PDA

View Full Version : Các loài chim ^^



thienthanaoden
07-01-2006, 05:37 PM
Nguồn : http://vnexpress.net
------------------------------------------------------------


Vịt xuất hiện từ thời khủng long

Những con vịt có thể đã lạch bạch trên các đầm lầy nguyên thuỷ khi mà T.Rex vẫn là vua của các loài khủng long, một nhóm nhà khoa học Mỹ tuyên bố. Hoá thạch mới tìm thấy của một con chim sống cách đây 70 triệu năm cho thấy nó thuộc về họ hàng của những loài ngỗng, vịt ngày nay.
Những mảnh xương vụn được phát hiện trên hòn đảo Vega, miền đông Nam cực, lập tức gây nên nhiều tranh cãi. Nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng dòng chim hiện đại chỉ tiến hoá sau khi thời kỳ thống trị của khủng long chấm dứt.
Mặc dù loài chim đầu tiên, Archaeopteryx, sống vào kỷ Jura cách đây 150 triệu năm, các nhà khoa học vẫn bất đồng về thời điểm chim hiện đại xuất hiện lần đầu tiên.
Một nhóm tin rằng dòng chim hiện đại tồn tại cách đây tận 100 triệu năm. Như vậy, những con chim giống như ngày nay có thể đã bay nhảy bên cạnh những con khủng long. Ngược lại, một phái khác lại cho rằng mặc dù chim từng tồn tại trong kỷ Jura và kỷ Phấn trắng, chúng đã bị quét sạch cùng với khủng long trong đợt diệt vong toàn cầu. Theo giả thuyết này, chỉ một vài nhánh thoát khỏi thảm hoạ đó và những con sống sót đơn độc này đã tiến hoá thành những họ chim hiện đại mà chúng ta biết ngày nay.
Những hoá thạch được tìm thấy từ trước tới nay ủng hộ viễn cảnh thứ 2, được gọi là thuyết tiến hoá Big Bang của chim.
Nhưng nếu phát hiện mới nhất, được gọi là Vegavis iaai, thực sự là họ hàng của vịt, thì nó sẽ làm cán cân nghiêng về quan điểm rằng chim hiện đại sống cùng khủng long và đã sống sót trong cuộc diệt vong đó.
Một nhóm nhà khoa học do Julia Clarke, tại Đại học North Carolina, Mỹ, đứng đầu, khẳng định Vegavis thuộc về họ chim nước và có quan hệ gần gũi nhất với họ Anatidae, trong đó có những con vịt thực thụ.
"Trước nay những bằng chứng hoá thạch vẫn mập mờ", Clarke nói. "Nhưng giờ thì chúng tôi đã có một hoá thạch chứng tỏ ít nhất một phần trong sự đa dạng hoá của các loài chim ngày nay đã bắt đầu từ trước khi khủng long bị tuyệt chủng".
Nếu sinh vật mới được tìm thấy là một con vịt, thì nó đã sống vào kỷ Phấn trắng, và chắc hẳn những con chim hiện đại khác cũng từng như vậy.
"Gà và họ hàng của chúng nằm trên nhánh gần nhất với nhánh vịt", Clarke nói. "Vì vậy, nếu chúng ta có nhánh vịt xuất phát từ kỷ Phấn trắng, thì nhánh gà hẳn cũng như vậy. Mặc dù chưa có hoá thạch gà, chúng ta vẫn có thể biết rằng chúng đã từng ở đó".


http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/01/3B9DACB6/duck.jpg

thienthanaoden
15-05-2006, 05:33 PM
Giải mã bí mật vẻ đẹp của công đực

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/10/3B9CC51D/cong.jpg

Các nhà khoa học từ lâu đã biết màu sắc rực rỡ huyền ảo trên đuôi các chàng công là kết quả của hiện tượng pha màu cấu trúc - sự tương tác giữa ánh sáng với cấu trúc lông đuôi - chứ không phải bởi chính các sắc tố của nó. Song, mãi đến nay, cơ chế chính xác của việc tạo màu này mới được khoa học làm sáng tỏ.

Phát hiện được công bố trong tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Jian Xi của Đại học Fudan ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã kiểm tra những chiếc lông đuôi công đực bằng cả kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử quét. Họ xác nhận rằng mỗi chiếc lông có một gân trung tâm với các gân nhánh nằm về hai bên. Đến lượt mình, các gân này lại phân chia nhỏ hơn thành những cấu trúc phẳng gọi là lông tơ. Ảnh chụp dưới kính hiển vi cho thấy, bất kể lông có màu gì, tất cả lông tơ đều có những tấm rèm phẳng cấu tạo từ nhiều sợi sắc tố (melanin). Tuy nhiên, số lượng các sợi melanin và khoảng cách giữa chúng không đồng nhất. "Chính sự khác biệt này là nguyên nhân gây nên màu sắc kỳ ảo của đuôi công”, Jian Xi cho biết.

Khi ánh sáng xuyên qua lông công, những kiểu sắp xếp khác nhau trên tấm rèm sợi sắc tố đã làm phân tán ánh sáng, tạo ra đủ sắc màu sặc sỡ như xanh dương, xanh lục, vàng và nâu. Mô hình số cũng cho ra kết quả tương tự. Nhóm nghiên cứu kết luận, “chiến lược tạo màu nằm ở trong những chiếc đuôi lông vũ của công, rất tài tình và khá đơn giản”.

thienthanaoden
16-07-2006, 09:00 AM
Chim cũng "cập nhật" âm thanh

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2001/06/3B9B15B8/chim.jpg
Chim lia còn giả được tiếng ro ro của cưa máy.

Tiếng kêu chiêm chiếp của những chiếc điện thoại di động giờ đây đã phổ biến đến mức, một số loài chim ở Australia đang cố gắng ghi chúng vào bộ nhớ, sử dụng như một “lời tâm tình” để quyến rũ bạn đời và làm tín hiệu phân chia lãnh thổ, một chuyên gia chim cho biết.

Australia có 6 loài chim được biết tiếng là “mạo thanh” thiện nghệ. Chúng thường xuyên bắt chước các âm thanh trong tự nhiên, đặc biệt là giọng hót của các con chim khác. Australia cũng là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao nhất. Ngay cả ở nông thôn, tiếng reo của điện thoại cũng vang lên khắp nơi. Nhờ vậy, các chú chim có khiếu giả giọng lại được dịp biết thêm các giai điệu mới.

“Số lượng chim trống học nhạc điện thoại đang tăng lên. Điều đó có nghĩa là chúng rất có ý thức cập nhật, nắm bắt nhanh hơn và có được các âm thanh mới nhất”, Greg Czechura, chuyên gia chim ở Bảo tàng Queesland cho biết.

Chim lia của Australia, được mệnh danh là vua trong số các loài chim biết học lỏm, ngoài tiếng điện thoại di động, nó còn bắt chước được tiếng tiếng lách cách và tiếng xè xè của camera, tiếng ro ro của chiếc cưa và cả tiếng rồ xe máy.

thienthanaoden
16-07-2006, 09:06 AM
Huỳnh quang làm vẹt đuôi dài Australia sexy hơn

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/01/3B9B7FC2/4.1.2.jpg
Dưới ánh sáng trắng bình thường, con người không thể nhìn thấy huỳnh quang ở cổ và đầu vẹt.

Những chiếc lông có những chấm như huỳnh quang ở đầu và cổ của vẹt đuôi dài có thể biến thành màu vàng khi gặp tia cực tím. Đây chính là tín hiệu khiến nó trở nên hấp dẫn hơn với bạn tình.

Đó là kết luận của các nhà khoa học Anh và Australia khi nghiên cứu giống vẹt đuôi dài ở lục địa này. Bình thường, mắt người không thể nhìn thấy những chấm huỳnh quang trên lông của vẹt, nhưng các nhà khoa học giả định, chim lại nhìn thấy rất rõ. Những vệt huỳnh quang này chỉ "lộ diện" khi người ta dùng ánh sáng bước sóng ngắn (tia cực tím) chiếu vào.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/01/3B9B7FC2/4.1.1.jpg
Dưới tia cực tím, đầu và cổ vẹt lộ ra các đốm sáng màu vàng. Đây chính là đặc điểm khiến chúng trở nên sexy với bạn tình.


Trong một thực nghiệm, các nhà khoa học đã phết một loại kem lên đầu và cổ của vẹt đuôi dài, khiến các tín hiệu huỳnh quang không phát ra được nữa. Kết quả là, vẹt bị bạn tình xua đuổi. Điều đó cho thấy, huỳnh quang đóng vai trò quan trọng trong việc gây "cảm hứng" cho vẹt.

thienthanaoden
16-07-2006, 09:07 AM
Chim chả Australia dụ dỗ bạn gái như thế nào?

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/01/3B9B8724/18.1.1.jpg
Chim chả xanh Australia.

Muốn dụ dỗ con cái, con đực cần phải "thể hiện". Nhưng không phải lúc nào chiến thuật này cũng đem lại kết quả, thậm chí ngược lại. Chim chả Australia hiểu điều đó rõ hơn cả. Chính vì vậy, chúng được mệnh danh là những chàng Casanova của thế giới tự nhiên.

Nhóm khoa học của Gail Patricelli, Đại học Maryland (Mỹ), đã dùng video quan sát giống chim chả xanh ptilonorhynchus violaceus ở Australia. Họ ghi lại từng động tác nhỏ nhất của con đực và những phản ứng của con cái. Sau đó, nhóm khoa học đã thiết kế một con chim cái giả, giống hệt như ở thiên nhiên, để thử phản ứng của chim đực.

Nhóm khoa học thấy rằng, chim đực không hề cứng nhắc trong cách dụ dỗ, mà cực kỳ linh hoạt. Nó tỏ ra nhạy bén khác thường. Trước mỗi phản ứng nhỏ nhất của con cái, nó đều có cách ứng phó ngay lập tức.

Giống chả xanh Australia nổi tiếng thiên nhiên về cách dụ dỗ con cái theo cách rất lãng mạn. Đầu tiên, chim đực xây một chiếc tổ thật công phu bằng cành cây, rồi tha về đủ thứ dây màu xanh để trang trí. Sau đó, nó mời con cái đến xem tổ. Khi con cái đã "vào nhà", nó mới tìm cách dụ dỗ bằng cách xòe rộng đôi cánh, vẫy vẫy, rồi lượn xung quanh, kêu lên những tiếng lảnh lót.

Những cách thể hiện này đôi khi làm chim cái sợ hãi và chạy trốn. Ngay lập tức, chim đực thay đổi chiến thuật. Nó cụp cánh lại, không kêu nữa, và để con cái tự nhiên ngắm nghía chiếc tổ, quen dần với không gian lạ. Tuy nhiên, chim đực cũng thường xuyên thất bại, dùng mọi cách mà vẫn không giữ được "nàng" ở lại. Theo quan sát nhiều năm của nhóm khoa học, con đực càng kiên nhẫn thì cơ hội thành công càng cao. Trong thế giới chim chả cũng có những Casanova, tức là có thể chinh phục được vô số con cái, nhưng cũng có những chú khá vô duyên, xây hết tổ này đến tổ khác, mà rốt cục vẫn chẳng có nàng nào chịu ở lại.

thienthanaoden
16-07-2006, 09:14 AM
Bí quyết làm đẹp kỳ lạ của kền kền Ai Cập

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/04/3B9BB738/chim.jpg
Khuôn mặt vàng khiến kền kền Ai Cập hấp dẫn hơn với bạn khác giới.

Chưa ai trong chúng ta nghe nói việc ăn phân bò để trang điểm khuôn mặt. Ấy vậy mà một loài kền kền quý ở Ai Cập lại coi thói quen mất vệ sinh này là phần không thể thiếu để có được da mặt vàng - một tín hiệu cho thấy nó rất mạnh khoẻ và cường tráng.

Nghiên cứu trên loài kền kền quý Neophron percnopterus, tiến sĩ Juan Negro và cộng sự thuộc Viện sinh học Donana ở Seville, Tây Ban Nha, phát hiện thấy loài chim này thường mổ vào các đống phân bò, cừu và dê để giữ cho da mặt có màu vàng sáng. "Có lẽ màu da này khiến chúng quyến rũ hơn trong mắt kẻ khác giới, vì đây là dấu hiệu cho thấy chúng có đủ sức khoẻ để chống lại nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do việc ăn phân gây nên", Negro nhận định. Trên thực tế, những con chim khoẻ mạnh nhất cũng là những con có khuôn mặt tươi sáng nhất.

Nhưng vì sao kền kền Ai cập phải bổ sung loại thực đơn kỳ dị này? Điều bí ẩn đến nay mới được làm sáng tỏ. Theo các nhà nghiên cứu, trong phân của những động vật thuộc nhóm móng guốc (như cừu, bò, dê...) có chứa chất nhuộm màu carotenoid, mà bản thân chim không thể tự sản xuất ra. Loại chất này tạo ra màu vàng cho nhiều loại củ quả, chẳng hạn như cà rốt. Bình thường, tất cả động vật đều cần một lượng carotenoid nhỏ để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh. Tuy nhiên, kền kền Ai Cập lại tiêu thụ chất này nhiều hơn hẳn để giữ cho khuôn mặt trông “sáng sủa”. Chúng không thể có đủ carotenoid từ những thực đơn thông thường như xương và thịt thối, vì thế phân động vật là nguồn bổ sung quan trọng nhất.

Theo tiến sĩ Juan Negro, đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận được động vật có xương sống sử dụng phân làm nguồn cung cấp carotenoid.

thienthanaoden
16-07-2006, 09:16 AM
Sơn tước hót dở, mất vợ tức thì

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/05/3B9BBB4F/1.jpg
Sơn tước đực phải thể hiện giọng hót hàng ngày.

Chim sơn tước thường sống thành từng cặp, và con đầu đàn được ưu tiên "dệt tổ" với con mái đẹp nhất. Tuy nhiên, để được hưởng đặc quyền đó, nó cũng phải có "bảo bối", đó là giọng hót dài và lảnh lót. Chỉ cần một lần hót dở, lập tức con mái sẽ tìm con trống hót hay hơn để giao phối.

Lâu nay, các nhà khoa học luôn quan tâm đến câu hỏi: điều gì là quan trọng nhất với chim sơn tước: sức mạnh, vẻ ngoài hay là giọng hót. Nay, hai nghiên cứu độc lập cùng rút ra kết luận rằng, với sơn tước trống, giữ được một giọng hót du dương là điều quan trọng hơn cả, nhất là với những con có thứ bậc cao trong đàn.

Nhóm nghiên cứu của Daniel Mennill thuộc ĐH Queen (Canada) đã quan sát các đàn chim sơn tước đầu đen ở Canada. Họ thấy rằng, các con chim đực luôn chào đón nhau bằng tiếng hót lanh lảnh. Bằng cách này, sơn tước trống muốn chứng tỏ với những con mái rằng chúng hót hay như thế nào. Đặc biệt, các con có thứ bậc cao trong đàn luôn phải thể hiện nhiều hơn cả. Các "sơn tước phu nhân" đòi hỏi rất cao, chỉ một lần "đức lang quân" thất bại là "nàng" liền vỗ cánh đi tìm bạn tình mới.

Tuy nhiên, ở những cặp chim đẳng cấp thấp hơn thì chuyện ngoại tình của con mái ít xảy ra. Theo các nhà khoa học, ở những cấp bậc này, con mái không đòi hỏi nhiều. Một phần vì các "nàng" chẳng phải là những trang tuyệt sắc gì, còn các "chàng" cũng chẳng phải tài tử số một. Tuy rằng các chàng vẫn thi hót thường xuyên đấy, nhưng khi được khi thua chứ chẳng phải lúc nào cũng thắng. Các "nàng" đã quá quen với chuyện được thua của "chồng", nên không hề thất vọng. Xem ra, ở cấp bậc càng thấp, con mái càng chung thủy.

Một nghiên cứu thứ hai của các nhà khoa học ở ĐH Johns Hopkins (Mỹ) giải thích rằng tiếng hót của sơn tước trống liên quan mật thiết đến hệ thống miễn dịch của nó. Tiếng hót càng trong, càng cao thì chim trống càng khỏe, vì thế càng được chim mái yêu thích.

thienthanaoden
16-07-2006, 09:22 AM
Giống cái cũng chủ động săn đón bạn tình

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/07/3B9BDE22/senha.jpg
Một cô sẻ nhà với chùm lông trên đầu sặc sỡ.

Theo Charles Darwin, chuyện tình trong giới tự nhiên luôn bắt đầu bằng màn ve vãn chủ động của giống đực và giống cái chỉ đồng ý khi bị khuất phục. Với các nhà tiến hoá hiện đại, lý thuyết trên dường như quá đơn giản vì theo họ, cả giống đực lẫn giống cái đều cùng là "bên A" trong việc đi tìm nửa của mình.

Một phần của bằng chứng này là công trình nghiên cứu ngoại hình giống cái trong nhiều loài động vật.

Không chỉ giống đực mới chưng diện để dụ giống cái (như cái đuôi màu mè của công trống hay cái bờm ngang tàng của sư tử đực), mà giống cái cũng biết làm dáng để tăng tính quyến rũ. Tiến sĩ Trond Amundsen thuộc Đại học khoa học kỹ thuật Nauy cho biết cá bống đốm đực chỉ chọn mặt “nàng” nào có màu sắc rực rỡ. Vào mùa kết đôi, cá bống đực có những đốm xanh dương trên vây và hai bên hông trong khi con cái mọc thêm những cái “bớt” vàng cam trên bụng. Trường hợp tương tự với cá chìa vôi.

Tiến sĩ Geoff Hill thuộc Đại học Auburn còn cho biết thêm, chùm lông trên đầu chim mái thuộc loài sẻ nhà (house finch) ngày càng rực rỡ hơn sau mỗi thế hệ, do chim trống thích tán tỉnh con mái có chùm lông đầu màu sáng. Bộ dạng bắt mắt của con cái còn thể hiện nó có sức khoẻ tốt và đủ khả năng làm mẹ.

thienthanaoden
03-08-2006, 08:35 AM
Khả năng lơ lửng của chim ruồi

Không lớn hơn con ong mật, song chú chim ruồi tí hon có thể lơ lửng trên một bông hoa trong nhiều phút liền, nhờ vào khả năng vỗ cánh nửa giống côn trùng, nửa giống các loài chim khác.Chim ruồi có thể xem là dải phân cách giữa một bên là các loài chim (thu được lực nâng từ việc đập cánh xuống) với các loài côn trùng (bay lên nhờ một nửa quá trình đập cánh xuống và nửa còn lại từ quá trình vỗ cánh lên).Theo đó, chim ruồi nhận 75% lực nâng từ hiện tượng vỗ cánh xuống, 25% còn lại cung cấp từ quá trình vỗ cánh lên, nhóm nghiên cứu của Đại học Portland và Đại học bang Oregon cho biết.
Ở tất cả các loài chim, lực nâng có được 100% nhờ vỗ cánh xuống, trong khi tỷ lệ này ở côn trùng là 50-50,cử động cánh của chim ruồi, khoảng 250 micro giây (một micro giây bằng một phần triệu giây).

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/06/3B9DF78D/chim.jpg

thienthanaoden
03-08-2006, 08:43 AM
Quạ có IQ cao nhất trong các loài chim

Một nhà khoa học người Canada đã sáng chế ra một phương pháp đo chỉ số IQ của các loài chim và tìm thấy quạ và giẻ cùi đứng đầu về sự sáng tạo. Chỉ số thông minh của chim được tính dựa trên 2.000 bản báo cáo về sự sáng tạo trong hành vi kiếm mồi được quan sát trong tự nhiên và xuất bản trong các tạp chí nghiên cứu chim trong 75 năm qua. Thật ngạc nhiên khi tìm thấy vẹt không nằm trong top đầu cho dù có bộ não khá to. Quạ, chim giẻ cùi chiếm vị trí số 1, tiếp đến là ưng, cắt. Diều hâu, diệc và chim gõ kiến cũng đứng khá cao.Rất nhiều trong số hành vi kiếm ăn thu thập được là thường tình, nhưng đôi khi các con chim lại khá sáng tạo trong việc kiếm mồi.
Trong một cuộc chiến ở Rhodesia, nay là Zimbabwe, một người lính đã quan sát thấy những con kền kền đậu trên hàng rào thép gai gần một bãi mìn và chờ cho những con linh dương hay các loài ăn cỏ khác lang thang tới và bị nổ tan thành những mảnh nhỏ.Một nhà quan sát chim khác cũng nhận thấy một con chim cướp biển lớn ở Nam cực trộn lẫn vào những con hải cẩu con để uống sữa từ hải cẩu mẹ. Nhiều loài chim có óc sáng tạo cao nhất lại ít biết nhất với công chúng.Mọi người thường không thích quạ, bởi chúng trông xảo quyệt và đen đủi, lại thích ăn xác chết. Chim chích và nhiều loài khác mà mọi người thích thường không có óc sáng tạo cao.Với từ 'thông minh', bạn cần phải có đánh giá chính xác. Bạn không thể biết con chim đó đã học được từ quan sát hay tự mình nghĩ ra".

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/02/3B9DBA59/cow1.jpg

thienthanaoden
03-08-2006, 08:44 AM
Sơn ca đua giọng cùng xe tải

Các đô thị ồn ào có thể buộc những con sơn ca phải cố hót to đến mức âm thanh của chúng vượt cả ngưỡng được xem là ô nhiễm tiếng ồn ở châu Âu. Một nghiên cứu mới vừa phát hiện điều đó.Sơn ca đực thường biểu diễn ca nhạc để thu hút bạn tình và đánh dấu lãnh thổ của mình. Chúng hót thường xuyên và dồn dập vào tháng 5, thời điểm vừa kết thúc chuyến di cư dài từ châu Phi về châu Âu.Trong tháng 5 năm 2001 và 2002, Henrick Brumm, tại Đại học Free ở Berlin, Đức đã ghi lại tiếng hót của chúng trong thành phố này. Ông đo cường độ âm thanh của tiếng chim và so sánh với tiếng ồn nền của môi trường. Brumm phát hiện thấy tiếng hót của chúng có thể lớn hơn tiếng ồn giao thông tới 14 decibel. "Âm thanh lớn nhất mà tôi thu được là 95 decibel", Brumm nói. "Nó ầm ĩ như thể có một cái cưa xích ở cách một mét, hay một chiếc xe tải lớn chạy qua".Nỗ lực cao giọng này tương ứng với việc áp suất tăng gấp 5 lần trong phổi của chim. Tuy nhiên Brumm không cho rằng, sơn ca có thể gặp nguy hiểm khi hát ở âm vực lớn như vậy, bởi chúng thường xuyên hót ở mức thấp hơn mức tối đa.Luật pháp châu Âu cấm công nhân tiếp xúc với âm thanh vượt quá 87 decibel mà không có thiết bị bảo vệ tai. Brumm cho biết nếu phải nghe tiếng ồn vượt quá 80 decibel trong 2 giờ, tai người có thể bị ảnh hưởng lâu dài.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/05/3B9D24AB/SONCA.jpg

thienthanaoden
03-08-2006, 08:45 AM
Chim lớn nhất tạo ra âm thanh bé nhất

Đà điểu đầu mèo, loài chim nặng nhất thế giới sống trong những khu rừng rậm ở Papua New Guinea, phát ra những âm thanh cực thấp - thấp hơn hầu hết các loài chim khác - thấp tới mức con người khó có thể nghe thấy.Đà điểu đầu mèo là những con chim không biết bay, có bộ lông sặc sỡ và nặng khoảng 57 kg. Chúng rất quan trọng đối với nền văn hoá Papua New Guinea và là nguồn thực phẩm dồi dào cho cư dân ở đây. Đà điểu còn đóng vai trò quan trọng trong việc phân tán hạt giống và tái tạo rừng.Nhà khoa học Andrew Mack, tại Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã ở New York, đã nhận ra những âm thanh khác thường khi đang nghiên cứu về đà điểu đầu mèo. Ông thu lại những âm thanh đó, phân tích âm phổ và phát hiện ra tần số của nó là quá thấp đối với loài chim nói chung.
Những con đà điểu tạo ra các giai điệu có tần số thay đổi từ 23 Hz tới 300 Hz. Tuy rằng những tần số này được tạo ra đồng thời, chúng khó có thể được nghe thấy cùng một lúc."Tần số càng thấp thì nó càng vang xa, vì vậy nếu bạn ở cách xa một con chim, phần giai điệu cao có thể bị cây cối làm tắt dần đi, nhưng những âm thấp thì vẫn tiếp tục truyền đến", Mack cho biết. "Khi đó âm thanh chỉ là những tiếng ầm ầm rất nhỏ và khó nhận biết".
"Nhiều lúc bạn tưởng như đó là một chiếc máy bay hay phương tiện nào đó đang chạy ầm ầm từ xa. Với tần số này thì bạn khó có thể xác định nó bắt nguồn từ đâu".Mack cho rằng âm thanh ầm ầm của chim nhằm giúp chúng liên lạc từ những khoảng cách lớn trong rừng rậm. Đà điểu sống rải rác trong những khu vực rộng hàng trăm hecta, vì vậy những âm thanh cao hơn khó có thể tiếp cận được mục tiêu.Một trong những khó khăn trong việc nghiên cứu đà điểu đầu mèo là chúng rất bí ẩn. "Mọi người chỉ nhìn thấy chúng thoáng qua và không hiểu biết gì nhiều về chúng. Vì vậy chúng tôi rất vui mừng với phát hiện này bởi từ đó có thể tiến hành điều tra dân số đà điểu bằng những thiết bị hỗ trợ thính giác", Mack phát biểu.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/10/3B9CCC9F/dadieu.jpg

thienthanaoden
15-09-2006, 06:21 PM
Con cò thìa già nhất thế giới


Các nhà nghiên cứu tại Audubon ở Florida, Mỹ, hôm qua đã công bố phát hiện về con cò thìa hoang dã già nhất thế giới ở Tern Key. Con vật tên là Enrico năm nay 16 tuổi.

"Enrico già gấp đôi những con cò thìa lông hồng khác, và đạt kỷ lục mới về tuổi thọ cho loài này", Giám đốc nghiên cứu Jerry Lorenz nói. "Kỷ lục về tuổi thọ của một con cò thìa hoang dã trước kia là 7 tuổi".

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm khoa học Tavernier đã bắt lại Enrico vào tháng 4 để gắn một thẻ truyền sóng lên con chim. Họ quan sát thấy con vật lần đầu tiên vào năm 2004 khi nó đang kiếm ăn trên hồ và nhận thấy con chim có một miếng thẻ ở chân. Họ tìm hiểu và được biết con chim đã được gắn thẻ vào năm 1990 bởi tiến sĩ George Powell và Robin Bjork từng làm việc tại Trung tâm Khoa học Tavernier ở Audubon.

Cò thìa lông hồng là những con chim nước chân dài có chiếc mỏ hình cái xẻng giúp chúng kiếm ăn ở các đầm hồ và những vùng nước nông. Con trưởng thành có cổ trắng, thân hồng và chiếc đầu xanh nhạt. Chúng thường bị nhầm với hồng hạc. Loài vật sống chủ yếu ở bờ biển Nam Florida.

thienthanaoden
28-11-2006, 05:16 PM
Ảnh đẹp chim hoang dã

Những con chim hoang dã quý hiếm và độc đáo được ghi lại qua bức hình của các nhà nhiếp ảnh nghiệp dư, từ con hồng hạc đang ngủ say sưa, tới chú cò quăm cố giữ thăng bằng trên một mỏm đá...

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim1.jpg
Bức ảnh do Mike Fortune chụp khi con hồng hạc đang say sưa ngủ.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim2.jpg
Philip Peterson đã chụp chiếc đầu đội vương miện ấn tượng của
con đà điểu đầu mèo ở Australia.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim3.jpg
Bức ảnh những con diệc bạch mới sinh do Steve Ellwood chụp.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim4.jpg
Steve Ellwood đã ghi được hình ảnh những con diệc bạch lớn bay trên bầu trời.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim5.jpg
Guillermo Di Giglio chụp cận cảnh con vẹt màu đỏ sặc sỡ.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim6.jpg
Con công xoè đuôi khoe sắc do Jeff Putman chụp được.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim7.jpg
Con sếu lớn bắt mồi - bức hình do Lisa Williams chụp được.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim8.jpg
Vẹt đuôi dài Nam Mỹ. Ảnh chụp bởi Krystal Price.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim9.jpg
Michael Corkery đã chụp được bức hình con cò quăm đang cố giữ thăng bằng trên một mỏm đá.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/11/3B9F0CBD/chim10.jpg
Krystal Price chụp được hình ảnh con chim lớn có màu lông đỏ rực.

thienthanaoden
04-12-2006, 09:16 AM
Tại sao bồ câu biết đưa thư?

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F0FD8/37.jpg
Ảnh: Yalibnan.

Khả năng đưa thư của loài bồ câu đã được biết đến từ thời Ai Cập cổ đại, nhưng mãi gần đây bí mật về nó mới được khám phá. Theo một nghiên cứu của Anh, bồ câu đưa thư đơn giản chỉ lần theo các tuyến đường, giống như con người chúng ta vậy.

Các nghiên cứu trước đây khẳng định rằng chim bồ câu có khả năng bắt chước và ghi nhớ rất tốt, nhưng cơ chế tạo ra những khả năng ấy vẫn là một ẩn số. Một giả thiết được nhiều người chấp nhận cho rằng quá trình tiến hóa được thúc đẩy bởi khả năng ghi nhớ dài hạn, cho phép động vật nhớ những sự kiện đặc biệt ở thế giới bên ngoài và những hành vi phù hợp với sự kiện ấy. Do đó, để có thể sinh tồn, khả năng ghi nhớ dài hạn ở động vật ngày càng được hoàn thiện.

Để tìm hiểu khả năng ghi nhớ của chim bồ câu, các chuyên gia tại Viện nghiên cứu khoa học quốc gia, Viện nghiên cứu thần kinh Mediterranean (Pháp) cho hai con chim bồ câu xem hàng nghìn bức ảnh. Sau vài tháng, họ cho chúng xem lại và huấn luyện chúng cách dùng mỏ để vẽ vòng tròn hoặc dấu gạch chéo lên những ảnh mà chúng từng nhìn thấy. Thử nghiệm được lặp lại nhiều lần trong mấy tháng sau đó. Kết quả cho thấy, số lượng ảnh mà 2 con chim có thể nhớ dao động từ 800 tới 1.000 chiếc.

Bằng cách nào mà những chú chim tìm thấy đường về nhà khi bay khỏi thành phố với chặng đường dài hàng ngàn hải lý? Một khía cạnh nào đó, chúng đã dựa vào khả năng khứu giác như một chiếc đồng hồ hay la bàn. Chim bồ câu cũng thường dựa vào môi trường tự nhiên thân thuộc và những cột mốc ranh giới nhân tạo để nhận biết vùng lãnh thổ gần nhà.

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng, những con chim sẽ bay theo đường nhỏ, tới đường quốc lộ, bay ngang qua những con phố và bay theo đường vòng, thậm chí điều này sẽ khiến chuyến bay của chúng tăng lên một vài dặm. Một nghiên cứu gần đây nhận định, loài chim bồ câu nắm bắt rất hiệu quả những con đường khi chúng bay có đôi. Nếu có bạn đồng hành, chúng sẽ đủ thông minh để làm con đường ngắn lại hơn là khi bay một mình.

Sau 10 năm nghiên cứu chim bồ câu đưa thư thông qua các vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhóm chuyên gia làm việc tại Đại học Oxford đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng “các bưu tá viên” không hề tìm đường đến địa chỉ người nhận thư bằng cách định hướng theo mặt trời. Chúng bay dọc theo đường lớn, chuyển hướng ở các giao lộ, thậm chí vòng theo bùng binh!

Khám phá mới được đăng tải trên tờ Daily Telegraph. Khi trả lời phỏng vấn, giáo sư Tim Guilford cho biết: “Việc này thực sự khiến nhóm nghiên cứu ngã ngửa. Thật ấn tượng khi chứng kiến những con chim bồ câu đưa thư bay theo tuyến đường phụ Oxford A34, rồi bay vòng vèo tại trạm đèn giao thông trước khi lượn theo bùng binh”.

Theo Guilford, chim bồ câu có thể tự tìm đường khi thực hiện các cuộc hành trình dài, ngay cả lần đầu tiên “làm nhiệm vụ”. Khi bay nhiều lần trên cùng một tuyến đường, chúng thường nghỉ ngơi ở một chỗ quen thuộc trên đường đi.

Để chứng minh thêm khả năng tìm đường về nhà của những chú chim bồ câu khác, các nhà khoa học đã tiến hành vô số thí nghiệm khác nhau, kể cả việc cắt đi dây thần kinh khứu giác của chúng. Khi một dây thần kinh bị cắt đứt, loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để tìm hướng về. Những nhà khoa học đứng đầu đã thừa nhận khả năng tìm hướng bay bằng khứu giác của bồ câu.

Một số loài động vật khác cũng thường sử dụng các loại công cụ để định vị hướng hay vạch ra lộ trình chuyến đi của chúng: Loài gà cũng có một “la bàn khứu giác”. Loài chim họa mi thì dựa vào ánh sáng mặt trời, các ngôi sao và những góc độ của ánh sáng được biết như tia sáng phân cực. Trong hành trình du ngoạn hằng năm tới Mexico, loài bướm Monarch cũng sử dụng đường ánh sáng phân cực.

Động vật biển thường sử dụng mốc định vị và tín hiệu thị giác trên mặt biển để tìm thấy đường đi. Loài cá voi thường phân biệt vị trí địa lý bằng âm thanh. Loài cá mập và rùa biển cũng sử dụng điện trường để tìm vị trí và đánh dấu đường đi. Trong khi đó, loài cá mập sống ở mực nước cạn ngang qua vùng xích đạo bờ biển Ấn Độ Dương lại có thể nhìn trời đêm để định vị.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F0FD8

thienthanaoden
12-01-2007, 05:15 PM
Chim đổi giọng để có thể tồn tại ở thành phố

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F14C3/great-tit.jpg
Chim sẻ ngô. Ảnh: birdcare.com.

Tiếng hót của chim sẻ ngô tại các thành phố có nhịp điệu nhanh hơn và âm vực cao hơn những con sống trong rừng, hai nhà khoa học Hà Lan khẳng định.

Phát hiện này giúp chúng ta hiểu được tại sao có một số loài chim vẫn sống được ở những cánh rừng gần thành phố trong khi nhiều loài biến mất.

Ban đầu, Hans Slabbekoorn và Ardie den Boer-Visser, hai chuyên gia về hành vi động vật tại Đại học Leiden (Hà Lan) chỉ muốn tìm hiểu xem tiếng ồn ở những khu rừng tại Cameroon ảnh hưởng thế nào tiếng hót của chim. Ông cho rằng tiếng ồn ở những khu rừng gần các đô thị cũng gây ra những tác động tương tự như những cánh rừng nhiệt đới. Nhưng rồi những gì thu thập được đã giúp hai ông phát hiện thêm một điều thú vị khác.

Tiếng hót rất quan trọng đối với chim đực khi chúng cần tìm bạn tình và răn đe những kẻ định xâm phạm lãnh thổ. Nếu những tiếng ồn ở thành phố làm át tiếng hót của chim, chúng sẽ biến mất khỏi những nơi đó, Slabbekoorn giải thích. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chim.

Đối tượng mà Slabbekoorn và Boer-Visser lựa chọn để tìm hiểu là chim sẻ ngô, một trong những loài chim phổ biến nhất tại châu Âu. Hai ông đã đi vòng quanh châu Âu bằng xe hơi và xe đạp để ghi lại tiếng hót của chim sẻ ngô ở 10 khu rừng và các trung tâm của 10 thành phố lớn gần đó - từ chân tháp Eiffel ở Pháp tới cánh rừng gần lâu đài Buckingham ở Anh.

Sau khi so sánh, Slabbekoorn nhận thấy tiếng hót của chim sẻ ngô ở tất cả 10 thành phố ngắn hơn và có nhịp điệu nhanh hơn đồng loại của chúng ở các khu rừng. Tiếng hót của chim sống trong thành phố cũng có tần số cao hơn, dường như là để át tiếng gầm rú của các phương tiện giao thông trong thành phố vốn có tần số thấp.

"Chim sẻ ngô thật may mắn khi chúng biết cách thay đổi cao độ của tiếng hót, bởi nhờ đó mà chúng vẫn trụ lại được ở thành phố trong khi nhiều loài chim khác phải dời đi", Slabbekoorn phát biểu.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F14C3/

thienthanaoden
13-01-2007, 07:08 PM
Tại sao chim gõ kiến không bị đau đầu?

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F2288/gokien.jpg
Ảnh: college.emory.edu.

Những con gõ kiến pileated, loài lớn nhất ở Bắc Mỹ, bổ tới tấp chiếc đầu của nó vào thân cây với vận tốc 24km/h, mỗi giây 20 lần. Vậy tại sao đầu của chúng không bị tan ra từng mảnh?

Cơ bắp săn chắc, xương sọ cấu tạo kiểu bọt biển, cùng với một mí mắt dày cộp đã giữ cho bộ não của chúng được nguyên vẹn.

"Nếu bạn bị đập mạnh vào đầu, bạn có thể bị vỡ mạch máu sau mắt hoặc bị chấn thương dây thần kinh sau mắt", bác sĩ khoa mắt Ivan Schwab tại Đại học California Davis cho biết. "Từng chứng kiến nhiều bệnh nhân bị tai nạn ôtô và biết được hành động của chim gõ kiến, tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi vì sao những chấn thương này không xảy ra ở loài gõ kiến".

Và Schwab đã được trao giải Ig Nobel vào mùa hè năm ngoái nhờ công trình nghiên cứu vì sao chim gõ kiến tránh được những cơn đau đầu.

Cùng với những cú gõ thẳng tắp như mũi tên vào thân cây giúp tránh gây chấn động lên đầu, cơ thể của loài chim cũng được thiết kế để giảm thiểu tác động. Một phần nghìn gây trước khi cú gõ xảy ra, khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại còn mí mắt thì nhắm chặt lại. Một phần lực được giải toả xuống cơ ở cổ và bảo vệ sọ khỏi bị một cú trời giáng. Xương chịu nén ở sọ cũng tạo nên một lớp đệm bảo vệ. Trong khi đó, mí mắt nhắm chặt của con chim bảo vệ mắt khỏi bị bất cứ mảnh gỗ nào bắn vào và giữ con ngươi được cố định.

"Mí mắt có tác dụng như cái thắt lưng an toàn và giữ mắt khỏi bị bắn ra khỏi mặt", Schwab nói. "Nếu không lực gia tốc sẽ xé tan võng mạc". Bản thân phần bên ngoài của mắt cũng rất chắc và căng đầy máu để bảo vệ võng mạc khỏi bị xô đẩy.

Não chim cũng rất chắc chắn trong những lần bổ đầu như vậy. Những chấn thương lên đầu người thường làm bộ não bị va đập lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Nhưng chim gõ kiến thì hầu như không có lớp chất lỏng này.

Trong khi các nhà khoa học không chắc chim gõ kiến có bị đau đầu hay không, nhưng Schwab chỉ ra rằng ít ra loài chim này cũng có khả năng chịu đau rất tốt. "Khi tán tỉnh, chim gõ kiến đực có thể gõ trống tới 12.000 lần mỗi ngày. Nếu chúng phải nói với người tình rằng: 'Không phải đêm nay em yêu, anh bị đau đầu', thì chúng đã chẳng tội gì làm cái trò đau đầu đó".

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F2288/

thienthanaoden
13-01-2007, 07:19 PM
Chim di cư ngủ hàng trăm giấc mỗi ngày

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF2D6/het.jpg
Chim hét Swanson. Ảnh: schmoker.

Để bù đắp cho sự thiếu hụt giấc ngủ trong những chuyến bay trường kỳ, mỗi ngày những con chim di cư chợp mắt hàng trăm lần, mỗi lần chỉ kéo dài vài giây.

Khi mùa thu đến, những con chim hét Swanson lại bay 4.800 km từ nơi sinh sản ở bắc Canada và Alaska để tới nghỉ đông ở Trung và Nam Mỹ. Mùa xuân đến, đàn chim lại rong ruổi trở về. Các con chim bay hầu hết vào ban đêm và mỗi lần bay kéo dài vài tiếng, vì vậy chúng có rất ít thời gian để ngủ.

Để tìm hiểu những con chim vượt qua giai đoạn mệt nhọc này như thế nào, các nhà khoa học đã quan sát bầy chim hét trong cả năm và ghi lại thời điểm cũng như khoảng thời gian chúng ngủ. Họ tìm thấy trong mùa thu và xuân, khi bầy chim di cư, chúng hoán đổi mô hình ngủ thông thường của mình, tức là thức vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Nhưng thay vì ngủ liền một mạch, chúng lại chia thành nhiều đợt chợp mắt trong ngày, trung bình mỗi lần chỉ kéo dài 9 giây.

Bầy chim hét cũng kết hợp 2 hình thức ngủ trong mỗi lần nhắm mắt. Một hình thức gọi là sự nhắm mắt đơn phương (UEC), tức là con chim nhắm một bên mắt và nghỉ một bên não, trong khi con mắt kia và bán cầu não còn lại vẫn mở và hoạt động, giúp chúng đề phòng các mối nguy.

Đôi khi bầy chim lại chuyển sang cách ngủ thứ hai gọi là sự gà gật. Hình thức này bao gồm nhắm hờ cả hai mắt nhưng vẫn đủ để xử lý hình ảnh xung quanh.

Bằng cách chuyển đổi luân phiên giữa 2 kiểu ngủ, bầy chim hét có thể được nghỉ ngơi chút ít trong khi vẫn giảm thiểu nguy cơ bị ăn thịt.

"Xét về chất lượng thì ngủ gà gật và ngủ đơn phương không hiệu quả bằng giấc ngủ thông thường, nhưng nó lại an toàn hơn", nhà nghiên cứu Thomas Fuchs tại Đại học Bowling Green ở Ohio nói.

Nhu cầu được ngủ gần như là phổ biến với tất cả mọi loài động vật, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ mục đích của nó. Một số nghiên cứu cho rằng chúng ta cần ngủ để tổ chức lại các ký ức thu được trong ngày và để cho cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi, nhưng cả hai giả thuyết đều chưa được chứng minh.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF2D6/

thienthanaoden
20-01-2007, 05:29 PM
Lông chim đổi màu theo thức ăn

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1199/chim.jpg
Ảnh: Newscientist.

Một cuộc phân tích mới về những loài chim biết hót cho thấy những gì chúng ăn trong quá trình rụng lông có thể ảnh hưởng tới màu lông của chúng. Sự biến đổi màu sắc do chế độ ăn uống cũng giúp tạo đà cho sự phát triển của những loài mới.

Ryan Norris và cộng sự tại Đại học Guelph ở Ontario, Canada, đã đánh dấu và theo dõi hơn 200 con chim đỏ đuôi châu Mỹ (Setophaga ruticilla) ở Caribbean.

Những con chim di cư này đến nghỉ hè ở các vùng giữa British Columbia ở Canada và Louisiana ở nam Mỹ. Sau khi sinh sản ở phía bắc, chúng mọc lông mới trong khoảng thời gian 3 tuần trước khi chuyển về phía nam.

Các nhà nghiên cứu có thể xác định từng con chim đã đi nghỉ hè ở đâu bằng cách phân tích tỷ lệ giữa các chất đồng vị hydro nặng và nhẹ trong lông. Norris giải thích rằng sẽ có nhiều chất đồng vị nặng hơn ở lông những con chim nghỉ hè ở vùng vĩ tuyến thấp. Chất đồng vị hydro trong nước theo chuỗi thức ăn đi vào con chim.

Những con chim với lông màu sẫm thường nghỉ hè ở miền nam nước Mỹ. Những con chim lông vàng có hàm lượng chất đồng vị nặng nhiều gấp 3 lần những con có lông màu cam sẫm.

Màu sắc lông chim phụ thuộc vào lượng sắc tố caratinoid trong sợi lông - lông càng sẫm thì càng có nhiều chất này hơn. Norris tin rằng những con chim ở các khu vực rụng lông khác nhau sẽ có màu lông khác nhau bởi tại các vĩ độ, chúng ăn những con côn trùng hoặc trái cây có các chất caratinoid khác nhau.

Chế đọ ăn phong phú làm biến đổi màu sắc lông có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn bạn tình và từ đó dẫn tới sự phân hoá giống nòi, Norris bổ sung.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1199/

thienthanaoden
22-01-2007, 10:00 AM
Phát hiện loài chim mới ở Ấn Độ

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE2C2/chim.jpg
Loài chim mới được công nhận Bugun Liocichla. Ảnh: BBC.

Một loài chim mới vừa được công nhận tại vùng đông bắc Ấn Độ, có tên gọi Bugun Liocichla, với 14 cá thể còn sống sót.

Chúng có bộ lông màu ô liu với phần mào đen đặc trưng và các mảng trắng, đen, đỏ trên cánh.

Loài chim nhỏ này được một nhà thiên văn Ấn phát hiện hơn 10 năm trước tại bang Arunachal Pradesh. Nhưng mãi cho đến tháng 5 năm nay, nhà thiên văn này mới bắt gặp lại nó trong khu bảo tồn hoang dã Eaglenest và xác nhận đó là một loài mới.

Các nhà điểu học cho biết họ hàng gần nhất của chúng dường như là một loài Liocichla hiếm hoi khác tìm thấy ở vài vùng núi ở miền trung Trung Quốc. Liocichla là thành viên của một họ chim đa dạng có tên gọi chim hét.

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE2C2/