Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 123456 CuốiCuối
Kết quả 16 đến 30 của 79

Chủ đề: Động vật

  1. #16
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Mẫu ADN cổ nhất của thực vật lộ diện ở Siberia



    Trầm tích băng hà có thể chứa dữ liệu ADN của toàn bộ hệ sinh thái.
    Chúng được lấy lên từ lòng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Siberia, thuộc về ít nhất 19 họ thực vật như cỏ, cây lách và cây bụi..., có niên đại từ 300.000 đến 400.000 năm. Trước đó, thực vật cổ nhất được xác nhận cũng chỉ có tuổi khoảng 20.000 năm.

    Cho tới nay, mặc dù giới khoa học đã có bằng chứng về những loài động, thực vật đã sống từ hàng trăm triệu năm trước, nhưng người ta không thể xác định được ADN từ các mẫu vật đó vì chúng hầu như đã bị phân huỷ hoàn toàn.

    Nhóm nghiên cứu của Eske Willerslev, một chuyên gia về sinh học phân tử tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), đã tìm đến một nơi mà họ phỏng đoán là có thể có những đoạn ADN chưa thực sự bị gãy nát - một vùng ở đông bắc Siberia. Khi khoan lên các mẫu đất từ độ sâu 2-30 mét, nằm giữa hai con sông Kolyma và Lena, họ đã tìm ra những mảnh ADN của lục lạp thực vật (lục lạp là cơ quan sản sinh năng lượng của tế bào thực vật, nó chứa vật liệu di truyền riêng, không liên quan gì đến ADN ở trong nhân).



    Thông thường, phấn hoa cổ đại vẫn được các nhà khoa học xem là một nguồn gene quan trọng. Tuy nhiên, phấn hoa thường phát tán đi xa nhờ gió, nên không phản ánh nơi sống của loài. Willerslev cho rằng việc nghiên cứu lục lạp sẽ bổ sung cho thông tin thiếu hụt này. Ông và cộng sự đã có được bằng chứng cho thấy, cây lách và cây bụi từng thống trị vùng đông bắc Siberia cho tới khoảng 10.000 năm trước đây.

    Cũng tại địa điểm nghiên cứu, các nhà khoa học còn tình cờ phát hiện thấy các mảnh ADN của một số loài động vật ăn cỏ, như voi ma mút, bò rừng bison và ngựa, đã sống ở đây trong thời kỳ băng hà gần đây nhất (khoảng 18.000 năm trước).

    Phát hiện này đã mở ra cho các nhà khảo cổ một cửa sổ mới để nhìn lại quá khứ, nhằm tái hiện bức tranh sinh động về thế giới tự nhiên trong thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên, do các ADN tìm được đều đã bị đứt vụn thành nhiều mảnh nhỏ, nên cơ hội để khôi phục lại một loài nào đó là rất mong manh.

    Các nhà nghiên cứu cũng đã có kế hoạch lập lại thí nghiệm trên ở những vùng đất đóng băng vĩnh cửu khác và trong các hang động. Tiếp đó họ sẽ tới các vùng có môi trường ấm hơn để tìm hiểu liệu có còn ADN cổ đại ở đó.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  2. #17
    Thành viên chính thức Seven_Love's Avatar
    Ngày tham gia
    23-12-2005
    Tuổi
    38
    Bài viết
    23
    Cảm ơn
    63
    Đã được cảm ơn 5 lần ở 4 bài viết

    Mặc định

    hay nhỉ
    thế mà bây giờ tôi mới biết đấy
    cám ơn nha
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  3. #18
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Bí ẩn về tiếng nói động vật

    Nếu cho rằng tiếng nói là độc quyền của loài người, bạn đã sai lầm. Nhà bác học Pháp Percon de Jamblu , trong cuốn “Ngôn ngữ của loài vật” viết năm 1984, đã liệt kê một loạt các tín hiệu - từ mà khỉ thường dùng.

    Ví dụ 'kech', nghĩa là 'tôi cảm thấy tốt hơn', 'okoko' là 'tôi thấy sợ', 'úik-úik' là dứt khoát đòi gì đó, hay 'gepokiki' là tín hiệu báo động.

    Nhà bác học người Đức Georg Schweedetski, sau nhiều năm nghiên cứu ngôn ngữ của khỉ, đã đi đến kết luận là ngôn ngữ cổ xưa của nhiều dân tộc như Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác nữa bắt nguồn từ những cách phối hợp của khỉ. Ví dụ, từ Trung Quốc cổ “mang” có nghĩa là sự phẫn nộ, “gang” là điều độc ác và có thể là chúng bắt nguồn từ các tiếng “mưgac”, “ưgac” mà qua đó khỉ muốn biểu thị sự tức giận và căm phẫn.

    Ngoài lưỡi, các động vật còn có các phương thức biểu hiện khác, thông qua tư thế, động tác… Mùi cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Có cả những kênh liên lạc khác ít được nghiên cứu như định vị điện tử ở một số loài cá hay định vị siêu âm ở dơi, tín hiệu tần số cao ở cá heo hay tín hiệu hồng ngoại ở voi và cá voi…

    Những kẻ ít lời

    Nếu sử dụng các thiết bị đo cực nhạy đặt trong nước, bạn sẽ thấy câu ví “câm như cá” là hoàn toàn sai lầm. Cá cũng ho, hắt xì hơi hay thở khò khè nếu chúng thấy khó chịu với nhiệt độ nước. Ngược lại, chúng sung sướng chép miệng và rên nếu tất cả đều ổn. Đôi khi chúng phát ra những tiếng nghe như tiếng gầm gừ, hí, sủa, kêu và thậm chí giống tiếng ủn ỉn nữa. Có loại cá có âm vực đặc biệt rộng, giống như cả dàn giao hưởng - có cả tiếng trầm như ghi ta bass, tiếng như chuông kêu và tiếng thụ cầm lớn… Tuy nhiên, không con cá nào nói như tiếng người.

    Điều đó cũng không đáng ngạc nhiên vì ngay cả động vật gần với người hơn cả là khỉ cũng thốt được lời nào. Thay vào đó, con cháu của tổ tiên của loài người này có những động tác, cử chỉ, tiếng kêu thét và biểu hiện trên mặt mang nhiều ý nghĩa.

    Chó biết đọc và khỉ dùng... computer

    Trong một số hồi ký của những diễn viên dạy thú nổi tiếng có nhiều chi tiết nói về việc nếu muốn thì có thể dạy cho bất cứ động vật nào biết nói, đọc, viết như người. Nhiều nghệ sĩ tài ba dạy được các con thú của mình làm được những động tác rất khéo léo và thông minh, như đi trên dây, chơi nhạc cụ… Trong nhiều năm, người ta thường cho rằng động vật dù có thông minh và tài năng đến mấy thì suy nghĩ của chúng vẫn rất đơn giản và thô thiển, thường là lặp lại theo thói quen chứ không do tư duy. Nhưng, dần dần có những sự kiện khiến các nhà bác học phải suy nghĩ. Ví dụ vào đầu thế kỷ 20, ở Đức có một con chó biết đọc, tên là Ralp. Bằng cách đập chân, nó có thể chỉ ra những từ và câu hoàn chỉnh.

    Người ta cũng được biết có những con khỉ “thiên tài’ với khả năng đánh máy được các bức thư, trả lời được các câu hỏi phức tạp. Thêm vào đó, nếu việc trả lời gặp khó khăn, các chú khỉ được quyền sử dụng sách tra cứu. Chúng vui vẻ thực hiện việc đó. Còn giờ đây, chúng đã chuyển sang... máy tính cá nhân.

    Năm 1960, Garder, một cặp vợ chồng người Mỹ là chuyên gia tâm lý động vật, đã nhận nuôi dạy một con khỉ cái 11 tháng tuổi có biệt hiệu Uosho và huấn luyện nó bằng động tác của những người câm điếc. Con khỉ nắm bắt hệ thống giao tiếp khá nhanh và biết cách tự sử dụng hệ thống đó. Nó biết chỉ cho “cha mẹ nuôi” món gì nó muốn ăn trong bữa tối hay muốn dạo chơi ở đâu.

    Có thật sự cần tiếng nói?

    Không chỉ có những động vật được coi là khôn như chó, khỉ, người ta còn bắt gặp tư duy logic trên nhiều động vật khác. Ở Bacu (thủ đô Azerbaizan) cho tới gần đây, trong gia đình Babaev có con mèo Mesi. Khi xem chương trình của nữ nghệ sĩ nổi tiếng Chulpan Zeinalova, Mesi nói rất to “ôi, thật tuyệt”. Khi người ta hỏi khách đến thăm ai, nó trả lời rất tự tin “đến thăm tôi”. Còn khi được hỏi “Ai đem thức ăn đến cho Mesi”, nó trả lời “bà”. Mesi có trí nhớ tốt và trong các câu nói của mình thể hiện ý nghĩ rất cụ thể. Điều dường như không thể có này lại là sự thực, sau khi hàng chục chuyên gia từ nhiều nước khác nhau đã kiểm tra nó và không thể giải thích nhất quán hiện tượng này.

    Một số động vật, đo đặc điểm sinh lý, có thể dễ dàng lặp lại tiếng người nói, nhưng khi đó chúng không đem lại cho chúng ta thông tin nào cả, chẳng hạn vẹt. Còn một số khác không có tài bắt chước nhưng chúng lại có gì để nói với chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng chó hiểu tất cả nhưng không thể nói.

    Các nghiên cứu gần đây dường như đã đi tới nhận định rằng con người không phải là đế vương của thiên nhiên và không chỉ có mình con người trên hành tinh này có trí tuệ, như lâu nay người ta vẫn quan niệm. Một nhân viên tại Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa ra giả thuyết “trí tuệ dự trữ”: bên cạnh các bản năng và phản xạ, động vật có cách cư xử trí tuệ. Vấn đề là ở chỗ động vật có cần nói không, vì chúng giao tiếp với nhau rất tốt mà không cần lời nói nào.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  4. #19
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Sự thật về quái vật độc nhãn Cyclope



    Xương sọ giống voi lùn được tìm thấy tại Sicile, Italia.

    Những xương sọ tìm thấy trên đảo Sicile (Italia) vào thời trung cổ thật bí ẩn: rất to và ở giữa trán lại có một lỗ hổng kỳ lạ. Phải chăng đó là vết tích của những con quái vật Cyclope khổng lồ mà Homere đã nói đến trong trường ca Odysses?

    Chuyện bắt đầu khi người chiến thắng thành Troie cùng với thuỷ thủ đoàn ghé vào bờ biển Sicile, vùng đất của bọn quái vật Cyclope (một mắt) 2.700 năm trước. Tại đây, đã diễn ra cuộc gặp gỡ đẫm máu giữa Ulysse, vua xứ lthaque và Polypheme, con quái vật một mắt khổng lồ, con của thần biển, rất thích thịt người.

    Khoảng 2.000 năm sau, các nhà hàng hải vô danh đã khám phá ra trong một hang động phía bắc Sicile nhiều mẩu xương sọ bí ẩn. Tất cả đều có một lỗ rỗng kỳ lạ trên trán. Rõ ràng đấy không phải là những người bình thường. Nhưng chúng là ai?

    Sản phẩm của bào thai dị dạng?



    Chứng độc nhãn ở bào thai dị dạng.

    Như mọi người thời bấy giờ, thi sĩ người Italia, Boccade, tin rằng đó hẳn là vết tích của những con Cyclope trong trường ca Odysses! Vả lại đây không phải là lần đầu tiên người ta tìm thấy xương của những loài khổng lồ. Từ thế kỷ 5 trước Công nguyên, triết gia Hy Lạp Empedocle đã kể về sự phát hiện các bộ xương khổng lồ. Còn sinh vật một mắt cũng không có gì là hoang tưởng cả. Thiên nhiên đôi khi vẫn gán cho con người và động vật những chứng dị dạng kỳ lạ, như chứng độc nhãn (cylopie). Từ sáu tuần, mũi của bào thai mắc bệnh không phát triển nữa và hai mắt nhích lại gần đến mức nhập làm một. Đứa bé đó chào đời sẽ không có cơ may sống sót vì não đã ngưng phát triển rất sớm. Theo các bác sĩ, đây không phải là một dị dạng do gene, mà có thể là do người mẹ đã dùng quá nhiều vitamin A lúc mang thai.

    Sự nhầm lẫn của Homere

    Đến cuối thế kỷ 17, một số học giả bắt đầu nghi ngờ về tính xác thực của Odysses. Athanasius Kircher là người đầu tiên thắc mắc về những loài khổng lồ đó. Để làm sáng tỏ, ông vùi đầu trong thư viện và tìm thấy bản viết của Boccade. Theo nhà thơ, con quái vật này cao không dưới 100 m. Khi nghiên cứu kỹ văn bản và tính toán lại, Kircher khẳng định nó chỉ cao có 10 m. Ông cũng tìm được một tác phẩm trong đó mô tả tỉ mỉ cái sọ của loài voi. Từ đó, ông không còn nghi ngờ gì nữa: các xương sọ tìm thấy chính là của những con voi.

    Đến thế kỷ 18, mọi việc đã thay đổi cùng với các tiến bộ của ngành cơ thể học đối chiếu. Các nhà sinh học nghiên cứu loài vật kỹ càng hơn, mỗi loài được mô tả một cách chính xác. Năm 1914, nhà khoa học Áo Othenio Abel xem xét lại những mẫu xương sọ ở Sicile và cho biết đó là xương của giống voi lùn mnaidriensis, đã sống trên đảo cách đây 10.000 năm. Othenio Abel là người đầu tiên liên kết các mẩu xương voi với truyền thuyết về Cyclope. Cái lỗ trên trán chính là hốc mũi của chúng, nơi mà vòi gắn với đầu. Mắt thật chỉ là hai lỗ nhỏ bé nằm ở hai bên. Như thế, những mẫu xương voi đã khiến nhiều thế hệ loài người bị nhầm lẫn, kể cả Homere.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  5. #20
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Vì sao loài dúi có hai răng cửa vận động độc lập nhau?

    Không hy vọng giành ngôi vị trong các cuộc thi sắc đẹp, nhưng dúi không lông có đủ đặc điểm để đứng trong hàng ngũ các loài thú kỳ lạ nhất. Loài gặm nhấm này có những chiếc răng cửa rất lớn, với hai chiếc ở hàm dưới có thể vận động độc lập nhau: Sự khác biệt nằm trong não của chúng.


    Dúi không lông. Bên phải là ảnh thật. Bên trái là ảnh minh họa sụ bất cân xứng giữa vùng não dành cho xúc giác với vùng não dành cho thị giác.

    Trong khi những người bà con có lông mao của dúi không lông sống theo kiểu cộng đồng (như ở ong và các loài côn trùng xã hội khác), thì loài vật này lại sống rất đơn độc. Vẻ ngoài trần trụi với vài cái lông thụ cảm thưa thớt còn sót lại, đôi tai và mắt nhỏ, đầy nếp nhăn, dúi không lông sống chui lủi trong những chiếc hang sâu dưới lòng đất. Những đặc điểm này giúp chúng thích nghi với cuộc sống đào bới và tối tăm. Nhưng chưa hết, điểm kỳ lạ nhất của chúng là những chiếc răng cửa cực lớn, hai chiếc ở hàm dưới có thể vận động độc lập với nhau, giúp chúng đào hang và di chuyển các vật.

    Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, các vùng não của dúi không lông có sự biệt hóa tương tự, quyết định đến hoạt động của cặp răng kỳ dị này. Kenneth Catania và cộng sự tại ĐH Vanderbilt đã sử dụng các thiết bị điện tử tí hon ghi lại hoạt động thần kinh trong não dúi. Họ nhận thấy gần 1/3 vùng vỏ não chi phối cảm giác xúc giác (somatosensory cortex) là dành cho việc thu và phát thông tin tới những chiếc răng cửa ngoại cỡ. Trong khi đó, hai chân trước của dũi không lông chỉ nhận được 10% không gian tương ứng trên vỏ não.

    Catania cũng thông báo rằng vùng vỏ não chi phối cảm giác xúc giác của dúi không lông dường như đã lấn át hết vùng vỏ não mới (thông thường có vai trò chi phối thị giác). Có lẽ vì thế mà tầm nhìn của dúi rất dở, trong khi chúng lại làm việc khá nhanh nhẹn trong bóng tối. Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu vì sao dúi không lông lại dành phần não lớn đến thế cho những chiếc răng cửa. Nhưng dù với lý do gì chăng nữa, kết quả này cũng chỉ ra rằng, “đã có sự xắp xếp lại não bộ ở loài dúi không lông, song song với việc chuyên hóa các cấu trúc não và những hành vi có liên quan đến đời sống đào bới”.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  6. #21
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Trung Quốc xôn xao về giống ngựa có “mồ hôi máu”

    Thứ sáu vừa qua, các chuyên gia trên khắp đất nước Trung Quốc đã nhóm họp tại Urumqu, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở tây bắc nước này, thảo luận về những bí ẩn của giống ngựa thuần chủng có mồ hôi đỏ như máu.

    Tại hội nghị, một số học giả kết luận màu đỏ của mồ hôi thực chất là một căn bệnh hiếm gặp, do các ký sinh trùng gây ra trên những cá thể ngựa, và không phổ biến trên bất cứ loài nào khác.

    Các chuyên gia cũng cho rằng có khoảng 3.000 con ngựa mắc bệnh tương tự đang sống ở Turkmenistan, Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Chúng thuộc về giống ngựa Akhal-Teke, được thuần hoá bắt đầu cách đây khoảng 3.000 năm. Đây là loài ngựa thuần chủng nhất thế giới, có tốc độ phi mã cực nhanh và khả năng chịu đựng rất dẻo dai.

    Hội nghị này xuất phát từ sự kiện tháng 4/2001, một chuyên gia Nhật Bản thông báo đã phát hiện ra con ngựa có "mồ hôi máu" gần núi Thiên Sơn, Tân Cương, và chụp được ảnh của nó. Thông tin này ngay lập tức thu hút sự chú ý của các tay nuôi ngựa trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc phỏng đoán đó chỉ là một con ngựa lai. Họ tin rằng giống ngựa "mồ hôi máu" thuần chủng không còn hiện diện tại Trung Quốc, mà từ lâu chỉ sống trong điều kiện nuôi nhốt ở vùng Trung Á.

    Nhưng đến đầu năm nay, vô số các cuộc gọi, thư từ và các bức ảnh, cùng rất nhiều nhân chứng khẳng định rằng đã nhìn thấy động vật này ở Tân Cương, khiến cho luận điểm của các nhà khoa học bị lung lay. Mới đây nhất, trung tuần tháng 5, Trung Quốc đã nhận một món quà đặc biệt từ quốc gia láng giềng Turkmenistan, một con ngựa thuần chủng Akhal-Teke.



    Người Trung Quốc đã nhập khoảng 3.000 con ngựa thuộc loại này hơn 2.100 năm trước đây, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Tiếp đó, năm 1952, khoảng 101 con khác cũng đã được du nhập vào từ Liên bang Xô Viết. Nhưng những nỗ lực để duy trì sự sống của chúng ở Trung Quốc đã không thành công.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  7. #22
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Giải mã ngôn ngữ của loài voi

    Nhà sinh vật học Joyce Poole đã nhận ra rằng voi sử dụng hơn 70 kiểu phát âm và 160 tín hiệu, biểu hiện, cử chỉ để giao tiếp hàng ngày với nhau. Đó là kết quả của 27 năm bà sống giữa đàn voi ở công viên quốc gia Amboseli, Kenya, để nghiên cứu hành vi và cách thức giao tiếp của chúng.


    Voi sử dụng âm thanh để liên kết bầy đàn và bày tỏ tình cảm.

    Giống con người và nhiều động vật có vú khác, voi có một lượng lớn tiếng kêu, tín hiệu để phục vụ các mục đích khác nhau như: phòng vệ, cảnh báo nguy hiểm, gia nhập các hoạt động tập thể, hoà giải bất đồng, thu hút bạn tình, củng cố mối quan hệ gia đình, bày tỏ nhu cầu và ước muốn...

    Những biểu hiện tình cảm như vui thích, giận dữ, thông cảm, trêu đùa và nhiều trạng thái khác đều được thể hiện bằng những màn trình diễn âm thanh phi thường. Chúng không chỉ rống lên mà còn kêu ré, hò hét, gầm gừ, gào rú, khịt khịt, rên rỉ...

    Các tiếng kêu có thể biến đổi từ nhẹ nhàng như những lời thủ thỉ đến đinh tai nhức óc hơn cả một cái búa khoan, có thể choe choé như tiếng gà gáy hay ùng ục như nước chảy qua cống ngầm. Một số âm thanh còn thấp đến nỗi tai người không thể nghe được.

    "Voi là động vật rất sung sức và biểu cảm", Poole nói, "Tình cảm và năng lượng của cả đàn khi kết hợp với nhau thật là mạnh mẽ".

    Theo các nhà khoa học, voi cần có hệ thống giao tiếp tinh tế như vậy để duy trì một cấu trúc xã hội phức tạp, dựa trên các mối quan hệ gia đình bền chắc. Voi đực trưởng thành sống và di chuyển một mình hoặc trong mối quan hệ lỏng lẻo với các con đực khác, nhưng con cái trưởng thành thì cầm đầu các nhóm gồm những con cái và con non khác. Do vậy, voi đực và voi cái cũng có tiếng kêu khác nhau phù hợp với vai trò của chúng. Ngoài âm thanh, voi còn giao tiếp qua xúc giác, khứu giác, thị giác và tín hiệu hoá học.

    Những âm thanh siêu âm mạnh mẽ cũng cho phép chúng truyền thông điệp và lời cảnh báo qua khoảng cách rất xa. Ví dụ, voi có thể gửi những thông điệp như: "Xin chào, tôi ở đây. Bạn ở đâu?"; "Cứu với, tôi bị lạc"; "Tôi đã sẵn sàng để làm tình" hoặc "Chúng ta đang là mục tiêu bị thanh toán".
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  8. #23
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Bí ẩn về sự tái sinh các cơ quan ở động vật

    Nếu cắt đầu một con vật thuộc loài thủy tức, đầu nó sẽ mọc lại trong 3 ngày. Nếu cắt một giun giẹp ra làm 200 mảnh, 2 tuần sau bạn sẽ có 200 giun mới. Việc thằn lằn, kỳ nhông, sa giông mọc đuôi hầu như ai cũng biết, nhưng những loài có xương sống này biết tái sinh một chân, một phần hàm, mắt hay tim thì không mấy ai hay.

    Nằm trong số những yếu tố quan trọng nhất của sự tái sinh là gene. Nhà nghiên cứu Kiyokazu Agata và cộng sự thuộc Trung tâm Riken của Nhật đã khám phá những gene khác nhau liên quan đến sự tái sinh của loài giun giẹp dài 1 cm. Những gene ấy phát đi tín hiệu cho phép biến tế bào gốc của con vật thành tế bào thần kinh (vì vậy tên của loài giun này trong tiếng Nhật có nghĩa là "não ở khắp nơi").


    Kỳ nhông.

    Tuy nhiên, các động vật nhờ đến tế bào gốc để tái tạo một cơ quan không theo cùng một cách. Giun giẹp có trữ lượng tế bào gốc quan trọng, chiếm đến 30% toàn khối tế bào của giun. Khi cơ thể con vật bị tổn hại, các tế bào gốc được báo động, di chuyển về nơi bị mất mát và tiến hành sửa chữa, tức là sinh sản những tế bào bị thiếu, cho đến khi hoàn tất.

    Phương pháp thứ hai là cách của kỳ nhông. Nó chẳng cần trữ lượng lớn tế bào gốc. Các tế bào này sẽ được sản xuất tại nơi bị thương tổn, từ những tế bào đã được biệt hoá (tế bào cơ, bì hay thần kinh), đã được lập trình và trở nên không phân hoá. Vì lý do này, diễn trình tái sinh được gọi là "sự mất phân hoá". Mang tính tổng năng (totipotente), các tế bào gốc này có thể sinh sản vô hạn để tái tạo phần cơ thể bị mất.

    Những giả thuyết về sự đánh mất khả năng tái sinh

    Thoạt tiên, người ta nghĩ sự tái sinh này là một khả năng hiếm thấy trong thế giới động vật, là kết quả của một biến cố may mắn trong sự tiến hoá. Nhưng không phải vậy. Theo một chuyên gia thuộc Đại học Geneve (Thụy Sĩ), đây là tính chất khá phổ biến. Một số lớn các loài có khả năng tái sinh. Tôm hùm thuộc loài giáp xác mọc lại càng, sao biển mọc lại nhánh. Có điểm nghịch lý: một số loài tương cận với các loài trên lại không có khả năng tái sinh. Tại sao sa giông tái sinh được mà ếch lại không? Trong khi những gene về phát triển vẫn được bảo toàn qua dòng tiến hoá. Có thể thấy trong sự tiến hoá, tại một hay hai nơi trên chuỗi di truyền, những đột biến xảy ra làm chôn vùi một số chương trình di truyền chính về mọc lại, đặc biệt ở con người.

    Những động vật biết tái sinh ấy có gì mà con người không có? Làm thế nào để đánh thức những khả năng chúng ta có nhưng đã bị vùi đi ấy? Ở kỳ nhông và loài thủy tức, chương trình tái sinh hoạt động lại vào bất cứ lúc nào trong cuộc sống trưởng thành, và tạo ra những tế bào gốc giúp chúng làm mọc lại những cơ quan đã mất. Dù trong một số trường hợp các đốt cuối ở ngón tay của trẻ nhỏ mọc lại, dường như phôi người thành hình đã đánh mất mọi khả năng về tái sinh. Tại sao phôi lại vứt bỏ khả năng kỳ diệu ấy? Câu trả lời không đơn giản như việc tìm những gene bị "lãng quên". Trường hợp loài thuỷ tức mở ra cho chúng ta một hướng tìm tòi. Con vật sinh sản bằng cách "nảy mầm". Nhờ tính tái sinh, từ sườn của nó mọc ra những thuỷ tức khác, chúng sẽ tách ra vài ngày sau. Nhưng nếu ta bỏ đói con vật, nó sẽ chuyển sang một kế hoạch khẩn cấp về giới tính. Nó sẽ ngừng mọc chồi, mà mọc những tinh hoàn và buồng trứng, thường là cùng lúc và kích hoạt sự phát triển sinh dục, cho ra một trứng có sức chịu đựng cao hơn chính con vật, để có thể sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt. Từ thí dụ này, ta có thể hình dung các sinh vật cao cấp đã hy sinh khả năng tái sinh trong dòng tiến hoá, nhường chỗ cho khả năng tình dục kịch phát, hiệu quả hơn trong thời kỳ khủng hoảng, nhất là về khí hậu. Con cái đầy đàn, sinh ra từ một bộ gene, là cách tốt nhất để đảm bảo cho sự tồn tại của loài.

    Một giả thuyết khác: mất tính tái sinh là giá phải trả để có khả năng lên sẹo nhanh. Theo quan sát của một nhà khoa học Mỹ, một trong những gốc của chuột, có tên MRL, lên sẹo chậm hơn những gốc khác. Bù lại, MRL biết tái sinh từ những phần bị tổn hại nghiêm trọng ở tim trong khi những chuột bình thường không có khả năng này. Diễn trình trên cũng có nhiều nét giống với diễn trình tái sinh ở sa giông. Một lỗ 2 mm được xuyên trong tai của MRL sẽ được bịt kín, không để lại một vết sẹo nhỏ. Cũng hợp logic thôi: sự lên sẹo giúp khép miệng nhanh vết thương, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn và sự xâm nhập của những vi sinh vật gây bệnh. Nhưng sự lên sẹo nhanh cản trở việc khởi phát diễn trình mất phân hoá tế bào hay sự chuyển dịch những tế bào gốc cần thiết cho sự tái sinh.

    Nhưng không có gì không thể đổi lại. Sự hiện diện của chuột MRL chứng tỏ có thể khởi phát một thế phẩm (ersatz) tái sinh ở loài có vú. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã kích hoạt quá trình tái sinh sợi cơ của chuột, bằng cách thêm vào những tế bào trích từ sợi cơ của sa giông. Việc so sánh bộ gene đơn bội của các loài có khả năng tái sinh với bộ gene của các loài không có khả năng này sẽ giúp việc nghiên cứu tiến nhanh hơn.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  9. #24
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Sinh vật sống trong... nước sôi


    Vi khuẩn ưa nhiệt thường tập trung quanh những miệng phun khói và nước nóng dưới đáy biển.

    Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài vi khuẩn sống dưới đáy biển có thể tăng trưởng và sinh sản ngay cả trong khu vực áp suất cao và bị đun nóng đến 121 độ C. Kỷ lục chịu nóng mới này đã khiến họ phải đặt lại câu hỏi: sinh vật có thể chịu được nhiệt độ bao nhiêu.

    Loài vi khuẩn mới, có tên gọi không chính thức là Strain 121, được tìm thấy cùng nơi với hầu hết các vi khuẩn ưa nhiệt khác - cách mặt biển vài km, áp vào thành những miệng hố phun nước nóng.

    Năm ngoái, Derek Lovley, giáo sư vi trùng học tại Đại học Amherst ở Massachusetts, và cộng sự đã phân lập Strain 121 từ một miệng phun dưới đáy biển, cách bang Washington 322 km và sâu gần 2,4 km dưới Thái Bình Dương. Khi đặt chúng vào trong một thùng áp suất cao - thường được sử dụng để tiệt trùng thiết bị y tế - ở nhiệt độ 121 độ C, dòng vi khuẩn này vẫn tiếp tục tăng trưởng và sinh sôi.

    "Nhiệt độ đó đủ để giết chết tất cả các dạng sống chúng ta từng biết", Lovley nói.

    Trước kia, giới hạn nhiệt cho sự sống được xác lập là 113 độ C, một kỷ lục do nhóm vi khuẩn Pyrolobus fumarii nắm giữ. Craig Cary, một chuyên gia về vi khuẩn ưa nhiệt tại Đại học Delaware ở Lewes, cho biết phát hiện về Strain 121 là kỳ tích "không thể tin nổi". Nhưng ông cũng phỏng đoán rằng sẽ còn những vi khuẩn khác qua mặt chúng trong lĩnh vực này.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  10. #25
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Bí ẩn 'thế giới màu tím' của các loài chim


    Chim sáo đá.

    Trong khi con người chỉ nhìn được 3 loại ánh sáng là đỏ, xanh lục và xanh dương, thì chim có thêm khả năng nhạy cảm với tia cực tím. Nói cách khác, đối với chim muông, chúng ta là những kẻ mù màu.

    Philipp Heeb thuộc Đại học Lausanne(Thụy Sĩ) đã tìm hiểu về loài chim sáo đá và sơn tước, cách thức xử trí của chúng khi mang thức ăn về cho bầy con trong tổ. Vì không thể đáp ứng được tất cả trong một lần, vậy chúng chọn con nào để cho ăn trước tiên? Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chim mẹ thấy chim con từ động tác hay tiếng chiêm chiếp của chúng. Nhưng Philipp Heeb lại tìm ra tín hiệu khác mà trước đây chưa từng biết đến: Sự phân phát thức ăn thay đổi tuỳ theo cường độ phản xạ tia cực tím trên cơ thể chim con.

    Từ thập niên 1970, các nhà điểu học đã biết rằng đa số các loài chim đều có thể cảm nhận được tia cực tím, giống như nhiều loài côn trùng, nhện, cá, bò sát và cả một vài loài có vú (gặm nhấm). Võng mạc của chim có một khác biệt cơ bản: Trong khi ở người chỉ có 3 loại tế bào hình nón nhạy cảm với ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương, loại chim lại có thêm một loại tế bào nhạy cảm với tia cực tím. Con người không nhìn thấy một thế giới giống như chúng.

    Trước kia, có rất ít công trình về đề tài này, nhưng từ 10 năm nay, các chuyên gia về tập tính chim muông đã có phương tiện để nghiên cứu cái nhìn tia cực tím bằng cách phân tích cường độ bức xạ ánh sáng nhờ quang phổ kế. Và các kết quả không ngừng khiến người ta bất ngờ.

    Từ năm 1996, Andrew Bennett và Innes Cuthill ở Đại học Bristol (Anh) đã chứng minh khả năng nhìn phổ cực tím có liên quan đến việc lựa chọn bạn tình của một số loài chim. Khi gắn những dải băng phản chiếu tia cực tím cho chim nhạn biển trống, họ nhận thấy rằng chim mái thích chúng hơn những chim trống bình thường.

    Mới đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một số loài chim phát hiện được con mồi nhờ dấu vết nước tiểu phản chiếu tia cực tím. Như thế người ta khám phá những thông tin thị giác mà trước đây không ngờ tới, và chúng giải thích cho các tập tính đôi khi có thể chuyển vị sang loài khác. Trong năm vừa qua, các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện một điều thú vị: Chim sơn tước mái bị lôi cuốn nhiều hơn bởi chim trống có bộ lông phản xạ tối đa tia cực tím. Chim trống cũng cuốn hút kẻ thù hơn, và nếu chúng sống sót được là nhờ có thể chất khoẻ mạnh. Hậu duệ của chúng có nhiều khả năng cũng giống như thế và sinh sản dễ dàng hơn.

    Philipp Heeb quan tâm đến mối liên hệ cha mẹ và con cái của loài chim. Ông quan sát chim sáo đá con: "Tôi thấy rằng khoé mỏ và cả da của chim con phản xạ tia cực tím. Vậy là tôi nghĩ rằng điều đó có thể đóng một vai trò trong việc nhận biết của chim bố mẹ". Ông đã cùng với cộng sự bắt tay so sánh sự tăng trọng của chim con "bình thường" với chim con phản xạ tia cực tím. Kết quả thật rõ ràng: Những chim sáo đá con bị trét một lớp gel ngăn tia cực tím tăng trọng ít hơn chim không bị trét gel. Nói cách khác, những chú chim con "tím" nhất sẽ nhận được thức ăn từ bố mẹ nhiều hơn.

    Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể chúng dễ được bố mẹ nhận ra trong cái tổ tối tăm. Họ cũng quan sát thấy có mối liên hệ giữa độ phản xạ tia cực tím với sức đề kháng của chim con. Như thế, phổ ánh sáng này là một tiêu chí chủ yếu đối với sự sinh tồn của chim con, một sự phân biệt của thị giác mà chúng ta hoàn toàn không nhận ra.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  11. #26
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Giải mã khả năng lơ lửng của chim ruồi

    Không lớn hơn con ong mật, song chú chim ruồi tí hon có thể lơ lửng trên một bông hoa trong nhiều phút liền, nhờ vào khả năng vỗ cánh nửa giống côn trùng, nửa giống các loài chim khác.

    Chim ruồi có thể xem là dải phân cách giữa một bên là các loài chim (thu được lực nâng từ việc đập cánh xuống) với các loài côn trùng (bay lên nhờ một nửa quá trình đập cánh xuống và nửa còn lại từ quá trình vỗ cánh lên).



    Các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng công nghệ phức tạp để phân tích chuyển động của không khí xung quanh cánh chim ruồi và cung cấp thông tin chi tiết về hiện tượng bay của nó, từng bị giới hạn ở việc phỏng đoán trong suốt nhiều thập kỷ qua.

    Theo đó, chim ruồi nhận 75% lực nâng từ hiện tượng vỗ cánh xuống, 25% còn lại cung cấp từ quá trình vỗ cánh lên, nhóm nghiên cứu của Đại học Portland và Đại học bang Oregon cho biết.

    Ở tất cả các loài chim, lực nâng có được 100% nhờ vỗ cánh xuống, trong khi tỷ lệ này ở côn trùng là 50-50.

    Douglas Warrick, giáo sư động vật học tại Đại học bang Oregon, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, công trình đã cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ về hiện tượng hội tụ sinh học - những loài không có họ hàng với nhau tiến hoá những đặc điểm giống nhau để khai thác lợi thế của chúng.

    Warrick và cộng sự đã đặt những con chim háu ăn vào một kênh gió được thiết kế đặc biệt, trang bị một thiết bị laser kết nối với máy tính, làm nhiệm vụ đo sự chuyển động của các hạt dầu tí hon xoáy tít trong không khí. Thiết bị này cho phép nhóm nghiên cứu chụp được những khoảnh khắc rất ngắn trong cử động cánh của chim ruồi, khoảng 250 micro giây (một micro giây bằng một phần triệu giây).
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  12. #27
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Khám phá thú vị về cái cổ loài vật

    Trong khi nhà thẩm mỹ học nhìn các ứng viên hoa hậu dưới các vòng 1, 2, 3 thì nhà khoa học chú trọng đến khả năng tiến hoá của con người ở vòng... cổ. Bộ phận này tỏ ra có nhiều biến đổi nhất trong quá trình tiến hoá từ trước đến nay, cả ở người và động vật.

    Có thể khẳng định cổ của loài người là một trong những bộ phận có những bước tiến hoá rõ nét nhất. Không có nó, con người sẽ không đi được trên đôi chân, bộ não sẽ không có kích thước như hiện nay để giúp chúng ta gặt hái những thành quả về mặt tri thức. Trong quá trình tiến hoá hàng triệu năm, tổ tiên chúng ta đã đi thẳng lưng nhờ hai nhóm bộ phận cốt yếu trên cột sống, đó là nhóm các đốt sống cổ và thắt lưng cùng nhóm đốt sống lưng và xương cùng. Cái đầu của chúng ta giữ được thế cân bằng với thân mình nhờ sự hoàn chỉnh của cái cổ với 7 đốt sống.

    Mặt khác, sau hàng triệu năm, bộ não người cũng đã có những biến đổi nhanh chóng để thích ứng với các điều kiện sống, từ khối lượng 600 cm3 ở người Homo habilis, tăng lên 1.200 cm3 ở người Homo erectus và nay đã đến mức 1.500 cm3 ở người Homo sapiens.

    Tuy nhiên, nếu so sánh với cổ của những loài vật khác trong quá trình tiến hoá để thích nghi với các điều kiện sống khắc nghiệt thì xem ra chúng ta còn phải chấp nhận một vị thế khiêm tốn. Loài rắn chẳng hạn, khi nuốt gọn một quả trứng gà, cổ của chúng hoạt động hiệu quả như một cái hàm, những gai bên trong cổ vươn ra kết hợp với những cơ bắp ở các đốt sống cổ nghiền nát vỏ trứng, đẩy chất dịch trong trứng vào bộ máy tiêu hoá, giữ lại vỏ trứng bởi một cơ co thắt. Để đạt thành tích này, cổ của loài rắn phải trải qua hàng triệu năm tiến hoá.

    Trong đời sống thuỷ sinh, loài cá không có cổ. Cách nay 370 triệu năm, những động vật có xương sống và bốn chi bắt đầu cuộc sống trên mặt đất. Để thích ứng với môi trường mới, những con vật lưỡng cư đầu tiên đã có một mầm khớp nằm giữa sọ não và đốt sống lưng thứ nhất. Sự chinh phục môi trường trên cạn đi kèm với sự tiến hoá cần thiết của hệ hô hấp. Theo Jean Pierre Gasc, giáo sư giải phẫu học thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở Pháp, ở loài ếch nhái, không khí do chúng hít thở qua mũi đi thẳng vào khoang miệng. Chúng chỉ nuốt con mồi chứ không nhai, và phải nuốt thật nhanh, vì khi nuốt chúng phải nín thở. Ở loài bò sát, tình hình được cải thiện hơn: một vòm miệng phụ đẩy không khí vào bên trong cổ họng, đến một ống khí nằm cạnh thực quản. Ở thằn lằn, cổ phát triển, một vài đốt sống lưng biến thành đốt sống cổ. Từ đó, bộ phận này không ngừng được biến đổi cho phù hợp với nhu cầu sinh sống khi ngày càng nhiều chủng loài xuất hiện trên hành tinh. Nhiều giống rùa có cổ dài ra như cổ rắn, giúp chúng không cần nhô cả mình lên khỏi mặt nước khi bơi.


    Kền kền Sarcoramphus papa. (Indo)

    Loài kền kền vùng Amazon có tên khoa học Sarcoramphus papa được tạo hoá ban cho một khoảng cổ trụi lông để khi rúc đầu vào xác những động vật bị thối rữa, lông cổ chúng không bị dính chất bẩn và hôi thối, rất khó làm sạch. Khoảng cổ màu đỏ tươi này cũng là dấu hiệu dễ thấy nhất khi chúng đang bay trên những tán cây rừng, nhìn xuống bên dưới và nhận ra đồng loại đang quây quần bên một miếng mồi. Ở loài morse (Odobenus rosmarus), cổ của chúng có hai túi khí có thể phồng lên hay xẹp xuống tuỳ ý. Bộ phận này mở ra khí quản, giúp con đực có thể nhô đầu lên khỏi mặt nước để thở trong trường hợp bị thương hoặc chỉ đơn thuần để đánh một giấc ngủ trưa. Khi con vật đến tuổi trưởng thành, những túi khí trên còn có tác dụng của những hộp cộng hưởng để gửi tín hiệu tình yêu cho con cái.


    Khỉ hét Alouatta senjculus. (mammalogy)

    Cũng trong bản năng giao tiếp, gọi bầy, cái cổ của loài khỉ hét (Alouatta senjculus) có thể làm giật mình lạnh gáy bất cứ ai bình tĩnh nhất, bởi tiếng hét của chúng vang vọng đến 2 km rừng già. Bí ẩn của khả năng kỳ lạ này nằm ở một mẩu xương móng trong cổ chúng. Bộ phận này có thể phình to như một quả bóng, khuếch đại những âm thanh phát ra từ khí quản, khiến chúng được xếp vào một trong những loài có khả năng phát âm mạnh nhất trong thế giới loài vật.

    Loài thằn lằn Australia Chlamydosaurus kingii không hét to để phô trương sức mạnh nam tính. Mỗi khi cần chinh phục con cái, chúng căng tròn lớp da xếp nếp quanh cổ có đường kính rộng đến 30 cm, trông như một cái dù. Miệng chúng càng há to thì cái dù càng rộng. Bí ẩn của khả năng này nằm ở những nhánh sụn liên kết với các cơ ở lưỡi và hàm của chúng. Cũng trong làng ong bướm, thích tán tỉnh và tìm kiếm bạn tình, loài đà điểu có cái cổ dài 1 mét mọc trên một thân hình cao 2,7 mét. Nếu làm một cuộc so sánh để tương ứng với loài này thì cái đầu của loài người chúng ta phải cao bằng một tầm tay giơ thẳng lên trời. Một mét cổ của loài đà điểu chứa 18 đốt sống, là phương tiện biểu diễn tối ưu của chúng trong những màn trình diễn với bạn tình.


    Cò cổ rắn. (birdsofoklahoma)

    Bên cạnh những loài sử dụng cổ như một phương tiện giúp chinh phục đồng loại, một số loài nhắm đến những nhu cầu thiết thực hơn, đó là săn mồi và ăn uống. Loài cò cổ rắn (anhinga) có một cái cổ cong hình chữ S và dài kỷ lục, khiến chúng có thể xoay đầu một góc 270 độ để quan sát con mồi, đồng thời phóng nhanh cái mỏ như một dòng điện xẹt để tóm bắt đàn cá đang bơi trong nước.

    Tuy nhiên, xứng đáng nhất trong làng cổ dài có lẽ là loài hươu cao cổ. Với chiều cao 2,5 mét tính từ chân lên vai và cái cổ dài 2 m, chúng có điều kiện để ăn lá cây ở những độ cao mà không một loài nào trên mặt đất với tới. Song, mỗi lần uống nước, đầu chúng phải cúi xuống một chiều sâu 4,5 mét và có nguy cơ bị máu dồn ngập não. Chính cái cổ đã cứu chúng: mỗi lần chúi đầu uống nước, những van nhỏ nằm bên trong cổ đậy lại, ngăn không cho máu dồn xuống đầu. Khi chúng uống nước xong và ngước đầu lên cao, bộ não có nguy cơ không được cung cấp đủ máu. Lần này cứu tinh lại là trái tim. Bộ phận này tạo ra một huyết áp cao gấp 2 lần các loài vật khác, đảm bảo cho lượng máu bơm lên đầu đáp ứng được yêu cầu của não bộ.

    Chỉ bấy nhiêu đủ cho thấy sự tinh vi trong cấu tạo sinh lý của nhiều loài đáng để cho con người chúng ta phải ghen tị.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  13. #28
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Loài nào mạnh mẽ nhất?


    (globalcrossing)

    Con người tự coi mình là vua của các loài vật và là chúa tể của tự nhiên. Họ cũng thường tự hào về khả năng tình dục mạnh mẽ. Nhưng nếu biết "chiến tích" của một số loài động vật khác, hẳn họ sẽ nghĩ lại.

    Hãy bắt đầu từ những chú kangaroo của nước Australia. Trong khi đa số chúng ta đếm số lần quan hệ theo đơn vị tuần hay tháng thì kangaroo đực có thể làm chuyện ấy 5 lần trong một ngày. Tất nhiên, một số người có thể làm được hơn thế, nhưng không phải tất cả. Và ngay cả khi lấy người "mạnh mẽ" nhất để đi thi đấu thì vẫn còn kém xa so với sư tử. Sư tử đực giữ kỷ lục về số lần quan hệ trong ngày: 86 lần/24 giờ, thật không hổ danh là chúa sơn lâm.

    Bọ rùa cũng có thể được gọi là cỗ máy tình dục. Một số nhà khoa học quả quyết, chúng làm tình nhiều hơn bất kỳ một sinh vật nào trên trái đất. Tổng thời gian mỗi ngày chúng dành cho việc đó lên tới 9 giờ. Ngạc nhiên hơn, cơn cực khoái của chúng kéo dài... 1 tiếng rưỡi và có thể lặp đi lặp lại 3 lần liên tiếp. Về độ lâu, có lẽ kỷ lục thuộc về chồn zibelin. Trong khi thời gian làm tình của muỗi chỉ vỏn vẹn 2 giây, thì loài chồn này có thể thực hiện điều đó liên tục trong... 8 giờ không nghỉ.

    Nếu chúng ta so sánh khả năng của con đực theo số lần xuất tinh thì giải nhất sẽ thuộc về loài chuột đồng với 50 lần trong 1 giờ. Một tiêu chí quan trọng khác, tất nhiên là kích cỡ. Nhưng các đấng mày râu chắc chắn sẽ phải ngả mũ kính phục loài rệp châu Phi, khi biết kích thước dương vật của chúng bằng 2/3 chiều dài cơ thể.

    Còn sở thích tình dục thì sao? Có lẽ ngay cả những người có óc tưởng tượng phong phú nhất cũng chào thua khi biết những sở thích tình dục khá lạ lùng của một số loài vật. Ví dụ, bọ ngựa cái nuốt chửng con đực sau hoặc thậm chí ngay trong khi giao cấu. Bạch tuộc đực "kỷ niệm" luôn cơ quan sinh dục của mình trong cơ thể con cái sau khi xong việc, rồi nhanh chóng mọc lên một cái khác để thay thế. Đôi khi các nhà khoa học tìm thấy những món quà như vậy trong cơ thể bạch tuộc cái. Còn ốc sên có thể làm một số người kinh dị khi biết rằng loài vật này có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Khi gặp nhau, chúng tìm cách cắn đứt dương vật của nhau, con nào thua sẽ trở thành... con cái.

    Bây giờ, bạn có còn tự hào về khả năng của mình nữa hay không?
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  14. #29
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Sư tử cái sẵn sàng chia sẻ bạn tình


    Sư tử cái: Tấm gương sáng chói về ý thức bình đẳng.

    Sau 36 năm nghiên cứu trên 560 sư tử cái ở châu Phi, các nhà khoa học Mỹ cho biết, chúng không thiết lập hệ thống ngôi thứ, trong đó một "nữ chúa" sinh sản nhiều hơn những con phụ thuộc khác. Ngược lại, chúng rất bình đẳng trong cơ hội làm mẹ, chăm sóc và bảo vệ con non.

    Hiện tượng "quân bình chủ nghĩa" này rất ít thấy ở những động vật sống theo bầy đàn. Nó cũng đối lập hẳn với xu hướng tranh giành bạn tình thường thấy ở các loài thú ăn thịt khác.

    Nhà sinh thái học Craig Packer, ĐH Minnesota, Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, trong một đàn, sư tử cái thường có số lần sinh nở tương đương nhau, thậm chí chúng còn hợp tác với các con khác trong việc nuôi con. Ngược lại, các con đực không hợp tác như vậy. Chúng thiết lập ngôi thứ rõ ràng. Các xét nghiệm ADN cho thấy, sư tử chúa thường là bố của hầu hết các con non.

    Kết quả quan sát trên 31 đàn sư tử non một năm tuổi trong Công viên Quốc gia Serengeti ở Tanzania và Ngorongoro Crater cho thấy, sư tử cái trưởng thành thường sống trong nhóm cùng một số "chị em" khác để nuôi con. Trong khi sư tử đực trưởng thành tách riêng ra, sống một mình hoặc theo cặp, nhưng cũng đều trong các nhóm lớn hơn do một vị “vua” cai trị.

    Việc hợp tác giữa những con sư tử cái đem lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc con non. Một "nữ chúa" nào đó rất khó kiểm soát việc sinh sản của những con khác, bởi vì các "chị em" đều được trang bị bằng nanh nhọn và vuốt sắc và luôn sẵn sàng tấn công trở lại.

    Trong tự nhiên, đôi khi con cái phải chịu một chế độ chuyên quyền. Chỉ có một hoặc rất ít con giành hết cơ hội sinh sản. Ví dụ, ong và các loài côn trùng thường chỉ có một bà chúa duy nhất, trong khi con khác chỉ đóng vai trò như những "nhân công" phục vụ. Ở một số loài động vật hoang dã khác như chó sói, cầy mangut,… một con cái có vai trò sinh sản chính được hộ tống bởi những con dưới quyền. Ở loài linh cẩu, nhiều con cái cùng sinh sản, nhưng con đầu đàn là mắn đẻ nhất.

    Sư tử không có nữ chúa. Tất cả đều là chị em. Vì vậy khi sinh sản, chúng luôn có những “nữ hộ lý” khác chăm giúp con non và che chở cho cả đàn.

    Sư tử cái cũng không xử sự như một số giống cái khác - giết con non của "chị em". Khi sinh nở, nó rời đàn đến nơi khác, và chỉ quay lại khi con đã được vài tuần tuổi. Sau đó, những con sư tử mẹ sẽ tụ lại thành một "câu lạc bộ" để nuôi dưỡng và bảo vệ đám con chung.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  15. #30
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Xấu xí cũng hấp dẫn

    Xấu xí với một số người, nhưng lại đẹp trong mắt người khác.
    Vẻ đẹp thực sự thuộc về con mắt của khán giả. Thay cho việc thường xuyên săn đuổi những người bạn khác giới trông quyến rũ nhất, một số động vật thích kết đôi với những con mà đa số cho là xấu xí thậm tệ...

    “Những cá thể xấu xí đôi khi có thể thực hiện thiên chức tốt hơn là những con trông duyên dáng”, nhà sinh học tiến hoá Rob Brooks của Đại học New South Wales ở Sydney, Australia cho biết. Nếu điều này cũng xảy ra tương tự ở loài người, thì đã đến lúc chúng ta cần dẹp bỏ nỗi lo lắng rằng mình không đạt được những tiêu chí hoàn mỹ như của Hollywood.

    Nghiên cứu cách thức mà chim, cá và con người chọn bạn tình, nhóm khoa học nhận thấy các thành viên của cùng một loài thường có sở thích giống nhau về sự hấp dẫn. Ví dụ, những con công mái thích kết bạn với những con công đực đuôi dài, màu sắc sặc sỡ, trong khi phụ nữ luôn thích đàn ông cao. Những điểm hấp dẫn này được cho là một tín hiệu lợi thế, chẳng hạn như nâng cao cơ hội sống sót của con non.

    Brooks và đồng nghiệp đã tìm hiểu tiêu chuẩn lựa chọn ý trung nhân của những con cá khổng tước cái. Kết quả là, mặc dù tất cả các "cô nàng" đều thích con đực có những đốm to màu vàng và đuôi dài, một thiểu số trong đó vẫn thích những con đực có đốm đen. Kết quả này là một điều rất thú vị. Nó giải thích tại sao những gam màu hiếm hoi như thế vẫn tồn tại trong cộng đồng cá khổng tước.

    Theo Brooks, những nghiên cứu trước đây về vấn đề này đã thất bại vì họ chỉ tìm kiếm những đặc điểm chung mà đa phần cộng đồng đều coi là hấp dẫn. “Nhưng bạn không kết đôi với số đa phần ấy, bạn chỉ kết đôi với một người mà thôi. Đó là lý do vì sao sự hấp dẫn mang tính đặc thù. Thứ mang lại lợi ích cho một cá thể chưa chắc đã là cần thiết với cá thể khác”, Brooks nói.

    Ví dụ điển hình cho sự lựa chọn đặc thù này là các protein của hệ thống miễn dịch, gọi là phân tử MHC. Nếu được thừa hưởng MHC càng đa dạng từ bố mẹ, bạn càng được trang bị tốt hơn để chống chọi với bệnh tật. Những người đàn ông có MHC khác nhau thường có thể phân biệt những mùi khác nhau. Ở phụ nữ, ngoài khả năng nhận thấy sự khác biệt mùi vị này, họ còn có xu hướng thích mùi của những người đàn ông có MHC bù trừ với MHC của họ. Điều này khiến cho bất cứ trẻ em nào sinh ra từ một cặp vợ chồng đều có sự đa dạng MHC lớn hơn.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 123456 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Lễ hội Dương vật ở Nhật Bản
    Bởi loveactually trong diễn đàn Giáo dục giới tính.
    Trả lời: 33
    Bài viết cuối: 28-09-2009, 09:30 PM
  2. THý sInh dỰ thy HOa Hậu----vÔ tình lộ "Nội Y"
    Bởi mjlk_nO.teAr trong diễn đàn Teen....tin....
    Trả lời: 26
    Bài viết cuối: 16-07-2008, 07:18 PM
  3. Tom ang Jerry<==năm chuột xem chuột quậy
    Bởi Mr.Dancer trong diễn đàn Vui cười - Giải trí
    Trả lời: 14
    Bài viết cuối: 24-02-2008, 09:01 PM
  4. Tập một !!!!!
    Bởi nhocbuong93 trong diễn đàn Truyện chữ
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 03-02-2008, 12:06 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 16-07-2007, 12:49 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •