Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Trang 1 của 6 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 15 của 79

Chủ đề: Động vật

  1. #1
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Cool Động vật

    Một ngày gấu Bắc cực bơi 74 km
    Các nhà khoa học lần theo thẻ quan trắc gắn trên mình một gấu trắng Bắc cực, và phát hiện thấy nó bơi ít nhất 74 km mỗi ngày, thậm chí có thể tới 100 km. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy gấu có thể băng qua khoảng cách xa như vậy trong nước. Mỗi năm, gấu thường bơi hàng nghìn kilomét để kiếm mồi, chẳng hạn hải cẩu và từ đó kéo theo những giai thoại về chúng, với việc bơi từ đảo này đến đảo khác, hoặc băng qua các vịnh rộng lớn.


    Khả năng lơ lửng của chim ruồi
    Không lớn hơn con ong mật, song chú chim ruồi tí hon có thể lơ lửng trên một bông hoa trong nhiều phút liền, nhờ vào khả năng vỗ cánh nửa giống côn trùng, nửa giống các loài chim khác.Chim ruồi có thể xem là dải phân cách giữa một bên là các loài chim (thu được lực nâng từ việc đập cánh xuống) với các loài côn trùng (bay lên nhờ một nửa quá trình đập cánh xuống và nửa còn lại từ quá trình vỗ cánh lên).Theo đó, chim ruồi nhận 75% lực nâng từ hiện tượng vỗ cánh xuống, 25% còn lại cung cấp từ quá trình vỗ cánh lên, nhóm nghiên cứu của Đại học Portland và Đại học bang Oregon cho biết.
    Ở tất cả các loài chim, lực nâng có được 100% nhờ vỗ cánh xuống, trong khi tỷ lệ này ở côn trùng là 50-50,cử động cánh của chim ruồi, khoảng 250 micro giây (một micro giây bằng một phần triệu giây).


    Sứa nhìn thế giới qua con mắt tinh xảo
    Những con sứa vốn không có não và chỉ có một hệ thần kinh cơ bản lại đang được tôn vinh lên một tầm cao mới khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng có những con mắt vô cùng tinh vi, loài sứa sở hữu một bộ máy quang học ấn tượng: tổng cộng có 24 cụm mắt tại 4 góc của con vật. Trong khi 16 mắt chỉ là những hố sắc tố thu thập ánh sáng, số còn lại có những thấu kính tinh vi. Tuy phức tạp như vậy, vị trí của những võng mạc lại làm cho hình ảnh con sứa thu nhận được sẽ bị mờ.Trong khi hầu hết các loài sứa có cấu trúc thị giác tương tự nhau, nhưng loài sứa Australia có những con mắt tinh xảo hơn cả


    Loài cá lớn nhất thế giới đang nhỏ lại
    Cá mập voi - sinh vật cô độc, hiền hòa và lớn nhất trong vương quốc các loài cá - đang trở nên bé nhỏ lại. Xu hướng này làm dấy lên nỗi lo ngại rằng tương lai của những con vật di cư khổng lồ có thể bị đe dọa. Thông báo được đưa ra tại một hội thảo quốc tế. Cá mập voi sống trong những vùng nước nhiệt đới, và đôi khi còn bắt gặp tại những khu bảo tồn ở rạn san hô Ningaloo, Tây Australia.Thông báo tại hội thảo quốc tế về cá mập voi, đang diễn ra tại Perth, Meekan cho biết kích thước trung bình của loài cá này đã suy giảm, từ trên 7 mét năm 1995 xuống còn khoảng 5,5 mét ngày nay.


    Cá Nam cực không ngại trời nóng
    Những con cá sống ở các sông băng Nam Cực có khả năng thích nghi với nhiệt độ tăng lên và có thể sẽ không bị suy chuyển bởi sự biến đổi khí hậu.Loài cá này sống ở nhiệt độ -0,5 độ C tới -1,8 độ C và chết ở nhiệt độ trên 6 độ C, nhiệt độ thấp nhất để có thể giết chết một con vật. Cá tuyết đá thuộc về nhóm stenotherms (sinh vật chỉ sống trong khoảng biến thiên nhiệt nhỏ). Một số con được bảo vệ khỏi giá lạnh bởi những hợp chất chống đóng băng, được làm quen với môi trường nước 4 độ C trong 4 tuần, rồi chuyển sang vùng nước có nhiệt độ lên tới 10 độ C. Các con cá vẫn bơi tốt trong vùng nước ấm như khi chúng sống ở vùng nước có nhiệt độ -1 độ C.


    Chiếc bẫy kinh hoàng của kiến rừng Amazon
    Những con kiến rừng Amazon đột kích con mồi từ những lỗ nhỏ trên thân cây và đốt nạn nhân cho đến chết trước khi cắn nhỏ ra để xơi. Allomerus decemarticulatus là loài kiến nhỏ xíu sống trên cây tại những khu rừng rậm ở phía bắc Amazon. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài kiến khác nhau với cây chủ của chúng và nhận thấy, loài kiến đặc biệt này chỉ sống trên cây Hirtella physophora, nơi mà chúng tạo nên những đường hầm chạy dọc thân cây. Nhiều loài kiến xây dựng những đường hầm này để ẩn náu và sử dụng các đường hầm này làm bẫy săn mồi.Những chiếc bẫy được làm từ các sợi lông cây gắn kết bằng nấm, tạo nên một bề mặt gồm các lỗ nhỏ li ti. Những con kiến nấp trong các hố đó và chờ đợi với chiếc mồm há hốc. Khi một con côn trùng đi qua, chúng lập tức ngoạm lấy chân và râu. Hành động này làm cho nạn nhân không thể chống cự và bị căng ra, như thể bị tra tấn dưới thời trung cổ.Tiếp đến, những con kiến thợ sẽ trèo lên con mồi đã bị vô hiệu hoá, cắn và đốt cho đến khi nó tê liệt hoặc chết. Kẻ sát nhân liền chặt nó ra thành từng mảnh nhỏ và cõng về tổ để cả bầy có thể đánh chén. Bằng cách tước nhỏ những sợi lông cây, loài kiến còn lừa bịp con mồi đến nghỉ trên một tấm thảm êm ái.


    Hổ Tasmania có hàm răng khoẻ nhất
    Lời đồn rằng linh cẩu có cú ngoạm kinh hoàng nhất thế giới là không chính xác. Xét trên trọng lượng cơ thể, danh hiệu đó phải thuộc về hổ Tasmania ở Australia, một loài thú có túi có cú ngoạm mạnh gấp 3 lần một con chó với cân nặng tương đương.Nhóm nghiên cứu, do nhà cổ vật học Stephen Wroe tại Đại học Sydney đứng đầu, đã nghiên cứu hộp sọ của 39 con vật săn mồi trên toàn thế giới, một số đã tuyệt chủng, để tìm hiểu lực cắn của chúng.
    Họ tính toán kích cỡ cơ hàm của chúng bằng cách đo khoảng cách từ sọ tới xương má. Cú ngoạm của con vật càng khoẻ, thì nó càng có cơ hội vồ được những con mồi lớn và làm nghẹt thở đến chết trong cổ họng. Điều đáng ngạc nhiên là trong một số trường hợp, có những con vật nhỏ hơn lại có cú cắn mạnh hơn cả những con lớn.Nhưng loài có bộ hàm mạnh nhất mọi thời đại là sư tử có túi đã tuyệt chủng từ kỷ băng hà của Australia (Thylacoleo carnifex) - nó có hàm răng mạnh như của một con sư tử nặng gấp 3. Một phát hiện ngạc nhiên khác là loài hổ răng kiếm (Smilodon fatalis) đã bị tuyệt chủng ở châu Mỹ lại không có hàm răng mạnh mẽ so với cơ thể chúng. Cú ngoạm của nó yếu hơn của linh cẩu.


    Những chiến binh tình ái đầu tiên trên trái đất
    Những con bọ ba thuỳ (loài động vật biển đã tuyệt chủng) có thể đã từng tranh giành nhau để có được sự ân sủng của con cái từ hàng trăm triệu năm trước, trở thành những đấu sĩ trên tình trường cổ xưa nhất. Nghiên cứu tập trung trên giống bọ ba thuỳ raphiophorids, sống ở Ordovician 488-444 triệu năm trước.


    ( Thông tin bên VnExPress )
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

    Các bài viết cùng chuyên mục:


  2. #2
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Dơi quỷ - vận động viên chạy 'giấu nghề'
    Những con dơi quỷ chuyên đi hút máu có tốc độ chạy phi thường, nhờ vào một khả năng chuyên biệt giúp chúng săn mồi. Dơi là loài thú duy nhất biết bay, nhưng khả năng bay của chúng chuyên biệt đến nỗi, qua nhiều thiên niên kỷ, chúng gần như mất khả năng đi trên mặt đất. Trường hợp ngoại lệ chính là dơi quỷ (Desmodus rotundus), chúng nổi tiếng với khả năng di chuyển trên mặt đất để vồ lên lưng những con bò, ngựa, lợn, và say sưa hút máu.Trong khi các anh em đồng loại khác chỉ có thể lê bước khập khiễng trên mặt đất, D. rotundus không khác gì một vũ sư breakdance, chúng có thể tiến, lùi, đi sang 2 bên và lại bay lên với chỉ một cú nhảy thẳng đứng.Mặc dù dơi quỷ chứng tỏ khả năng chạy, chúng hiếm khi thể hiện kỹ năng này trong tự nhiên. Các nhà khoa học cho rằng sự dồi dào của các bầy gia súc ở Nam và Trung Mỹ khiến các con dơi cho rằng chẳng có lý do gì để vội vàng nếu chúng có muốn xơi một miếng.


    Trái tim mãng xà nở to trong bữa ăn
    Ăn đến đâu lớn đến đó, câu nói này hoàn toàn đúng với những con trăn Myanmar, đặc biệt khi các bữa của chúng thường cách nhau tới... nửa năm hoặc hơn. Các nhà khoa học ở California cho biết khi những con trăn nuốt chửng chuột, chim hay loại mồi khác, khối lượng cơ tim của chúng tạm thời tăng lên đến 40% trong vòng 48 giờ. Thay đổi này giúp cho nó đáp ứng được những yêu cầu trong việc tiêu hoá thức ăn. Thêm nữa, quá trình này hoàn toàn có thể đảo ngược được, nghĩa là trái tim trăn co nhỏ lại kích cỡ ban đầu khi bữa ăn kết thúc. Phát hiện về trăn có thể mở ra những hiểu biết mới về sự to tim ở các loài khác, trong đó có con người. Là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới, trăn Mianmar có thể dài tới 7,6 mét và nặng đến 90 kg. Nó sống ở Đông Nam Á, ăn thịt những con thú, chim và các loài động vật khác theo kiểu nuốt chửng, song các bữa ăn hiếm hoi và rất cách xa nhau. Loài vật này có khả năng đáng kinh ngạc trong việc tắt quá trình trao đổi chất giữa các bữa ăn. Những con trăn nặng 1,5 kilogram trong phòng thí nghiệm đã nhịn đói trong 3 tháng qua mà chỉ mất có một phần mười gam trọng lượng.
    Nhưng khi đến bữa, chúng thường nuốt những con mồi lớn bằng nửa hoặc cả trọng lượng cơ thể, do vậy chúng cần nhiều nỗ lực để tiêu hoá con mồi này. Một số điều tra cho thấy sự trao đổi chất tăng 44 lần trong quá trình tiêu hoá. Các nghiên cứu trước kia đã chỉ ra lý do vì sao trái tim cần to ra khi trăn tiêu hoá thức ăn. Đó là do gan tăng 3 lần kích cỡ, ruột nặng gấp đôi và hoạt động enzyme ở tuyến tuỵ tăng gấp 3. Những thay đổi này trong cơ thể rắn đã làm tăng đáng kể nhu cầu về máu chứa ôxy. Trong khi hầu hết các loài động vật ăn thịt khác phải nhai, xé hoặc vò nát con mồi rồi mới chén, thì rắn lại nuốt chửng nguyên cả con, và dạ dày phải đảm nhiệm toàn bộ công việc xé nhỏ đó.


    Sinh vật sống lại sau 32.000 năm đóng băng
    Một dạng vi khuẩn mới tìm thấy trong một đường hầm ở Bắc cực đã hồi sinh trong phòng thí nghiệm, sau 32.000 năm vùi mình dưới lớp băng sâu. Sinh vật này có thể là lời giải để các nhà khoa học tìm ra phương pháp đông lạnh mới.Sự tồn tại của các vi khuẩn trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt cho thấy có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ khám phá ra những dạng sống tương tự trên các sông băng hoặc tầng đất đóng băng vĩnh cửu của sao Hỏa, hoặc trên các biển băng của mặt trăng Europa của sao Mộc.Các sinh vật khác cũng đã được tìm thấy trong những môi trường băng giá tương tự, đôi khi gắn với những túi nước lỏng trong tảng băng. Một vài vi khuẩn sống sót trong băng ở dạng bào tử, cần phải chăm bẵm mới có thể trở lại dạng sống bình thường.NASA mô tả phát hiện mới này như "sinh vật đầu tiên sống sót trong băng cổ đại được mô tả đầy đủ". "Chúng ngay lập tức bắt đầu bơi khi được rã đông, cũng như nhanh chóng sẵn sàng để ăn và phân chia''.Thông báo về những sinh vật trên được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi các nhà khoa học châu Âu cho biết họ tìm thấy một khối băng lớn nằm gần bề mặt ở xích đạo sao Hỏa. Rất có thể trong khối băng đó từng có sự sống, giống như các sinh vật sống đã chịu được điều kiện cực lạnh trên trái đất.Khu vực tìm thấy các vi khuẩn là một đường hầm ở phía bắc Fairbanks, Alaska, Mỹ. Các vi khuẩn này được gọi tên khoa học là Carnobacterium pleistocenium, có thể rất hữu ích với các chuyên gia y học.


    Quạ có IQ cao nhất trong các loài chim
    Một nhà khoa học người Canada đã sáng chế ra một phương pháp đo chỉ số IQ của các loài chim và tìm thấy quạ và giẻ cùi đứng đầu về sự sáng tạo. Chỉ số thông minh của chim được tính dựa trên 2.000 bản báo cáo về sự sáng tạo trong hành vi kiếm mồi được quan sát trong tự nhiên và xuất bản trong các tạp chí nghiên cứu chim trong 75 năm qua. Thật ngạc nhiên khi tìm thấy vẹt không nằm trong top đầu cho dù có bộ não khá to. Quạ, chim giẻ cùi chiếm vị trí số 1, tiếp đến là ưng, cắt. Diều hâu, diệc và chim gõ kiến cũng đứng khá cao.Rất nhiều trong số hành vi kiếm ăn thu thập được là thường tình, nhưng đôi khi các con chim lại khá sáng tạo trong việc kiếm mồi.
    Trong một cuộc chiến ở Rhodesia, nay là Zimbabwe, một người lính đã quan sát thấy những con kền kền đậu trên hàng rào thép gai gần một bãi mìn và chờ cho những con linh dương hay các loài ăn cỏ khác lang thang tới và bị nổ tan thành những mảnh nhỏ.Một nhà quan sát chim khác cũng nhận thấy một con chim cướp biển lớn ở Nam cực trộn lẫn vào những con hải cẩu con để uống sữa từ hải cẩu mẹ. Nhiều loài chim có óc sáng tạo cao nhất lại ít biết nhất với công chúng.Mọi người thường không thích quạ, bởi chúng trông xảo quyệt và đen đủi, lại thích ăn xác chết. Chim chích và nhiều loài khác mà mọi người thích thường không có óc sáng tạo cao.Với từ 'thông minh', bạn cần phải có đánh giá chính xác. Bạn không thể biết con chim đó đã học được từ quan sát hay tự mình nghĩ ra".


    Con vật ăn nhanh nhất hành tinh
    Các nhà khoa học đã tiết lộ danh tính của một loài thú có tốc độ xơi mồi chóng mặt - loài chuột chũi có chiếc mũi hình sao kỳ dị.Con vật này có thể tìm kiếm, nhận diện và nuốt chửng thức ăn của nó trong thời gian 227 phần nghìn giây, tức chưa tới 1/4 giây. Để so sánh, con người thường phải mất 650 phần nghìn giây để bóp phanh sau khi nhìn thấy đèn đỏ.Chìa khoá cho tốc độ xơi mồi chóng mặt của con chuột là chiếc mõm kỳ lạ, trông giống như một bông hoa với 22 chiếc tua. Những chiếc tua này không dùng để ngửi mà để cảm nhận mồi trong bóng tối, khi chiếc tua chạm phải một vật gì, con chuột nhanh chóng đưa ra quyết định đó có phải là thức ăn hay không, thường chỉ trong 8 phần nghìn giây. Tốc độ xơi mồi của con vật nhanh đến nỗi nó gần như đạt tới tốc độ tối đa mà hệ thần kinh xử lý thông tin.Thực tế có trường hợp nó vượt tốc độ bộ não và bỏ qua những vật thể là đồ ăn. Một khi bộ não đã bắt kịp và nhận ra thứ đó có thể ăn được, con vật liền quay lại và xơi tiếp.Trong thế giới tự nhiên, thường là rất tốn kém để theo đuổi những con mồi nhỏ bởi năng lượng tạo ra lớn hơn nhiều so với năng lượng do con mồi cung cấp. Tuy nhiên, khi mà thời gian bắt mồi giảm xuống, thì nó sẽ trở nên ngày càng có lợi bởi lượng calo thu được sẽ nhiều lên. Thời gian nhanh nhất để con chuột chạm và ăn là chỉ 140 phần nghìn giây.Chiếc mũi hình sao của con chuột không chỉ giúp nó ăn với tốc độ kỷ lục mà những chiếc răng cưa hình nhíp lạ thường còn giúp nó chộp mồi một cách dễ dàng hơn. Bộ não của chuột cũng được cấu tạo chuyên biệt dành cho việc ăn nhanh. Hầu hết các loài chuột chũi có 2 vùng não dành cho xúc giác, nhưng chuột mũi sao có tới 3.


    Trai - chìa khoá cho thuốc giải độc
    Bị tiêm một lượng chất độc đủ để giết chết 100.000 người, song con trai thuộc loài venut (quahog) vẫn sống. Bằng cách nào đó, chúng đã vô hiệu hoá thứ enzyme chết người, vốn được xem là một tác nhân khủng bố sinh học tiềm năng.Tiêm một lượng nhỏ và tăng dần vào cơ thể trai, cho đến khi đạt 1 miligram chất độc. Nhưng triệu chứng ngộ độc hầu như không xuất hiện trên con vật. Các nhà nghiên cứu nhận thấy con trai trở nên đục, một dấu hiệu cho thấy nó đang bài tiết chất nhầy.

    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  3. #3
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Sinh vật duy nhất có... 10 nhiễm sắc thể giới tính
    Không chỉ khác thường ở việc đẻ trứng mà lại có sữa, thú mỏ vịt còn có một cái mỏ giống như của chim và một bộ xương mang hình dạng của bò sát. Mới đây, các nhà khoa học nhận thấy loài thú này còn khá lạ lùng trong việc phân định giới tính.Ở hầu hết các loài thú, trong đó có con người, giới tính được xác định bởi hai nhiễm sắc thể X và Y: mang XX sẽ là con cái, trong khi XY sẽ thành con đực. Ở loài chim, hệ thống giới tính cũng tương tự: ZW tạo ra giống cái và ZZ là giống đực.Nhưng đã phát hiện thấy ở thú mỏ vịt, XXXXXXXXXX cho ra con cái, và XYXYXYXYXY tạo ra con đực. Nói một cách khác, thay vì chỉ có một cặp nhiễm sắc thể, thú mỏ vị có cả chuỗi tới 10 chiếc để quyết định đặc điểm giới tính của mình.Nghiện cứu nhận thấy khi tinh trùng được con đực tạo ra, nhiễm sắc thể trong chuỗi được phân chia chính xác thành dạng mang XXXXX và dạng mang YYYYY. Khi tinh trùng mang XXXXX thụ tinh cho trứng, nó sẽ tạo ra thú mỏ vịt cái. Tinh trùng mang bộ YYYYY cho ra một con đực.Rất ít loài thú được biết tới nay có nhiều hơn 2 nhiễm sắc thể giới tính. Chẳng hạn, loài khỉ rú đen có 4 chiếc - vốn được xem là nhiều nhất cho tới trước phát hiện này. Các chuyên gia tin rằng hai nhiễm sắc thể mà khỉ rú có thêm là sản phẩm của một sự trục trặc tiến hóa, trong đó các nhiễm sắc thể phi giới tính bị đột biến và trở nên có vai trò tương tự như nhiễm sắc thể giới tính.Sự giống nhau đó khiến cho cả hai cặp về sau đều được di truyền qua quá trình sinh sản. Và có thể, quá trình tương tự cũng diễn ra như ở thú mỏ vịt, khiến chúng có đến 10 nhiễm sắc thể giới tính, song điều này còn đang gây tranh cãi trong giới khoa học.Một phát hiện nữa gây tò mò cho các nhà nghiên cứu là một đầu trong chuỗi nhiễm sắc thể giới tính của thú mỏ vịt có đặc điểm tương tự của thú, trong khi đầu kia chung nhiều đặc điểm với chim.

    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  4. #4
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Mèo không thích đồ ngọt
    Cuộc sống có vẻ không mấy ngọt ngào với các con mèo. Một cuộc phân tích gene đã cho thấy chúng thiếu những thụ quan vị giác dành cho đường.Ném cho con chó một cái xương hoặc cái kẹo, nó sẽ vui sướng thưởng thức cả hai. Con người cũng thích đồ ngọt. Đó là bởi, trên hầu hết lưỡi của động vật có vú, những thụ quan vị giác nhận ra được vị ngọt và gửi một tín hiệu dễ chịu tới não.Những thụ quan này chứa cặp protein T1R2 và T1R3 móc nối với nhau. Khi đường chạm vào những thụ quan này, chúng tạo ra một loạt hoạt động trong tế bào và cuối cùng gửi đi một cảm giác ngọt ngào.
    Các nhà khoa học đã phát hiện ra được hành vi bài trừ vị ngọt của mèo vào những năm 1970 nhưng chưa thể lý giải vì sao. Joseph Brand và cộng sự tại Trung tâm giác quan hoá học Monell ở Philadelphia, Mỹ, đã tiến hành tìm hiểu bộ gene mèo liên quan tới protein T1R2 và T1R3.
    Cuộc phân tích đã mang tới sự lý giải rõ ràng cho việc mất cảm giác ngọt của mèo: những gene tạo ra T1R3 thiếu mất 247 cặp ADN, như vậy không thể tạo ra một protein hoàn chỉnh.Bởi mèo là những kẻ ăn thịt kỹ tính, có thể chúng chẳng cần gì tới đường. Brand cho biết ông đã nhìn thấy mèo đuổi theo những viên kẹo dẻo. Nhưng thực tế không phải vì nó thèm ngọt. Có thể con vật thích hình thù của nó, hoặc chẳng qua là nó chán.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  5. #5
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Hà mã - em họ gần nhất của cá voi??
    Kết luận này được các nhà khoa học đưa ra sau khi nghiên cứu hóa thạch của một loài thú ưa nước sống cách đây 40 triệu năm, có thể là "mắt xích mất tích" giữa hai loài.Mặc dù hà mã và cá voi có ngoại hình khác nhau một trời một vực, song các phân tích gene trước kia đã chứng tỏ chúng là bà con của nhau. Một nhóm nghiên cứu quốc tế mới đây cho biết họ đã tìm thêm được nhiều bằng chứng hóa thạch ủng hộ giả thuyết này.Trong tiếng Hy Lạp, hà mã (hippopotamus) có nghĩa là "ngựa sông". Nhưng "các động vật biển có vú, cá voi và cá heo không có điểm gì giống với hà mã cả. Nói cách khác, có một khoảng trống 40 triệu năm giữa hóa thạch của các loài thú biển và hà mã nguyên thủy", Boisserie bổ sung. Hóa thạch của các loài thú biển sớm nhất có niên đại khoảng 53 triệu năm, trong khi hóa thạch của hippopotamus chỉ có cách đây 16 triệu năm.Boisserie và các cộng sự người Pháp đã đề xuất một giả thuyết mới: theo đó, cá voi và hà mã có một tổ tiên chung, ưa lội nước, sống vào khoảng 50 đến 60 triệu năm trước.Từ ông tổ này, chúng tiến hóa thành hai nhánh: những động vật có vú đầu tiên sống ở biển, dần dần chuyển hẳn xuống sống dưới nước, và một nhóm lớn, đa dạng hơn, bao gồm những loài vật có bề ngoài giống lợn, có tên gọi anthracotheres. Anthracotheres phát triển hưng thịnh, hình thành 37 giống biệt lập phân bố trên khắp thế giới, ngoại trừ châu Đại dương và Nam Mỹ. Những sinh vật này dần dần tuyệt diệt hàng loạt, chỉ để lại một hậu duệ duy nhất cách đây 2,5 triệu năm, đó là hippopotamus (hà mã). Boisserie cho rằng một số cách phân loại cổ điển trước đây căn cứ trên hình dáng và thậm chí răng động vật không phải lúc nào cũng chính xác. Theo giả thuyết mới của ông, cá voi, cá heo cùng với những loài thú có móng chẻ như bò, lợn và lạc đà thuộc một nhóm.Nhóm nghiên cứu cũng cho biết hầu hết các nhà sinh học đồng ý rằng cá voi và hà mã có họ hàng gần nhất. Nhưng họ vẫn tranh cãi việc chúng có họ hàng như thế nào, và chúng thuộc nhánh nào trong cây gia đình động vật.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  6. #6
    Thành viên cống hiến
    Ngày tham gia
    10-12-2005
    Tuổi
    40
    Bài viết
    133
    Cảm ơn
    8
    Đã được cảm ơn 9 lần ở 5 bài viết

    Mặc định

    Bạn ơi, mình thấy nên chia thành các mục nhỏ như: động vật, thực vật.... thì dễ đọc hơn đấy. Bạn suy nghĩ về việc này nhé. Nhưng thông tin bạn đưa ra lý thú thật. :clap:


    Vâng ạ ! Em sẽ chỉnh lại !^^
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  7. #7
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Theo dấu cuộc di tản của đàn cá lớn nhất thế giới

    Đại dương sôi lên sùng sục. Hàng nghìn con cá sardine kinh hoàng rẽ nước vùn vụt lao đi trong cơn săn đuổi cuồng loạn của cá heo và cá mập. Liền đó là một cuộc tấn công trên không khi những con ó biển cắm phập thân mình xuống đám đông con mồi...
    "Cuộc chạy trốn của cá sardine" là một trong những sự kiện hoành tráng nhất trên biển cả, diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm dọc theo bờ biển phía đông Nam Phi. Không ai biết chính xác có bao nhiêu con tham gia trong những chuyến đi như vậy, nhưng người ta từng biết tới những thảm cá dài tới 15 km và rộng 4 km ôm lấy đường bờ biển dài hơn 1.000 cây số.
    Song sardine không phải lúc nào cũng là tâm điểm chú ý trong cuộc rượt đuổi vĩ đại này. Bám sát chúng là hàng đàn hàng lũ những sinh vật săn mồi, với khoảng 20.000 cá heo, hàng nghìn con cá mập chuyên săn lùng cá voi, hải cẩu mũi Cape và hàng chục nghìn con ó biển.
    Bất chấp sự đông đúc đến khó tin của biển cả, được chứng kiến một cuộc chạy trốn của cá sardine vẫn là một diễm phúc hiếm hoi. Và tôi (phóng viên Zoe Murphy của BBC) may mắn đã có mặt ở một khoảnh khắc cao trào đó.

    Cuộc săn đuổi

    Theo kinh nghiệm dân gian, cá sardine sẽ tới vùng biển này vào thời điểm cây lô hội nở hoa. Tuy nhiên, những người quản lý ở bờ đông mũi Cape đã có cách để xác định dễ dàng nơi xảy ra sự kiện đó.
    Chuyến "đi săn" bắt đầu vào lúc ban mai khi chiếc máy bay do thám lùng sục dọc bờ biển Transkei để tìm kiếm dấu vết của những đàn ó chờ mồi hoặc dòng nước tối sẫm của bầy sardine. Sau cùng, viên phi công hướng cho hoa tiêu của tàu đi về chỗ có đàn cá. Con tàu đã sẵn sàng với các thiết bị lặn và dầu máy đủ để chạy nhiều giờ trên biển.
    Vùng nước năng suất kém này giờ đây lúc nhúc toàn cá. Viên hoa tiêu hướng tàu về phía bắc, theo đường bay của bầy ó biển tới nơi có hàng trăm con cá heo, kiên nhẫn chờ chúng tôi lặn xuống. Dưới những ngọn sóng, âm thanh trở nên chói tai khi lũ cá heo lao đi vun vút, hòa với những tiếng nói chuyện dội âm không lẫn vào đâu của chúng. Trong vòng vài phút, 20 con cá mập săn cá heo đã xuất hiện. Những sinh vật tuyệt đẹp này thôi miên chúng tôi cho đến khi một "cô nàng" tò mò bơi thẳng tới một thợ lặn và ngoặt đuôi lao đi ở những giây cuối cùng.

    Bữa đại tiệc trên biển

    Bẫy mồi được hình thành khi những con cá heo cuộn tròn lấy một đám đông sardine bằng những dòng bong bóng phun ra và che chắn không cho chúng vọt lên mặt biển. Bị đe đọa, những con sardine lướt thẳng hàng bên nhau, ngăn không cho kẻ thù tách chúng ra khỏi nhóm lớn. Những bẫy mồi như vậy tồn tại không lâu, hiếm khi duy trì được từ 10 đến 20 phút, bởi những kẻ đi săn sốt ruột đã lao thẳng vào bầy cá, đánh chén đến thỏa thích.
    Và khi bầy cá yếu đuối bị dồn lên vùng nước nông, những con ó biển đang chờ chúng ở đó. Cảnh tượng hàng trăm con chim lao xuống như những làn đạn thật ngoạn mục. Chúng lăng mình từ độ cao gần 30 mét, va vào nước với tốc độ 90 km/giờ và lặn xuống sâu 10 mét hoặc hơn thế. Một hoặc hai phút sau, chúng vọt lên khỏi mặt nước, miệng ngậm sardine, trong khi biển phủ trắng những bọt cá heo, thấp thoáng các vây đuôi và vây lưng đang quẫy đập dữ dội.
    Khi cuộc rượt đuổi kết thúc, những con chim biển no nê thỏa mãn lượn lờ trên mặt biển. Chúng buộc phải ợ ra một phần thức ăn mới đủ nhẹ để bay lên.

    Những nghi vấn chưa có lời giải

    Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa có được lời giải cuối cùng cho hiện tượng trốn chạy của cá sardine. Sardine là sinh vật sống ở vùng nước lạnh, quần tụ ở bờ biển phía nam của Nam Phi. Loài cá này có tập tính di cư dọc theo bờ biển phía đông của lục địa. Các nhà nghiên cứu tin rằng hình dạng bờ và các dòng hải lưu là yếu tố quan trọng góp phần vào sự kiện đó của chúng.
    Khi mùa đông đến, một dải nước lạnh từ phía nam chạy vòng lên trên, thâm nhập vào dòng hải lưu ấm Agulhas đang từ trên chảy xuống. Việc mở rộng vùng nước lạnh cho phép sardine mở rộng vùng phân bố về phía đông.
    Tuy nhiên, còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải quanh hiện tượng này. “Tôi thực sự không hiểu tại sao chúng làm thế" - nhà khoa học nghiên cứu về biển và cá mập Andrew Aitken thừa nhận, "Đó không phải là một cuộc di cư theo đúng nghĩa vì sardine không bơi đi nhằm mục đích sinh sản hoặc kiếm ăn. Còn có bằng chứng cho thấy một vài con đã quay trở về phía nam vào cuối năm. Dường như một vài nhân tố nào đó ngoài nhiệt độ nước đã khơi mào cho chuyến vượt biển dọc theo vùng bờ phía đông của chúng”.Cá sardine biến mất vào biển sâu cũng đột ngột như khi xuất hiện, để lại đằng sau những nghi vấn lớn về lối sống bí ẩn của chúng. Một nghiên cứu thực sự về loài cá này sẽ bắt đầu trong năm nay, và người ta hy vọng nó sẽ làm sáng tỏ nhiều điều còn chưa rõ.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  8. #8
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Nghìn lẻ một cách dùng lưỡi của động vật...

    Lưỡi của chim gõ kiến xanh dài gấp 5 lần chiều dài đầu của nó, đến mức phải cuộn tròn lại bên trong miệng khi co vào. Do chiếc lưỡi dày này được hình thành bởi những cơ rất mạnh nên khó có con côn trùng nào thoát được cho dù trốn sâu trong thân cây...
    Nổi tiếng trong lĩnh vực săn mồi bằng lưỡi là tắc kè hoa. Nhanh tựa tia chớp, nhờ một động tác trải ra cực mạnh, nó vụt le chiếc lưỡi dài lấm tấm hình những viên bi tròn có thể dán cứng con mồi như giấy bẫy ruồi, muỗi. Và khi nó rụt lại thì con mồi đã nằm gọn trong miệng.
    Nhưng tắc kè hoa không phải là loài duy nhất được tạo hoá ban cho một hệ thống bắt mồi bằng lưỡi cực kỳ hoàn hảo. Tương tự như thế, lưỡi của loài nhái cũng chứa một chất lỏng dính như keo khiến con mồi hết hy vọng chạy thoát. Còn tamanoir, con vật 4 chân chuyên ăn mối có chiếc lưỡi dài đến 60 cm trong một cơ thể chỉ có chiều dài 1,5 mét. Điều kỳ diệu là chiếc lưỡi này - được bao bọc bởi những chiếc gai cực nhỏ nghiêng về phía sau và được bôi trơn bởi một chất nhầy tựa như keo dán - có thể phóng vào tổ mối và rụt lại đến 150 lần/phút để bắt đến 30.000 con mối mỗi ngày.
    Trong khi đó chiếc lưỡi của loài gấu Mã Lai lại có thể co dãn theo chiều dài nhằm giúp chúng liếm mật hay các con nhộng bên trong những bọng cây hay vách đá. Tương tự gấu Mã Lai, lưỡi của hươu cao cổ có thể rụt lại rồi phóng dài thêm 40 cm để vươn tới những ngọn cây cao hoặc luồn qua những chiếc gai nhọn của cây acacia để tước những chiếc lá non. Ngoài ra, lưỡi cũng dễ dàng chuyển thành màu tím hay đen để chống chọi với ánh nắng mặt trời gay gắt ở châu Phi trước khi được lè ra.
    Lưỡi của loài vật còn có thể trở thành một chiếc hộp đựng đầy dụng cụ săn bắt mồi. Chẳng hạn như lưỡi của loài chuột túi chuyên ăn mật ở Australia khi rụt lại sẽ biến thành một chiếc lọ để ăn bụi phấn và nhuỵ hoa. Còn chiếc lưỡi đầy gai nhọn của loài chim cánh cụt hoàng đế có thể giúp chúng giữ chặt con mồi dưới biển sâu.
    Đôi khi lưỡi của một số loài vật lại có... răng. Chiếc lưỡi nhám đầy răng nhỏ li ti của loài cá pantodon hay arapaima dài đến 4,5 mét ở vùng Amazone có chức năng vừa bắt và xé xác con mồi. Ở một số loài khác, cơ quan này giúp chúng uống nước khi rụt lại. Tắc kè gecko có chân hình chân vịt sống trên sa mạc Namib có thể phóng chiếc lưỡi dài để liếm những giọt sương đêm còn đọng trên mắt chúng. Ở những loài tắc kè gecko khác, lưỡi còn giúp chúng lau chùi những con mắt không mí được bao bọc bởi một lớp vảy trong suốt luôn bị dơ bẩn.
    Nếu như lưỡi của một số loài vật có chức năng chăm sóc và bảo vệ cơ thể thì ở một số loài vật khác cơ quan này lại trở thành cái bẫy để đánh lừa và giúp chúng săn bắt mồi. Hãy kể đến chiếc lưỡi diệu kỳ của loài rùa ăn thịt nước ngọt lớn nhất thế giới. Nằm im một chỗ dưới đáy ao, hồ, loài rùa này thu hút sự quan tâm của cá nhờ chiếc lưỡi uốn cong lóng lánh nổi lưng chừng mặt nước như hình con sâu. Bị thu hút bởi con sâu giả này, các loài cá khác vội lao đến đớp mồi mà không ngờ đã rơi vào chiếc bẫy giăng sẵn. Thế là khi rùa rụt lưỡi thì con cá cũng rơi vào miệng chúng.
    Không thể không kể đến tác dụng quạt mát của lưỡi ở loài chó khi nó liếm xoành xoạch quanh miệng. Với loài cá sấu, lưỡi lại có chức năng làm kẹp mũi. Khi con vật lặn xuống, chiếc lưỡi của nó biến thành một chiếc nút khổng lồ để chặn nước không tràn vào đường hô hấp giúp nó không chết chìm.
    Ở một số loài vật khác, lưỡi có chức năng nhận biết. Loài nhuyễn thể có tên gọi chiton chuyên bám vào các hố đá mỗi khi thuỷ triều xuống thì dùng lưỡi để di chuyển theo từ trường trái đất, nhờ chất oxit sắt magnetit bao bọc quanh cái lưỡi này. Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Brigitte Frybourg của Pháp đang tìm hiểu chức năng định vị qua lưỡi của chúng. Họ hy vọng có thể ứng dụng vào việc giúp người mù nhận biết phương hướng nhờ gài một con bọ điện tử vào lưỡi. Còn các nhà quân sự học Mỹ lại nghiên cứu chức năng nhận biết mùi qua lưỡi của loài ong để sử dụng chúng vào việc rà mìn.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  9. #9
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Bí mật trong cái mũi kỳ quặc của nai sừng tấm

    Những đôi chân mảnh khảnh và bộ gạc quá khổ là tất cả những gì quyến rũ ở nai sừng tấm Bắc Mỹ. Ngược lại, chiếc mũi lớn hình củ hành của nó lại là đề tài hấp dẫn đối với các nhà biếm họa.
    Hai nhà nghiên cứu Mỹ, bị kích thích trí tò mò bởi kích cỡ và hình dáng của cái mũi này, quyết định tìm hiểu sâu hơn. Công trình của họ đã cung cấp một phân tích giải phẫu chi tiết đầu tiên về cái mũi bất thường treo lủng lẳng trên môi trên của con vật. Và đây là một trong số những phát hiện của họ: cấu trúc này cho phép nai sừng tấm đóng lỗ mũi lại trong khi lần mò thức ăn, là các cây mọc dưới nước.
    Lawrence Witmer, một giáo sư giải phẫu tại Đại học Ohio, đã nghiên cứu cơ quan khứu giác của nhiều loài động vật còn sống hoặc tuyệt chúng, từ loài hươu đuôi trắng quen thuộc tới những sinh vật tiền sử như khủng long mỏ vịt. Ngạc nhiên vì số lượng ít ỏi các nghiên cứu về nai sừng tấm, ông cùng một cựu sinh viên đã thực hiện công trình này. Nai sừng tấm là sinh vật lớn nhất ở các cánh rừng bang Maine (Mỹ), có trọng lượng gần 500 kg. Cái mũi, với lỗ mũi rộng đến 10 cm treo lơ lửng ở môi trước, khiến nó trở nên khác biệt hẳn so với hươu đuôi trắng và các họ hàng khác. Witmer và cộng sự đã sử dụng các thiết bị y tế để kiểm tra cấu trúc giải phẫu bên trong như dây thần kinh, sụn và các thành phần khác của mũi. Phân tích của họ đã loại bỏ được ý kiến cho rằng kích cỡ lớn của khoang mũi là nhằm điều chỉnh nhiệt của không khí đi vào phổi. Họ cũng tìm hiểu liệu cái lỗ mũi rộng có tạo ưu thế đặc biệt nào cho sinh vật này hay không, chẳng hạn khả năng ngửi nhiều chiều. Song Witmer không thể đưa ra kết luận cuối cùng. Một trong những phát hiện ấn tượng nhất là chiếc mũi có một cơ chế đặc biệt, giúp ngăn không cho nước tràn vào khi con vật lội qua hồ và nhúng miệng xuống nước để ăn thực vật. Nai sừng tấm đã có một cơ chế khôn ngoan để đóng mũi của mình. Chúng đã đánh đổi một phần vẻ đẹp của khuôn mặt để lấy cơ chế mũi khác thường này.



    Sơn ca đua giọng cùng xe tải

    Các đô thị ồn ào có thể buộc những con sơn ca phải cố hót to đến mức âm thanh của chúng vượt cả ngưỡng được xem là ô nhiễm tiếng ồn ở châu Âu. Một nghiên cứu mới vừa phát hiện điều đó.Sơn ca đực thường biểu diễn ca nhạc để thu hút bạn tình và đánh dấu lãnh thổ của mình. Chúng hót thường xuyên và dồn dập vào tháng 5, thời điểm vừa kết thúc chuyến di cư dài từ châu Phi về châu Âu.Trong tháng 5 năm 2001 và 2002, Henrick Brumm, tại Đại học Free ở Berlin, Đức đã ghi lại tiếng hót của chúng trong thành phố này. Ông đo cường độ âm thanh của tiếng chim và so sánh với tiếng ồn nền của môi trường. Brumm phát hiện thấy tiếng hót của chúng có thể lớn hơn tiếng ồn giao thông tới 14 decibel. "Âm thanh lớn nhất mà tôi thu được là 95 decibel", Brumm nói. "Nó ầm ĩ như thể có một cái cưa xích ở cách một mét, hay một chiếc xe tải lớn chạy qua".Nỗ lực cao giọng này tương ứng với việc áp suất tăng gấp 5 lần trong phổi của chim. Tuy nhiên Brumm không cho rằng, sơn ca có thể gặp nguy hiểm khi hát ở âm vực lớn như vậy, bởi chúng thường xuyên hót ở mức thấp hơn mức tối đa.Luật pháp châu Âu cấm công nhân tiếp xúc với âm thanh vượt quá 87 decibel mà không có thiết bị bảo vệ tai. Brumm cho biết nếu phải nghe tiếng ồn vượt quá 80 decibel trong 2 giờ, tai người có thể bị ảnh hưởng lâu dài.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  10. #10
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Bắt được con rắn lớn nhất thế giới

    Một con trăn dài 15 m và nặng 450 kg đã được những người dân làng ở Indonesia bắt hôm qua. Nếu được công nhận, đây sẽ là con rắn nuôi lớn nhất từng được biết đến tới nay.Hàng trăm người đã kéo đến xem con vật trong vườn thú tại ngôi làng Curugsewu, trên hòn đảo Java của Indonesia. Theo sách kỷ lục Guinness, con rắn dài nhất từng được biết đến dài 9,75 m. Con nặng nhất là con trăn Burma ở Gurnee, Illinois, nặng 182,76 kg.
    Theo các quan chức địa phương, con trăn mới thuộc loài có lớp da hình mắt lưới, có thể ăn 3-4 con chó mỗi tháng. Trăn có hình mắt lưới là loài rắn dài nhất thế giới. Chúng có thể ăn những con vật to như cừu, thậm chí ăn thịt cả người. Loài này bắt nguồn từ những đầm lầy và rừng rậm ở Đông Nam Á.



    Chim lớn nhất tạo ra âm thanh bé nhất

    Đà điểu đầu mèo, loài chim nặng nhất thế giới sống trong những khu rừng rậm ở Papua New Guinea, phát ra những âm thanh cực thấp - thấp hơn hầu hết các loài chim khác - thấp tới mức con người khó có thể nghe thấy.Đà điểu đầu mèo là những con chim không biết bay, có bộ lông sặc sỡ và nặng khoảng 57 kg. Chúng rất quan trọng đối với nền văn hoá Papua New Guinea và là nguồn thực phẩm dồi dào cho cư dân ở đây. Đà điểu còn đóng vai trò quan trọng trong việc phân tán hạt giống và tái tạo rừng.Nhà khoa học Andrew Mack, tại Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã ở New York, đã nhận ra những âm thanh khác thường khi đang nghiên cứu về đà điểu đầu mèo. Ông thu lại những âm thanh đó, phân tích âm phổ và phát hiện ra tần số của nó là quá thấp đối với loài chim nói chung.
    Những con đà điểu tạo ra các giai điệu có tần số thay đổi từ 23 Hz tới 300 Hz. Tuy rằng những tần số này được tạo ra đồng thời, chúng khó có thể được nghe thấy cùng một lúc."Tần số càng thấp thì nó càng vang xa, vì vậy nếu bạn ở cách xa một con chim, phần giai điệu cao có thể bị cây cối làm tắt dần đi, nhưng những âm thấp thì vẫn tiếp tục truyền đến", Mack cho biết. "Khi đó âm thanh chỉ là những tiếng ầm ầm rất nhỏ và khó nhận biết".
    "Nhiều lúc bạn tưởng như đó là một chiếc máy bay hay phương tiện nào đó đang chạy ầm ầm từ xa. Với tần số này thì bạn khó có thể xác định nó bắt nguồn từ đâu".Mack cho rằng âm thanh ầm ầm của chim nhằm giúp chúng liên lạc từ những khoảng cách lớn trong rừng rậm. Đà điểu sống rải rác trong những khu vực rộng hàng trăm hecta, vì vậy những âm thanh cao hơn khó có thể tiếp cận được mục tiêu.Một trong những khó khăn trong việc nghiên cứu đà điểu đầu mèo là chúng rất bí ẩn. "Mọi người chỉ nhìn thấy chúng thoáng qua và không hiểu biết gì nhiều về chúng. Vì vậy chúng tôi rất vui mừng với phát hiện này bởi từ đó có thể tiến hành điều tra dân số đà điểu bằng những thiết bị hỗ trợ thính giác", Mack phát biểu.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  11. #11
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Gấu Panda Trung Quốc lập kỷ lục về số con

    Gấu Panda Thanh Thanh tại Trung tâm nghiên cứu và chăn nuôi Panda lớn nhất Trung Quốc.
    “Nàng” gấu trúc 19 tuổi Thanh Thanh vừa cho ra đời đứa con thứ 13 tại Trung tâm nghiên cứu và chăn nuôi Panda ở Chengdu, tỉnh Tứ Xuyên hôm 9/9. Thanh Thanh đã lập kỷ lục về số lần sinh đẻ trong thế giới những loài vật quý hiếm.

    Phó giám đốc trung tâm, ông Yu Jianqiu cho biết, Thanh Thanh thụ thai vào ngày 30/3 hoặc 1/4, sau khi giao phối với 2 con đực cùng chuồng. Các chuyên gia tin rằng chú gấu con mới sinh vẫn còn một "người em" sinh đôi sắp chào đời.

    Thanh Thanh bắt đầu sinh nở từ năm 1989, đến nay đã qua 9 lần sinh, trong đó có 2 lần sinh đôi. “Đó là một thành công lớn đối với loài gấu Panda thụ thai trong chuồng”, Yu nhận định.



    Hiện nay, gấu Panda duyên dáng đã có tên trong danh sách những loài gần tuyệt chủng trên thế giới. Theo thống kê của Cục Kiểm lâm Quốc gia Trung Quốc, hiện nước này có khoảng 1.000 con sinh sống trong tự nhiên và 140 con nuôi chuồng.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  12. Những người đã cảm ơn :


  13. #12
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Sinh vật phá kỷ lục về sống ở nhiệt độ cao

    Giới hạn trên của nhiệt độ mà ở đó sự sống có thể tồn tại đã được mở rộng tới 121 độ C, cao hơn 8 độ so với kỷ lục trước đây. Vi khuẩn kiên cường này, tạm gọi là Strain 121, được tìm thấy tại một “ống khói đen”- hố thoát nhiệt - ở đáy biển phía đông bắc Thái Bình Dương.
    Theo nhà vi sinh vật học Derek Lovley và Kazem Kashefi, tại Đại học Massachusetts (Mỹ), phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học xác định ở đâu và khi nào sự sống bắt đầu tiến hóa trên trái đất, và chúng có thể tồn tại ở độ sâu bao nhiêu.
    Trước tiên, hai nhà nghiên cứu lấy mẫu vi khuẩn từ "ống khói" này, rồi nuôi cấy chúng ở nhiệt độ 100 độ C trong phòng thí nghiệm để mô phỏng môi trường nóng nực của "ống khói". Khi tăng nhiệt độ để tìm giới hạn sống của chúng, nhóm khoa học sửng sốt nhận thấy các sinh vật vẫn tiếp tục tăng trưởng, dường như không có gì bất thường xảy ra với chúng.
    Nhóm nghiên cứu lại đặt các sinh vật trên vào nồi hấp - loại lò thường được dùng để khử trùng thiết bị y tế ở 121 độ C. “Ngay cả khi ở trong điều kiện đó 10 tiếng, chúng vẫn kiên gan chịu đựng”, Lovley nói. Những con bọ này cũng sống sót sau khoảng 2 giờ ở 130 độ C, nhưng chúng không sinh sản cho đến khi được trở về nhiệt độ thấp hơn.
    Bằng cách nào các sinh vật này có thể chịu đựng nhiệt độ cao đến vậy vẫn còn là bí ẩn, bởi trong khi protein của chúng có thể tồn tại ở 121 độ C thì protein của những loài khác đã tan rữa? Lovley quyết định sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ điều bí mật đó.
    Kỷ lục chịu nóng trước kia thuộc về loài vi khuẩn có tên gọi Pyrolobus fumarii. Nhưng người khám phá ra nó, Karl Stetter tại Đại học Regensburg, Đức, cho biết ông không tin rằng Strain 121 có thể tăng trưởng ở 121 độ C trong môi trường tự nhiên của chúng. Karl đã chỉ ra rằng các sinh vật này lớn nhanh nhất ở khoảng 106 độ C và mất một giờ để nhân đôi số lượng. Còn ở 121 độ, quá trình này phải mất 25 tiếng.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  14. #13
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Số sao trong vũ trụ nhiều hơn cát trên trái đất

    Có 70 sextillion (1 sextillion = 1.000 luỹ thừa bảy) ngôi sao trong tầm nhìn của chúng ta, lớn gấp 10 lần tổng số hạt cát trên bãi biển và sa mạc của trái đất, các nhà thiên văn học Australia công bố. Họ vừa hoàn thành cuộc đếm sao được coi là chính xác nhất từ trước tới nay.
    Từ những nơi tối tăm nhất trên trái đất, mắt thường có thể nhìn thấy khoảng 5.000 ngôi sao. Từ một con phố thắp đèn sáng trưng thì chỉ thấy khoảng 100, nhưng với những chiếc kính viễn vọng hiện đại thì lại hoàn toàn khác.
    Các nhà thiên văn học Australia đã sử dụng những thiết bị tối tân nhất thế giới để đo đạc độ sáng của tất cả thiên hà trong một khu vực của vũ trụ, và tính toán có bao nhiêu ngôi sao trong đó. Từ đó, họ tiếp tục tìm ra tổng số ngôi sao của cả vũ trụ thuộc tầm nhìn của chúng ta. Nhóm nghiên cứu tin rằng kết quả của họ chính xác hơn rất nhiều so với những ước đoán trước đây.



    Con số được công bố trong hội nghị của Liên đoàn thiên văn học quốc tế ở Sydney đầu tuần là: 70 sextillion, tức số 7 đi kèm 22 số 0. Con số này lớn hơn mọi hạt cát trên bờ biển và sa mạc của trái đất cộng lại. Nhưng đó vẫn chỉ là những ngôi sao trong vũ trụ mà chúng ta có thể nhìn thấy được, tức là trong tầm nhìn của kính viễn vọng.
    Tiến sĩ Simon Driver, tác giả nghiên cứu, cho rằng con số thực tế sẽ phải lớn hơn gấp bội, thậm chí không thể xác định được. Ông tin rằng rất nhiều ngôi sao trên đó có hành tinh, và rất có thể một số hành tinh trong đó có sự sống.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  15. #14
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Điểm sâu nhất thế giới có đối thủ cạnh tranh

    Các nhà khoa học đã xác định được một vị trí mới trên rãnh Mariana (nơi đáy biển ở độ sâu khoảng 11 km) có thể tranh ngôi vị vô địch với Challenger Deep, điểm được xem là thấp nhất trên bề mặt trái đất hiện nay.



    Điểm cực sâu này được các nhà khoa học gọi là HMRG Deep, nằm cách Challenger Deep 200 km về phía đông, dọc theo rãnh Mariana ở tây Thái Bình Dương. Các nhà khoa học Hawaii (Mỹ) đã khám phá ra nó trong một dự án lập bản đồ đáy biển bằng phương pháp định vị hồi âm, được thực hiện từ năm 1997 đến năm 2001. Việc đo đạc chính xác độ sâu của nó hiện rất khó thực hiện, nhưng theo các nhà nghiên cứu, nó cũng phải xấp xỉ với Challenger Deep.
    Challenger Deep được phát hiện vào năm 1951, mang tên của con tàu tìm ra nó - tàu hải quân hoàng gia Challenger 2. Từ đó tới nay, nơi này chỉ được đón một con tàu có người lái vào năm 1960, khi hai nhà khoa học thực hiện cuộc lặn 4 giờ trong một chiếc tàu ngầm, chạm đáy ở độ sâu 10.915 mét. Vị trí này sâu đến nỗi nếu có thể đặt đỉnh Everest xuống đó, thì vẫn còn lớp nước dày 1,6 km phía trên.
    Hiện tại, không có tàu ngầm nào có thể chạm tới Challenger hay HMRG Deep. Chiếc tàu duy nhất gần đây có thể làm điều đó - con tàu không người lái của Nhật, từng tới đáy Challenger Deep vào năm 1995 - đã bị mất hồi tháng 5 vừa qua do đứt dây chằng trong một cơn bão.
    Rãnh Mariana là vùng sâu nhất trên Thái Bình Dương, nằm ở ranh giới giữa hai mảng thạch quyển: mảng Philippines ở phía đông và mảng Thái Bình Dương. Khi chúng trôi giạt, mảng Thái Bình Dương bị chìm xuống dưới mảng Philippines. Sự chuyển dịch này đã tạo cho rãnh Mariana độ sâu khổng lồ đó.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  16. #15
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Phát hiện loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới?

    Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây đã xác nhận sự tồn tại của một loài vượn cáo mới, có thể là loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới, trên đảo Madagascar.



    Mireya Mayor và Ed Louis, từ vườn thú Henry Doorly của thành phố Omaha (Mỹ), đã tìm thấy một con linh trưởng bé nhỏ như vậy lần đầu tiên vào năm ngoái, khi nó đang cuộn mình trong một cái bẫy có hình dáng đặc biệt của họ. Xét nghiệm ADN chứng tỏ đó là một loài mới trong họ microcebus, hay vượn chuột cáo. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn cần thêm chứng cớ để xác nhận điều đó.

    Mới đây, Mayor đã quay trở lại hòn đảo xa xôi ngoài khơi Ấn Độ Dương này để tiếp tục tìm kiếm các mẫu vật, nhằm bổ sung dẫn liệu cho phát hiện. Và lần đầu tiên, máy quay phim của họ đã ghi hình được những con linh trưởng tí hon. "Chúng tôi giờ đây đã có đủ thông tin để mô tả đó là một loài mới", Mayor nói.

    Cho đến thế kỷ 21 này, con người vẫn còn biết rất ít về vượn cáo. Chúng thuộc về phân họ Prosimian - một trong hai nhánh chính của cây gia đình linh trưởng (nhánh còn lại là Anthropoid - vượn người -bao gồm khỉ, người, khỉ hình người và các loài khác). Hiện tại, có khoảng hơn 60 loài vượn cáo đã được nhận dạng và hơn một nửa trong số đó thuộc diện nguy cấp. Chúng là sinh vật đặc hữu chỉ sống ở Madagascar (dù nay một số trong đó đã được phân tán đi các nơi khác). Loài vượn cáo lớn nhất cũng là loài đầu tiên bị tuyệt chủng kể từ khi con người đặt chân đến hòn đảo này, theo sau nó là 15 loài khác.

    Mayor cho biết mối đe dọa lớn nhất với vượn cáo lúc này là nạn phá rừng. Chưa đầy 10% rừng nguyên sinh ở Madagascar còn tồn tại, và chúng đang tiếp tục co hẹp hơn nữa. Rất nhiều khu bảo tồn được đánh giá là hiệu quả trên giấy tờ, nhưng sự thực lại đang biến mất. Một lý do khác khiến vượn cáo khó mà thoát khỏi tuyệt chủng ở Madagascar, đó là chúng được dùng như một món ăn ưa thích của người dân. Những người dân nghèo nơi đây ít có sự lựa chọn, vì thế, thói quen săn vượn cáo khó mà có thể thay đổi được.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Trang 1 của 6 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Lễ hội Dương vật ở Nhật Bản
    Bởi loveactually trong diễn đàn Giáo dục giới tính.
    Trả lời: 33
    Bài viết cuối: 28-09-2009, 09:30 PM
  2. THý sInh dỰ thy HOa Hậu----vÔ tình lộ "Nội Y"
    Bởi mjlk_nO.teAr trong diễn đàn Teen....tin....
    Trả lời: 26
    Bài viết cuối: 16-07-2008, 07:18 PM
  3. Tom ang Jerry<==năm chuột xem chuột quậy
    Bởi Mr.Dancer trong diễn đàn Vui cười - Giải trí
    Trả lời: 14
    Bài viết cuối: 24-02-2008, 09:01 PM
  4. Tập một !!!!!
    Bởi nhocbuong93 trong diễn đàn Truyện chữ
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 03-02-2008, 12:06 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 16-07-2007, 12:49 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •