Những trường ĐH, CĐ khát thí sinh
Thí sinh trao đổi sau khi thi ĐH-CĐ 2005. (Ảnh: Tuổi Trẻ).
(Dân trí) - Đó là những trường luôn tuyển vượt trội so với chỉ tiêu được giao hoặc là những trường có chỉ tiêu tuyển sinh thực tế luôn ít hơn quá nhiều so chỉ tiêu được giao. Trong đó có cả những trường ĐH top 1 cũng khát thí sinh.
Những trường top 1 điển hình trong việc khát thí sinh có thể kể đến ĐH Bách Khoa. Với 3.870 chỉ tiêu được giao, trường chỉ tuyển được 3.670 chỉ tiêu, thiếu tới 200 thí sinh. ĐH Y Hà Nội chỉ tiêu 800, trường chỉ tuyển 617, cũng thiếu tới gần 200 thí sinh. ĐH Sư phạm Hà Nội có 1.495 chỉ tiêu nhưng trường chỉ tuyển được 1.247 thí sinh, thiếu tới 248 thí sinh.
Ngược lại, những trường khắt khe với thí sinh nhất là những trường có chỉ tiêu thực tế tuyển được so với chỉ tiêu được giao xấp xỉ như nhau, thừa thiếu không đáng kể. Rất may mắn cho thí sinh là số .trường như vậy hiện cũng không có nhiều.
Mọi thắc mắc thí sinh có thế gửi thư về hòm thư tuyensinh.dantri@gmail.com để nhận được giải đáp.
Đó là một số trường như ĐH Mỏ Địa chất, trường này năm 2006 được tuyển 2.000 chỉ tiêu và trường đã có 1.999 thí sinh trúng tuyển nhưng trường cũng kiên quyết không tạo thêm cơ hội đỗ dù chỉ 1 thí sinh. Học viện Bưu chính Viễn thông cũng chỉ tạo thêm cơ hội đỗ cho 6 thí sinh khi với mức chỉ tiêu là 400, trường đã tuyển 406 chỉ tiêu.
Học viên Y học cổ truyền có 200 chỉ tiêu nhưng trường cũng chỉ tuyển đúng 190 chỉ tiêu. ĐH Y tế công cộng có 120 chỉ tiêu và trường đã tuyển đúng 112, ĐH Y Hải Phòng 350 chỉ tiêu, trường chỉ tuyển 326, ĐH Y Thái Bình chỉ tiêu 450 trường chỉ tuyển 408
.
Còn dưới đây là những nhóm trường được thí sinh mong đợi nhất và tại đây thí sinh có thể hy vọng nhiều nhất về những sự bất ngờ trong công việc gọi thí sinh trúng tuyển:
Nhóm các trường Kinh tế:
Hầu hết các trường thuộc nhóm Kinh tế đều có số chỉ tiêu khá cao so với những nhóm trường khác và thêm vào đó, họ cũng luôn tuyển vượt nhiều hơn hẳn chỉ tiêu so với các nhóm trường khác. Cơ hội cho thí sinh thi vào các nhóm trường Kinh tế luôn mở rộng với mức điểm từ 25 đến tận sàn và số thí sinh trúng tuyển vào nhóm những trường này bao giờ cũng vượt vài trăm so với chỉ tiêu được giao.Ví dụ như:
Học viện Ngân hàng có 1.699 chỉ tiêu nhưng trường đã tuyển tới 1.757 chỉ tiêu. Học viện Tài Chính có 1.820 chỉ tiêu nhưng thí sinh trúng tuyển tại trường năm 2006 là 2.145 thí sinh, thêm 325 cơ hội đỗ. ĐH Kinh tế quốc dân mặc dù có số chỉ tiêu được giao ở mức khá cao với 3.770 chỉ tiêu nhưng trường vẫn tuyển tới 3.916 thí sinh, thêm cơ hội 146 thí sinh. ĐH Thương mại có 2.400 chỉ tiêu và trường đã tuyển 2.541 thí sinh. ĐH Ngoại thương có 2.300 chỉ tiêu nhưng vẫn dôi ra cơ hội cho thêm 261 thí sinh
Nhóm các trường ĐH vùng và ĐH dân lập:
Một đặc điểm chung rất dễ nhận thấy tại nhóm các trường này là trường nào cũng đều tuyển vượt rào rất nhiều.
Chẳng hạn ĐH Hải Phòng tuyển vượt tới 517 thí sinh khi với 1.300 chỉ tiêu được giao, trường đã có 1.817 thí sinh trúng tuyển.
ĐH Dân lập Lương Thế Vinh tuyển vượt gần 500 chỉ tiêu, ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội tuyển vượt hơn 700 chỉ tiêu, ĐH Dân lập Văn Lang có 2.000 chỉ tiêu nhưng đã tuyển 2.446 thí sinh. ĐH Dân lập Kỹ thuật - Công nghệ TPHCM có 1.700 chỉ tiêu và đã tuyển thành 2.165 thí sinh
Top những trường CĐ khát thí sinh nhất
Tại những trường CĐ này, số thí sinh trúng tuyển so với số chỉ tiêu được giao không chiếm nổi 50%, thậm chí còn ít hơn. Chẳng hạn như năm 2006, CĐ Công nghiệp và Xây dựng có 350 chỉ tiêu nhưng trường chỉ tuyển được 125 thí sinh. CĐ Công nghiệp Việt Đức có 300 chỉ tiêu nhưng trường cũng chỉ tuyển được 161 thí sinh.
CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên có 600 chỉ tiêu nhưng trường cũng chỉ tuyển được có 290; CĐ Thương mại và Du lịch có 300 chỉ tiêu và trường chỉ tuyển được có 132 thí sinh. CĐ Tư thục công nghệ Bắc Hà có 500 chỉ tiêu tuyển được 247 thí sinh. CĐ Y tế Huế có 100 chỉ tiêu, trường tuyển được 51 thí sinh
Nguồn từ: http://chuyenhvt.net
Các bài viết cùng chuyên mục:
Đánh dấu