Để tránh tiêu cực khi thi các môn trắc nghiệm trong kỳ tốt nghiệp THPT năm 2009, Bộ GD-ĐT đang cân nhắc khả năng cho mỗi thí sinh (TS) một mã đề để trong cùng một phòng thi, không có 2 TS trùng đề.
Sắp tới, Bộ sẽ yêu cầu các Sở GD-ĐT tiến hành kiểm định chất lượng khoảng 2,5% trường phổ thông. Những thông tin này đã được thảo luận tại Hội nghị - Tập huấn Công tác Khảo thí và Quản lý Chất lượng Giáo dục Phổ thông diễn ra ngày 22/11 tại Hà Nội.
Bỏ giám thị hành lang, tăng thanh tra ủy quyền
Từ thực tế ở địa phương, nhiều đại biểu kiến nghị Bộ GD-ĐT nên tăng mã đề thi gốc để đảm bảo nghiêm túc trong phòng thi. Ông Hoàng Đức Minh, Phó GĐ Sở GD-ĐT Quảng Ninh cho rằng cán bộ coi thi đến những buổi cuối dần bị sao nhãng nên chỉ cần hơi lơ là là TS có thể chép bài nhau. Vì thế dẫn đến tình trạng một số TS lực học yếu nhưng thi trắc nghiệm điểm vẫn rất cao.
Trước phản ánh này, ông Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (KT&KĐCLGD) cho biết Cục đang cân nhắc có thể kỳ thi tốt nghiệp năm tới, mỗi TS sẽ làm một mã đề riêng, trong phòng không có 2 TS nào trùng mã đề.
Cũng theo ông Ninh, các năm trước, có tình trạng 2 TS ngồi cạnh nhau liều chép bài của nhau, đến phút chót sửa cả đề mà nhiều khi máy chấm không thể phát hiện được.
Ông Lê Duy Vị, GĐ Sở GD-ĐT Thái Nguyên nêu thực trạng các trường ĐH, CĐ điều động thanh tra ủy quyền không có nghiệp vụ. Có người làm ở phòng đào tạo nhưng chưa bao giờ tham gia công tác thi, có một cô giáo trước kia dạy cấp I được đưa lên làm ở phòng đào tạo của 1 trường ĐH nên làm việc không hiệu quả.
Ông Vị nhấn mạnh: Nghiệp vụ của thanh tra đừng thấp hơn người coi thi, nếu không thì không hiệu quả và đề xuất nên có quy chế với đoàn thanh tra.
Cũng theo ông Vị, đã đến lúc không cần thanh tra ủy quyền nữa vì quan trọng là dựa vào lực lượng ở địa phương, phải nghiêm túc từ gốc.
Thanh tra ủy quyền vừa tốn kém, lại vừa phiền hà. Nhiều khi thanh tra nhìn thấy các em HS thương quá cũng không nỡ xử lý ông Vị chia sẻ.
Mặc dù ý kiến nhiều địa phương cho rằng thanh tra ủy quyền là thuốc kháng sinh bắt đầu có dấu hiện nhờn nhưng ông Nguyễn An Ninh khẳng định kỳ thi tốt nghiệp năm 2009, Bộ sẽ tăng cường thanh tra ủy quyền lên 5 phòng/1 thanh tra (thay vì 7 phòng/1 thanh tra như năm trước). Đồng thời, sẽ không sử dụng giám thị hành lang nữa vì một số giám thị này thay vì giám sát phòng thi lại đi canh thanh tra cho HS làm bài thoải mái.
Một vấn đề mà đại diện nhiều Sở GD-ĐT bức xúc là công tác chấm thẩm định của Bộ. Phó Sở GD-ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Trí Hiệp nhấn mạnh: Chấm tốt nghiệp là đãi cát tìm vàng nên phần nào HS làm được là cho điểm phần đấy còn chấm thẩm định rất chặt nên chắc chắn có chênh lệch điểm.
Còn ông Hoàng Đức Minh, Phó GĐ Sở GD-ĐT Quảng Ninh bức xúc vì 43 bài thi chấm thẩm định chỉ chênh lệch dưới 1 điểm, là mức chấp nhận được, nhưng vẫn được đưa vào báo cáo khiến những nỗ lực cho một kỳ thi nghiêm túc bị đổ xuống sông xuống biển.
Vì thế, các sở kiến nghị sau khi chấm thẩm định, Bộ nên có trao đổi lại với sở chứ không nên gửi thẳng kết quả tới HĐND và Tỉnh ủy khiến cho các sở phải giải trình ròng rã hàng tháng trời.
Phía Cục KT&KĐCLGD cho rằng phải phân biệt chấm phúc tra và chấm thẩm định. Chấm thẩm định thì không cần phải trao đổi lại. Chấm thẩm định không kết luận tỉnh nào sai lệch hoặc phải sửa kết quả thi.
Tuy nhiên, ông Ninh cũng cho biết sẽ rút kinh nghiệm và tính đến quan điểm của địa phương.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng KT&KĐCLGD, Sở GD-ĐT Hải Phòng đề nghị nếu có chủ trương bỏ thi tốt nghiệp lần 2 và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình 12 năm thì Bộ phải sớm công bố để các địa phương và HS sớm chuẩn bị.
Ông Nguyễn An Ninh khẳng định văn bản sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT sẽ được hoàn thành trong tháng 12/2008 và công bố sớm hơn năm trước.
Lúng túng kiểm định chất lượng ở địa phương
Cũng trong hội nghị tập huấn, Bộ GD-ĐT đã cung cấp cho các sở GD-ĐT văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2008-2009, dự thảo về tiêu chuẩn và quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng trường tiểu học, THCS, THPT.
Khác với giáo dục ĐH, kiểm định chất lượng bậc phổ thông sẽ được phân cấp cho các sở GD-ĐT địa phương.
Kiểm định chất lượng trường phổ thông, có nên tính đến yếu tố vùng miền?
Ảnh: Lê Anh Dũng
Bộ yêu cầu sắp tới, mỗi sở triển khai đánh giá khoảng 2,5% số trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn có điều kiện KT-XH khác nhau theo các tiêu chuẩn do Bộ ban hành nhằm xác định thực trạng chung của các cơ sở giáo dục, đề ra các giải pháp cải tiến và từng bước nâng cao chất lượng của trường.
Đồng thời, các sở cần xây dựng văn hóa chất lượng trong từng đơn vị, chuẩn bị triển khai chủ đề năm học 2009-2010 là Năm học đánh giá chất lượng giáo dục.
Bộ cũng yêu cầu các sở cử cán bộ đi học thạc sĩ đo lường và đánh giá giáo dục hoặc chuyên ngành tương đương ở trong và ngoài nước, đảm bảo đến 2010 có đủ cán bộ để triển khai công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, theo phản ánh của các sở thì cho tới nay, Bộ vẫn chưa ban hành quy định, quy trình và hướng dẫn triển khai kiểm định chất lượng các cấp khiến một số sở phải tham khảo quy trình của bậc ĐH.
Sau khi thí điểm kiểm định chất lượng THPT theo bộ tiêu chí của Bộ GD-ĐT, ông Phạm Văn Hùng, Phó GĐ Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế cho biết có nhiều tiêu chí chưa tường minh dẫn đến khó khăn triển khai.
Một số tiêu chí chưa hợp lý như chỉ số ổn định và tăng dần theo hàng năm của tỉ lệ chi phí cho các hoạt động giảng dạy trên chi phí cho quản lý. Theo ông Hùng thì chỉ số này không phản ánh được chất lượng giáo dục được nâng cao đối với những đơn vị ở địa phương có nguồn ngân sách hạn hẹp.
Hay tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng dần không phản ánh được sự nỗ lực của trường THPT. Có những trường tỉ lệ tốt nghiệp 95%, 94%, 95% trong 3 năm nhưng không đạt chỉ số này. Đề nghị nên quy định hơn mức tốt nghiệp bình quân toàn quốc hằng năm là được ông Hùng kiến nghị.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng KT&KĐCLGD, Sở GD-ĐT Hải Phòng cho biết năm vừa rồi tỉnh đã triển khai tự đánh giá, tự nhìn lại hiện trạng trường tiểu học trước khi đăng ký kiểm định.
Theo bà Hà thì đây là dịp không những riêng ngành giáo dục mà cả UBND tỉnh, huyện nhìn thấy thực trạng hoạt động, cơ sở vật chất của các trường. Tuy nhiên bà Hà băn khoăn liệu đánh giá đúng hiện trạng thì có cách nào tác động đến UNBD để tăng cường giúp đỡ các trường thiếu thốn không?
Còn bà Lâm Thị Sang, Trưởng phòng KT & QLCLGD, Sở GD-ĐT Bạc Liêu chia sẻ: Đồng bằng sông Cửu Long có trình độ phát triển giáo dục chậm hơn nên nếu áp dụng những tiêu chuẩn kiểm định chung thì rất khó khăn. Ví dụ tiêu chí số HS bỏ học không quá 1% ở thành phố là có thể đạt được nhưng ở các vùng khó khăn thì rất khó.
Vì thế, bà Sang đề xuất Bộ nên chia nhóm khu vực để có tiêu chí riêng.
Trưởng Phòng KT&KĐCLGD, Sở GD-ĐT Đồng Nai Nguyễn Văn Hải cho rằng quy định trường qua kiểm định đạt trên 80% tiêu chí là được xếp loại 3 là hợp lý. Tuy nhiên, cần phải có một số tiêu chí khống chế, vi phạm các tiêu chí này, trường vẫn không được công nhận chất lượng.
Theo ông Hải thì đó là các tiêu chí quan trọng nhưng hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn, công tác lãnh đạo của hiệu trưởng, hoạt động quản lý tài chính, bồi dưỡng HS yếu
Theo VNN
Các bài viết cùng chuyên mục:
- Cần tìm 1 sinh viên mới ra trường am hiểu...
- [Tuyển dụng] Cần tuyển Fashion Marketing...
- Giải pháp dạy học ngoại ngữ tiên tiến SANAKO
- Kết quả kì thi HSG cấp Tỉnh?
- [HN] - Tuyển CTV làm part-time dịch thuật...
- Tặng bé yêu “Nụ cười thiên thần”
- Box học tập là box nghèo nàn nhất của Forum...
- Điểm sàn khối A, D: 13, khối B, C: 14
- Kinh nghiệm giúp tăng trí nhớ cho kỳ thi đại...
- Được gì và mất gì ở Đại học?
Đánh dấu