Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 15 của 16

Chủ đề: Thực vật ^^

  1. #1
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Nguồn : http://vnexpress.net
    ---------------------------------------------------------
    Khám phá bí ẩn của cây bắt ruồi

    Các nhà khoa học Pháp và Mỹ tin rằng họ đã biết được bằng cách nào cây bắt ruồi - một trong những sinh vật kỳ diệu của tạo hóa - có thể bất thần kẹp chặt nạn nhân của nó.Cây bắt ruồi từng được Charles Darwin mô tả như "một trong những loài thực vật kỳ diệu nhất trên thế giới". Loài cây này có thể tóm chặt một con ruồi bay qua bằng những cái lá hình vỏ sò của nó chỉ trong 100 miligiây, nhanh hơn cả một cái chớp mắt.Các nhà khoa học từ lâu tự hỏi bằng cách nào cây bắt ruồi có thể thực hiện cú săn mồi ngoạn mục này, dù cho nó không hề có các cơ và tế bào thần kinh như những động vật cử động nhanh. Câu trả lời, được công bố, là sức căng của thực vật.Đầu tiên, cây bắt ruồi uốn cong những cái lá dẻo dai của chúng ra sau, đến mức bề mặt của chúng lồi lên, giống như một nửa quả bóng tennis lộn từ trong ra ngoài. Khi đóng cái bẫy này, thực vật giải phóng năng lượng ở dạng sức bật. Lá cây lập tức nhảy từ hình lồi sang hình lõm, như thể nửa quả bóng đột nhiên bung trở lại hình dạng ban đầu. Gờ của hai chiếc lá khóa lại với nhau, và con côn trùng bị kẹp trong bẫy.Các nhà nghiên cứu đã lập mô hình sự thay đổi hình học này bằng cách bôi những đốm sơn huỳnh quang cực tím rất nhỏ trên bề mặt ngoài của lá. Sau đó, họ quay phim quá trình lá đóng kín dưới tia cực tím, sử dụng máy quay tốc độ cao. Phim đã cho thấy lá cây bắt ruồi đột ngột chuyển từ mặt lồi sang mặt lõm khi sập bẫy.Những nghiên cứu trước kia đã giả định rằng cây bắt ruồi nhử côn trùng bằng một thứ mùi thơm phát ra từ bên trong bề mặt lá. Khi ruồi giẫm chân lên, cử động này sẽ kích thích và khiến cây khép lại. Song người ta vẫn chưa hiểu rõ cơ chế chính xác nào cây có thể chuyển tín hiệu kích thích thành cơ chế đóng trong một thời gian nhanh như thế.

    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

    Các bài viết cùng chuyên mục:

    Lần sửa cuối bởi thienthanaoden, ngày 16-09-2006 lúc 11:04 AM.

  2. #2
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Khám phá cây nấm lớn nhất châu Âu

    Các nhà khoa học Thụy Sĩ vừa tìm thấy một sinh vật mà họ cho có thể là cây nấm lớn nhất châu Âu - một thân nấm khổng lồ có độ dài bằng 8 làn đường chạy dọc sân bóng đá, và hầu như bị che khuất dưới mặt đất. Cây nấm dài tới 800 mét và rộng 500 mét, bao phủ một khu vực rộng tới 35 hecta, được phát hiện trong một công viên quốc gia của Thụy Sĩ, gần thị trấn Ofenpass ở phía đông. Các chuyên gia lâm nghiệp cho rằng ít nhất nó đã 1.000 năm tuổi. Sinh vật này thuộc về loại nấm mật (Armillaria ostoyae) ăn được, nhưng lại có thể giết chết các thân cây khác mà nó ký sinh, nhờ một mạng lưới các sợi tơ rất dày, chạy chen chúc giữa các rễ cây. Các chuyên gia tin rằng một lý do để cây nấm này sống lâu đến vậy mà không bị phát hiện và phá huỷ là nó chỉ ăn được khi còn nhỏ. Ngoài ra, nó chỉ lộ diện vào mùa thu, khi quả thể nấm trồi lên mặt đất và thân nấm ôm lấy các rễ cây.Nấm mật ở Thuỵ Sĩ được xem là nhỏ hơn một loại nấm mật khác mọc ở Mỹ. Đó là loại nấm được tìm thấy trong rừng quốc gia Malheur ở bang Oregon, bao phủ trên diện tích 890 hecta, là sinh vật lớn nhất thế giới từng được phát hiện.



    Phát hiện thông đỏ sống trên 1.500 tuổi ở Đà Lạt

    Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh Đà Lạt (Viện Khoa học lâm nghiệp VN) cho biết đã phát hiện cùng lúc hai quần thể thông đỏ cực kỳ quý hiếm ở hai vùng rừng thuộc cao nguyên Lang Bian. Loài thông này có tên khoa học là Taxus wallichiana, có tên trong sách đỏ thế giới, với vỏ thân và lá chứa hoạt chất taxol dùng để chữa bệnh ung thư...
    Quần thể thông đỏ thứ nhất nằm ở núi Voi, trải trên diện tích chừng 10 ha, với 60 cây. Quần thể thứ hai nằm trong những thung lũng thuộc địa phận Phát Chi, thuộc xã Xuân Trường, giáp ranh giữa huyện Đơn Dương với thành phố Đà Lạt, với khoảng 200 cá thể phân bố trên diện tích khoảng 50 ha.Theo các nhà khoa học, nhiều cá thể trong hai quần thể thông đỏ nói trên có đường kính thân cây đến 1,5m, có cây gần 2m; chứng tỏ chúng đã xuất hiện cách đây không dưới 1.000 - 1.500 năm.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  3. #3
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Cây cao tối đa bao nhiêu?

    Câu hỏi này có vẻ như không thể tìm được lời giải, nhưng các nhà nghiên cứu làm việc tại cánh rừng gỗ đỏ ở California đã tìm ra giới hạn chiều cao lý thuyết là 130 m - tương đương toà nhà 35 tầng.
    Các nhà nghiên cứu đã đo đạc những cây cao nhất thế giới ở rừng gỗ đỏ Humboldt ở California, để tìm hiểu cuộc sống như thế nào trên những tầng trên cùng. "Cách duy nhất để làm điều đó là trèo lên cây", George Koch tại Đại học Arizona ở Flagstaff, Mỹ, đứng đầu nghiên cứu, nói. "Đó thực sự là một kinh nghiệm thú vị, mặc dù khá vất vả".
    Họ phát hiện thấy bất chấp khoảng cách xa so với mặt đất, những lá ở trên ngọn vẫn có thể lấy đủ nước, vì vậy chúng vẫn sống sót qua những đợt hạn hán thường xuyên. Khó khăn trong việc đưa nước lên cao chính là lý do hạn chế chiều cao của loài cây, nhóm Koch nhận định.Với rừng cây gỗ đỏ California, sức hút của lực hấp dẫn và sự ma sát giữa nước và các mạch dẫn có nghĩa rằng dòng chảy sẽ không thể kéo lên cao hơn 122-130 m, các nhà nghiên cứu kết luận.
    Với điều kiện khí hậu ôn hoà và đất đai màu mỡ ở miền bắc California, nó có thể đại diện cho chiều cao tối đa của bất cứ cây nào trên trái đất. Nhưng có thể những cây cao kỷ lục ở Humboldt vẫn chưa vươn tới được chiều cao tối đa theo lý thuyết. "Chúng tôi không nói rằng chúng sẽ mọc tới chừng đó, mà chúng có thể mọc tới chừng đó", Koch tuyên bố.Thực sự, tại chiều cao 112,7 m, những cây cao nhất thế giới vẫn còn thấp hơn chiều cao giới hạn. Nhưng những cây này đã 2.000 tuổi và những sự kiện trong quá khứ như hạn hán, sét đánh có thể đã ngăn cản sự sinh trưởng của chúng.Ian Woodward, nhà khoa học thực vật tại Đại học Sheffield, Anh, cho biết cuộc sống trên ngọn cây rất khó khăn. Ngoài nguy cơ khan hiếm nước, những thân cây khổng lồ còn phải đối chọi với những cơn gió dữ có thể quật ngã tầng cành cao nhất. Tuy nhiên, hạn hán vẫn là nguyên nhân chính làm hạn chế chiều cao, kích cỡ và hình dáng lá cây gỗ đỏ. Những chiếc lá ở gần mặt đất thì to và rộng, còn những chiếc trên cao thì nhỏ và cằn cỗi.



    Kỳ bí thế giới phong lan

    Trong số hàng chục nghìn loài phong lan đang được trưng bày tại cuộc triển lãm quốc tế, loài được xếp hạng quý giá nhất cũng là cây xấu xí và thối nhất. Nữ hoàng mang tên bulbophyllum phalaenopsis có chiếc lá rủ dài 1,5 m và những bông đỏ như máu tỏa mùi thịt thối.( hình hoa màu đỏ ).



    "Nó trị giá khoảng 10.000 USD, nhưng có nó bạn sẽ chẳng muốn ngửi một bông phong lan nào nữa. Bất cứ ai đi qua cũng phải nhìn xuống chân để xem mình vừa dẫm phải cái gì", Bill Overton, vị giám khảo tại cuộc triển lãm Phong Lan quốc tế lần thứ 24 đang diễn ra tại New York, Mỹ, từ 14 đến 18/4, phát biểu.Ngược lại, hầu hết trong số hơn 50.000 loài cây đang được trưng bày là những mẫu mực về vẻ đẹp của tự nhiên. Muôn vàn hình thù độc đáo cùng màu sắc rực rỡ toả sáng trong chiếc lều bằng kính mờ khổng lồ. Cuộc triển lãm sẽ được lưu diễn tại Mỹ, Nam Mỹ, châu Á và châu Âu.
    Chỉ sau vài tiếng khai trương, bông phong lan hôi thối đã được vinh dự khoác lên mình dải ruy băng dành cho ngôi vị bông hoa giá trị nhất, do Hiệp hội Phong lan Mỹ trao tặng.
    Các chuyên gia cho biết cây bulbophyllum phalaenopsis toả mùi ghê sợ là có mục đích của nó. Loài hoa muốn thu hút ruồi bằng cách tạo cho mình một thứ mùi giống như mùi thịt thối. Lũ ruồi sẽ bay tới kiếm ăn trên những bông hoa giống tảng thịt này và từ đó thụ phấn cho bông khác.
    Cùng chung mục tiêu quyến rũ kẻ khác là loài hoa mang tên Bee Orchid, bông của nó trông giống như hình con ong. Những con ong thật sẽ đậu lên đó, khi bay đi mang theo phấn hoa trên lưng và thả nguồn sống trên một bông khác.
    Nhưng loài phong lan lãng mạn nhất, ít nhất theo cách nhìn của con người, lại là Cattleya. Câu chuyện bắt đầu từ thế kỷ 19, khi những nhà thám hiểm người Anh mang về từ Nam Mỹ các loài thực vật độc đáo. Họ tình cờ bắt gặp một cây lạ thường khi đó chưa nở hoa. Loài cây vô danh này trở thành vật lót lý tưởng cho các cây rau nhiệt đới khác ở trên tàu.
    Sau chuyến viễn dương, chiếc cây kỳ lạ bỗng nở ra những bông hoa màu xanh oải hương lộng lẫy. Từ đó ra đời phong lan Cattleya, lấy tên từ nhà làm vườn William Cattley, người có công phát hiện ra nó.Lãng mạn không kém là câu chuyện về niềm đam mê phong lan của Overton, bắt đầu vào 3 thập kỷ trước. Khi đó ông mới kết hôn và cố công tìm được một cây phong lan hoàn hảo để mang về cho người vợ mới cưới. "Nhưng nó đã chết vì tôi không biết cách chăm sóc ", Overton cho biết, "Vì vậy tôi đã quyết định mua một quyển sách hướng dẫn trồng phong lan".
    Nhà sinh vật hiện có hơn 1.800 cây phong lan trong ngôi nhà kính của mình tại Lynnebrook, Long Island. Và giờ ông đã trở thành bậc thầy về loài cây rừng này."Phong lan thường ra hoa khi chúng tưởng rằng chúng sắp chết. Nâng niu nó bằng cách tưới nước nhiều chỉ khiến nó trơ ra. Nhưng khi bạn mặc kệ nó còm cõi trong một thời gian, nó sẽ nghĩ rằng mình sắp chết, vì vậy cần phải nở hoa để tái sinh", Overton tiết lộ.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  4. #4
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Làm sáng tỏ bí ẩn về loài hoa lớn nhất thế giới

    Những đoá hoa có bề rộng hàng mét và bốc mùi thịt thối - thuộc nhóm 20 loài Rafflesia - lại là họ hàng của những chùm hoa nhỏ xíu tỏa hương ngọt ngào như hoa trạng nguyên, violet, lạc tiên và các thành viên khác trong bộ Malpighiales.
    Thông báo vừa được các nhà khoa học Mỹ công bố trên số mới nhất của tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Các nhà nghiên cứu cũng thử đưa ra một vài giả thuyết hấp dẫn về việc tại sao Rafflesia có mùi hương kinh khủng như vậy, rằng tạo sao những bông hoa của nó chỉ bùng nở một lần mỗi năm và chỉ tồn tại trong 5-7 ngày, rằng tại sao bông hoa này lại thuộc nhóm thực vật ăn bám, và vì cớ gì nó thích thu hút những loài ruồi thường đến viếng thăm các xác chết.
    Rafflesia là loài thực vật ký sinh, không hề có rễ, gốc và lá, sống tầm gửi trên các thân cây nho. Mỗi năm, chúng chỉ bộc lộ mình một lần duy nhất bằng những đoá hoa khổng lồ. Thông thường, các nhà nghiên cứu thường phân loại bộ thực vật theo tế bào lục lạp, nhưng vì Rafflesia thiếu hẳn nhóm tế bào này. Do vậy, Todd Barkman và cộng sự tại Đại học Tây Michigan đã phân tích ADN ty thể của nó - một loại nội quan tương đương với các tế bào lục lạp.
    Nghiên cứu ADN ty thể đã tiết lộ rằng những bông hoa vĩ đại và hôi thối lạ lùng là bà con với nhiều loài hoa có bé nhỏ, hương thơm ngát dễ chịu. Chẳng hạn, Rafflesia dường như rất giống với hoa lạc tiên, bởi cả hai đều có nhị và nhụy hoa hợp nhất trong một ống trung tâm, và đều sản sinh ra một vành trang trí bên trên trông như chiếc vương miện.
    Theo các nhà nghiên cứu, Rafflesia không bắt đầu cuộc sống như một sinh vật ký gửi, nhưng trong quá trình tiến hóa ở Đông Nam Á, nó đã tìm thấy dạng sống này bằng cách gửi thân trên nhiều loại nho khác nhau.
    "Theo tiêu chuẩn của con người, ngoại hình hôi thối, sần sùi, vằn vện của các bông hoa có thể được hiểu như là một cách bắt chước dạng thịt thiu. Và thực tế là những con ruồi rất dễ bị thu hút bởi những bông hoa này, điều đó chứng tỏ chúng tin rằng đó là những miếng thịt thối thật sự", Barkman nói.
    Barkman cho rằng những bông hoa này có cuộc đời ngắn ngủi đến vậy là do kích cỡ của chúng: "To đùng và lồ lộ đập vào mắt kẻ khác trong một thời gian dài có thể khiến nó trở thành mồi cho những động vật ăn cỏ, những kẻ sẽ ăn mất phần hoa sinh sản của nó", ông giải thích. Nhiều loài hoa trong nhóm Rafflesia đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Các nhà khoa học lo ngại về số phận của chúng bởi tình trạng tàn phá rừng nhiệt đới ngày càng tăng trong vùng Đông Nam Á.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  5. #5
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Tìm thấy hạt lúa đầu tiên trên thế giới

    Một nắm thóc đã bị cháy khô có niên đại 15.000 năm mới được các nhà khảo cổ phát hiện ở Hàn Quốc. Độ tuổi này đã thách thức quan điểm trước đây rằng việc trồng lúa bắt đầu ở Trung Quốc 12.000 năm trước.Gạo ngày nay là thức ăn chính cho một nửa dân số trên toàn cầu, với 576.280.000 tấn được sản xuất trong năm 2002. Đặc biệt châu Á là nơi chịu trách nhiệm tạo ra 1/3 lượng calo cho mọi người dân.Những hạt lúa cổ đại đã được Lee Yung-jo và Woo Jong-yoon tại Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc, phát hiện trong một cuộc khai quật ngôi làng Sorori ở Chungbuk. Cuộc phân tích ADN của 59 hạt thóc cho thấy chúng khác với những hạt lúa đang được trồng ngày nay. Điều này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm ra nguồn gốc tiến hoá của lúa. Khu vực miền trung Hàn Quốc, nơi những hạt lúa được tìm thấy, là địa điểm khảo cổ quan trọng để tìm hiểu sự phát triển của con người thời kỳ đồ đá ở châu Á.



    Chuột cổ đại to bằng con trâu???

    Kỷ lục về cân nặng trong thế giới loài gặm nhấm mới được khám phá. Một loài chuột cổ đại có họ hàng với chuột lang ngày nay nặng tới 700 kg. Con vật dài 3 m, cao 1,3 m và sống cách đây 8 triệu năm, từng đi dạo trên những bờ sông màu mỡ của đồng bằng Orinoco cổ đại, thuộc tây bắc Venezuela. Loài gặm nhấm Phoberomys pattersoni đã tuyệt chủng có cuộc sống nửa dưới nước, nửa trên cạn, nhai cỏ nước và lẩn trốn các sinh vật khổng lồ khác như cá sấu dài 3 m, mèo túi to bằng sư tử, chim ăn thịt không biết bay.
    "Hãy thử tưởng tượng một con chuột lang có kích cỡ của một con trâu với cái đuôi dài ngoẵng và hàm răng gớm ghiếc. Nó nặng gấp 10 lần so với loài gặm nhấm to nhất ngày nay - chuột capybara Nam Mỹ", Marcelo Sánchez-Villagra tại Đại học Tübingen, Đức, đứng đầu nhóm nghiên cứu, phát biểu.
    Sánchez-Villagra cho biết, đã phát hiện được bộ xương nguyên vẹn của con vật ở Urumaco, Venezuela, sau khi một trong những sinh viên của ông tình cờ nhìn thấy một chiếc xương chồi lên trong lớp trầm tích. Bộ xương được đặt tên Goya, lấy tên từ khu vực mà nó được phát hiện ra.
    Trước đó, người ta chỉ biết đến Phoberomys qua những chiếc răng riêng lẻ và vài mẩu xương, vì vậy không ai hình dung được nó to cỡ nào. Nhưng cuộc phân tích bộ xương Goya đã cho phép nhóm nghiên cứu hình dung về trọng lượng cơ thể cũng như cuộc sống của con vật.
    Alexander cho biết, để mang trên mình trọng lượng gấp 1.400 lần so với chuột lang ngay nay, Goya phải có một dáng đi khác. "Chuột và các loài gặm nhấm nhỏ khác đứng như kiểu chúng đang chống đẩy. Nhưng các con có thú lớn hơn thì giữ cho chân thẳng. Capybara đứng như cừu và Goya thì còn đứng thẳng hơn nữa. Nếu bạn nhìn thấy con vật từ xa trong một ngày mù sương thì trông nó sẽ giống trâu hơn là chuột lang".Ngoại hình quá cỡ của Goya cũng có thể khiến con vật gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một lượng thức ăn khổng lồ. Nhưng chính kích cỡ của nó đã giúp lên men một cách hiệu quả lượng cellulose của thực vật trong khoang bụng giống như cái chum.
    Alexander cho rằng, Phoberomys không còn tồn tại là do chúng chậm chạp và không linh hoạt như linh dương để có thể trốn thoát kẻ thù. Trong khi đó, những loài gặm nhấm nhỏ hơn với móng ngắn thì có thể đào hang để trốn thoát.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  6. #6
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Bộ thực vật cổ nhất thế giới có nguy cơ biến mất

    Cây mè (cycad), bộ thực vật có hình dáng giống cây cọ xuất hiện cách đây 300 triệu năm, đang có nguy cơ tuyệt chủng cao gấp 4 lần thực vật nói chung. Một trong những mối đe dọa tồi tệ nhất với chúng là việc buôn bán các loài hoang dã phục vụ cho ngành làm vườn.



    Có khoảng 297 loài và phụ loài cây mè, sống rải rác ở châu Á, châu Phi, Australia và châu Mỹ, từ những cây tí hon sống dưới tán rừng đến những cây cao lớn mọc chồi lên. Mặc dù có dòng dõi đáng kính nể, 53% số loài cây thuộc bộ mè đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, so với 12,5% thực vật nói chung. Hai loài đã thực sự tuyệt chủng trong hoang dại. Sức ép của môi trường sống hiện đại sẽ còn đẩy nhiều loài hơn nữa tới bờ vực diệt vong.
    Những mối đe dọa chính với bộ thực vật này bao gồm việc phá huỷ môi trường sống để trồng trọt, khai thác mỏ và phát triển đô thị, sử dụng lấy thuốc và còn do bị các loài thực vật khác xâm lấn. Ngoài ra, việc lấy hạt giống của cây từ thiên nhiên để trồng trong vườn cũng là nguy cơ đáng lo ngại.
    Cây mè là bộ thực vật khác gốc phát triển chậm (có cây đực và cây cái khác nhau), sinh sản không đều đặn và phụ thuộc vào những chuyên gia thụ phấn. Điều này có nghĩa là mỗi cây cần phải sống gần nhau để có thể thụ phấn và sinh sản. Một số loài cây mè như Albany sống phụ thuộc vào con người, bởi loài bọ cánh cứng chuyên thụ phấn cho cây này không còn tồn tại. Đối với nhiều loài khác, hy vọng sống sót duy nhất là bảo tồn trong các vườn thực vật và ngân hàng hạt giống.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  7. #7
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Cây 4.600 tuổi vẫn tiếp tục sinh sản



    Cây thông nón gai Methuselah, được mệnh danh là thân cây lâu đời nhất thế giới, vừa chứng tỏ sự trường tồn của sự sống, bằng việc cho ra đời một thế hệ mới sau gần 5.000 năm sống cheo leo trên vách núi. Chúng gồm một chục cây thông non cứng cáp, cao khoảng 20 cm, xanh ngắt, với những cái rễ dài và khỏe mạnh.

    Bám vào một đỉnh núi cao hơn 3 km trong rừng quốc gia Inyo ở trung đông bang California (Mỹ), Methuselah có thể tự hào vì đã được chứng kiến lịch sử trái đất từ thời con người xây dựng kim tự tháp Ai Cập. Và cho đến nay, nó vẫn trụ vững ở nơi chỉ có đá và đất nghèo dinh dưỡng, với gần hết tháng ngày trong năm vùi trong tuyết, và rang mình dưới ánh mặt trời trong thời gian còn lại.



    Mùa thu năm ngoái, một người trồng rừng tên là Jared Milarch đã thu nhặt các mảnh gỗ vụn và những nón quả thông từ cây Methuselah với sự cho phép đặc biệt của Cơ quan lâm nghiệp liên bang Mỹ. Sau khi thất bại trong việc nhân bản cây này, ông Milarch đã gieo các hạt cây lấy từ nón, và chúng đã nảy mầm. Tháng tới, một cây thông con trong số này sẽ được giới thiệu tại vườn bách thảo quanh Trụ sở quốc hội Mỹ.

    Các chuyên gia không rõ liệu Methuselah có nhân giống được trong điều kiện tự nhiên hay không, bởi rất ít hạt của nó có thể sống sót trong môi trường khắc nghiệt ở đó. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của con người, Methuselah đã từng sinh sản ít nhất là một lần, vào thập kỷ 1970. Cũng theo các nhà nghiên cứu, trong khi động vật và thực vật càng già càng mất dần khả năng sinh sản, thì dường như những cây thông nón gai có khả năng sinh trưởng mãi mãi.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  8. #8
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Chuyện lạ trong thế giới thực vật

    Nhiều người vẫn tin rằng bất động, vô hại, im lặng..., là những thuộc tính của cây cối trong tự nhiên. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn khác. Những thí dụ sau đây cho thấy thực vật cũng có vô số chuyện lạ không thua gì thế giới động vật.


    Đước được xem là những cây biết đi.

    Cây nhút nhát

    Thông dù được xem là một loài thực vật nhút nhát? Nếu nhìn từ dưới đất lên, có thể cho rằng chúng có tính này vì dù đứng gần nhau, nhưng chúng lại không dám đụng vào nhau. Giữa vòm lá của hai cây là một vùng trống mà các nhà khoa học vẫn gọi đùa là khe nhút nhát. Từ lâu các nhà thực vật học tin rằng khe này gây ra từ sự cọ xát của những nhánh cây. Càng cọ mạnh vào nhau, các nhánh cây gần nhau càng bị tổn thương, khiến những tế bào nằm ở đầu nhánh chết đi và ngừng tăng trưởng.

    Ngày nay người ta biết rằng giả thuyết này hoàn toàn sai. Nhờ vào việc quan sát cây từ trên cao, các nhà khoa học thấy rằng các nhánh của hai cây thông "nhút nhát" nằm gần nhau vẫn luôn nguyên vẹn. Không có chuyện tổn thương hay chết chóc. Từ đây các nhà khoa học hướng đến một giả thuyết khác, đó là sự phát tán một loại khí ngăn chặn sự tăng trưởng những nhánh gần của cây lân cận. Nhưng để làm gì? Để tự vệ! Bạn hãy tưởng tượng một cây bị bệnh do một loài ấu trùng nào đó tấn công. Nếu cây lân cận ngăn cản được cây bệnh đừng đụng vào, chúng cũng sẽ ngăn không cho tác nhân gây bệnh truyền sang. Trong quá trình tiến hoá, chỉ có những cây có được khả năng này là tồn tại. Điều này giải thích vì sao ngày nay dù ở giữa một rừng cây đồng loại, tất cả các cây thông dù vẫn giữ tính nhút nhát. Giả thuyết này có vẻ hợp lý, vấn đề là còn chờ chứng minh.

    Cây sát thủ

    Với bộ rễ cắm chắc vào lòng đất, thân to, nhánh hướng thẳng lên trời, loài cây này dường như vô hại, nhưng không ai nghĩ rằng chúng đang giấu trong mình những "vũ khí độc". Tại vùng nhiệt đới, sung được xem là "kẻ chuyên bóp cổ" những loài cây khác. Tất cả bắt đầu bằng việc một con chim nào đó nhấm nháp một quả sung mọng nước. Hạt sung di chuyển đến hệ tiêu hoá chim, do quá cứng nên hạt sung được thải ra nguyên vẹn trong phân chim. Bất hạnh cho loài cây nào nhận được món quà độc hại trời cho này. Vì nếu phân chim rơi xuống và kẹt trong một chạc cây, hạt sung sẽ nảy mầm. Từ đây, cây chủ bắt đầu lo lắng. Đầu tiên cây sung nhỏ đâm rễ thẳng vào thân cây chủ. Dần dà những rễ khác mọc thêm, bao bọc và quấn chặt lấy cây đã hậu đãi tiếp đón chúng.

    Cây càng mọc lên cao thì càng cần nước, nhưng do thân cây đã bị sung trói chặt không thể to ra, nên lượng nước dẫn từ rễ lên lá không đủ. Thiếu nước, cây chết khát và từ đó qua đời. Nó phân huỷ hoàn toàn trong 1-2 năm. Tàn tích duy nhất của cuộc chiến âm thầm này là chiếc bóng của nạn nhân. Nó hiện diện dưới dạng một khoảng rỗng giữa những chiếc rễ sung sát thủ, phát triển theo thời gian để tạo thành một thân cây thay thế. Từ lúc này, sung hiện diện dưới dạng một cây bình thường, không ý thức về thảm kịch mà nó gây ra. Thật ra thì sung cũng chỉ tuân theo một chương trình được chọn lọc trong quá trình tiến hoá để bảo đảm sự sinh tồn của mình.

    Cây thông tin

    Loài koudou lớn (hoẵng khổng lồ sừng xoắn) rất thích ăn những chồi keo non. Bất động, không vũ khí tự vệ, keo chẳng thể làm gì để chống lại loài thú háu ăn. Thoạt nhìn thì keo sẽ bất lực, tuy nhiên dưới mắt các nhà động vật học, dù ưa thích keo cách mấy, koudou cũng không dám động vào.

    Vì sao có chuyện này? Sau khi nghiên cứu, người ta biết rằng ngay khi nhấm nháp lá keo, chỉ trong vài phút keo sẽ trở nên se chát và biến thành một thứ khó nuốt. Mọi thứ giống khi bạn thử ăn một trái cây còn xanh. Trông ngon lành đó, nhưng chúng lại chát axit. Với cảm giác khó chịu này, koudou không còn dám đụng vào lá keo. Bí mật ở đây là sau khi bị koudou nhai nát, lá keo tiết ra khí ethylene, phát tán vào không khí bay đến những lá còn nguyên. Khi nhận được thông tin, những lá keo còn nguyên trên cành lập tức sản xuất ra tanin, tạo cảm giác chát. Bằng cách này, keo có thể tự vệ chống lại kẻ thù. Nhưng không chỉ một mình, đám mây ethylene còn được gió mang đi báo tin cho những cây keo lân cận. Koudou không còn cách nào khác là tìm đến nơi khác kiếm ăn.

    Cây di chuyển

    Bạn cho rằng cây cối thì không thể đi từ nơi này đến nơi khác? Không đúng, có ít nhất một loài có khả năng này, đó là cây đước. Tại vùng nhiệt đới, chúng mọc vắt qua những cửa sông không khác gì loài chim cao cẳng. Rễ cây đước rất lạ, mọc ra từ những nhánh cây, có thể dài đến 25 m, bắt giữ khí oxy trong không khí trước khi cắm vào bùn để lấy nước.

    Cây càng lớn lên, những nhánh thấp - nhánh nhiều tuổi nhất - càng mọc rễ nhiều. Dưới sức nặng của bản thân và dưới tác động của gió hay thuỷ triều, các nhánh này sẽ nứt ra khỏi thân. Không được tiếp nhựa sống từ thân cây, chúng cũng không cần vì bản thân chúng có thể tiếp được sức sống trực tiếp từ lòng đất nhờ vào những chiếc rễ riêng. Do bị tổn thương, phần ngoài cùng của nhánh cây cũng sẽ chết, mặc dù trước đó cũng đã kịp tách ra hoàn toàn khỏi thân và tạo thành một phần nhánh mới, sống độc lập như một cây đước sinh ra từ hạt.

    Nhưng khác với cây chính, cây này có thể chuyển động. Trong suốt thời gian tăng trưởng, nó tạo ra những rễ mới hướng về trước, bất chấp phần phía sau chết đi và tự huỷ. Trong vòng một năm, cây mới này "đi" được một khoảng cách khó tin đối với một vật thể được cho là bất động: 2-5 cm. Nó chỉ dừng lại nếu bị một cây khác cản đường hay tách quá xa khỏi bờ biển (lúc này đáy biển quá sâu).

    Cây vòi nước

    Garoe, một loài thuộc họ thắng, có thể không bao giờ phát triển được tại đảo Hierro. Chúng cần rất nhiều nước, trong khi trên hòn đảo vùng Canarie này gần như trời không bao giờ mưa. Mặc dù vậy, thực tế thì garoe vẫn sống khoẻ. Không có gì bí mật, vì lá cây của chúng có thể chảy nước thành vòi. Nước này đến từ đâu? Từ lớp sương mù dày đặc thường xuyên ngự trị trên đảo ở độ cao 600-1.500 m. Những giọt nước nhỏ bé tạo thành sương mù thường xuyên bị gió đẩy đi. Gặp phải lá cây, chúng bám vào rồi tập hợp lại thành những dòng nước nhỏ. Tính ra thì một cây garoe có thể tạo ra gần 80 lít nước/ngày nhờ giương ra một mạng lá khổng lồ hàng trăm mét vuông (diện tích toàn bộ lá cây) để bắt những giọt nước nhỏ trong sương mù. Chiến lược này xem ra rất hiệu quả vì hiện nay có nhiều loài cây trên thế giới áp dụng, như ở Chile, Nam Phi… Từ cây ôliu đến cây bách xù, bất kỳ loại nào cũng có thể tạo ra nước nếu chúng có được tán lá đủ dày và điều kiện khí hậu ở đó giống như trên đảo Hierro. Nguồn nước này hết sức quý giá cho dân chúng địa phương.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  9. #9
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Khám phá bí ẩn của cây bắt ruồi


    Lá cây bắt ruồi cong mình ra chờ con mồi.

    Các nhà khoa học Pháp và Mỹ tin rằng họ đã biết được bằng cách nào cây bắt ruồi - một trong những sinh vật kỳ diệu của tạo hóa - có thể bất thần kẹp chặt nạn nhân của nó.

    Cây bắt ruồi từng được Charles Darwin mô tả như "một trong những loài thực vật kỳ diệu nhất trên thế giới". Loài cây này có thể tóm chặt một con ruồi bay qua bằng những cái lá hình vỏ sò của nó chỉ trong 100 miligiây, nhanh hơn cả một cái chớp mắt.

    Các nhà khoa học từ lâu tự hỏi bằng cách nào cây bắt ruồi có thể thực hiện cú săn mồi ngoạn mục này, dù cho nó không hề có các cơ và tế bào thần kinh như những động vật cử động nhanh.

    Câu trả lời, được công bố hôm qua, là sức căng của thực vật.

    Đầu tiên, cây bắt ruồi uốn cong những cái lá dẻo dai của chúng ra sau, đến mức bề mặt của chúng lồi lên, giống như một nửa quả bóng tennis lộn từ trong ra ngoài. Khi đóng cái bẫy này, thực vật giải phóng năng lượng ở dạng sức bật. Lá cây lập tức nhảy từ hình lồi sang hình lõm, như thể nửa quả bóng đột nhiên bung trở lại hình dạng ban đầu. Gờ của hai chiếc lá khóa lại với nhau, và con côn trùng bị kẹp trong bẫy.

    Nghiên cứu do Lakshminarayanan Mahadevan, một giáo sư gốc Ấn Độ chuyên về sinh học tiến hóa và toán học ứng dụng tại Đại học Harvard, Mỹ, và cộng sự thực hiện.

    Các nhà nghiên cứu đã lập mô hình sự thay đổi hình học này bằng cách bôi những đốm sơn huỳnh quang cực tím rất nhỏ trên bề mặt ngoài của lá. Sau đó, họ quay phim quá trình lá đóng kín dưới tia cực tím, sử dụng máy quay tốc độ cao. Phim đã cho thấy lá cây bắt ruồi đột ngột chuyển từ mặt lồi sang mặt lõm khi sập bẫy.

    Những nghiên cứu trước kia đã giả định rằng cây bắt ruồi nhử côn trùng bằng một thứ mùi thơm phát ra từ bên trong bề mặt lá. Khi ruồi giẫm chân lên, cử động này sẽ kích thích và khiến cây khép lại. Song người ta vẫn chưa hiểu rõ cơ chế chính xác nào cây có thể chuyển tín hiệu kích thích thành cơ chế đóng trong một thời gian nhanh như thế.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  10. #10
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Khám phá ngoạn mục về thực vật Cameroon


    Hoa Justicia leucoxiphus.

    Cuộc khảo sát 10 năm ở Cameroon do các nhà khoa học tại Vườn bách thảo hoàng gia Anh ở Kew thực hiện đã tiết lộ hơn 200 loài thực vật chưa từng biết đến trước nay.



    Vùng Kupe-Bakossi ở đất nước này có sự đa dạng về thực vật cao hơn bất kỳ vùng nào khác ở châu Phi. Nổi bật trong số đó là các loài cà phê, hoa lan tuyệt đẹp và những họ hàng mới của loài sung. Nhóm nghiên cứu cho biết, công trình của họ đã đưa đến những sáng kiến bảo tồn ở địa phương.

    Kupe-Bakossi nằm cách Douala, thành phố lớn thứ hai của Cameroon, 100 kilomét về phía Bắc. Bắt đầu khảo sát từ năm 1995, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy ở đây 2.240 loài thực vật khác nhau - khoảng 1/10 trong số chúng là mới với khoa học.


    Cây bụi cao 3 mét có tên gọi Cola etugei, theo tên nhà nghiên cứu tìm thấy nó.

    "So với bất kỳ vùng nào từng được khảo sát ở châu Phi, vùng này chứa số loài cao nhất", thành viên dự án bảo tồn của Kew Ben Pollard nhận định. "Chúng đa dạng từ những loài cây tí hon như Macropodiella pellucida, nằm gọn trên một móng tay, tới những tán cây cao hơn 45 mét".

    Kupe-Bakossi là vùng có đa dạng sinh học cao, với hai núi lửa đã tắt, các thung lũng ven sông, đồng cỏ và một vài cánh rừng ẩm ướt nhất châu Phi. Sự đa dạng sinh thái này là một trong những lý do vì sao các loài vật tìm thấy đất sống ở đây.

    Tuy nhiên, hơn 200 loài thực vật trong vùng cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, do những hoạt động của con người ven khu vực này.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  11. #11
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Số lượng thực vật có hoa lớn hơn nhiều ta tưởng


    Nguyên phong lan đã có hàng nghìn loại khác nhau.

    Công trình tổng kiểm kê thực vật trên toàn cầu được thực hiện bởi nhà thực vật học người Tây Ban Nha, tiến sĩ David Bramwell vừa cho biết, thế giới có khoảng 422.000 loài cây hạt kín, cao hơn nhiều so với các phỏng đoán trước đây từ 231.000 tới 320.000 loài.

    Tiến sĩ Bramwell, giám đốc Vườn Canario "Viera y Clavijo" ở Tây Ban Nha, đã thực hiện cuộc điều tra bằng cách cộng gộp số lượng loài thực vật có hoa của mỗi vùng, tập trung vào những loài chỉ xuất hiện ở một quốc gia hoặc một hòn đảo. Những giống cây có mặt ở nhiều nơi cũng chỉ được tính là một loài. Kết quả cụ thể của ông là 421.968 loài.

    Con số này cũng rất khớp với một phỏng đoán gần đây của tiến sĩ Raphael Govaerts, thuộc Vườn bách thảo hoàng gia Anh. Sử dụng một phương pháp tính toán khác, Tiến sĩ Govaerts cho ra con số là 422.127 loài. Tất nhiên, con số này phải nhỏ hơn thực tế, vì ước đoán của các nhà khoa học mới chỉ dựa trên những loài thực vật đã được khoa học biết đến.

    “Khi tổng số loài tăng lên, tức là sẽ có thêm nhiều loài bổ sung vào danh sách bị đe dọa”, Tiến sĩ Bramwell nhận định. Ông cho rằng hơn 1/5 trong tổng số thực vật hạt kín có thể đang ở trong tình trạng nguy hiểm.

    Thực vật hạt kín là những cây có hoa, chứa nhiều hạt trong quả của chúng. Hoa là một phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc thụ phấn, tạo điều kiện cho động vật, đặc biệt là côn trùng, chuyển phấn hoa giữa các cây khác nhau. Mặc dù người ta tin rằng chúng mới chỉ tiến hoá trong khoảng thời gian gần đây - xấp xỉ 125 triệu năm trước, nhưng thực vật có hoa đã tiến hoá rất nhanh, trở thành nhóm thực vật thống trị trái đất.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  12. #12
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Lá cây đỏ khi thu đến để chống stress


    Ảnh: Tân Hoa Xã.

    Các nhà khoa học đã biết vì sao một số lá cây chuyển thành vàng và cam trong mùa thu, nhưng họ vẫn chưa rõ vì sao có cây lại chuyển sang màu đỏ. Một nghiên cứu mới cho thấy lá đỏ giúp cây giảm stress khi chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt.

    Nhiệt độ giảm cùng thời gian ban ngày ngắn lại khiến lá cây dừng sản xuất chất chlorophyll tạo ra màu xanh cho lá - giúp chúng đón ánh nắng mặt trời và tạo ra năng lượng. Chlorophyll rất nhạy cảm với cái lạnh, nên sương giá sẽ ngăn việc sản xuất chất đó một cách nhanh chóng.

    Kết quả là những chất carotenoid có màu vàng và cam lộ rõ ra khi lá cây mất đi màu xanh.

    "Màu vàng vẫn ở đó trong suốt mùa hè nhưng bạn không nhìn thấy rõ cho đến khi màu xanh nhạt dần đi. Ở những cây như dương lá rung và cây sồi thì đó là sự đổi màu chủ đạo", nhà sinh lý học thực vật Paul Schaberg tại Sở Lâm Nghiệp Mỹ, nói.

    Theo Schaberg, màu đỏ đến từ chất anthocyanin, và không giống như carotenoid, chỉ được sản sinh vào mùa thu. Đó cũng là chất mang tới màu đỏ cho dâu tây, táo và mận.

    Trên cây, sắc tố đỏ có tác dụng như tấm kính ngăn chặn những tia tử ngoại có hại và che phủ cho lá cây khi có quá nhiều ánh sáng. Chúng cũng ngăn ngừa tế bào khỏi bị đóng băng nhanh chóng. Chúng còn có tác dụng như chất chống ôxy hoá.

    Cây tạo ra lá đỏ để phản ứng với những tác nhân gây stress trong môi trường như cái lạnh băng giá, tia tử ngoại, hạn hán và nấm mốc.

    Nhưng lá đỏ cũng là dấu hiệu của "trầm cảm". Nếu bạn thấy lá cây chuyển sang màu đỏ từ sớm, ngay từ cuối tháng 8, cây đó có thể đang bị bệnh hoặc bị thương.

    Tại sao lá cây lại mất năng lượng để tạo ra anthocyanin hung đỏ, khi mà chúng sắp sửa rụng hết?

    "Người ta đã cho rằng đó là bởi chất đó giúp lá cây chống chọi được với stress. Việc tạo ra anthocyanin giúp lá cây ở lại lâu hơn, giúp cây hấp thụ được nhiều thứ có lợi trước khi lá rụng hết. Cây có thể sử dụng những nguồn lực này cho mùa sinh sản tiếp theo", Schaberg nói.

    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF737
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  13. #13
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Phát hiện ba loài lan hài đặc biệt quý hiếm


    Một loài lan hài.

    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, GS Leorid Averyanov, chuyên gia Viện Hàn lâm khoa học Nga mới phát hiện tại Vườn một quần thể hoa lan hài gồm 3 loài. Đây là các loài đặc hữu chỉ gặp ở một vùng hẹp và từ lâu được coi như báu vật quốc gia.

    Ông Đinh Huy Chú, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ bàng cho biết, 3 loài tìm thấy là những loài mới chưa từng phát hiện được tại Vườn, tuy đã gặp rải rác ở một số nơi của nước ta. Chúng nằm trong danh mục Sách đỏ của Việt Nam và các loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu. Hiện tại, chi tiết phân bố lan hài không được công bố nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép.

    Ngay sau phát hiện, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã xúc tiến các hoạt động tuần tra, bảo vệ quanh khu vực tìm thấy lan hài mới, đồng thời điều tra vùng phân bố và các đặc điểm khoa học của chúng. Lần phát hiện này nằm trong cuộc tổng điều tra về các loại phong lan ở Vườn.

    Phong Nha - Kẻ Bàng rất phong phú về đa dạng sinh học, chiếm đến ¼ số loài phong lan của Việt Nam (200 trên tổng số khoảng 800 loài lan trên cả nước). Cả Việt Nam chỉ có khoảng trên chục loài lan hài. Nhóm lan này không chỉ có giá trị thẩm mỹ, khoa học mà còn có giá trị kinh tế cao, nên khi được phát hiện, nhiều loài đã bị săn tìm để cung cấp cho thị trường đen quốc tế khiến số lượng suy giảm nhanh chóng.

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kho...5/07/3B9E001F/
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  14. #14
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Tìm ra nguồn gốc loài hoa thối khổng lồ

    Bí ẩn 200 năm về vị trí của loài hoa lớn nhất thế giới trong sơ đồ gia hệ của các loài thực vật cuối cùng đã được giải mã. Các nhà khoa học ngạc nhiên tìm thấy loài thực vật có bông hoa màu đỏ rực, rộng 1 m và toả ra mùi thịt thối rữa này thuộc về một dòng họ thực vật chỉ nở ra những bông nhỏ xíu.


    Ảnh: BBC.

    Người ta không thể xếp hoa Rafflesiaceae vào nhánh nào bởi nó có những đặc tính lạ thường, như không có rễ, không có lá và chẳng có thân. Bông hoa khổng lồ của nó, nặng tới 7 kg và có màu sắc cũng như mùi vị hệt thịt thối rữa, thu hút rất nhiều ruồi muỗi đến thụ phấn cho chúng.

    Và bông hoa kỳ lạ này, mọc ở đáy rừng rậm Đông Nam Á cũng là loài ký sinh. Chúng không chịu quang hợp mà sống nhờ trên những cây nho nhiệt đới và ăn chất dinh dưỡng từ cây chủ.

    Các nhà thực vật học đã phân tích ADN để đào sâu cội nguồn của Rafflesiaceae và tìm thấy loài cây này thuộc dòng họ Euphorbiaceae. Những cây thuộc dòng họ này, bao gồm cây cao su, cây thầu dầu, cây sắn, đều có những bông hoa rất nhỏ.

    Charles Davis, trợ lý giáo sư sinh vật và sinh học tiến hoá tại Đại học Harvard, tác giả nghiên cứu, nói: "Những cây này rất lạ, dường như là đến từ hành tinh khác, đặt chúng ở bất cứ đâu trong cây gia đình cũng cần phải giải thích rất nhiều. Điều kỳ lạ hơn là chúng nằm trong nhóm cây nở ra những bông hoa rất nhỏ".

    Các nhà thực vật học tin rằng khoảng 46 triệu năm trước, hoa của loài cây này tiến hoá với tốc độ chóng mặt. Họ phỏng đoán rằng bông hoa tăng trưởng từ chỉ 2 mm tới kích cỡ khổng lồ vào giai đoạn đó.

    Có 2 lợi ích chính cho việc có bông hoa to như vậy, giáo sư Davis nói. "Những cây này xuất hiện ở tầng thấp nhất trong rừng nhiệt đới có ánh sáng yếu ớt, vì vậy chúng không có cách nào để quảng bá bông hoa của mình cho những loài côn trùng đến thụ phấn. Bằng cách tận dụng tối đa diện tích bề mặt, chúng có thể toả mùi ấn tượng đi khoảng cách xa hơn để quyến rũ các con ruồi. Kích cỡ to cũng trở thành một biển báo hiệu quả để những con ruồi biết mà đến thụ phấn".

    Loài cây cao nhất thế giới Titan Arum, cao tới gần 3 m, cũng toả ra mùi thịt thối, nhưng nó không thuộc dòng họ này.

    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F245B
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  15. #15
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Lợi và hại của ớt


    Ảnh: Istockphoto.

    Vị cay trong ớt có tác dụng giảm đau hiệu quả, hỗ trợ chữa bệnh đau đầu do thần kinh. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều ớt sẽ làm đau dạ dày, gây chảy máu ở bệnh nhân trĩ.

    Mỗi một loại thực phẩm đều có song song tính lợi và hại. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ để tăng cường mặt tích cực và tránh các tình huống dễ làm phát sinh mặt tiêu cực của thực phẩm. Với ớt cay cũng vậy.

    Lợi

    So với cam, ớt giàu hơn hẳn về lượng vitamin C, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B. Mỗi 100 g ớt cay tươi chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol.

    Trong ớt cay có tới 1390 mg beta-caroten - một trong những nguồn tốt nhất cung cấp caroten, diệp hoàng tố, là chất chống ôxy hóa có tác dụng chống cảm mạo, phong hàn.

    Khi cắn một miếng ớt, vị cay kích thích mạnh sẽ khiến não bộ bài tiết chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm. Gần đây, đã có người thử dùng ớt cay để chữa trị chứng bệnh đau đầu nghiêm trọng mang tính thần kinh và hiệu quả rất tốt.

    Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà trong việc điều chỉnh mỡ máu cũng rất có tác dụng. Các nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt.

    Trong ớt cay có những chất đặc biệt có thể đẩy nhanh sự trao đổi chất để đạt được hiệu quả đốt chất béo trong cơ thể, nên có tác dụng trong việc giảm béo. Chất này còn có thể thúc đẩy bài tiết hoóc môn nên cũng có tác dụng làm đẹp da.

    Hại

    Trong ớt cay có rất nhiều vitamin C, nhưng do chất này không chịu nhiệt, dễ bị phá vỡ nên khi nấu nướng, phần lớn vitamin C đều hòa tan vào trong thức ăn hoặc bị phân tách.

    Ớt tuy có nhiều tác dụng tốt nhưng chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ, bởi lẽ nếu ăn nhiều sẽ có hại với cơ thể. Cái chát trong ớt sẽ kích thích mạnh đến niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu khi bị trĩ.

    Ngoài ra, người bị cao huyết áp, viêm họng, viêm thực quản, viêm loét dạ dày, trĩ... nên ít ăn hoặc không ăn ớt.

    http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/02/3B9F3601/
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Nhật thực - có ai nhìn thấy chưa ???
    Bởi Ljnh Tâm trong diễn đàn Khám phá thế giới
    Trả lời: 21
    Bài viết cuối: 20-06-2008, 03:23 PM
  2. em thật sự buồn
    Bởi ¯║¯¶–¶Ï€¶\¶ trong diễn đàn [Khoá 07-10]
    Trả lời: 47
    Bài viết cuối: 30-05-2008, 05:16 PM
  3. Dựng tóc ngáy nếu có thật
    Bởi l0ng_ch4u trong diễn đàn Vui cười - Giải trí
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 07-05-2008, 11:25 AM
  4. Sốc thật sự !
    Bởi Troinangto trong diễn đàn Tâm sự
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 30-11-2007, 02:56 PM
  5. Tin cực hot ngày 12-10 - Nhật Kí Vàng Anh - to be or not
    Bởi Dark trong diễn đàn Giáo dục giới tính.
    Trả lời: 110
    Bài viết cuối: 26-10-2007, 03:59 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •