Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Vì sao chúng ta chưa có giải Nobel ?

  1. #1
    pocolo
    Khách quý

    Mặc định Vì sao chúng ta chưa có giải Nobel ?

    Vì sao chúng ta chưa có giải Nobel ?

    TPO - Chúng ta vẫn tự hào là người Việt Nam thông minh nhưng cho đến bây giờ, VN chưa có một giải Nobel nào. Về kỹ thuật, công nghệ chưa có ngành nào lọt vào nhóm đi đầu... Du học sinh Việt Nam đã đưa ra những nhận xét thẳng thắn về chính mình.

    Du học sinh Việt Nam tại Canada
    Du học sinh Việt Nam cần cù thông minh nhưng trên mặt bằng chung, sinh viên Việt Nam còn thua kém về khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, phương pháp lập kế hoạch dài hạn...

    Đó là nhận định thẳng thắn của một số du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

    Với mục đích tự đánh giá trên tinh thần xây dựng để biết “chúng ta đang ở đâu so với thế giới”, du học sinh Việt Nam - những người được trực tiếp tiếp xúc với đông đảo bạn bè quốc tế, biết đến các nền văn hóa, văn minh của nhiều nước trên thế giới, đã đưa ra những ý kiến về giới mình.

    Thông minh đơn lẻ

    Phần lớn khi được hỏi ý kiến, các du học sinh Việt Nam đều thừa nhận, sinh viên Việt Nam rất chăm chỉ và thông minh. Bằng chứng là đã có nhiều sinh viên Việt Nam giành được những học bổng giá trị hay giải thưởng lớn trên nhiều lĩnh vực.

    Đồng thuận với nhận xét trên, Nguyễn Huy Dũng, sinh viên chuyên ngành CNTT, Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, người được nhận nhiều giải thưởng về các công trình liên quan đến CNTT trong và ngoài nước bày tỏ:

    - Theo quan sát của tôi ở Đại học Công nghê Nanyang Singapore, sinh viên Việt Nam chăm chỉ không kém sinh viên đến từ các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...

    Nhiều sinh viên Việt Nam tại đây có thành tích học tập xuất sắc, đạt các danh hiệu lớn của trường cũng như khu vực. Thế nhưng, kết quả học tập nói chung của sinh viên ta lại thua xa so với sinh viên các nước này.

    Đó mới chỉ là so sánh với các nước trong khu vực, chứ chưa “so bì” với các nước phát triển. Nó cho thấy, sự thông minh của sinh viên Việt Nam chỉ mang tính... đơn lẻ.

    Còn Trần Thị Hương, thạc sĩ ngành ăng ten và truyền sóng, Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản - người được nhận giải thưởng luận văn xuất sắc nhất tại hội nghị quốc tế về ăng ten và truyền sóng (ISAP) tổ chức tại Hàn Quốc năm 2005 nhận định:

    - Những du học sinh được nhận học bổng du học thường là sinh viên ưu tú, xuất sắc. Họ được tuyển chọn kĩ nên phần lớn có thành tích học tập rất tốt. Tuy nhiên, đáng tiếc không phải du học sinh Việt Nam nào cũng xuất sắc...

    Tại Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản, sinh viên Việt Nam thua ở khả năng tư duy sáng tạo. Không ít người Việt Nam phải mất tới 4 năm mới bảo vệ được luận văn Tiến sĩ trong khi thông thưòng chỉ mất 3 năm.

    Yếu ngoại ngữ, thiếu kỹ năng làm việc nhóm...

    Trong số những điểm yếu của du học sinh được “người trong cuộc” chỉ ra, Trương Minh Huy Vũ (Đại học Siegen, Đức) lại nhấn mạnh đến khả năng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm.

    - So với sinh viên các nước, khả năng ngoại ngữ của du học sinh Việt Nam kém, trong khi đó lại thường ngại giao tiếp. Điều đó giải thích tại sao sinh viên Việt Nam khi sang Đức du học mất rất nhiều thời gian để “làm quen” với ngoại ngữ quốc tế, cũng như ngôn ngữ bản địa.

    Một hạn chế khác của sinh viên Việt Nam là thường bị động khi làm việc nhóm, dẫn đến làm giảm hiệu quả công việc. Không giống ở Việt Nam, học ở Đức (và ở nhiều nước khác), sinh viên thường được chia ra làm các nhóm nhỏ để làm bài tập. Kết quả thực tế cho thấy, sinh viên Việt Nam thường lúng túng khi làm việc trong môi trường cần sự phối hợp cao.

    Nguyên nhân là do thiếu kỹ năng và không lập được kế hoạch lâu dài cho công việc. Chúng ta đã quen với tư duy “thấy cây không thấy rừng” nên khi lập kế hoạch lâu dài mang tính khoa học thường bị “vướng”.

    Theo tôi, đây là hậu quả của quá trình học tập một chiều (thầy đọc, trò chép). Không được tạo thói quen phản biện trong học tập nên việc du học sinh Việt Nam thường chạy theo số đông mà đánh mất ý kiến tự chủ của mình là không quá khó hiểu.

    - Trần Thị Hương: So với sinh viên Nhật Bản, khả năng làm việc tập thể, ý thức chấp hành kỉ luật của sinh viên Việt Nam rất kém. Nói chung, khả năng hoà đồng và hoà đồng vào tổ chức của sinh viên ta chưa tốt.

    Có thể các bạn tự cho mình thong minh hơn người nên không chịu làm theo khuôn mẫu mà cứ tùy thích làm theo ý mình. Từ hạn chế trong kỷ luật và khả năng ngoại ngữ, giao tiếp, chúng ta bị thua thiệt về kỹ năng quản lý, khả năng lãnh đạo...

    - Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên, người có thâm niên trên chục năm sinh sống và làm việc tại Sydney (Australia) cho rằng: Du học sinh Việt Nam, cũng như người Việt Nam nói chung thiếu sáng tạo. Chúng ta thường quen bắt chước hơn là tự vận động trí óc để sáng tạo ra cái mới.

    Đã vậy, chúng ta lại thiếu tính tỉ mỉ trong lập kế hoạch. Ví dụ, để nấu món ăn, “người Tây” mô tả rõ nguyên liệu từ đơn vị giọt, đến thìa càphê, đến gam đường. Trong khi đó, người Việt Nam quen và sự ước lượng: “một chút mì chính, một ít đường...”.

    Rõ ràng, so với ta họ cần sự lượng hoá cụ thể, điều đó chi phối họ phải đưa ra những cụ thể, chi tiết cho một kế hoạch dài hơi.

    Chúng ta chưa có giải Nobel

    - Trần Thị Hương: Theo tôi biết, nếu tính trên đầu người, Việt Nam là nước không ít tiến sĩ, thạc sĩ. Thế nhưng, hầu hết là bằng cấp không đi đôi với thực lực.

    Chỉ cần so với ngay các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore..., chúng ta hầu như chưa có phát minh, sáng chế và những báo cáo khoa học gây tiếng vang lớn.

    - Nguyễn Huy Dũng: Chúng ta vẫn tự hào là người Việt Nam thông minh nhưng cho đến bây giờ, chúng ta chưa có một giải Nobel nào. Về kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam chưa có ngành nào lọt vào nhóm đi đầu. Về văn hóa, xã hội, số nhà văn, nhà thơ có tác phẩm được ưa chuộng rộng rãi trên toàn thế giới như Truyện Kiều chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay...

    Những thực tế trên cho thấy, chúng ta còn thua kém xa các nước phát triển. Chúng ta đang thua, đang tụt hậu trong cuộc đua hội nhập. Nó cũng nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay rằng, sẽ không thể yên phận mãi với những bài học “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”.

    - Trương Minh Huy Vũ: Cái thiếu của người Việt Nam không phải là sự thông minh, không phải là tính chịu thương chịu khó, mà là thiếu phương pháp khoa học. Không có phương pháp để giải quyết, chúng ta thường vay mượn chỗ này một ít chỗ kia một tí. Sự chắp vá dĩ nhiên không thể mang lại hiệu quả.

    Xuân Mai(http://tienphongonline.com)
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

    Các bài viết cùng chuyên mục:


  2. #2
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Thì như vậy nên mấy năm nay mới cải cách giáo dục mà anh ! Nhưng mà em thấy nặng hơn nhiều , ko biết lũ trẻ con sau này học hành ra sao nhỉ ? Rồi chục năm nữa lại cải cách giáo dục ...
    Các thông số của 1 số môn như Địa lý ( về GDP chẳng hạn ) , tiếng Anh , toàn tái bản từ lẩu lầu lâu rồi mà vẫn được sử dụng ! Sách giáo khoa toán lớp 10 mới chỉnh lý năm 2000 bây giờ lại thay lại sách mới ... Chẹp !
    Lên lớp học , học sinh lười do wen được các thầy cô đọc cho mà chép , chẳng chịu học nên kết quả kém là đương nhiên .
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  3. #3
    Thành viên gắn bó
    Ngày tham gia
    06-02-2009
    Tuổi
    37
    Bài viết
    560
    Cảm ơn
    364
    Đã được cảm ơn 316 lần ở 163 bài viết

    Mặc định Re: Vì sao chúng ta chưa có giải Nobel ?

    Theo tớ thấy cái tên đã giải thích tại sao VN chả làm được cái gì rồi ?

    Tại sao lại phải phấn đấu để có giải Nobel,chi bằng cứ đầu tư cho những việc thiết thực,chuyển giao công nghệ của nước ngoài,cải tiến dần dần ...

    VN chả làm đc cái gì vì chả chịu học cái gì tử tế,thích đi tắt,bớt đc chỗ nào mà kết quả vẫn bằng thế tức là sáng tạo,tức là mình thông minh.Các KS nhật trong các thiết kế của mình thường để độ dự trữ lớn,VN bỏ hết độ dự trữ đi và coi đó là tiết kiệm,rồi vỗ ngực thông minh hơn thiện hạ,rồi băn khoăn sao thông minh thế mà chưa có Nobel.

    Cú như thế bao giờ mới làm đc cái gì,nói gì đến nobel
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Vì sao Thuyết tương đối không được giải Nobel?
    Bởi thienthanaoden trong diễn đàn Vật lý.
    Trả lời: 17
    Bài viết cuối: 04-05-2008, 12:43 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •