Chào các bạn,

ChuyenHVT.net thành lập 2005 - Nơi lưu trữ rất nhiều kỉ niệm của các thế hệ học sinh trong hơn 15 năm qua. Tuy chúng mình đã dừng hoạt động được nhiều năm rồi. Và hiện nay diễn đàn chỉ đăng nhập và post bài từ các tài khoản cũ (không cho phép các tài khoản mới đăng ký mới hoạc động). Nhưng chúng mình mong ChuyenHVT.net sẽ là nơi lưu giữ một phần kỉ niệm thanh xuân đẹp nhất của các bạn.


M.

Kết quả 1 đến 15 của 16

Chủ đề: Thực vật ^^

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Nguồn : http://vnexpress.net
    ---------------------------------------------------------
    Khám phá bí ẩn của cây bắt ruồi

    Các nhà khoa học Pháp và Mỹ tin rằng họ đã biết được bằng cách nào cây bắt ruồi - một trong những sinh vật kỳ diệu của tạo hóa - có thể bất thần kẹp chặt nạn nhân của nó.Cây bắt ruồi từng được Charles Darwin mô tả như "một trong những loài thực vật kỳ diệu nhất trên thế giới". Loài cây này có thể tóm chặt một con ruồi bay qua bằng những cái lá hình vỏ sò của nó chỉ trong 100 miligiây, nhanh hơn cả một cái chớp mắt.Các nhà khoa học từ lâu tự hỏi bằng cách nào cây bắt ruồi có thể thực hiện cú săn mồi ngoạn mục này, dù cho nó không hề có các cơ và tế bào thần kinh như những động vật cử động nhanh. Câu trả lời, được công bố, là sức căng của thực vật.Đầu tiên, cây bắt ruồi uốn cong những cái lá dẻo dai của chúng ra sau, đến mức bề mặt của chúng lồi lên, giống như một nửa quả bóng tennis lộn từ trong ra ngoài. Khi đóng cái bẫy này, thực vật giải phóng năng lượng ở dạng sức bật. Lá cây lập tức nhảy từ hình lồi sang hình lõm, như thể nửa quả bóng đột nhiên bung trở lại hình dạng ban đầu. Gờ của hai chiếc lá khóa lại với nhau, và con côn trùng bị kẹp trong bẫy.Các nhà nghiên cứu đã lập mô hình sự thay đổi hình học này bằng cách bôi những đốm sơn huỳnh quang cực tím rất nhỏ trên bề mặt ngoài của lá. Sau đó, họ quay phim quá trình lá đóng kín dưới tia cực tím, sử dụng máy quay tốc độ cao. Phim đã cho thấy lá cây bắt ruồi đột ngột chuyển từ mặt lồi sang mặt lõm khi sập bẫy.Những nghiên cứu trước kia đã giả định rằng cây bắt ruồi nhử côn trùng bằng một thứ mùi thơm phát ra từ bên trong bề mặt lá. Khi ruồi giẫm chân lên, cử động này sẽ kích thích và khiến cây khép lại. Song người ta vẫn chưa hiểu rõ cơ chế chính xác nào cây có thể chuyển tín hiệu kích thích thành cơ chế đóng trong một thời gian nhanh như thế.

    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

    Các bài viết cùng chuyên mục:

    Lần sửa cuối bởi thienthanaoden, ngày 16-09-2006 lúc 11:04 AM.

  2. #2
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Khám phá cây nấm lớn nhất châu Âu

    Các nhà khoa học Thụy Sĩ vừa tìm thấy một sinh vật mà họ cho có thể là cây nấm lớn nhất châu Âu - một thân nấm khổng lồ có độ dài bằng 8 làn đường chạy dọc sân bóng đá, và hầu như bị che khuất dưới mặt đất. Cây nấm dài tới 800 mét và rộng 500 mét, bao phủ một khu vực rộng tới 35 hecta, được phát hiện trong một công viên quốc gia của Thụy Sĩ, gần thị trấn Ofenpass ở phía đông. Các chuyên gia lâm nghiệp cho rằng ít nhất nó đã 1.000 năm tuổi. Sinh vật này thuộc về loại nấm mật (Armillaria ostoyae) ăn được, nhưng lại có thể giết chết các thân cây khác mà nó ký sinh, nhờ một mạng lưới các sợi tơ rất dày, chạy chen chúc giữa các rễ cây. Các chuyên gia tin rằng một lý do để cây nấm này sống lâu đến vậy mà không bị phát hiện và phá huỷ là nó chỉ ăn được khi còn nhỏ. Ngoài ra, nó chỉ lộ diện vào mùa thu, khi quả thể nấm trồi lên mặt đất và thân nấm ôm lấy các rễ cây.Nấm mật ở Thuỵ Sĩ được xem là nhỏ hơn một loại nấm mật khác mọc ở Mỹ. Đó là loại nấm được tìm thấy trong rừng quốc gia Malheur ở bang Oregon, bao phủ trên diện tích 890 hecta, là sinh vật lớn nhất thế giới từng được phát hiện.



    Phát hiện thông đỏ sống trên 1.500 tuổi ở Đà Lạt

    Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh Đà Lạt (Viện Khoa học lâm nghiệp VN) cho biết đã phát hiện cùng lúc hai quần thể thông đỏ cực kỳ quý hiếm ở hai vùng rừng thuộc cao nguyên Lang Bian. Loài thông này có tên khoa học là Taxus wallichiana, có tên trong sách đỏ thế giới, với vỏ thân và lá chứa hoạt chất taxol dùng để chữa bệnh ung thư...
    Quần thể thông đỏ thứ nhất nằm ở núi Voi, trải trên diện tích chừng 10 ha, với 60 cây. Quần thể thứ hai nằm trong những thung lũng thuộc địa phận Phát Chi, thuộc xã Xuân Trường, giáp ranh giữa huyện Đơn Dương với thành phố Đà Lạt, với khoảng 200 cá thể phân bố trên diện tích khoảng 50 ha.Theo các nhà khoa học, nhiều cá thể trong hai quần thể thông đỏ nói trên có đường kính thân cây đến 1,5m, có cây gần 2m; chứng tỏ chúng đã xuất hiện cách đây không dưới 1.000 - 1.500 năm.


    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  3. #3
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Số lượng thực vật có hoa lớn hơn nhiều ta tưởng


    Nguyên phong lan đã có hàng nghìn loại khác nhau.

    Công trình tổng kiểm kê thực vật trên toàn cầu được thực hiện bởi nhà thực vật học người Tây Ban Nha, tiến sĩ David Bramwell vừa cho biết, thế giới có khoảng 422.000 loài cây hạt kín, cao hơn nhiều so với các phỏng đoán trước đây từ 231.000 tới 320.000 loài.

    Tiến sĩ Bramwell, giám đốc Vườn Canario "Viera y Clavijo" ở Tây Ban Nha, đã thực hiện cuộc điều tra bằng cách cộng gộp số lượng loài thực vật có hoa của mỗi vùng, tập trung vào những loài chỉ xuất hiện ở một quốc gia hoặc một hòn đảo. Những giống cây có mặt ở nhiều nơi cũng chỉ được tính là một loài. Kết quả cụ thể của ông là 421.968 loài.

    Con số này cũng rất khớp với một phỏng đoán gần đây của tiến sĩ Raphael Govaerts, thuộc Vườn bách thảo hoàng gia Anh. Sử dụng một phương pháp tính toán khác, Tiến sĩ Govaerts cho ra con số là 422.127 loài. Tất nhiên, con số này phải nhỏ hơn thực tế, vì ước đoán của các nhà khoa học mới chỉ dựa trên những loài thực vật đã được khoa học biết đến.

    “Khi tổng số loài tăng lên, tức là sẽ có thêm nhiều loài bổ sung vào danh sách bị đe dọa”, Tiến sĩ Bramwell nhận định. Ông cho rằng hơn 1/5 trong tổng số thực vật hạt kín có thể đang ở trong tình trạng nguy hiểm.

    Thực vật hạt kín là những cây có hoa, chứa nhiều hạt trong quả của chúng. Hoa là một phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc thụ phấn, tạo điều kiện cho động vật, đặc biệt là côn trùng, chuyển phấn hoa giữa các cây khác nhau. Mặc dù người ta tin rằng chúng mới chỉ tiến hoá trong khoảng thời gian gần đây - xấp xỉ 125 triệu năm trước, nhưng thực vật có hoa đã tiến hoá rất nhanh, trở thành nhóm thực vật thống trị trái đất.
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  4. #4
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Lá cây đỏ khi thu đến để chống stress


    Ảnh: Tân Hoa Xã.

    Các nhà khoa học đã biết vì sao một số lá cây chuyển thành vàng và cam trong mùa thu, nhưng họ vẫn chưa rõ vì sao có cây lại chuyển sang màu đỏ. Một nghiên cứu mới cho thấy lá đỏ giúp cây giảm stress khi chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt.

    Nhiệt độ giảm cùng thời gian ban ngày ngắn lại khiến lá cây dừng sản xuất chất chlorophyll tạo ra màu xanh cho lá - giúp chúng đón ánh nắng mặt trời và tạo ra năng lượng. Chlorophyll rất nhạy cảm với cái lạnh, nên sương giá sẽ ngăn việc sản xuất chất đó một cách nhanh chóng.

    Kết quả là những chất carotenoid có màu vàng và cam lộ rõ ra khi lá cây mất đi màu xanh.

    "Màu vàng vẫn ở đó trong suốt mùa hè nhưng bạn không nhìn thấy rõ cho đến khi màu xanh nhạt dần đi. Ở những cây như dương lá rung và cây sồi thì đó là sự đổi màu chủ đạo", nhà sinh lý học thực vật Paul Schaberg tại Sở Lâm Nghiệp Mỹ, nói.

    Theo Schaberg, màu đỏ đến từ chất anthocyanin, và không giống như carotenoid, chỉ được sản sinh vào mùa thu. Đó cũng là chất mang tới màu đỏ cho dâu tây, táo và mận.

    Trên cây, sắc tố đỏ có tác dụng như tấm kính ngăn chặn những tia tử ngoại có hại và che phủ cho lá cây khi có quá nhiều ánh sáng. Chúng cũng ngăn ngừa tế bào khỏi bị đóng băng nhanh chóng. Chúng còn có tác dụng như chất chống ôxy hoá.

    Cây tạo ra lá đỏ để phản ứng với những tác nhân gây stress trong môi trường như cái lạnh băng giá, tia tử ngoại, hạn hán và nấm mốc.

    Nhưng lá đỏ cũng là dấu hiệu của "trầm cảm". Nếu bạn thấy lá cây chuyển sang màu đỏ từ sớm, ngay từ cuối tháng 8, cây đó có thể đang bị bệnh hoặc bị thương.

    Tại sao lá cây lại mất năng lượng để tạo ra anthocyanin hung đỏ, khi mà chúng sắp sửa rụng hết?

    "Người ta đã cho rằng đó là bởi chất đó giúp lá cây chống chọi được với stress. Việc tạo ra anthocyanin giúp lá cây ở lại lâu hơn, giúp cây hấp thụ được nhiều thứ có lợi trước khi lá rụng hết. Cây có thể sử dụng những nguồn lực này cho mùa sinh sản tiếp theo", Schaberg nói.

    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF737
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  5. #5
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Phát hiện ba loài lan hài đặc biệt quý hiếm


    Một loài lan hài.

    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, GS Leorid Averyanov, chuyên gia Viện Hàn lâm khoa học Nga mới phát hiện tại Vườn một quần thể hoa lan hài gồm 3 loài. Đây là các loài đặc hữu chỉ gặp ở một vùng hẹp và từ lâu được coi như báu vật quốc gia.

    Ông Đinh Huy Chú, giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ bàng cho biết, 3 loài tìm thấy là những loài mới chưa từng phát hiện được tại Vườn, tuy đã gặp rải rác ở một số nơi của nước ta. Chúng nằm trong danh mục Sách đỏ của Việt Nam và các loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu. Hiện tại, chi tiết phân bố lan hài không được công bố nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép.

    Ngay sau phát hiện, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã xúc tiến các hoạt động tuần tra, bảo vệ quanh khu vực tìm thấy lan hài mới, đồng thời điều tra vùng phân bố và các đặc điểm khoa học của chúng. Lần phát hiện này nằm trong cuộc tổng điều tra về các loại phong lan ở Vườn.

    Phong Nha - Kẻ Bàng rất phong phú về đa dạng sinh học, chiếm đến ¼ số loài phong lan của Việt Nam (200 trên tổng số khoảng 800 loài lan trên cả nước). Cả Việt Nam chỉ có khoảng trên chục loài lan hài. Nhóm lan này không chỉ có giá trị thẩm mỹ, khoa học mà còn có giá trị kinh tế cao, nên khi được phát hiện, nhiều loài đã bị săn tìm để cung cấp cho thị trường đen quốc tế khiến số lượng suy giảm nhanh chóng.

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kho...5/07/3B9E001F/
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  6. #6
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Tìm ra nguồn gốc loài hoa thối khổng lồ

    Bí ẩn 200 năm về vị trí của loài hoa lớn nhất thế giới trong sơ đồ gia hệ của các loài thực vật cuối cùng đã được giải mã. Các nhà khoa học ngạc nhiên tìm thấy loài thực vật có bông hoa màu đỏ rực, rộng 1 m và toả ra mùi thịt thối rữa này thuộc về một dòng họ thực vật chỉ nở ra những bông nhỏ xíu.


    Ảnh: BBC.

    Người ta không thể xếp hoa Rafflesiaceae vào nhánh nào bởi nó có những đặc tính lạ thường, như không có rễ, không có lá và chẳng có thân. Bông hoa khổng lồ của nó, nặng tới 7 kg và có màu sắc cũng như mùi vị hệt thịt thối rữa, thu hút rất nhiều ruồi muỗi đến thụ phấn cho chúng.

    Và bông hoa kỳ lạ này, mọc ở đáy rừng rậm Đông Nam Á cũng là loài ký sinh. Chúng không chịu quang hợp mà sống nhờ trên những cây nho nhiệt đới và ăn chất dinh dưỡng từ cây chủ.

    Các nhà thực vật học đã phân tích ADN để đào sâu cội nguồn của Rafflesiaceae và tìm thấy loài cây này thuộc dòng họ Euphorbiaceae. Những cây thuộc dòng họ này, bao gồm cây cao su, cây thầu dầu, cây sắn, đều có những bông hoa rất nhỏ.

    Charles Davis, trợ lý giáo sư sinh vật và sinh học tiến hoá tại Đại học Harvard, tác giả nghiên cứu, nói: "Những cây này rất lạ, dường như là đến từ hành tinh khác, đặt chúng ở bất cứ đâu trong cây gia đình cũng cần phải giải thích rất nhiều. Điều kỳ lạ hơn là chúng nằm trong nhóm cây nở ra những bông hoa rất nhỏ".

    Các nhà thực vật học tin rằng khoảng 46 triệu năm trước, hoa của loài cây này tiến hoá với tốc độ chóng mặt. Họ phỏng đoán rằng bông hoa tăng trưởng từ chỉ 2 mm tới kích cỡ khổng lồ vào giai đoạn đó.

    Có 2 lợi ích chính cho việc có bông hoa to như vậy, giáo sư Davis nói. "Những cây này xuất hiện ở tầng thấp nhất trong rừng nhiệt đới có ánh sáng yếu ớt, vì vậy chúng không có cách nào để quảng bá bông hoa của mình cho những loài côn trùng đến thụ phấn. Bằng cách tận dụng tối đa diện tích bề mặt, chúng có thể toả mùi ấn tượng đi khoảng cách xa hơn để quyến rũ các con ruồi. Kích cỡ to cũng trở thành một biển báo hiệu quả để những con ruồi biết mà đến thụ phấn".

    Loài cây cao nhất thế giới Titan Arum, cao tới gần 3 m, cũng toả ra mùi thịt thối, nhưng nó không thuộc dòng họ này.

    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F245B
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  7. #7
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Lợi và hại của ớt


    Ảnh: Istockphoto.

    Vị cay trong ớt có tác dụng giảm đau hiệu quả, hỗ trợ chữa bệnh đau đầu do thần kinh. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều ớt sẽ làm đau dạ dày, gây chảy máu ở bệnh nhân trĩ.

    Mỗi một loại thực phẩm đều có song song tính lợi và hại. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ để tăng cường mặt tích cực và tránh các tình huống dễ làm phát sinh mặt tiêu cực của thực phẩm. Với ớt cay cũng vậy.

    Lợi

    So với cam, ớt giàu hơn hẳn về lượng vitamin C, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B. Mỗi 100 g ớt cay tươi chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol.

    Trong ớt cay có tới 1390 mg beta-caroten - một trong những nguồn tốt nhất cung cấp caroten, diệp hoàng tố, là chất chống ôxy hóa có tác dụng chống cảm mạo, phong hàn.

    Khi cắn một miếng ớt, vị cay kích thích mạnh sẽ khiến não bộ bài tiết chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm. Gần đây, đã có người thử dùng ớt cay để chữa trị chứng bệnh đau đầu nghiêm trọng mang tính thần kinh và hiệu quả rất tốt.

    Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà trong việc điều chỉnh mỡ máu cũng rất có tác dụng. Các nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt.

    Trong ớt cay có những chất đặc biệt có thể đẩy nhanh sự trao đổi chất để đạt được hiệu quả đốt chất béo trong cơ thể, nên có tác dụng trong việc giảm béo. Chất này còn có thể thúc đẩy bài tiết hoóc môn nên cũng có tác dụng làm đẹp da.

    Hại

    Trong ớt cay có rất nhiều vitamin C, nhưng do chất này không chịu nhiệt, dễ bị phá vỡ nên khi nấu nướng, phần lớn vitamin C đều hòa tan vào trong thức ăn hoặc bị phân tách.

    Ớt tuy có nhiều tác dụng tốt nhưng chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ, bởi lẽ nếu ăn nhiều sẽ có hại với cơ thể. Cái chát trong ớt sẽ kích thích mạnh đến niêm mạc dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài và chảy máu khi bị trĩ.

    Ngoài ra, người bị cao huyết áp, viêm họng, viêm thực quản, viêm loét dạ dày, trĩ... nên ít ăn hoặc không ăn ớt.

    http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/02/3B9F3601/
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

  8. #8
    Thành viên cống hiến thienthanaoden's Avatar
    Ngày tham gia
    27-04-2009
    Tuổi
    35
    Bài viết
    1,567
    Cảm ơn
    1
    Đã được cảm ơn 19 lần ở 8 bài viết

    Mặc định

    Phát hiện loài ớt cay nhất thế giới


    Ớt Bhut Jolokia.

    Các nhà khoa học Mỹ khẳng định loài ớt Bhut Jolokia, có nguồn gốc ở Assam, Ấn Độ xứng đáng được xếp vào kỷ lục Guiness về độ cay.

    Khi xét nghiệm về độ cay Scoville (SHUs), loài ớt Bhut Jolokia đạt 1 triệu SHUs, gần gấp đôi so với loài ớt giữ kỷ lục trước đây là Red Savina, chỉ đạt 577.000 SHUs.

    Kết quả được Hiệp hội khoa học làm vườn Mỹ công bố hôm qua.

    Paul Bosland, giám đốc Viện Chile Pepper tại Khoa Thực vật và Khoa học môi trường, Đại học bang New Mexico đã thu thập hạt giống của loài cây này khi đi thăm Ấn Độ năm 2001. Ông trồng nó trong 3 năm để có đủ hạt giống cho các thử nghiệm trên đồng.

    "Cái tên Bhut Jolokia được dịch nghĩa là "ớt ma'", Bosland giải thích. "Tôi nghĩ rằng đó là vì quả này quá nóng, bạn có thể đuổi được cả ma nếu ăn nó"!'.

    Độ cay nóng cực mạnh của Bhut Jolokia có thể có ảnh hưởng đáng kể tới ngành công nghiệp thực phẩm như là một gia vị tiết kiệm trong các thức ăn đóng gói, ông cho biết.

    http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/10/3B9FBBAE/
    Nguồn từ: http://chuyenhvt.net

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Nhật thực - có ai nhìn thấy chưa ???
    Bởi Ljnh Tâm trong diễn đàn Khám phá thế giới
    Trả lời: 21
    Bài viết cuối: 20-06-2008, 03:23 PM
  2. em thật sự buồn
    Bởi ¯║¯¶–¶Ï€¶\¶ trong diễn đàn [Khoá 07-10]
    Trả lời: 47
    Bài viết cuối: 30-05-2008, 05:16 PM
  3. Dựng tóc ngáy nếu có thật
    Bởi l0ng_ch4u trong diễn đàn Vui cười - Giải trí
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 07-05-2008, 11:25 AM
  4. Sốc thật sự !
    Bởi Troinangto trong diễn đàn Tâm sự
    Trả lời: 15
    Bài viết cuối: 30-11-2007, 02:56 PM
  5. Tin cực hot ngày 12-10 - Nhật Kí Vàng Anh - to be or not
    Bởi Dark trong diễn đàn Giáo dục giới tính.
    Trả lời: 110
    Bài viết cuối: 26-10-2007, 03:59 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •