bài viết
    103
    Cảm ơn
    40
    Đã được cảm ơn 50 lần ở 35 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Ủa hình như mình spam nhiều quá,ko thấy ai trả lời nữa vậy
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  7. #22
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    Ngày 28 – 9 – 1942, Phương diện quân Stalingrad được đổi tên thành Phương diện quân Sông Don (Tư lệnh: tướng K.K Rokosopsky) và Phương diện quân Đông Nam đổi tên thành Phương diện quân Stalingrad (tư lệnh: tướng A.I Eremenko). Đầu tháng 10, TDQ 6 Đức tiếp tục đẩy mạnh tiến công. Tại cánh bắc, sư đoàn tăng 16 đã chiếm được Rynok và Spartakovka. Ngày 6 – 10, Paulus tung 2 sư đoàn vào khu vực các nhà máy phía bắc thành phố, trọng điểm là xí nghiệp máy kéo Dzerzhinsky. 2 sư đoàn Xô Viết: 112 bộ binh và 37 cận vệ - bị thiệt hại nặng nề trong những trận đánh trước đó - không thể cản được xe tăng Đức. Mặc dù phòng tuyến bị phá vỡ, họ vẫn tiếp tục chiến đấu trong các vị trí đơn lẻ. Tại khu vực trung tâm, ngày 1/10, 1 bộ phận Sư 295 Bộ binh Đức đã lẻn qua các đường cống thoát nước đánh vào cánh phải của Rodimtsev và gần như đã cắt đứt được sư đoàn của ông khỏi phần còn lại của Tập đoàn quân 62. Những chiến sỹ cận vệ của Rodimtsev đã phản ứng lại bằng những cuộc phản công ác liệt nhưng cũng chỉ vừa đủ để đẩy bọn Đức lui lại. Chiều 14 – 10, Paulus phát động tiến công mạnh mẽ trên toàn tuyến với hy vọng đẩy TDQ 62 Xô Viết khỏi bờ tây, toàn bộ các phi đoàn cường kích Ju – 87 thuộc không hạm đội 4 đã được huy động chuẩn bị chiến trường. Trước sức ép của các sư đoàn Đức, phòng tuyến LX bị đẩy lùi về phía tây, các đầu cầu chỉ còn khoảng 1000 m chiều sâu. Ngày 15 – 10, quân Đức đột phá tới bờ Volga tại phía nam nhà máy Barricady. Bất chấp điều đó, các đơn vị Xô Viết vẫn kiên cường bám trụ. Tướng Chuikov chỉ vừa đủ sức giữ được những gì đang có, và đó hoàn toàn là nhờ pháo hạng nặng đặt trên bờ đông đã liên tục nã đạn câu qua đầu quân của ông vào các vị trí có thể tập trung xuất phát xung phong của quân Đức, phá huỷ mọi ý định chuẩn bị tấn công của chúng.

    Ngày 19 – 10, PDQ sông Don bắt đầu tiến công, trong khi đó, TDQ 64 cũng tổ chức phản kích vào sườn các đơn vị Đức tại Cuporosnoie – Gielionaia Poliana. Hoạt động này của phía Xô Viết phần nào giải toả áp lực cho TDQ của Chuikov. Các trận đánh trong tháng 10 đã diễn ra liên tiếp cho đến cuối tháng thì chấm dứt do quân Đức đã cạn kiệt lực lượng và thiếu đạn dược. Dù đã cắt được TDQ 62 thành 2 phần, nhưng các đơn vị Đức đã kiệt sức. Hồng quân vẫn tiếp tục chống cự trong khi mùa đông đã đến. Đến 18 – 11, giai đoạn 1 của trận đánh chấm dứt.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi totenkopf, ngày 09-02-2009 lúc 02:01 AM.

  8. #23
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định Re: Chiến trường tây nam Liên Xô - mặt trận phía Đông mùa hè 1942 - 1943:

    * Giai đoạn 2 (19/11/1942 – 2/2/1943):

    Trung tuần tháng 11, vùng thảo nguyên bắc và nam Stalingrad tràn ngập các đơn vị Xô Viết. Cuộc phản công đã được các tướng Aleksandr Vasilyevskiy và Georgy Zhukov chuẩn bị từ mùa thu. Vị trí đột phá cũng được lựa chọn kỹ: 1 mũi phản công của PDQ tây nam sẽ đánh vào sườn trái cụm tập đoàn quân B do TDQ 3 Rumani phụ trách, mũi còn lại của PDQ Stalingrad đánh vào đoạn chiến tuyến phía nam do TDQ 4 Rumani phụ trách, đây đều là những đơn vị mà so với quân Đức, thua kém rất nhiều về trang bị, kinh nghiệm cũng như bản lĩnh chiến đấu. Các tướng lĩnh Xô Viết đã rất khôn khéo khi chỉ tiếp viện cho TDQ 62 vừa đủ để giữ vững thành phố trong khi những lực lượng dự bị dồi dào sức chiến đấu khác được tập trung cho kế hoạch phản công. Sườn bắc của cụm TDQ B đặc biệt yếu do kéo quá dài, các đơn vị ở đây bao gồm các TDQ 2 Hungari, TDQ 3 Rumani và TDQ 8 Italia đều thiếu hụt quân số và trang bị vì bộ chỉ huy Đức đã tập trung tất cả cho trung tâm Stalingrad. Các đơn vị Hồng quân ở hướng này rất mạnh, họ cũng đã chiếm được các đầu cầu quan trọng ở phía nam sông Don tại Seraphimovich và Kletskaia. Cả bộ chỉ huy của Hitler đặt tại Đông Phổ lẫn bộ chỉ huy Tập đoàn quân 6 Đức đều ko nhận thức đầy đủ được rằng Stavka đã sử dụng TDQ 62 như 1 miếng mồi đặt trong 1 cái bẫy khổng lồ. Quân Đức biết rằng có nguy cơ tồn tại ở các cánh của chúng. Việc quân Soviet tập trung tại các khu vực này đã được phát hiện, nhưng quy mô và mục đích của chiến dịch lại bị đánh giá cực kỳ sai lầm. Mọi ý kiến lo ngại rằng Hồng quân có thể bao vây quy mô lớn Tập đoàn quân 6 theo đúng cách các cụm thiết giáp Đức đã bao vây quân Xô Viết 1 năm trước đây đã bị coi là ko thể xảy ra.


    Bản đồ cuộc phản công của Hồng quân (19/11 - 24/11/1942).

    Ngày 19/11, 11000 khẩu pháo Xô Viết bắn chuẩn bị chiến trường trong vòng 1 tiếng . 7h 20’, PDQ Tây nam của tướng Vatutin với thành phần là các TDQ số 2, 5, 17, 21, cận vệ 1 và tập đoàn tăng số 5 bắt đầu phản công từ bàn đạp Seraphimovich đánh vào đoạn phòng tuyến cách Stalingrad 150km về phía tây bắc và từ bàn đạp Ketskaia tiến về khúc quanh sông Don . Hôm sau, mũi thứ 2 của PDQ Stalingrad cũng bắt đầu xuất phát từ vùng hồ Sarpa với thành phần là các TDQ 51, 57 và 64 đánh vào đoạn phòng tuyến cách thành phố 50 km về phía nam. Các đơn vị Rumani nhanh chóng tan rã, xe tăng và bộ binh cơ giới ào ạt tiến sâu vào hậu phương quân Đức. Thời tiết xấu cản trở rất nhiều tốc độ tiến quân. Tuy vậy, vũ khí quan trọng của Hồng quân vẫn còn nguyên: đó là yếu tố bất ngờ, ko một đơn vị Đức nào ở vị trí hợp lý để có thể phòng thủ hiệu quả. Tại thời điểm đó, trong khi 8 sư đoàn của Paulus đang tham gia tấn công nội thành thì 11 sư đoàn khác dàn quân phòng ngự trên vùng thảo nguyên từ bắc Stalingrad đến Beketovka, trong tay Paulus chỉ còn 1 sư đoàn dự bị. Hơn nữa, việc tuân thủ cứng nhắc mệnh lệnh của Hitler, đưa các sư đoàn thiết giáp vào chiến đấu trong thành phố, Paulus đã tự loại bỏ những lực lượng cơ động quan trọng nhất của mình. 9h 45’ ngày 19/11, tổng hành dinh của tướng Paulus mới nhận thức được rằng cuộc tấn công của Hồng quân đã bắt đầu và mới có phản ứng Các đơn vị thuộc quân đoàn tăng 48 được điều động lên phía bắc, thành phần gồm có sư đoàn tăng 14, 22 và sư đoàn thiết giáp số 1 Rumany. Đây đều là các lực lượng đã hao mòn, suy yếu nhiều không thể ngăn cản mũi đột phá của Hồng quân. Cố gắng phản kích tái lập phòng tuyến của quân Rumani cũng thất bại. Sáng sớm ngày 22/11, quân đoàn tăng 26 giải phóng Kalach – 1 thị trấn cách Stalingrad 30km về phía tây -, tại đây Hồng quân chiếm được 1 cây cầu quan trọng bắc qua sông Don. Chiều 23/11, quân đoàn tăng số 4 thuộc PDQ Tây nam và quân đoàn bộ binh cơ giới số 4 thuộc PDQ Stalingrad đã gặp nhau tại làng Sovietsky, cách Kalach 17 km về phía đông nam. 22 sư đoàn Đức với quân số hơn 330.000 người của Đức đã hoàn toàn bị vây chặt.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những điều luật kỳ quặc trên thế giới -Rất hay
    Bởi l0ng_ch4u trong diễn đàn Teen....tin....
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 17-07-2008, 05:52 PM
  2. Buồn cười sặc tiết :))
    Bởi Chobits_Xh trong diễn đàn Góc hài hước
    Trả lời: 24
    Bài viết cuối: 27-05-2008, 05:37 PM
  3. Tổng kết cuộc gặp mặt đầu xuân !!!!!!!
    Bởi Ngoc_anh_24686 trong diễn đàn HVT Connek
    Trả lời: 17
    Bài viết cuối: 24-02-2008, 01:59 PM
  4. I love you(NAH) hay ra phết(tặng em người anh mến)
    Bởi BUBABY trong diễn đàn Nhạc Việt Nam
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 21-02-2008, 07:41 PM
  5. Thật buồn cười tại sao đến giờ vẫn còn học pascal
    Bởi Thich_La_Lam trong diễn đàn Tin học.
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 11-12-2006, 02:21 AM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •