Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Đào tạo bản lĩnh tự khẳng định mình cho tuổi trẻ

  1. #1
    tdtl
    Khách quý

    Mặc định

    Đào tạo bản lĩnh tự khẳng định mình cho tuổi trẻ

    Thông thường, hình như người lớn thích loại con cháu “gọi dạ bảo vâng” và dường như đối với các cháu bé thì không “đức tính” nào người lớn thú vị bằng sự vâng lời. Xưa kia, trong lối mòn của đạo đức học Nho giáo thì đó là“nối tiếp, làm theo, không thay đổi (kế, thuật, vô cải). Không hiểu sao, hành vi của “em Trí Vĩnh Long”, mà người ta có cớ để gọi em là “thủ phạm phá hoại”, là “nhà dễ cháy nếu cảnh báo không ai nghe thì mình tự tay phóng hỏa cho biết tay” để do đó mà truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm ngăn chặn việc “chúng ta sẽ đào tạo ra một lớp thanh niên sống vô chính phủ, không tôn trọng nguyên tắc”, khiến cứ liên tưởng đến câu chuyện em bé 16 tuổi ở Philippines dạo nào mà báo chí đã đưa tin.


    Em được Tạp Chí “Time” trao giải nhất cuộc thi trả lời câu hỏi dành cho lứa tuổi từ 16 đến 18: “Ai là nhân vật quan trọng nhất thế kỷ XXI” với câu trả lời: “Tôi”! Tôi sẽ hét to lên điều này với tất cả thành phố nếu cần phải như vậy. Tôi cho rằng chính tôi, một học sinh trung học, là người quan trọng nhất thế kỷ. Tôi còn chưa ghi dấu ấn của mình vào lịch sử thế giới, và tôi không khao khát trở thành một Albert Einstein hay một Bill Gates khác. Bởi vì tôi chỉ muốn là tôi... Chúng ta không biết cái gì hay hơn sao? Chúng ta không thể ghi dấu ấn bằng chính con người thực sự là của mình hay sao?
    Và rồi lẩn thẩn đặt câu hỏi: liệu với chúng ta, ta có trao giải nhất cho một cô học trò 16 tuổi, tuổi của trò Trí của chúng ta nay, với câu trả lời “có vẻ ngỗ ngược” như vậy không? Thì cũng đã có dịp để kiểm nghiệm chuyện này đấy thôi. Đó là thái độ đối với “bài văn lạ” của em học sinh lớp 11 tham gia vào kỳ thi học sinh giỏi giữa tháng 3-2005 ở Hà Nội dám viết một bài văn lạc đề. Mặc dầu biết “sẽ không được điểm nào” nhưng em vẫn viết để “chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình”. Em tâm sự: “Dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình”.
    Thế rồi cũng có nhiều ý kiến khác nhau của “người lớn”, quá đà hay không thì không biết song qua đó, cũng thấy rõ quan điểm nhìn nhận về bản lĩnh tự khẳng định của tuổi học trò. Có ý kiến đanh thép lên án em bé “ngỗ ngược” dám không xúc động, dám không thích bài “Văn tế Nghiã sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Nhưng cũng có những ý kiến bảo vệ quan điểm của cô học sinh dám biểu tỏ chính kiến của mình, không tuân phục cung cách giảng dạy theo kiểu áp đặt tư duy, tùy tiện suy diễn Cung cách ấy được duy trì khá lâu, khiến nó trở thành một tập quán đáng sợ kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của tuổi trẻ. Và đáng sợ hơn nữa, cung cách ấy tập dượt một thói quen bị động trông chờ, không dám tự mình suy nghĩ để có ý kiến riêng. Bằng cách ấy, nhà trường sẽ tập dượt và khuyến khích phát triển loại nhân cách chỉ biết phục tùng, không dám có bản lĩnh ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai và “không dám là mình”.
    Lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy những nhân cách lớn, những tài năng lớn thường không cam chịu cúc cung tận tụy theo lối mòn mà luôn bung phá. Thì nhà bác học Lê Quý Đôn hồi bé đã nổi tiếng là cậu bé “rắn đầu” rất nghịch ngợm đó thôi. Để tránh trận đòn vì tội ấy, cậu đã làm bài thơ tự vịnh, trong đó toàn nói chuyện rắn: “thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, nay thét mai gầm rát cổ cha và tự hứa phải làm sao “kẻo hổ mang danh tiếng thế gia”. Và nếu hồi ấy người ta vì ngăn chặn lối sống vô chính phủ, không tôn trọng nguyên tắc của cậu thần đồng “ngỗ ngược” mà truy cứu tội danh “rắn đầu” của cậu rồi trị cho tiệt nọc, thì lịch sử nước nhà đã mất một nhà bác học lớn.
    Đấy là nói chuyện xưa. Bước vào năm 2007, thử thách và vận hội mới đang đòi hỏi bản lĩnh của con người Việt Nam trong thời đại của Iternet nối mạng toàn cầu, thế giới đang thách thức từng người và từng cá nhân đang đối diện với cả thế giới. Những ai chần chừ tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục đơn thuần của quá khứ, sẽ cảm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi mà có lẽ đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi. Cũng sẽ là quá muộn nếu không dám có những suy nghĩ táo bạo, những tìm tòi mạnh dạn, những bung phá sáng tạo để tìm ra những bước đi và cách đi phù hợp với thực tế của đất nước. Những phẩm chất đó đang được ươm mầm và sinh sôi nảy nở trong thế hệ trẻ, nguồn sinh lực bất tận của dân tộc. “Nguyên khí quốc gia” không thể tìm ở đâu khác ngoài nguồn sinh khí vô tận đó. Thế nhưng công việc to tát đó lại khởi nguồn từ những việc hàng ngày, những chuyện của “đời thường” mộc mạc không tô son vẽ phấn. Từ những chuyện nhỏ, những “nghịch lý” của đời thường ấy lại ẩn chứa những chân lý đang cần tìm tòi, phát hiện, những tiềm năng cần được tạo điều kiện để bừng nở thành khả năng hành động. Cũng có nghĩa phải thấy được những điều kỳ diệu sẽ nảy nở từ những “nghịch lý”, kể cả những chuyện “ngỗ ngược” trong quá trình được vượt qua để thực hiện sự phát triển.

    Tương Lai

    ---
    http://www.tiasang.com.vn/news?id=1281

    Cái chủ đề này cũ mèm rồi,vấn đề tác giả Tương Lai đưa ra cũng không có gì mới,Mình cũng không đồng ý hoàn toàn với tác giả ở một vài điểm cụ thể.Nhưng mà vấn đề mà tác giả đưa ra là tuổi trẻ chúng ta chưa đủ bản lĩnh tự khẳng định mình.Điều này là đúng.So sánh thanh niên VN với thanh niên các nước khác,18 tuổi,thanh niên VN kém nhiều thứ.

    Chúng ta chưa thể độc lập về tài chính nên chưa thể có cuộc sống độc lập.(Với phần lớn SV).Thậm chí về tình cảm cũng chưa phải là đã có thể độc lập hoàn toàn.

    Tôi không muốn nói nhiều về sự yếu kém của tôi và các bạn.Tôi chỉ muốn đặt lại câu hỏi này,có thể cũ,nhưng tôi thấy không phải vị lãnh đạo nào đã trả lời cho ngọn ngành.

    Vậy mục đích của GD phổ thông là gì ?(Tôi chỉ xin giới hạn vấn đề trong phạm vi này thôi).Tôi không muốn phê phán cái cách học kiểu luyện thi của các trường nữa.Cái mà tôi thường nghĩ thời học cấp 3 (Và người ta cũng khuyến khích tôi nghĩ thế) là đi học để lấy kiến thức hóa ra lại không phải.Hay nói đúng hơn,học để lấy kiến thức gì.Những thứ dạy trong sách vở ?Không phải.Cái đó cần nhưng không phải là mục đích chính.

    Mục đích chính của GD phổ thông là đào tạo một thanh niên thành một công dân.(Mục đích đào tạo của GD Đại Học là đào tạo ra người lao động).Một thanh niên 18 tuổi hiểu quyền của mình,hiểu nghĩa vụ của mình đối với xã hội.Và do không nhận thức được điều này nên tôi cảm thấy mình còn thiếu quá nhiều thứ để tạo lập một cuốc sống độc lập. (là cơ sở của Tự Do,Hạnh Phúc).

    Tôi nói điều này với một niềm tin các bạn học sinh cấp 3 HVT bây giờ đã rất khác,rất năng động.Nhưng tôi vẫn có cảm giác rằng,các thầy cô,các "bậc cha mẹ" vẫn chưa hiểu được học cần "dạy" cái gì cho con trẻ:
    - Ừ,thi quốc gia thì các bạn trong cùng 1 đội thì nên "đoàn kết".Ừ,thi tốt nghiệp thì cũng nên "giúp đỡ" các em chút ít.
    -Nhìn thái độ của giám thị coi thi,có gì mà các em học sinh không hiểu được đã có gì đằng sau?

    Nhưng xin thưa,lòng trung thực là điều cơ bản để 1 người thanh niên trở thành một người công dân tốt.Không 100% tốt nghiệp thì đã sao,không 80% vào đại học thì đã sao.Bởi đấy đâu phải là mục đích của GD phổ thông.Liệu 100% tốt nghiệp kia,mấy kẻ là người có thể vỗ ngực mình đã trở thành 1 người trưởng thành,1 công dân của xã hội rộng lớn ngoài kia.

    18 tuổi,thanh niên Nhật đón cái lễ trưởng thành,18 tuổi,thanh niên VN đón chào cuộc đời bằng sự thiếu tự tín trong cuộc sống.

    Tôi mong mọi người hãy suy nghĩ.Tôi xin nhắc lại.Mục đích đào tạo PT là tạo ra 1 người công dân.Mục đích đào tạo ở ĐH mới là tạo ra người lao động.Cái nào cần cho 1 công dân,cái nào cần hơn cho 1 người lao động.Chắc mọi người hiểu.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

    Các bài viết cùng chuyên mục:

    Lần sửa cuối bởi datgs, ngày 25-04-2007 lúc 03:40 PM.

  2. Đã có 2 người nói lời cảm ơn.


  3. #2
    Thành viên gắn bó
    Ngày tham gia
    06-02-2009
    Tuổi
    37
    Bài viết
    560
    Cảm ơn
    364
    Đã được cảm ơn 316 lần ở 163 bài viết

    Mặc định Re: Đào tạo bản lĩnh tự khẳng định mình cho tuổi trẻ

    Trích dẫn Gửi bởi tdtl Xem bài viết
    Đào tạo bản lĩnh tự khẳng định mình cho tuổi trẻ

    Thông thường, hình như người lớn thích loại con cháu “gọi dạ bảo vâng” và dường như đối với các cháu bé thì không “đức tính” nào người lớn thú vị bằng sự vâng lời. Xưa kia, trong lối mòn của đạo đức học Nho giáo thì đó là“nối tiếp, làm theo, không thay đổi (kế, thuật, vô cải). Không hiểu sao, hành vi của “em Trí Vĩnh Long”, mà người ta có cớ để gọi em là “thủ phạm phá hoại”, là “nhà dễ cháy nếu cảnh báo không ai nghe thì mình tự tay phóng hỏa cho biết tay” để do đó mà truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm ngăn chặn việc “chúng ta sẽ đào tạo ra một lớp thanh niên sống vô chính phủ, không tôn trọng nguyên tắc”, khiến cứ liên tưởng đến câu chuyện em bé 16 tuổi ở Philippines dạo nào mà báo chí đã đưa tin.


    Em được Tạp Chí “Time” trao giải nhất cuộc thi trả lời câu hỏi dành cho lứa tuổi từ 16 đến 18: “Ai là nhân vật quan trọng nhất thế kỷ XXI” với câu trả lời: “Tôi”! Tôi sẽ hét to lên điều này với tất cả thành phố nếu cần phải như vậy. Tôi cho rằng chính tôi, một học sinh trung học, là người quan trọng nhất thế kỷ. Tôi còn chưa ghi dấu ấn của mình vào lịch sử thế giới, và tôi không khao khát trở thành một Albert Einstein hay một Bill Gates khác. Bởi vì tôi chỉ muốn là tôi... Chúng ta không biết cái gì hay hơn sao? Chúng ta không thể ghi dấu ấn bằng chính con người thực sự là của mình hay sao?
    Và rồi lẩn thẩn đặt câu hỏi: liệu với chúng ta, ta có trao giải nhất cho một cô học trò 16 tuổi, tuổi của trò Trí của chúng ta nay, với câu trả lời “có vẻ ngỗ ngược” như vậy không? Thì cũng đã có dịp để kiểm nghiệm chuyện này đấy thôi. Đó là thái độ đối với “bài văn lạ” của em học sinh lớp 11 tham gia vào kỳ thi học sinh giỏi giữa tháng 3-2005 ở Hà Nội dám viết một bài văn lạc đề. Mặc dầu biết “sẽ không được điểm nào” nhưng em vẫn viết để “chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình”. Em tâm sự: “Dường như học sinh bọn em chỉ có quyền thích, chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình”.
    Thế rồi cũng có nhiều ý kiến khác nhau của “người lớn”, quá đà hay không thì không biết song qua đó, cũng thấy rõ quan điểm nhìn nhận về bản lĩnh tự khẳng định của tuổi học trò. Có ý kiến đanh thép lên án em bé “ngỗ ngược” dám không xúc động, dám không thích bài “Văn tế Nghiã sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Nhưng cũng có những ý kiến bảo vệ quan điểm của cô học sinh dám biểu tỏ chính kiến của mình, không tuân phục cung cách giảng dạy theo kiểu áp đặt tư duy, tùy tiện suy diễn Cung cách ấy được duy trì khá lâu, khiến nó trở thành một tập quán đáng sợ kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của tuổi trẻ. Và đáng sợ hơn nữa, cung cách ấy tập dượt một thói quen bị động trông chờ, không dám tự mình suy nghĩ để có ý kiến riêng. Bằng cách ấy, nhà trường sẽ tập dượt và khuyến khích phát triển loại nhân cách chỉ biết phục tùng, không dám có bản lĩnh ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai và “không dám là mình”.
    Lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy những nhân cách lớn, những tài năng lớn thường không cam chịu cúc cung tận tụy theo lối mòn mà luôn bung phá. Thì nhà bác học Lê Quý Đôn hồi bé đã nổi tiếng là cậu bé “rắn đầu” rất nghịch ngợm đó thôi. Để tránh trận đòn vì tội ấy, cậu đã làm bài thơ tự vịnh, trong đó toàn nói chuyện rắn: “thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, nay thét mai gầm rát cổ cha và tự hứa phải làm sao “kẻo hổ mang danh tiếng thế gia”. Và nếu hồi ấy người ta vì ngăn chặn lối sống vô chính phủ, không tôn trọng nguyên tắc của cậu thần đồng “ngỗ ngược” mà truy cứu tội danh “rắn đầu” của cậu rồi trị cho tiệt nọc, thì lịch sử nước nhà đã mất một nhà bác học lớn.
    Đấy là nói chuyện xưa. Bước vào năm 2007, thử thách và vận hội mới đang đòi hỏi bản lĩnh của con người Việt Nam trong thời đại của Iternet nối mạng toàn cầu, thế giới đang thách thức từng người và từng cá nhân đang đối diện với cả thế giới. Những ai chần chừ tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục đơn thuần của quá khứ, sẽ cảm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi mà có lẽ đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi. Cũng sẽ là quá muộn nếu không dám có những suy nghĩ táo bạo, những tìm tòi mạnh dạn, những bung phá sáng tạo để tìm ra những bước đi và cách đi phù hợp với thực tế của đất nước. Những phẩm chất đó đang được ươm mầm và sinh sôi nảy nở trong thế hệ trẻ, nguồn sinh lực bất tận của dân tộc. “Nguyên khí quốc gia” không thể tìm ở đâu khác ngoài nguồn sinh khí vô tận đó. Thế nhưng công việc to tát đó lại khởi nguồn từ những việc hàng ngày, những chuyện của “đời thường” mộc mạc không tô son vẽ phấn. Từ những chuyện nhỏ, những “nghịch lý” của đời thường ấy lại ẩn chứa những chân lý đang cần tìm tòi, phát hiện, những tiềm năng cần được tạo điều kiện để bừng nở thành khả năng hành động. Cũng có nghĩa phải thấy được những điều kỳ diệu sẽ nảy nở từ những “nghịch lý”, kể cả những chuyện “ngỗ ngược” trong quá trình được vượt qua để thực hiện sự phát triển.

    Tương Lai

    ---
    http://www.tiasang.com.vn/news?id=1281

    Cái chủ đề này cũ mèm rồi,vấn đề tác giả Tương Lai đưa ra cũng không có gì mới,Mình cũng không đồng ý hoàn toàn với tác giả ở một vài điểm cụ thể.Nhưng mà vấn đề mà tác giả đưa ra là tuổi trẻ chúng ta chưa đủ bản lĩnh tự khẳng định mình.Điều này là đúng.So sánh thanh niên VN với thanh niên các nước khác,18 tuổi,thanh niên VN kém nhiều thứ.

    Chúng ta chưa thể độc lập về tài chính nên chưa thể có cuộc sống độc lập.(Với phần lớn SV).Thậm chí về tình cảm cũng chưa phải là đã có thể độc lập hoàn toàn.

    Tôi không muốn nói nhiều về sự yếu kém của tôi và các bạn.Tôi chỉ muốn đặt lại câu hỏi này,có thể cũ,nhưng tôi thấy không phải vị lãnh đạo nào đã trả lời cho ngọn ngành.

    Vậy mục đích của GD phổ thông là gì ?(Tôi chỉ xin giới hạn vấn đề trong phạm vi này thôi).Tôi không muốn phê phán cái cách học kiểu luyện thi của các trường nữa.Cái mà tôi thường nghĩ thời học cấp 3 (Và người ta cũng khuyến khích tôi nghĩ thế) là đi học để lấy kiến thức hóa ra lại không phải.Hay nói đúng hơn,học để lấy kiến thức gì.Những thứ dạy trong sách vở ?Không phải.Cái đó cần nhưng không phải là mục đích chính.

    Mục đích chính của GD phổ thông là đào tạo một thanh niên thành một công dân.(Mục đích đào tạo của GD Đại Học là đào tạo ra người lao động).Một thanh niên 18 tuổi hiểu quyền của mình,hiểu nghĩa vụ của mình đối với xã hội.Và do không nhận thức được điều này nên tôi cảm thấy mình còn thiếu quá nhiều thứ để tạo lập một cuốc sống độc lập. (là cơ sở của Tự Do,Hạnh Phúc).

    Tôi nói điều này với một niềm tin các bạn học sinh cấp 3 HVT bây giờ đã rất khác,rất năng động.Nhưng tôi vẫn có cảm giác rằng,các thầy cô,các "bậc cha mẹ" vẫn chưa hiểu được học cần "dạy" cái gì cho con trẻ:
    - Ừ,thi quốc gia thì các bạn trong cùng 1 đội thì nên "đoàn kết".Ừ,thi tốt nghiệp thì cũng nên "giúp đỡ" các em chút ít.
    -Nhìn thái độ của giám thị coi thi,có gì mà các em học sinh không hiểu được đã có gì đằng sau?

    Nhưng xin thưa,lòng trung thực là điều cơ bản để 1 người thanh niên trở thành một người công dân tốt.Không 100% tốt nghiệp thì đã sao,không 80% vào đại học thì đã sao.Bởi đấy đâu phải là mục đích của GD phổ thông.Liệu 100% tốt nghiệp kia,mấy kẻ là người có thể vỗ ngực mình đã trở thành 1 người trưởng thành,1 công dân của xã hội rộng lớn ngoài kia.

    18 tuổi,thanh niên Nhật đón cái lễ trưởng thành,18 tuổi,thanh niên VN đón chào cuộc đời bằng sự thiếu tự tín trong cuộc sống.

    Tôi mong mọi người hãy suy nghĩ.Tôi xin nhắc lại.Mục đích đào tạo PT là tạo ra 1 người công dân.Mục đích đào tạo ở ĐH mới là tạo ra người lao động.Cái nào cần cho 1 công dân,cái nào cần hơn cho 1 người lao động.Chắc mọi người hiểu.
    Bạn này.........
    nói giống mình thế
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Phản diện đề nghị ko xem về đêm kẻo mất ngủ em ko chịu trách nhiệm^_^
    Bởi mickyhappy trong diễn đàn Album Ảnh tổng hợp
    Trả lời: 33
    Bài viết cuối: 19-10-2008, 10:18 PM
  2. Việt Nam - người làm toán là kẻ ăn hại, tự sướng???
    Bởi là lá la trong diễn đàn Toán học
    Trả lời: 17
    Bài viết cuối: 15-09-2008, 04:02 AM
  3. Nự tặc bắt hổ trên đồi cảnh dương =))
    Bởi SevenLove™ trong diễn đàn Góc hài hước
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 20-05-2008, 03:32 PM
  4. Tâm sự chia sẻ những cảm xúc-Trực tuyến
    Bởi TDMountain trong diễn đàn Giáo dục giới tính.
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 22-01-2008, 05:09 PM
  5. SHAPE OF MY HEART-Thương hiệu đã đc khẳng định
    Bởi Sagi trong diễn đàn Nhạc quốc tế
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 10-01-2007, 09:01 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •