Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 15 của 27

Chủ đề: Chủ quyền của Hoàng Sa

  1. #1
    Thành viên tích cực Cesc's Avatar
    Ngày tham gia
    03-11-2006
    Bài viết
    120
    Cảm ơn
    51
    Đã được cảm ơn 64 lần ở 31 bài viết

    Mặc định Chủ quyền của Hoàng Sa

    Hoàng Sa trên bản đồ Việt Nam thuộc thành phố đà nẵng,nhưng trên thực tế ,nó đã bị trung quôc chiếm giữ từ năm 1974 từ tay Việt Nam Cộng Hòa.Trường Sa hiện nay đang là vùng tranh chấp giữa nhiều nước,trong đó việt nam chiếm được nhiều nhất,ngoài ra còn có philipin,đài loan,malaysia,Brunei.


    Hoàng Sa đã mất về tay trung quốc chưa thể lấy lại ngay được vì hải quân của trung quốc rất mạnh.Cũng chẳng thể hi vọng vào luật pháp quốc tế,vì trung quốc là thành viên thường trực hội đồng bảo an (nghĩa là có quyền phủ quyết).Cái có thể làm bây giờ là tuyên truyền sự thật,các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của hoàng sa và trường sa.

    Các bạn có thể tìm hiểu những thông tin về Hoàng Sa trên trang web:
    http://hoangsa.org/

    TS Nguyễn Nhã có 1 công trình nghiên cứu lịch sử về quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

    Hoặc mọi người có thể đọc 1 bài viết trên báo Tuổi Trẻ,xin không được trích lại ở đây
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...45&ChannelID=3

    Ngoài ra cũng có 1 bài viết hay trên Tạp chí Thời Đại,mọi người có thể tham khảo
    http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai...angMinhThu.htm

    Mình xin trích lại đoạn này trên hoangsa.org

    "Ðất nước Việt Nam có khi thịnh khi suy, lịch sử Việt Nam có khi hưng khi phế, thế hệ trước không giữ được Hoàng Sa nhưng không phải vì thế mà Hoàng Sa trở thành đất của Trung Quốc hay của bất cứ một quốc gia nào khác. Dân tộc Việt Nam, các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau phải nhớ rằng: Bất cứ khi nào các điều kiện kinh tế, chính trị và quân sự cho phép, một trong những việc đầu tiên là phải lấy lại Hoàng Sa."
    "Chúng ta nên hỏi chúng ta thôi. Người ta quan tâm đến Vàng Anh vì Vàng Anh được lên báo, còn nỗi đau Hoàng Sa thì buộc phải câm nín, không một tờ báo nào được nói đến. Vì mối quan hệ bang giao, như ngàn đời nay cha ông ta vẫn phải chịu cái "ách" của bọn "xì thẩu".

    Nhưng Vàng Anh, một hai năm sau người ta sẽ quên mất, còn Hoàng Sa 33 năm rồi và nhiều lần 33 năm nữa chắc rằng rất nhiều người Việt Nam sẽ không quên.

    Chúng ta không hèn nhưng chúng ta yếu hơn anh bạn láng giềng, điều đó phải chấp nhận, như cha ông ta đã chấp nhận. Lấy nhu hoãn cương, không ai đặng lòng, nhưng nhờ thế mà ngàn năm bị độ hộ vẫn còn giữ được cái mảnh đất cong hình chữ S này, dù không nguyên vẹn cho lắm!"

    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

    Các bài viết cùng chuyên mục:

    Lần sửa cuối bởi Cesc, ngày 08-12-2007 lúc 05:53 PM.

  2. Đã có 4 người nói lời cảm ơn.


  3. #2
    Thành viên tích cực Cesc's Avatar
    Ngày tham gia
    03-11-2006
    Bài viết
    120
    Cảm ơn
    51
    Đã được cảm ơn 64 lần ở 31 bài viết

    Mặc định

    TQ vẫn ép chúng ta vì họ dựa vào bản công nhận lãnh thổ của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi tổng lý Chu Ân Lai năm 1958.

    Chi tiết và bình luận,mọi người đọc ở đây:
    http://hoangsa.org/diendan/viewtopic.php?f=5&t=8

    Mình xin được trích lại:
    Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải rất rõ ràng (trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

    Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận bản tuyên cáo trên của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên các quần đảo biển Đông. Ông đã viết công hàm ngày 14 tháng 9 và cho đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 năm 1958...


    Bình Luận:
    Những lời tuyên bố trên không có hiệu lực vì trước năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý những đảo này. Lúc đó, những đảo này nằm dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hoà; mà các chính phủ Việt Nam Cộng hoà luôn luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo. Còn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cũng không tuyên bố điều gì có thể làm hại đến chủ quyền này cả

    Một lý lẽ thứ hai nữa là đứng trên phương diện thuần pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hoà và Philippin. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.
    ...
    Trong trường hợp Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc, không hề có ý định nói đến vấn đề chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. Ông đã phát biểu những lời tuyên bố trên trong tình trạng khẩn trương, chiến tranh với Mỹ bắt đầu leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động trên eo biển Đài Loan và đe doạ Trung Quốc. Ông đã phải lập tức lên tiếng để ủng hộ Trung Quốc nhằm gây một lực lượng chống đối lại với mối đe doạ của Mỹ.

    Lời tuyên bố năm 1965 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như vậy. Động lực của lời tuyên bố đó là tình trạng khẩn trương, nguy ngập ở Việt Nam. Đây là những lời tuyên bố có tính chính trị, chứ không phải pháp lý
    ...

    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi Cesc, ngày 08-12-2007 lúc 05:53 PM.

  4. #3
    Thành viên tích cực Cesc's Avatar
    Ngày tham gia
    03-11-2006
    Bài viết
    120
    Cảm ơn
    51
    Đã được cảm ơn 64 lần ở 31 bài viết

    Mặc định

    Trích tiếp 1 bài bên hoangsa.org

    Tranh chấp ở quần đảo Trường Sa - Xavier Roze

    Tranh chấp nầy dính líu đến nhiều nước trong vùng, cho dầu bề mặt chỉ có hai nước: Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một vấn đề tranh chấp gay cấn nhất hiện nay tại vùng Đông Nam Châu Á. Cho đến những năm cuối của thập niên 80, người ta ít nghe nói đến tên quần đảo nầy, nó nằm cách khoảng giữa miền Nam VN với phía Bắc Bornéo (thuộc Mă Lai), giữa đảo quốc Brunei với đảo Palawan (thuộc Phi). Những hòn đảo nhỏ cấu tạo nên quần đảo nầy thì không có người sinh sống, các tàu câu cá hay tàu buôn dùng những đảo nầy để thả neo nghỉ ngơi. Chính Trung Hoa khởi đầu cho việc chạy đua trong vùng biển nầy sau khi dùng bạo lực quân sự để xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Phải chờ đến sau 1975 VN mới chiếm đóng 7 đảo trên tổng số 37, trong đó Đài Loan chiếm hai đảo lớn nhất là Itu Aba và Storm Island, diện tích hai đảo nầy lần lược là 0,432 Km và 0,147 Km.

    Riêng Trung Quốc, mặc dầu lên tiếng đòi hỏi chủ quyền toàn quần đảo, nhưng đến năm 1987 thì không có mặt tại đây. Cùng lúc đó Phi Luật Tân và Mã Lai nhập cuộc. Từ năm 1978, sau khi khám phá có mỏ dầu hỏa, Phi chiếm đóng 7 đảo phía Đông Bắc mà họ đã bắn tiếng đòi chủ quyền, sau đó chiếm thêm một đảo nữa, đó là Commodore Reef, ở xa hơn về phía Nam mà đảo nầy Mã Lai cũng dành chủ quyền.

    Mã Lai hành động năm 1983, chiếm 3 đảo mà trong đó có đảo Swallow Reef, chỉ cách đảo Amboya Cay của Việt Nam 60 cây số, nhưng đảo nầy cũng bị Phi và Mã Lai dành chủ quyền.

    Phía VN, từ 1978 đến 1988 chiếm thêm 15 đảo nữa, tổng cộng là 21 đảo, trong đó đảo Spratley và South West Cay được biến thành pháo đài quân sự.

    Về phía Trung Quốc thì đổ bộ vào các năm 1987 và 1988 lên 7 vị trí về phía Tây và Tây Nam, trong vùng của Việt Nam. Một vụ chạm súng đă xãy ra giữa hải quân hai nước, làm 3 tàu VN bị chìm và 70 người chết. Đây là cuộc hải chiến đầu tiên kể từ tháng 4 năm 1979, lúc hải quân Trung Quốc đuổi tàu chiến của Việt Nam ở Hoàng Sa. Năm 1992, Trung Quốc đánh chiếm một vị trí của VN trên Trường sa là đảo d'Eldad Reef, tổng số đảo chiếm đóng là 9.

    Trước đó không lâu, vào tháng 2 năm 1992, quốc hội Trung Quốc thông qua một dự luật về hải phận quốc gia, long trọng đòi hỏi chủ quyền tại toàn bộ quần đảo Trường Sa. Chỉ có VN cũng nhìn nhận chủ quyền của ḿnh trên toàn bộ quần đảo nầy. Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei sau nầy, đòi hỏi chủ quyền phần ở gần với lãnh thổ xứ họ. Riêng Đài Loan là nước đóng tại đây đầu tiên từ khi sau Thế Chiến Thứ Hai, chính Hoa Kỳ đã kêu gọi Tưởng Giới Thạch kiểm soát đảo nầy vì trước đó đã được Nhật Bản sử dụng để đánh Phi Luật Tân và Mã Lai. Đài Loan xây dựng tại Itu Aba một căn cứ quân sự đồn trú tới 6.000 quân và họ cũng xây tại đây một phi trường nhỏ dùng cho các phi cơ vận tải cỡ nhỏ. Những cuộc xây dựng tương tự ở đảo Pagasa của Phi, biến đảo nầy thành một pháo đài phòng thủ với phi đạo dài 1.200 m. Tương tự, Việt Nam trên đảo Spratley và Mã Lai trên đảo Swallow Reef.

    Để làm bằng cho việc đòi hỏi chủ quyền, các nước Việt Nam Mã Lai và Phi dựa trên khoảng cách địa lý, trong khi Trung Quốc thì dựa lên lịch sử, cho rằng từ thời xa xưa ngư dân và thương buôn Trung Hoa đã qua lại nơi nầy, thậm chí họ còn nói đến dấu vết của người Đài Loan đầu tiên sống ở đây. Phía VN cũng sử dụng lý lẽ như vậy và dưa ra thêm bằng chứng về sự có mặt của người Pháp thời bảo hộ tại đảo. Bên nào cũng ý thức được tầm quan trọng chiến lược của quần đảo bao trùm 800.000 Km2 và tọa lạc ngay trên hải trình ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Bắc Thái Bình Dương, là con đường tiếp tế nguồn năng lượng cho Nhật Bản. Mặc khác, những nguồn tài nguyên dồi dào như phosphates trên các đảo, nodules polymétalliques ở đáy biển và nhất là những mỏ dầu và khí đốt ở phía dưới làm cho các nước tranh chấp muốn dành những vùng nầy vào vùng kinh tế độc quyền của nước mình. Những yếu tố nầy đă giải thích những hiện tượng căng thẳng bấy lâu nay tại vùng nầy.

    Phía Nam Dương thì tìm cách hòa giải, tổ chức những cuộc hội thảo về Trường Sa với những nước liên hệ, như vào năm 1990 tại Den Pasar, Bandoeng 1991, Jogjakarta 1992 và Surabaya năm 1993. Trung Quốc tuyên bố, cũng như nhiều nước khác, đồng ý cho một sự giải quyết hòa bình, nhưng dự trù sẽ dùng quyền sử dụng vũ lực để bảo vệ lãnh hải và những đảo của họ. Dầu vậy họ cũng đề nghị các nước liên hệ để qua một bên vấn đề chủ quyền quốc gia để khai thác chung những tài nguyên ở biển Đông. Cùng lúc, Trung Quốc nhượng quyền khai thác vào tháng 5 năm 1992 cho công ty Crestone của hoa Kỳ để khai thác một vùng trên thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách bờ Việt Nam có 250 Km, cách Trung Quốc tới 800 Km, và Trung Quốc còn cam kết với công ty nầy sẽ cho hải quân bảo vệ. Tháng 9 năm 1992, Trung Quốc gởi hai tàu thăm dò địa tầng vào vịnh Bắc Việt, là một vùng biển nội địa, hoàn toàn của Việt Nam chiếu theo công ước 1887.

    Lo ngại thái độ hống hách, bá quyền của Trung Quốc, ASEAN, nhân dịp kết thúc đại hội thượng đỉnh lần thứ 20 tại Ma Ní tháng 7 năm 1992 đã ra một tuyên cáo chung về Biển Đông, kêu gọi các nước liên hệ thiết lập một hệ thống luật lệ để tôn trọng lẫn nhau đồng thời nhấn mạnh việc giải quyết vấn đề chủ quyền quốc gia bằng thương lượng. Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á vì sự chia rẽ nội tại cũng như yếu kém, chỉ đề nghị một giải pháp ngoại giao và hòa giải đối với Trung Quốc. Nhưng vấn đề Trường Sa sẽ làm cho các nước ASEAN kết hợp lại chặt chẽ hơn. Nam Dương là nước luôn lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc và dường như mong đợi ở Việt Nam như là một bức trường thành để ngăn chận chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Khuynh hướng nầy đã bắt đầu mạnh mẽ, sau khi có khoảng trống chiến lược ở Biển Đông thành hình từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.

    Năm 1994, Trung Quốc tiến thêm bước nữa trong ý đồ lấn đất dành biển của Việt Nam. Bọn họ dành chủ quyền tại mỏ dầu Thanh Long trên thềm lục địa của Việt Nam, tuyên bố tiếp theo là hợp đồng của Việt Nam ký với công ty Mobil để khai thác vùng nầy là vô giá trị. Trung Quốc đánh dấu vì thế một lằn ranh không cho Việt Nam vượt qua.

    Trương Nhân Tuấn lược dịch và chú giải bài Géopolitique de L'Indochine của Xavier Roze, NXB Economica, Nov 2000, trang 99 102.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi Cesc, ngày 08-12-2007 lúc 05:53 PM.

  5. #4
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định

    Salud, camarada. Ý kiến của cậu?????
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  6. #5
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định

    Điểm qua 1 chút về HQNDVN anh hùng:
    - Missile-equiped naval vessels: 13 (1 Type 124A corvette, 8 Osa II and 4 Tarantul missile boads)
    - OPVs: 5 Petya corvettes, 10 torpedo craft
    - Minehunters/sweepers: 10 (Soviet and PRC)
    - LTSs: 6
    - Submarines: 2 DPRK Yugo(midget submarines)
    - On order: BPS 500 missile boats(with SSN-25 anti-ship missiles)

    Còn đây là Khựa:http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA...g_Qu%E1%BB%91c

    Không đủ dũng cảm để đọc.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  7. #6
    Thành viên tích cực Cesc's Avatar
    Ngày tham gia
    03-11-2006
    Bài viết
    120
    Cảm ơn
    51
    Đã được cảm ơn 64 lần ở 31 bài viết

    Mặc định

    Mọi người hãy vào đây ký tên:
    http://www.petitiononline.com/HoangSa/petition.html

    Một thông tin nữa:


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi Cesc, ngày 08-12-2007 lúc 05:52 PM.

  8. #7
    Thành viên gắn bó -[B]j-[B]j-'s Avatar
    Ngày tham gia
    20-07-2007
    Tuổi
    35
    Bài viết
    641
    Cảm ơn
    19
    Đã được cảm ơn 13 lần ở 13 bài viết

    Mặc định

    cái này hôm nghe thằng bạn bên úc nó gửi rùi. Đi xa VN mà ngày nào cũng xem tin tức, một người yêu nước
    Nó còn dọa sáng hum sau sang đánh cho thằng tàu 1 trận ( mấy đứa người TQ sống ở bên úc):orismi2:
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  9. #8
    Thành viên tích cực Cesc's Avatar
    Ngày tham gia
    03-11-2006
    Bài viết
    120
    Cảm ơn
    51
    Đã được cảm ơn 64 lần ở 31 bài viết

    Mặc định

    Vấn đề nằm ở việc tranh chấp quyền lợi khai thác các tài nguyên trên biển đông.Có thể coi như 1 bài toán hợp tác-cạnh tranh,có lợi nhất cho mỗi bên là khi đối phương "nhường" lại cho mình,tồi tệ nhất là khi "chiến tranh" và tối ưu cho cả 2 bên là trạng thái cân bằng khi cả 2 cùng khai thác và phát triển.

    Trạng thái cân bằng này luôn thay đổi vì 2 bên đều có động lực chiếm lấy Hoàng Sa.Trung Quốc dùng những "bằng chứng lịch sử" của họ và sức mạnh quân sự để làm lợi thế đàm phán với chúng ta,Việt Nam cũng cần có những bằng chứng để làm đối trọng.Theo mình lịch sử của Trường Sa và Hoàng Sa có ít người biết và là 1 thiệt thòi.Người Việt biết với nhau không đủ,quan trọng là cả thế giới công nhận "về mặt lịch sử " hoàng sa là của Việt Nam

    Tuy nhiên ngay cả khi có bằng chứng khoa học và công nhận của công luận quốc tế cũng chưa đủ để lấy lại Hoàng Sa.Quân đội Trung Quốc vẫn có thể đóng quân ở đấy như Mỹ vẫn làm ở các căn cứ quân sự của họ ở các nước khác.

    Bài toán ở đây sẽ có thêm các yếu tố khác như Mỹ hay ASEAN ,những lực lượng muốn ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.Việt Nam phải lợi dụng sức mạnh đó,cũng có nghĩa là bước vào 1 "cuộc mặc cả" khác.Quan trọng nhất là không để mình làm quân cờ trong tay "các nước lớn".

    Một trạng thái "cân bằng động" là tối ưu cho cả 2 bên.Trung Quốc cần "uy tín" để trở thành 1 thế lực "dẫn đầu" ở khu vực châu á - thái bình dương.Việt Nam vẫn đang cần ổn định để phát triển kinh tế,đồng thời cần dư luận quốc tế và Việt Nam ( cái này có chưa,hic hic ) để kéo "điểm cân bằng" về phía mình. Cần nhất là mỗi người cần hiểu (về mặt lịch sử) lãnh thổ của ta có gì ,luật pháp quốc tế về tranh chấp trên biển ( có thể tham khảo ở đây: http://vinavigation.net/vn/ ) ?

    Quyền lợi kinh tế có thể chia sẻ,nhưng chủ quyền lãnh thổ thì không!
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi Cesc, ngày 08-12-2007 lúc 05:52 PM.

  10. #9
    Thành viên tích cực Cesc's Avatar
    Ngày tham gia
    03-11-2006
    Bài viết
    120
    Cảm ơn
    51
    Đã được cảm ơn 64 lần ở 31 bài viết

    Mặc định

    Về sức mạnh của Hải quân Trung Quốc mà đại diện là hạm đội Nam Hải,có thể đọc ở đây:

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...03&ChannelID=3
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi Cesc, ngày 08-12-2007 lúc 05:51 PM.

  11. #10
    Thành viên tích cực Cesc's Avatar
    Ngày tham gia
    03-11-2006
    Bài viết
    120
    Cảm ơn
    51
    Đã được cảm ơn 64 lần ở 31 bài viết

    Mặc định

    Về lịch sử,1974 quân đội trung quốc đã xâm lược Hoàng Sa,lúc đó thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa.Mọi người có thể tìm hiểu ở đây:



    Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.










    Chi tiết tại
    http://members.tripod.com/paracels74...sahaichien.htm
    Hoặc
    http://paracels.110mb.com/hoangsahaichien.htm

    Trên Blog này cũng có những bài viết thuật lại cuộc chiến năm 1974 của tác giả Bùi Thanh.(Tác giả Bùi Thanh nằm trong ban biên tập của báo Tuổi Trẻ)
    http://blog.360.yahoo.com/blog-CIrwXUUzbq_T38SajGABjc_c
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi Cesc, ngày 08-12-2007 lúc 05:51 PM.

  12. #11
    Thành viên tích cực totenkopf's Avatar
    Ngày tham gia
    08-12-2007
    Tuổi
    38
    Bài viết
    182
    Cảm ơn
    23
    Đã được cảm ơn 110 lần ở 64 bài viết

    Mặc định

    Không hẳn vậy. Còn là vấn đề phòng thủ của Trung Quốc nữa. Hải quân PLAN đang tăng cường khả năng tuần tiễu trên biển xa thay vì các hoạt động tuần duyên thông thường. Khựa hiện đại hóa nhảy vọt hải quân từ thập niên 70 nhưng "không có đất dụng võ": đối diện với hạm đội Bắc Hải và Đông Hải là các căn cứ rất mạnh của hạm đội 7 Mỹ. Chúng nó tìm đường đi xuống phía nam cũng phải, HQ Việt với Phi Luật Tân thì làm dc j!!!!!!!!!
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  13. #12
    Thành viên tích cực Cesc's Avatar
    Ngày tham gia
    03-11-2006
    Bài viết
    120
    Cảm ơn
    51
    Đã được cảm ơn 64 lần ở 31 bài viết

    Mặc định

    Đây là bằng chứng của Trung Quốc.Ai biết Tiếng Trung thì dịch lại cho mọi người.Trong đó có mấy cái bản đồ.Thanks

    http://www.nansha.org.cn/maps/1/anci...ps_pracel.html
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi Cesc, ngày 08-12-2007 lúc 05:50 PM.

  14. #13
    Chưa kích hoạt Pho'Thuong`Dan's Avatar
    Ngày tham gia
    01-09-2007
    Tuổi
    37
    Bài viết
    109
    Cảm ơn
    0
    Đã được cảm ơn 2 lần ở 1 bài viết

    Mặc định

    Cho hỏi đường link ở đây có vỉut ko em sợ vỉut thả lắm. với lại chuyên nay có nói ra thig giải quyết được không. TQ nó muốn thôn tính VN từ lâu rồi nhưng nó dang khoác vỏ bọc chủ nghĩa xã hộ nên nó không đánh đó thôi. chán

    hôm nọ thằng bạn ở học viện kỹ thuật quân sự kể vũ khí bí mật Việt Nam. Nghe mà hết muốn ăn cơm hịc là cái tàu ngầm liên xô để lại ở CAM RANH
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    Lần sửa cuối bởi Pho'Thuong`Dan, ngày 08-12-2007 lúc 11:32 AM. Lý do: Tự động gộp các bài viết liên tiếp...

  15. #14
    Thành viên gắn bó Mr.Sju's Avatar
    Ngày tham gia
    04-08-2007
    Tuổi
    33
    Bài viết
    3,534
    Cảm ơn
    279
    Đã được cảm ơn 680 lần ở 288 bài viết

    Mặc định

    chi tiêt quá!!!!!!!
    bạn chăm chỉ sưu tâm tài liệu nhỉ?
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
    dasdas

  16. #15
    Thành viên tích cực Cesc's Avatar
    Ngày tham gia
    03-11-2006
    Bài viết
    120
    Cảm ơn
    51
    Đã được cảm ơn 64 lần ở 31 bài viết

    Mặc định

    Từ Trung Nam Bắc, chờ mong nung đốt

    Http://blog.360.yahoo.com/blog-8lS.U...ve0T5mN?p=6677
    Http://blog.360.yahoo.com/blog-t0IS2...5faRfPd8?p=190
    Http://blog.360.yahoo.com/blog-Hg0on...--?cq=1&p=2184
    Http://www.minhbien.org/?p=149

    Sáng nay người Việt Nam đi biểu tình, ở hai đầu Sài Gòn - Hà Nội.

    Tại Sài Gòn, lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ, một lá cờ Trung Quốc bị trải xuống nền đường và quốc kỳ của đất nước đã cướp của người Việt nhiều vùng đất đã bị dẫm đạp.

    Không có sự ồn ào, quá khích, công an, anh ninh và những cán bộ chủ chốt của Thành Đòan có mặt trong nhóm đông đó. Có khuyên can nhưng cuối cùng một đồng chí công an là người dẫn nhóm thanh niên sang phía bên kia lề đường đối diện Lãnh sự quán Trung Quốc. Cuộc biểu tình bắt đầu và có hiệu ứng.

    Đám đông tăng dần, khỏang gần 500 người lúc cao điểm. Băng rôn và khẩu hiệu được hô. Một lá cờ Việt Nam được trải ra để những người phản đối ký tên vào, có một bạn còn cắn ngón tay chấm vào đó vài giọt máu.

    Gần hai giờ đồng hồ sau đó, một phó bí thư Thành Đòan ra khuyên các bạn nên trở lại Nhà Văn Hóa Thanh Niên để tập hợp, phản đối. Cán bộ thành Đòan này nói rằng, sẽ có những chương trình và họat động cụ thể để cac bạn bày tỏ lòng yêu nước, sự phản đối của mình từ vụ việc Trường Sa, Hòang Sa.

    Đó là động thái chưa từng có trong tiền lệ trong những họat động chính trị ở Việt Nam và đặc biệt là với mối quan hệ bang giao với Trung Quốc. Ở một nghĩa nào đó, cuộc biểu tình của các bạn trẻ sáng nay đã được sự đồng cảm từ Đòan và Đảng(?!).

    ***

    Ở Hà Nội, gần 300 người cũng tập trung tại Đại sứ quán Trung Quốc. Có nhiều người cao tuổi tham gia hơn ở Sài Gòn. Tôi không đứng đó để có thể nói cuộc biểu tình có sôi động hơn Sài Gòn hay không. Nhưng những hình ảnh từ thủ đô truyền vào lại cho thấy một góc cạnh khác.

    Người Hà Nội có thể không có nhiều sự ồn ã, quyết liệt nhưng đã có sự sâu sắc hơn người Sài Gòn trong cách biểu tình. "Style of Chinese friendship??? - Đó là phong cách của đồng chí Trung Quốc??? ; "Trung Quốc đừng đánh mất thiện cảm của thanh niên Việt Nam"...

    Có cả những cụ già cao tuổi, những người đã đi qua nhiều tháng năm biến động từ bạn bè đồng chí, từ bành trướng đến láng giềng hữu nghị. Họ có đủ sự chiêm nghiệm, dù chưa một lần được nghe thẳng và nói thật và về bộ mặt của Trung Quốc.

    ***

    Huế , Đà Nẵng và các đô thị khác không có biểu tình. Nhưng anh Lê Đức Dục ở Huế gọi điện vào Sài Gòn cho K'lu và Uhm A Uhm chỉ để nghe tiếng sục sôi khẩu hiệu trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Để có được một câu blast căm giận trên blog.

    Anh Bùi Thanh, người đã góp phần tạo ra cuộc biểu tình sáng nay bằng lời nhắc nhở hãy luôn xem vùng đất ruột thịt ấy hôm nay mưa hay nắng... Đã gọi dặn phóng viên Lam Điền, cập nhật và tường thuật 15 phút một lần...

    Chắc không phải chỉ có anh Dục hay anh Thanh và tất cả những người Việt Nam đều muốn nghe những lời ấy. Những câu nói bình thường ấy, sáng nay từ Sài Gòn và Hà Nội đều làm bất cứ người Việt nào nổi gai ốc...

    ***

    Trường Sa - Hòang Sa, hai từ được người Việt nhắc nhiều nhất trong những ngày này. Không phải chỉ là blog, forum, web, chat... mà đã có hành động.

    Một phần núi sông - một phần máu thịt! Người Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới này và cả người Trung Quốc cũng vậy thôi - "Tình yêu quê hương bắt đầu từ những ngọn núi dòng sông, những lúc tận cùng là dòng máu chảy" .

    Sáng nay, Sài Gòn - Hà Nội đã xuống đường. "Từ Trung Nam Bắc, chờ mong nung đốt".


    Hà Nội:












    Sài Gòn:











    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Chuyện tình củm của chủ tịch hội abc - antiboyclub
    Bởi gold_sunflower trong diễn đàn Truyện chữ
    Trả lời: 41
    Bài viết cuối: 21-02-2008, 01:37 PM
  2. Trả lời: 14
    Bài viết cuối: 09-02-2008, 10:40 PM
  3. Bí Ẩn Về Giấc Ngủ Của 1 Cô Gái Dài... 16 Năm
    Bởi SevenLove™ trong diễn đàn Teen....tin....
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 21-12-2007, 11:47 PM
  4. Vấn đề về lịch sử......Cận Chuyên của HVT
    Bởi dj3uB3o trong diễn đàn Kinh nghiệm học tập - Hỏi đáp
    Trả lời: 12
    Bài viết cuối: 04-12-2007, 04:42 PM
  5. Đề nghị tha thiết với bác mod về chuyện chữ kí của thành viên
    Bởi hiep_nth401 trong diễn đàn Ý kiến xây dựng diễn đàn
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 20-11-2007, 04:41 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •