Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 16 đến 30 của 38

Chủ đề: Khám phá mới về Thiên văn học

  1. #16
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Vũ trụ sơ sinh là... chất lỏng


    Giả thuyết mới cho biết trong phần triệu giây đầu tiên, vũ trụ là một dạng súp nóng đậm đặc các hạt quark và những hạt hạ nguyên tử khác. Trong 10 phần nghìn giây, vũ trụ nở rộng và lạnh đi đến mức các hạt quark cùng với các hạt khác gọi là gluon đóng băng lại thành các hạt nhân như proton và neutron.

    Sử dụng một máy bắn phá hạt cực mạnh, các nhà khoa học hôm qua tuyên bố đã tạo ra một dạng vật chất mới - một thứ chất lỏng nóng bỏng, đậm đặc gồm các hạt nguyên tử cơ bản - và cho biết vũ trụ sơ sinh trông giống như vậy, nhưng trong khoảng thời gian cực, cực ngắn.

    Theo giả thuyết của họ, trong vòng một phần nhỏ giây sau Big Bang, tất cả vật chất đều ở dạng chất lỏng này, gọi là plasma quark-gluon, chứ không phải dạng khí dễ cháy như những phỏng đoán lâu nay.

    "Chúng tôi tìm thấy một trạng thái mới của vật chất", Sam Aronson, trợ lý giám đốc thí nghiệm về vật lý hạt nhân và năng lượng cao tại Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, nói trong cuộc gặp của Hiệp hội vật lý Mỹ. "Chúng tôi cho rằng mình đã nhìn thấy sự kiện xảy ra trong vũ trụ 13 tỷ năm trước, khi mà các hạt quark và gluon tự do lạnh đi, hoá thành những hạt như chúng ta thấy ngày nay".

    Plasma quark-gluon được tạo ra trong Relativistic Heavy Ion Collider - một báy bắn nguyên tử rất mạnh tại Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven ở Upton, New York. Trái với dự đoán, plasma này thể hiện tính chất như một chất lỏng thực sự của các quark, chứ không phải dạng khí.

    Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu bắn hai ion vàng vào nhau ở tốc độ cực cao, rất gần với tốc độ ánh sáng. Vụ va chạm mạnh đến mức lực hạt nhân mạnh (có tác dụng liên kết các quark thành proton và neutron) trở nên yếu đi, cho phép các quark rời nhau ra đi tự do (thông thường, các hạt quark gắn với nhau và không thể đo được trực tiếp).

    Ở nhiệt độ nóng gấp 10.000 lần so với nhiệt độ mặt trời, và chỉ với vài nghìn hạt, các nhà vật lý phỏng đoán các quark sẽ bay lơ lửng giống như chất khí. Song họ đã nhầm, thực tế, các quark phản ứng như một chất lỏng thực thụ, di chuyển theo nhau giống như một luồng cá, không hề có xáo trộn hay các chuyển động ngẫu nhiên.

    Kết quả ngoài dự đoán này có liên quan tới một lĩnh vực khác của vật lý, có tên gọi lý thuyết dây. Lý thuyết này cố gắng giải thích các đặc tính của vũ trụ theo 10 chiều, thay vì chỉ có 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian như chúng ta thường cảm nhận. Các chuyên gia cho rằng những tính toán của lý thuyết dây mô tả tác động của lực hấp dẫn gần một hố đen có thể giải thích cho sự di chuyển của các quark trong một plasma quark-gluon.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  2. #17
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Du lịch xuyên thời gian là không tưởng


    Các ống thời gian làm méo khung vũ trụ.

    Bước qua cánh cửa thần của Doremon, bạn đã có mặt ở một thế giới khác. Ý tưởng này quen đến mức bạn đinh ninh nó sắp ra đời đến nơi. Song các nhà khoa học cho biết, việc sử dụng "ống thời gian" để đi xuyên từ một điểm này tới điểm khác trong thiên hà có thể không bao giờ thành hiện thực.

    Về lý thuyết, các kênh vận chuyển, còn được gọi là các ống thời gian hay wormhole, từng được xem là phương án khả thi nhất để chế tạo một chiếc máy thời gian. Những "đường tắt" không gian - nối hai điểm ở hai vị trí khác nhau trong vũ trụ này - là sản phẩm của các nhà văn viễn tưởng, đồng nghĩa với khả năng du lịch xuyên thời gian và gạt bỏ được trở ngại là vận tốc giới hạn của ánh sáng.

    Tuy nhiên, phân tích của hai nhóm khoa học mới đây cho thấy, ý tưởng xây dựng những wormhole như vậy dường như đang bị lung lay.

    Một phép ngoại suy quen thuộc - thường được dùng để hình dung về hiện tượng này - là tạo ra hai cái lỗ ở hai đầu đối diện của một tờ giấy, tượng trưng cho hai điểm khác nhau trong vũng trụ. Một người nào đó có thể uốn cong tờ giấy sao cho hai điểm ở cách xa nhau này áp vào nhau.

    Nếu có thể uốn cong không - thời gian theo cách tương tự, chúng ta có thể bước qua khoảng không nối giữa hai cái lỗ (wormhole) và hiện ra ở vị trí bên kia, rất xa chúng ta về thời gian hoặc khoảng cách. Hai đầu loe ra của wormhole còn được gọi là họng. Có ý kiến cho rằng wormhole có thể cứ mở mãi như thế nếu chúng ta đổ đầy họng của nó một thành phần có tên gọi vật chất lạ.

    Thứ vật chất này quả thực lạ, và để giải thích nó các nhà khoa học phải bỏ qua các định luật vật lý cổ điển để tới thế giới của cơ học lượng tử. Vật chất lạ đẩy nhau bởi trọng lực, thay vì hút nhau, và được xem là có năng lượng âm, nghĩa là nhỏ hơn cả năng lượng của một không gian rỗng.

    Nhưng theo một nghiên cứu mới đây của Stephen Hsu và Roman Buniy, đại học Oregon, Mỹ, phương pháp xây dựng ống thời gian này có sơ hở chết người. Trong một bài báo đăng trên arXiv, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu một dạng wormhole, mà ở đó "ống thời gian" cho thấy chỉ có những sai lệch nhỏ so với các định luật vật lý cổ điển.

    Những wormhole "bán cổ điển" này là hình thức du lịch thời gian đáng giá nhất, vì chúng cho phép các nhà du hành dự đoán vị trí và thời điểm họ sẽ hiện ra. Chúng hoàn toàn được điều khiển bởi các định luật của cơ học lượng tử, có thể vận chuyển những trọng lượng tới một không gian và thời gian cho trước.

    Tính toán của nhóm nghiên cứu tại Oregon cho thấy một wormhole được tạo thành từ vật chất lạ, trong không - thời gian bán cổ điển sẽ không bền vững.

    Kết quả này phụ thuộc một phần vào một bài báo trước đó, trong đó Hsu và Buniy tranh luận rằng những hệ thống vi phạm vào một nguyên lý vật lý (được biết đến với tên gọi Điều kiện năng lượng vô hiệu) sẽ trở nên không bền vững.

    "Chúng tôi không nói rằng bạn không thể chế tạo một wormhole. Nhưng những thứ giống như cái mà bạn định xây dựng sẽ bị phân rã", tiến sĩ Hsu nói.

    Trong một nghiên cứu độc lập, Chris Fewster thuộc Đại học York (Anh) và Thomas Roman, thuộc Đại học trung tâm bang Connecticut (Mỹ) đã tìm hiểu một cách tiếp cận khác để giải quyết những nghi vấn về wormhole. Trong số nhiều chi tiết, nhóm tập trung phân tích tính khả thi của đề xuất cho rằng: họng của wormhole có thể được mở ra bằng một lượng nhỏ bất kỳ vật chất lạ.

    Tính toán của Fewster và Roman cho thấy, ngay cả khi xây dựng được một ống thời gian như vậy, họng của nó có thể quá bé cho việc du lịch xuyên thời gian.

    Về lý thuyết, người ta có thể điều chỉnh hình học của wormhole sao cho họng của nó trở nên đủ lớn để một người lọt qua, Fewster nói. Nhưng để xây dựng một wormhole với họng đủ lớn để nhét vừa một proton, người ta sẽ phải nới nó ra 300 lần, còn một wormhole cho người chui lọt cần điều chỉnh lên 600 lần.

    "Thực tế không kỹ sư nào làm nổi điều đó", các nhà nghiên cứu nói.

    Tuy nhiên, vẫn còn có những quan điểm ủng hộ cho ý tưởng ống du lịch xuyên thời gian. Một nhà vật lý cho biết họ có thể chỉ ra sai sót trong các kết luận của Hsu và Buniy. "Điều kiện năng lượng vô hiệu có thể xảy ra trong vài tình huống", họ cho biết. Thách thức thực sự ở đây là bằng cách nào để tạo ra những ống thời gian đủ lớn để có ý nghĩa thực tế, họ lập luận.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  3. #18
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Những câu hỏi khoa học chưa được giải đáp

    Vũ trụ được làm bằng gì? Đâu là nền tảng sinh học của ý thức? Tuổi thọ con người có thể kéo dài bao lâu? Đó chỉ là một vài trong hàng loạt câu hỏi chưa có lời giải được đưa ra trong tạp chí Science số tháng 7 nhân kỷ niệm 125 năm hoạt động.

    "Để nêu bật những vấn đề điển hình nhất, các câu hỏi vừa phải đủ hóc búa, đủ thách thức và đủ mời mọc mọi người cùng tham gia suy ngẫm", tổng biên tập Donald Kennedy phát biểu.



    Sau đây là 10 câu nổi bật trong Science số này:

    Vũ trụ được làm bằng gì?

    Trong những thập kỷ gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng vật chất thông thường tạo nên các ngôi sao, hành tinh và thậm chí con người chỉ chiếm 5% trong tất cả mọi thứ của vũ trụ. Số còn lại là vật chất tối, năng lượng tối, những hiện tượng mà các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu.

    Đâu là nền tảng sinh học của ý thức?

    Vào thế kỷ 17, nhà triết lý và toán học René Descartes của Pháp tuyên bố rằng đầu óc và cơ thể con người hoàn toàn tách biệt. Điều này đã gây ra cuộc tranh cãi về bản chất của ý thức trong các nhà triết học khác.

    Ngày nay, các nhà khoa học lại đưa ra một luận điểm rằng ý thức nảy sinh từ các đặc tính và cấu trúc thần kinh trong não. Các cuộc thí nghiệm nhằm tìm ra những đặc điểm này mới chỉ bắt đầu.

    Tuổi thọ con người có thể kéo dài bao lâu?

    Các cuộc thí nghiệm về việc kéo dài tuổi thọ ở men, giun và chuột đã thuyết phục một số nhà khoa học rằng con người cũng sẽ đến lúc kỷ niệm ngày sinh nhật thứ hàng trăm. Các nhà khoa học khác lại nói rằng cuộc sống của con người sẽ bị giới hạn hơn. Cho dù đúng hay không, triển vọng của việc kéo dài tuổi thọ con người sẽ "có những tác động xã hội sâu sắc", nhà nghiên cứu Jennifer Couzin nhận định.

    Nhân trái đất hoạt động thế nào?

    Giả thuyết mang tính cách mạng rằng vỏ trái đất được chia thành nhiều mảnh nhỏ chen chúc nhau trên bề mặt hành tinh chúng ta vẫn còn quá đơn giản. "Còn thêm 6.300 km sắt đá ở dưới các mảng thạch quyển liên tục xáo trộn tạo nên sự hoạt động nhiệt bên trong", Richard A. Kerr viết.

    Khi các nhà khoa học tìm hiểu bên trong trái đất bằng các công cụ phức tạp hơn, họ tìm thấy bộ máy quả đất còn phức tạp hơn nhiều ở bên dưới chiếc vỏ.

    Chúng ta có cô độc trong vũ trụ?

    Các tính toán khoa học nói rằng không: Có hàng trăm tỷ vì sao trong dải thiên hà của chúng ta - Milky Way, và còn hàng trăm tỷ thiên hà khác trong vũ trụ. Gần với ta nhất, các nhà khoa học đã phát hiện được 150 hành tinh quay quanh các ngôi sao.

    Tóm lại, các nhà khoa học cho rằng vũ trụ đầy rẫy những nơi đủ điều kiện để cuộc sống thông minh phát triển. "Vấn đề là khi nào, và liệu có khi nào chúng ta có đủ kỹ thuật để vươn xa và chạm vào những nền văn minh đó", Richard A. Kerr nói.

    Sự sống trên trái đất bắt nguồn từ đâu và như thế nào?

    Các cuộc thí nghiệm gần đây cho thấy sự sống đầu tiên trên trái đất có thể bắt nguồn từ ARN - chứ không phải ADN và các protein cần thiết cho mọi sinh vật sống ngày nay.

    Khi các nhà khoa học tập trung tìm hiểu mô hình này, thì một số khác lại chuyển sang tìm hiểu trái đất không sự sống đã sinh ra thế giới RNA như thế nào. Các nhà nghiên cứu khác lại tranh cãi tại đâu mà những sự sống và cái chết này gặp nhau. Ở sâu dưới các lỗ thông hơi dưới đại dương, vực thuỷ triều, biển băng? Hay các vi khuẩn từ sao Hoả đã được đưa tới trái đất 4 tỷ năm trước?

    Có thể tìm ra văcxin HIV hiệu quả?

    Các nhà nghiên cứu đã xác định virus HIV là nguyên nhân của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) 2 thập kỷ trước. Từ đó đến nay, công cuộc tìm kiếm văcxin hiệu quả cho căn bệnh truyền nhiễm chết người này đã nhận được nhiều ngân sách hơn bất cứ loại vắcxin nào trong lịch sử.

    Và công cuộc tìm kiếm, khai thác những biện pháp cải tiến hơn, vẫn tiếp tục. Những người hoài nghi cho rằng sẽ không bao giờ tìm ra được văcxin. Cho dù có thành công, chúng cũng sẽ trở nên vô giá trị trước sự biến đổi khôn lường của virus.

    Thế giới nhà kính sẽ nóng đến mức độ nào?

    Các nhà khoa học biết rõ rằng thế giới đang nóng dần lên và con người là nguyên nhân của hầu hết sự biến đổi khí hậu này. Nhưng họ còn biết ít hơn về việc trái đất sẽ ấm lên bao nhiêu khi lượng khí thải nhà kính dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong thế kỷ này.

    Các mô hình nghiên cứu cho thấy trái đất sẽ tăng lên ít nhất 1,5 độ C và có thể lên tới 11 độ C. Cần phải có một biện pháp nghiên cứu hiện đại hơn nữa để dự đoán được nhiệt độ trong tương lai.

    Cái gì có thể thay thế dầu? Khi nào?

    Giá dầu và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng gia tăng. Trữ lượng dầu vẫn tiếp tục thu nhỏ và các tảng băng thì đang tan chảy. Đã đến thời điểm chín muồi để con người chuyển từ dầu sang một nguồn năng lượng khác. Các nguồn năng lượng thay thế thì sẵn có nhưng cần phải được khai thác và xử lý sao cho hiệu quả để thay thế được dầu. Những tiến bộ trong ngành công nghiệp nano có thể là câu trả lời. Nhưng liệu chúng có ra đời kịp thời để tránh được sự khủng hoảng năng lượng?

    Liệu Malthus có tiếp tục sai?

    Năm 1798, nhà kinh tế học người Anh Thomas Malthus đã tuyên bố rằng sự tăng trưởng dân số thế giới sẽ luôn luôn được kìm hãm, do bị khống chế bởi chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật và các tai hoạ khác. Hơn 2 thế kỷ sau, dân số toàn cầu đã tăng gấp 6, lên hơn 6 tỷ người, phá vỡ mọi phỏng đoán của Malthus. Các nhà nhân khẩu học dự đoán rằng dân số thế giới sẽ còn đạt 10 tỷ người vào năm 2100. Liệu xu hướng này có được ngăn chặn? Một trong những thách thức của nó là làm sao chuyển đổi xã hội sang một cơ chế tiêu dùng và phát triển bền vững hơn, Erik Stokstad nhận định.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  4. #19
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Hành tinh có... 3 mặt trời


    Nếu theo quan điểm thông thường của chúng ta, hành tinh này không thể tồn tại với 3 "mặt trời" trên đầu được.

    Các nhà khoa học vừa khám phá ra một hành tinh tương tự sao Mộc, nhưng nằm trong một hệ tam sao kỳ dị. Phát hiện này đã thách thức các lý thuyết về sự thành tạo hành tinh.

    Hệ ba mặt trời này có tên gọi HD 188753, nằm trong chòm sao Cygnus. Cùng với hành tinh trên, chúng ở cách trái đất 149 năm ánh sáng, và đứng gần nhau như thể mặt trời của chúng ta gần với sao Thổ. Nếu bạn đứng trên bề mặt hành tinh đó, bạn sẽ thấy ba "mặt trời" trên đầu, mặc dù quỹ đạo trung tâm là xung quanh ngôi sao vàng lớn nhất.

    Trong cách nghĩ truyền thống, những hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc thường được hình thành trong một cái đĩa khí và vật chất đậm đặc, nằm cách sao mẹ ít nhất 3 đơn vị thiên văn, hay 3 lần khoảng cách giữa mặt trời và trái đất. Ở khoảng cách xa như vậy mới có đủ khoảng trống để các vật liệu rắn co cụm lại với nhau, hình thành nhân, và từ đó thu hút các khí xung quanh, tạo thành một hành tinh khổng lồ.

    Sau khi những hành tinh này ra đời, chúng mới di chuyển vào phía trong để tạo ra những quỹ đạo rất gần sao mẹ như ta thấy ngày nay.

    Song nếu sao mẹ có bạn đồng hành quá gần, lực hút của chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sự hình thành đĩa vật liệu hành tinh xung quanh sao trung tâm. Trong trường hợp của hệ tam sao HD 188753, hai ngôi sao đi kèm sẽ "ăn bớt" chiếc đĩa vật liệu quanh ngôi sao chính, tới bán kính chỉ còn 1,3 đơn vị thiên văn, và chẳng chừa chỗ nào cho hành tinh ra đời cả.

    "Bằng cách nào hành tinh có thể hình thành trong điều kiện phức tạp đó là một điều rất khó hiểu", tiến sĩ Maciej Konacki, từ Viện Công nghệ California, nhận xét. "Tôi tin rằng có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về quá trình hình thành các hành tinh khổng lồ".

    Phát hiện này có thể dẫn giới khoa học tới việc tìm kiếm các hành tinh ở những vị trí mới.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  5. #20
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Phát hiện hệ sao đôi khối lượng cực thấp


    Hệ sao lùn mới tìm thấy.

    Một nhóm nghiên cứu quốc tế vừa khám phá ra một hệ sao lùn khối lượng cực thấp cách trái đất 58,6 năm ánh sáng. Tiến sĩ Phan Bảo Ngọc (Giảng viên Đại học sư phạm Huế) và các cộng sự là tác giả của phát hiện này.

    Tiến sĩ Phan Bảo Ngọc (nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Thiên văn và Thiên văn Vật lý, Đài Loan) và các cộng sự Eduardo Martín, Celine Reylé, Thierry Forveille và Jeremy Lim đã tìm thấy hệ sao trên khi quan sát tại kính thiên văn thế hệ mới ở Đài quan sát châu Âu, Chilê.

    Khoảng cách giữa sao mẹ và sao con của hệ này là 33 AU (1AU bằng khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời), gấp 3,3 lần khoảng cách cực đại được tiên đoán bởi lý thuyết "sự phụt ra" là 10 AU. Lý thuyết "sự phụt ra" là một trong những lý thuyết chính giải thích về sự hình thành của các loại sao lùn khối lượng cực thấp này.

    Khám phá trên của nhóm các tác giả đã chỉ ra rằng, hoặc tiên đoán của lý thuyết trên không phù hợp với quan sát, hoặc loại sao lùn này có thể hình thành bằng nhiều con đường khác nhau. Kết quả sẽ được công bố trên tạp chí Astronomy and Astrophysics Letters.

    Vùng lân cận mặt trời hiện còn vô số sao lùn có khối lượng cực nhỏ, chưa được tìm thấy. Mới đây, tiến sĩ Phan Bảo Ngọc và cộng sự tại đài quan sát Paris đã đề xuất phương pháp mới "Chuyển động riêng rút gọn cực đại", mở ra khả năng có thể phát hiện toàn bộ các "láng giềng" giấu mặt này.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  6. #21
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Nhìn thấy vật thể già nhất trong vũ trụ


    Minh họa một vụ giải phóng tia gamma.

    Các nhà thiên văn vừa tuyên bố khám phá ra vật thể xa nhất và lâu đời nhất trong vùng không gian mà con người có thể "nhìn thấy" - một ngôi sao đang bùng nổ để tạo thành một lỗ đen, cách chúng ta 12,7 tỷ năm ánh sáng.

    Nói cách khác, các tia gamma và hồng ngoại thoát thai từ vụ sụp đổ tinh vân dữ dội này đã chu du 12,7 tỷ năm trước khi đặt chân đến trái đất hôm 5/9 vừa qua.

    Vật thể (được ký hiệu GRB050904) đầu tiên được phát hiện bởi đài quan sát tia Gamma Swift đang bay trên quỹ đạo - đài thiên văn này sau đó thông báo cho các kính thiên văn mặt đất để quan sát kỹ lưỡng hơn.

    Những gì giới quan sát nhìn thấy không phải là một vài ngôi sao đang chết trong một thiên hà gần chúng ta, mà là thứ ánh sáng bị biến đổi bởi không gian và thời gian đến mức nó hẳn phải được sinh ra khi vũ trụ có tuổi chưa bằng 7% so với số tuổi hiện nay. Phổ hồng ngoại của nó chuyển dịch mạnh chưa từng thấy về phía đỏ - chứng tỏ nó ở khoảng cách cực xa.

    Các nhà quan sát Nhật Bản đo được độ dịch chuyển về phía đỏ của ánh sáng là khoảng 6,29 - tương ứng với khoảng thời gian 900 triệu năm sau Big Bang (vụ nổ khai sinh vũ trụ này được phỏng đoán diễn ra 13,7 tỷ năm trước).

    Khám phá này không những cho thấy còn nhiều vụ nổ cổ đại khác đang chờ con người tìm ra, nó còn cung cấp cho các nhà thiên văn một cửa sổ mới để soi vào lịch sử vũ trụ.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  7. #22
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Bí mật năng lượng bóng tối

    Nó chiếm đến 3/4 những gì có trong vũ trụ. Nó kéo giãn không gian - thời gian giống như một mẩu cao su bình thường. Và nó khiến các nhà nghiên cứu phải quan tâm. Đó là năng lượng bóng tối, bí ẩn lớn nhất của vật chất.



    Năng lượng bóng tối bao trùm khắp nơi trong vũ trụ. Nó có thể khiến toàn bộ các thiên hà chuyển động, nhưng không thể nhìn thấy nó. Đầu năm 1998, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vũ trụ đang nở ra quá nhanh. Một kết quả không được mong đợi. Chắc chắn là cách đây khoảng 15 tỷ năm, vào thời điểm của vụ nổ big bang, vũ trụ cũng đã một lần đột ngột mở rộng: kích thước của nó tăng đến 1050 lần chỉ trong một tích tắc. Nhưng sự nới rộng kinh khủng này dần giảm đi theo dòng thời gian, dưới tác dụng của lực hấp dẫn vũ trụ (kéo các hành tinh, ngôi sao lại gần nhau).

    “Chúng tôi cũng đã có bằng chứng về sự giãn nở ngày càng nhanh này nhờ vào một số ngôi sao cực sáng - ông Jean-Philippe Uzan, nhà vũ trụ học thuộc Viện Vật lý thiên văn Paris giải thích - Đó là những ngôi sao đang ở thời điểm cuối cuộc đời tỏa ra một thứ ánh sáng phi thường, chiếu sáng cả vũ trụ như một ngọn đèn pha. Điều lợi là cường độ ánh sáng của các ngôi sao này luôn ổn định. Vì thế chúng tôi có thể sử dụng nó như một phương tiện hữu hiệu để đo khoảng cách giữa chúng ta với ngôi sao sắp chết. Càng ở gần chúng ta, nó càng sáng hơn”.

    Các nhà thiên văn học đã ghi vào danh mục một số lượng lớn các ngôi sao cực sáng này, sau đó họ tính toán khoảng cách giữa chúng và trái đất. “Nhìn chung, các ngôi sao cực sáng thường kém sáng hơn trước đây. Điều đó có nghĩa là chúng ta ngày càng ở xa chúng hơn là dự đoán. Nói một cách khác, vũ trụ đã giãn nở nhanh hơn, khiến cho khoảng cách giữa trái đất và các ngôi sao cực sáng ngày càng tăng”.

    Sự giãn nở của vũ trụ này trở thành bằng chứng đầu tiên cho sự tồn tại của năng lượng bóng tối. Các nhà nghiên cứu không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc phát minh ra khái niệm “năng lượng bóng tối”, một dạng vật chất “đẩy” (bởi vì nó đẩy các thiên hà cách xa lẫn nhau), để giải thích sự tăng tốc mà họ quan sát được. Nhưng không thể tưởng tượng được các hạt mang nguồn năng lượng này như thế nào.

    Một bằng chứng khác vừa được phát hiện vào tháng 10/2003. Lần này là từ các foton quang tử, các hạt mang ánh sáng. Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã quan tâm đến các foton quang tử có hành trình dài, đi qua các đám thiên hà với hàng trăm triệu năm ánh sáng đường kính trước khi đến được trái đất.

    Thông thường, năng lượng của một foton quang tử không bị ảnh hưởng bởi chặng đường nó đi qua. Đó là lý thuyết trên giấy. Thực tế, các foton quang tử được bổ sung thêm một chút xíu năng lượng từ bên ngoài. Một điều bất bình thường chỉ có thể giải thích bằng tác động của năng lượng bóng tối. Nó góp phần giúp các foton quang tử thoát khỏi lực hấp dẫn.

    Những suy đoán giúp các nhà khoa học ngày càng tiến gần đến năng lượng bóng tối, nhưng thực sự vẫn chưa chứng minh được nó. Vậy mà nguồn năng lượng này lại chiếm phần lớn trong tổng số năng lượng của vũ trụ.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  8. #23
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Tính tuổi cho mặt trăng

    Các nhà khoa học Anh và Đức tuyên bố đã tìm ra tuổi chính xác của chị Hằng. Đến nay, người đẹp đã 4,527 tỷ tuổi. Con số này được cho là chính xác nhất từ trước tới nay.

    Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Oxford và Đại học Cologne và Muenster tính toán tuổi của mặt trăng bằng cách phân tích những hòn đá được các nhà du hành tàu Apollo lấy về từ mặt trăng. Họ đo đạc tỷ lệ phân huỷ chất đồng vị của khoáng chất Tungsten 182 - rất phổ biến trong các hòn đá của mặt trăng, để tính ra tuổi của chị Hằng.

    Theo các nhà khoa học thì mọi chất đồng vị phóng xạ đều phân huỷ và biến đổi thành những sản phẩm hạt nhân khác nhau qua thời gian.



    Nhìn vào tỷ lệ giữa chất đồng vị phóng xạ mẹ với lượng sản phẩm hạt nhân con, và dựa trên tốc độ phân huỷ của chất đồng vị mẹ, họ có thể tính ra hòn đá trên mặt trăng đã tồn tại bao lâu.

    Nhóm thừa nhận những biện pháp tính toán sau này có thể sẽ đưa ra con số chính xác hơn, nhưng ước đoán hiện thời vẫn là chính xác nhất, chỉ chênh lệch vài chục triệu năm
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  9. #24
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Phát hiện hệ mặt trời thu nhỏ

    Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra sự ra đời của một hệ mặt trời nhỏ nhất từng biết tới. Họ quan sát thấy một ngôi sao lùn nâu - chưa bằng 1/100 khối lượng mặt trời - được bao quanh bởi một đĩa gas và bụi.



    Ngôi sao lùn - cách chòm sao Chamaeleon 500 năm ánh sáng - đang trải qua một quá trình hình thành hành tinh mà một ngày nào đó sẽ tạo nên một hệ mặt trời, Kevin Luhman tại Đại học Pennsylvania, Mỹ, cho biết.

    Từ lâu người ta đã tin rằng hệ mặt trời của chúng ta đã ra đời khi một đám mây bụi và gas lớn nổ tung để hình thành nên mặt trời và các hành tinh vào khoảng 4,5 tỷ năm trước.

    Những gì mới được tìm thấy là một ngôi sao lùn nâu nhỏ nhất cùng với các đặc điểm về việc hình thành nên hành tinh. Nếu đám mây bụi khí bùng nổ thành các hành tinh, hệ mặt trời thu được sẽ nhỏ hơn 100 lần so với hệ mặt trời của chúng ta.

    Sao lùn nâu, lớn hơn một hành tinh nhưng nhỏ hơn rất nhiều một ngôi sao, là những quả bóng khí không có đủ khối lượng để toả sáng.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  10. #25
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Phát hiện hành tinh siêu nhỏ ngoài hệ mặt trời


    Hành tinh mới phát hiện có kích cỡ bằng sao Hải vương.

    Một trong những hành tinh nhỏ nhất thuộc một hệ mặt trời khác đã được các nhà thiên văn học tại Đài quan sát Nam Âu ở Bắc Chile phát hiện.

    Một nhóm các nhà thiên văn học Pháp và Thuỵ Sĩ cho biết họ phát hiện ra hành tinh nhỏ này quay quanh ngôi sao Gl 581 ở chòm sao Thiên Bình, cách trái đất 20,5 năm ánh sáng. G1 581 là ngôi sao lùn đỏ, loại phổ biến nhất trong ngân hà của chúng ta.

    Trong khi ngôi sao có khối lượng chỉ bằng 1/3 mặt trời, hành tinh quay quanh nó chỉ to bằng sao Hải vương - lớn gấp 17 lần trái đất. Do 80 trong số 100 ngôi sao gần nhất trái đất đều là sao lùn đỏ, các nhà thiên văn học rất muốn phát hiện xem liệu có chúng có hành tinh vây quanh không.

    "Kết quả của chúng tôi cho thấy hành tinh rất dễ có mặt quanh những ngôi sao nhỏ nhất. Nó cũng cho thấy sao lùn đỏ là mục tiêu lý tưởng để tìm kiếm tiểu hành tinh", Xavier Delfosse, tại Phòng thí nghiệm vật lý học thiên thể Grenoble của Pháp, nói.

    Trong số 170 hành tinh ngoài hệ mặt trời được biết từ trước tới nay, hành tinh mới được phát hiện thuộc diện nhỏ nhất. Nó quay theo quỹ đạo cách ngôi sao 6 triệu km và mất 5,4 ngày để hoàn thành vòng quay.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  11. #26
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Tìm thấy hành tinh giống trái đất nhỏ nhất


    Hành tinh mới có thể giống như thế này, một thế giới băng đá bay quanh một ngôi sao lùn màu đỏ. (G Bacon, Space Telescope Science Institute)

    Một nhóm thiên văn quốc tế đã tìm thấy hành tinh song sinh với trái đất bên ngoài hệ mặt trời. Nó nằm gần tâm Dải Ngân hà, lớn gấp 5 lần địa cầu của chúng ta và cách chúng ta 25.000 năm ánh sáng.

    Thiên thể đang bay quanh một sao lùn màu đỏ, được tìm thấy nhờ kỹ thuật microlensing, giúp phát hiện những hành tinh có khối lượng xấp xỉ trái đất ở rất xa.

    Được đặt tên là OGLE-2005-BLG-390Lb, hành tinh mới phải mất 10 năm để bay được 1 vòng quanh sao mẹ - một ngôi sao lùn đỏ tương tự như mặt trời nhưng lạnh hơn và nhỏ hơn.

    Giống như trái đất, hành tinh này có nhân bằng đá và có thể có một bầu khí quyển mỏng, nhưng quỹ đạo rộng và ngôi sao mẹ lạnh lẽo khiến nó trở thành một tinh cầu rất lạnh. Ước tính nhiệt độ bề mặt của nó là âm 220 độ C, và có thể được bao phủ bởi một lớp chất lỏng đóng băng. Trong điều kiện này, cơ hội tìm thấy sự sống ở đây là rất mong manh.

    "Đây là hành tinh giống trái đất nhất mà chúng tôi từng khám phá tới nay, xét về khối lượng và khoảng cách so với sao mẹ", giáo sư Michael Bode, từ Đại học Liverpool John Moores, thành viên của nghiên cứu, cho biết. "Hầu hết các hành tinh khác được tìm thấy trước đây đều nặng hơn nhiều, nóng hơn nhiều hoặc cả hai thứ đó".

    Sau khi tìm ra những hành tinh có điều kiện tương tự với trái đất, bước tiếp theo là bắt đầu cuộc tìm kiếm sự sống, nhưng điều này không phải dễ dàng.

    "Làm thế nào chúng ta có thể chứng minh sự sống tồn tại trên một hành tinh xa xôi trong khi chúng ta còn gặp khó khăn trong việc nhận biết sự sống trên sao Hỏa", các chuyên gia nhận xét.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  12. #27
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Ngôi sao kỳ lạ nhấp nháy như đèn hiệu bị lỗi


    Dạng pulsar mới được tìm thấy, song phát xung theo kiểu không liên tục, khác hẳn với các pulsar phát xung liên tục. (Nature)

    Các nhà thiên văn đã tình cờ bắt gặp một dạng sao kỳ lạ phát những chùm sóng radio không liên tục. Chúng giống pulsar ở điểm phát xung vô tuyến, nhưng theo kiểu ngẫu nhiên, chứ không định kỳ như pulsar.

    "Việc tìm ra một dạng vật thể mới như vậy là khá bất thường", Andrew Lyne, một nhà thiên văn từ Đài quan sát Jodrell Bank, Đại học Manchester của Anh, nhận định. "Nó mở ra một lĩnh vực mới trong thiên văn học", ông nói.

    Ngôi sao kỳ quặc được kính thiên văn radio Parks ở New South Wales, Australia ghi nhận. Cho tới nay, người ta mới nhìn thấy 11 vật thể tương tự như vậy, và gọi chúng là các Rotating Radio Transients (tạm dịch là Các chớp radio quay - RRAT). Cứ sau một khoảng thời gian ngẫu nhiên từ 4 phút đến 3 giờ, những ngôi sao này lại bùng phát một đợt sóng radio kéo dài trong 2-30 giây.

    Các đợt phát xung khiến chúng có vẻ giống như những pulsar - những ngôi sao neutron quay rất nhanh và đều đặn giải phóng một chùm sóng radio, giống như thể một ngọn hải đăng. Mỗi khi chùm sóng đó quét qua trái đất, các kính thiên radio của chúng ta sẽ nghe được một click.

    Tuy nhiên, chưa ai từng nhìn thấy một vật thể dạng pulsar lại giải phóng các chùm sóng bất định kỳ giống như RRAT.

    Nhóm nghiên cứu bắt gặp RRAT khi đang săn lùng các pulsar. "Có 11 vùng trên bầu trời nơi tất cả chúng tôi đều thỉnh thoảng nhìn thấy những chớp sáng", Lyne nhớ lại. "Thật khó tin rằng những chớp sáng này đến từ vũ trụ, vì chúng trông rất giống với những nhiễu sáng nhân tạo".

    Nhóm nghiên cứu sau đó nhận ra rằng mặc dù thời gian của những chớp sáng rất khác nhau, song chúng luôn là bội số của một vài đơn vị thời gian nhỏ hơn, giữa 0,4 và 7 giây, phụ thuộc vào nguồn phát.

    Các nhà khoa học kết luận rằng RRAT có thể là một dạng sao neutron chưa được biết đến trước đây, quay tròn định kỳ (giống như một pulsar) nhưng chỉ thỉnh thoảng mới phát ra một chùm sóng vô tuyến. Được hỏi về lý do của việc ngẫu nhiên này, Lyne thừa nhận chưa có một bằng chứng nào hết.

    Vicky Kaspi, một nhà vật lý thiên văn tại Đại học McGill ở Montreal, Canada, chỉ ra rằng một vài pulsar trước kia cũng được biết đến với khả năng phát ra các xung phụ không định kỳ, mặc dầu giới thiên văn thất bại trong việc giải thích điều đó.

    "Có thể các RRAT cũng đang làm như vậy" - Vicky Kaspi phỏng đoán - "chỉ có điều những đợt phát sóng vô tuyến định kỳ của chúng quá mờ nhạt khiến chúng ta không thu nhận được mà thôi".
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  13. #28
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Lỗ đen là 'động cơ' hiệu quả nhất


    Một đám mây khí nóng khổng lồ, bao quanh các bóng khí năng lượng cao có đường kính 10.000 năm ánh sáng (màu xanh) hoặc ở rìa vùng sáng trắng xung quanh hố đen lớn. (NASA)

    Những ống hút vật chất dị thường trong vũ trụ đã được chứng minh là động cơ sử dụng nhiên liệu hiệu quả nhất. Nếu một chiếc xe hơi sử dụng động cơ này, về lý thuyết nó có thể đi được 1,6 tỷ kilomét chỉ với 4,5 lít xăng.

    Không may, trên trái đất chẳng có chiếc xe nào đạt được điều đó, vì các lỗ đen được nạp nhiên liệu bằng một loại vật chất bị lực hút cực mạnh của lỗ đen nuốt mất. Lực hút này mạnh đến nỗi không có gì, thậm chí ánh sáng, có thể chạy thoát, tiến sĩ Steve Allen, trợ lý giáo sư tại Đại học Stanford, Mỹ cho biết.

    Hầu hết năng lượng do vật chất này sản ra khi nó đến gần tới điểm không thể quay lại của hố đen - hay còn gọi là chân trời sự cố (event horizon), thể hiện dưới dạng các tia năng lượng cao, phun ra từ những chiếc đĩa khí bị từ hoá.

    Những tia này thoát khỏi lỗ đen với tốc độ lên đến 95% vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây), và có thể tạo ra những bong bóng lớn trong khối khí vũ trụ nóng của các thiên hà. Các bong bóng có thể đạt đường kính tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm ánh sáng.

    Để đưa ra được tính toán về hiệu quả của loại nhiên liệu này, Allen và cộng sự đã sử dụng Đài quan sát tia X Chandra đang bay trên quỹ đạo của NASA để tìm hiểu những vùng bên trong của 9 thiên hà lớn có hình elip. Từ đây, họ có thể ước lượng về số vật chất - hay nhiên liệu của hố đen.

    Các quan sát khác của Chandra được sử dụng để tính số năng lượng cần thiết cho các tia tạo ra những bong bóng lớn. Các nhà khoa học tính toán rằng năng lượng trong các tia này tương đương khoảng tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ watt.

    Kho năng lượng cho những động cơ lỗ đen này là cực lớn, các nhà khoa học nhận định, chúng có thể giữ cho vật thể bay đi trong hàng trăm tỷ năm. Khoảng thời gian này cũng lớn gấp nhiều lần tuổi dự tính của vũ trụ hiện nay (khoảng 13,7 tỷ năm).

    Hiện tượng năng lượng hiệu suất cao này có thể rất phổ biến với các thiên hà khổng lồ như trong nghiên cứu, tức là khoảng 10 lần khối lượng của thiên hà chúng ta. Nhưng có thể nó không đúng với Milky Way, các nhà nghiên cứu nói.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  14. #29
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Hy vọng mới về những hành tinh giống trái đất


    Chiếc đĩa bụi chứa một hành tinh giống như sao Hải Vương.

    Ngôi sao sáng thứ 5 trên bầu trời - sao Vega - có thể đang cất giấu một hệ hành tinh giống với thái dương hệ của chúng ta hơn bất kỳ hệ hành tinh nào từng được tìm thấy, một nhà khoa học Anh vừa tuyên bố.

    Sao Vega chỉ cách chúng ta 25 năm ánh sáng, lớn gấp 3 lần mặt trời và được hình thành khoảng 350 triệu năm trước. Tiến sĩ Mark Wyatt từ đài quan sát Hoàng Gia, Edinburgh, đã sử dụng một camera cực nhạy đặt ở Hawaii quan sát ngôi sao này. Ông nhận thấy có một đĩa bụi cực lạnh (-180 độ C) đang vần vũ quanh ngôi sao, cùng với một hành tinh khí khổng lồ.

    Điều đáng nói là hành tinh khí trên có kích cỡ của sao Hải Vương, bay cách sao mẹ một khoảng xấp xỉ khoảng cách từ sao Hải Vương đến mặt trời, và có khối lượng giống như của Hải Vương. Các nhà nghiên cứu xem đây là một tin tức tốt lành, bởi nó cũng có nghĩa là có rất nhiều khoảng trống bên trong cho những hành tinh đá nhỏ có thể hình thành, phát triển theo chiều hướng giống trái đất.

    "Hình dạng bất thường của chiếc đĩa bụi xung quanh Vega là bằng chứng cho thấy nó có thể chứa các hành tinh", Wyatt nói.

    Các hành tinh khí khổng lồ thường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các hệ mặt trời. Ở khoảng cách hợp lý, nhờ lực hấp dẫn cực lớn, chúng hút sạch các vật chất tản mạn xung quanh, và tạo điều kiện cho các hành tinh đá (như sao Hoả, trái đất) có thể tồn tại. Nếu nằm quá gần sao mẹ, chúng sẽ ngăn cản sự thành tạo các hành tinh này. Hoặc giả nếu chúng ở quá xa, các vật chất đang bay có thể "thoải mái" va vào những hành tinh đá, triệt hạ bất kỳ sự sống nào trên đó.

    Thực tế, các nhà khoa học tin rằng sao Mộc cũng đã đóng vai trò "khiên hộ vệ" sống còn đối với trái đất. Khoảng cách từ nó tới mặt trời đã giúp che chở sự sống trên hành tinh chúng ta, nhờ việc hấp thụ những tảng đá vũ trụ nguy hiểm.

    Cho tới nay, đã có hơn 100 hành tinh được khám phá xung quanh các ngôi sao khác, nhưng phần lớn chúng là chàng khổng lồ so với Mộc tinh, và nằm gần sao mẹ hơn nhiều.

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kho...02/12/3B9CDB73
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  15. #30
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Những đám mây có hình dáng kỳ lạ


    Ảnh: ANTG.

    Những phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế ISS đã mục kích một cảnh tượng đẹp mắt: Những đám mây dạ quang, hay còn gọi là mây chiếu sáng về đêm, có hình dáng dài mỏng mảnh màu xanh tuyệt đẹp bay lơ lửng quanh quỹ đạo trái đất.

    Một lần trò chuyện qua chương trình phát sóng của NASA vào tháng 1/2003, phi hành gia Don Pettit cho biết: “Trong nhiều tuần qua, chúng tôi đã được thưởng thức quang cảnh đẹp mắt của những đám mây này ở vùng nam bán cầu. Chúng tôi cũng thường thấy chúng khi bay trên bầu trời của đất nước Australia và Nam Mỹ”. Những người ở trái đất cũng có thể nhìn thấy chúng tỏa sáng lấp lánh sau khi mặt trời lặn, dẫu rằng nhìn từ không gian vẫn đẹp hơn. Pettit ước tính chiều cao của chúng có thể lên đến 80-100 km.

    Là người được ngắm nhìn mây dạ quang nhiều năm, Pettit - cũng là một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos - cho biết: Dù mây dạ quang trông giống như ở ngoài không gian, nhưng thực ra chúng vẫn ở trong tầng giữa khí quyển trái đất, độ cao từ 50 đến 85 km. Tầng này không những rất lạnh (-125oC) mà còn rất khô, khô gấp 100 triệu lần không khí ở hoang mạc Sahara. Mây dạ quang được cấu tạo từ những tinh thể nước đá nhỏ xíu, tương đương với kích thước của các phân tử khói thuốc lá. Ánh mặt trời phản chiếu từ những tinh thể này khiến cho chúng có màu xanh đặc trưng.

    Còn tại sao các tinh thể nước đá được hình thành tại tầng giữa khí quyển khô hạn là một điều bí ẩn của mây dạ quang. Tinh thể nước đá trong mây cần hai điều kiện để phát triển: các phân tử nước và một cái gì đó để chúng bám vào, chẳng hạn như bụi. Nước tụ tập trên bụi để tạo thành những giọt nước hay các tinh thể nước đá là một tiến trình được gọi là “sự cấu thành hạt nhân” và chúng xảy ra trong tất cả các đám mây bình thường.

    Giáo sư Gary Thomas tại Đại học Colorado chuyên nghiên cứu về mây dạ quang, cho biết: Mây dạ quang là hiện tượng tương đối mới. Chúng được nhìn thấy lần đầu tiên vào năm 1885, độ hai năm sau khi xảy ra hiện tượng phun trào núi lửa Krakatoa mạnh mẽ ở Indonesia, tung lên trời những cột khói cao đến 80 km. Tro từ núi lửa có thể tạo nên những hình ảnh hoàng hôn kỳ thú trên bầu trời về đêm và đã trở thành một trong những thú vui thư giãn phổ biến trên toàn thế giới.

    Lúc ấy, một nhân chứng tên là T.W Blackhouse đã lưu ý thấy có một điều gì đó thật kỳ lạ. Ông đứng ngoài trời sau khi hoàng hôn buông xuống và vào một số đêm, ông nhìn thấy những luồng khói xanh mỏng phát ánh sáng như điện trên bầu trời. Đó là mây dạ quang. Một số nhà khoa học thời đó cho rằng mây dạ quang là những biểu hiện kỳ lạ của tro núi lửa. Cuối cùng thì tro cũng đọng lại và cảnh hoàng hôn sống động của Krakatoa cũng nhạt dần.

    Nhưng những đám mây này vẫn tồn tại! Không những thế, chúng còn lan rộng ra. Một thế kỷ trước đây, chúng bị hạn chế ở những vĩ độ trên 500, bạn phải đến những nơi như Anh, Scandinavi và Nga mới nhìn thấy được chúng. Trong những năm gần đây, chúng đã xuất hiện ở miền nam bang Utah và Colorado của Mỹ.

    Những đám mây gần trái đất có thể lấy bụi từ bão gió sa mạc, nhưng thật khó mà bốc bụi lên đến tận tầng giữa của khí quyển. Krakatoa có thể là nguyên nhân của năm 1885, nhưng không thể giải thích được cho hiện tượng của ngày nay. Điều ấy chỉ có thể là do bụi vũ trụ. Mỗi ngày trái đất tiếp xúc với hàng tấn thiên thạch - những mẩu vụn chất thải từ các sao chổi và hành tinh nhỏ. Đa số chúng có kích thước phù hợp với các đám mây dạ quang. Một trong những lý do cho sự lan tỏa những đám mây dạ quang là trái đất đang nóng dần lên.

    Những đám mây hình thấu kính còn được gọi là đám mây đậu lăng vì có hình dáng giống như hạt đậu lăng, thường nằm về bên phải của hướng gió, được hình thành dọc theo các dãy núi cao và các chỗ khuất gió bên sườn núi, nhất là khi có một dòng không khí khô và ẩm ổn định bay ngang qua núi. Khi bay lên và đạt đến một điểm bão hòa, nó cô đọng lại thành đám mây. Nó có hình dáng như một thấu kính gồm nhiều lớp sóng tĩnh tại hoặc có khi trông giống như một chiếc gối dựa dài. Trong một số trường hợp, nhiều dải mây đậu lăng dài được hình thành như một đám mây sóng.

    Đám mây đậu lăng có điểm độc đáo là không hề di chuyển trong nhiều giờ, dù gió có mạnh đến đâu. Lý do là vì không khí do núi hay do các lớp sóng tĩnh tại hút lên trên sẽ lạnh dần và lan rộng ra. Luồng không khí này liên tục luân chuyển lên xuống trong lòng đám mây. Máy bay rất sợ bay gần đám mây đậu lăng vì sẽ bị ảnh hưởng đến cánh quạt. Nhưng tàu lượn thì rất thích tìm nó, đó là vì hệ thống các lớp sóng tĩnh tại cũng tham gia vào các hoạt động không khí theo chiều thẳng đứng và rất dễ nhận ra luồng khí đang dâng lên xuất phát từ đâu.

    “Lướt mây” theo kiểu này rất mạnh mẽ và êm ái, giúp các tay lái vút lên những độ cao và khoảng cách đáng nể. Kỷ lục lướt mây dùng kỹ thuật đám mây đậu lăng hiện nay là 3.000 km (tính về khoảng cách) và 14.938 m (tính về độ cao). Nếu như luồng không khí bay thành hình vòng cung trên núi thì sẽ có một đám mây hình chiếc đĩa úp ngược. Đám mây đậu lăng thường bị nhầm lẫn với vật thể bay không xác định (UFO) vì hình dáng giống như chiếc đĩa của chúng.

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kho...6/11/3B9F087A/
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Declan Galbraith: Ca sĩ tuổi teen với chất giọng thiên phú
    Bởi Quynhchemistry trong diễn đàn Nhạc quốc tế
    Trả lời: 17
    Bài viết cuối: 21-09-2011, 03:43 PM
  2. Hỏi đáp về Thiên văn học
    Bởi thienthanaoden trong diễn đàn CLB thiên văn
    Trả lời: 14
    Bài viết cuối: 14-07-2008, 10:45 PM
  3. Đề án đổi mới thi TN THPT và tuyển sinh ĐH 2009:Teen có quyền sử dụng lựa chọn 50-50
    Bởi gold_sunflower trong diễn đàn Kinh nghiệm học tập - Hỏi đáp
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 11-05-2008, 09:22 PM
  4. Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 01-08-2007, 06:52 PM
  5. ngoại ngữ - điều kiện tối quan trọng cho ước mơ du học.
    Bởi frostyheart trong diễn đàn Kinh nghiệm học tập - Hỏi đáp
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 11-10-2006, 09:14 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •