View Full Version : Động vật
thienthanaoden
06-01-2006, 06:11 PM
Một ngày gấu Bắc cực bơi 74 km
Các nhà khoa học lần theo thẻ quan trắc gắn trên mình một gấu trắng Bắc cực, và phát hiện thấy nó bơi ít nhất 74 km mỗi ngày, thậm chí có thể tới 100 km. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy gấu có thể băng qua khoảng cách xa như vậy trong nước. Mỗi năm, gấu thường bơi hàng nghìn kilomét để kiếm mồi, chẳng hạn hải cẩu và từ đó kéo theo những giai thoại về chúng, với việc bơi từ đảo này đến đảo khác, hoặc băng qua các vịnh rộng lớn.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/08/3B9E11D4/gau.jpg
Khả năng lơ lửng của chim ruồi
Không lớn hơn con ong mật, song chú chim ruồi tí hon có thể lơ lửng trên một bông hoa trong nhiều phút liền, nhờ vào khả năng vỗ cánh nửa giống côn trùng, nửa giống các loài chim khác.Chim ruồi có thể xem là dải phân cách giữa một bên là các loài chim (thu được lực nâng từ việc đập cánh xuống) với các loài côn trùng (bay lên nhờ một nửa quá trình đập cánh xuống và nửa còn lại từ quá trình vỗ cánh lên).Theo đó, chim ruồi nhận 75% lực nâng từ hiện tượng vỗ cánh xuống, 25% còn lại cung cấp từ quá trình vỗ cánh lên, nhóm nghiên cứu của Đại học Portland và Đại học bang Oregon cho biết.
Ở tất cả các loài chim, lực nâng có được 100% nhờ vỗ cánh xuống, trong khi tỷ lệ này ở côn trùng là 50-50,cử động cánh của chim ruồi, khoảng 250 micro giây (một micro giây bằng một phần triệu giây).
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/06/3B9DF78D/chim.jpg
Sứa nhìn thế giới qua con mắt tinh xảo
Những con sứa vốn không có não và chỉ có một hệ thần kinh cơ bản lại đang được tôn vinh lên một tầm cao mới khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng có những con mắt vô cùng tinh vi, loài sứa sở hữu một bộ máy quang học ấn tượng: tổng cộng có 24 cụm mắt tại 4 góc của con vật. Trong khi 16 mắt chỉ là những hố sắc tố thu thập ánh sáng, số còn lại có những thấu kính tinh vi. Tuy phức tạp như vậy, vị trí của những võng mạc lại làm cho hình ảnh con sứa thu nhận được sẽ bị mờ.Trong khi hầu hết các loài sứa có cấu trúc thị giác tương tự nhau, nhưng loài sứa Australia có những con mắt tinh xảo hơn cả
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/05/3B9DE2CB/jellyfish1.jpg
Loài cá lớn nhất thế giới đang nhỏ lại
Cá mập voi - sinh vật cô độc, hiền hòa và lớn nhất trong vương quốc các loài cá - đang trở nên bé nhỏ lại. Xu hướng này làm dấy lên nỗi lo ngại rằng tương lai của những con vật di cư khổng lồ có thể bị đe dọa. Thông báo được đưa ra tại một hội thảo quốc tế. Cá mập voi sống trong những vùng nước nhiệt đới, và đôi khi còn bắt gặp tại những khu bảo tồn ở rạn san hô Ningaloo, Tây Australia.Thông báo tại hội thảo quốc tế về cá mập voi, đang diễn ra tại Perth, Meekan cho biết kích thước trung bình của loài cá này đã suy giảm, từ trên 7 mét năm 1995 xuống còn khoảng 5,5 mét ngày nay.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/05/3B9DE2C5/camap2.jpg
Cá Nam cực không ngại trời nóng
Những con cá sống ở các sông băng Nam Cực có khả năng thích nghi với nhiệt độ tăng lên và có thể sẽ không bị suy chuyển bởi sự biến đổi khí hậu.Loài cá này sống ở nhiệt độ -0,5 độ C tới -1,8 độ C và chết ở nhiệt độ trên 6 độ C, nhiệt độ thấp nhất để có thể giết chết một con vật. Cá tuyết đá thuộc về nhóm stenotherms (sinh vật chỉ sống trong khoảng biến thiên nhiệt nhỏ). Một số con được bảo vệ khỏi giá lạnh bởi những hợp chất chống đóng băng, được làm quen với môi trường nước 4 độ C trong 4 tuần, rồi chuyển sang vùng nước có nhiệt độ lên tới 10 độ C. Các con cá vẫn bơi tốt trong vùng nước ấm như khi chúng sống ở vùng nước có nhiệt độ -1 độ C.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/04/3B9DDAD8/cod.jpg
Chiếc bẫy kinh hoàng của kiến rừng Amazon
Những con kiến rừng Amazon đột kích con mồi từ những lỗ nhỏ trên thân cây và đốt nạn nhân cho đến chết trước khi cắn nhỏ ra để xơi. Allomerus decemarticulatus là loài kiến nhỏ xíu sống trên cây tại những khu rừng rậm ở phía bắc Amazon. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa các loài kiến khác nhau với cây chủ của chúng và nhận thấy, loài kiến đặc biệt này chỉ sống trên cây Hirtella physophora, nơi mà chúng tạo nên những đường hầm chạy dọc thân cây. Nhiều loài kiến xây dựng những đường hầm này để ẩn náu và sử dụng các đường hầm này làm bẫy săn mồi.Những chiếc bẫy được làm từ các sợi lông cây gắn kết bằng nấm, tạo nên một bề mặt gồm các lỗ nhỏ li ti. Những con kiến nấp trong các hố đó và chờ đợi với chiếc mồm há hốc. Khi một con côn trùng đi qua, chúng lập tức ngoạm lấy chân và râu. Hành động này làm cho nạn nhân không thể chống cự và bị căng ra, như thể bị tra tấn dưới thời trung cổ.Tiếp đến, những con kiến thợ sẽ trèo lên con mồi đã bị vô hiệu hoá, cắn và đốt cho đến khi nó tê liệt hoặc chết. Kẻ sát nhân liền chặt nó ra thành từng mảnh nhỏ và cõng về tổ để cả bầy có thể đánh chén. Bằng cách tước nhỏ những sợi lông cây, loài kiến còn lừa bịp con mồi đến nghỉ trên một tấm thảm êm ái.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/04/3B9DD7D2/ants.jpg
Hổ Tasmania có hàm răng khoẻ nhất
Lời đồn rằng linh cẩu có cú ngoạm kinh hoàng nhất thế giới là không chính xác. Xét trên trọng lượng cơ thể, danh hiệu đó phải thuộc về hổ Tasmania ở Australia, một loài thú có túi có cú ngoạm mạnh gấp 3 lần một con chó với cân nặng tương đương.Nhóm nghiên cứu, do nhà cổ vật học Stephen Wroe tại Đại học Sydney đứng đầu, đã nghiên cứu hộp sọ của 39 con vật săn mồi trên toàn thế giới, một số đã tuyệt chủng, để tìm hiểu lực cắn của chúng.
Họ tính toán kích cỡ cơ hàm của chúng bằng cách đo khoảng cách từ sọ tới xương má. Cú ngoạm của con vật càng khoẻ, thì nó càng có cơ hội vồ được những con mồi lớn và làm nghẹt thở đến chết trong cổ họng. Điều đáng ngạc nhiên là trong một số trường hợp, có những con vật nhỏ hơn lại có cú cắn mạnh hơn cả những con lớn.Nhưng loài có bộ hàm mạnh nhất mọi thời đại là sư tử có túi đã tuyệt chủng từ kỷ băng hà của Australia (Thylacoleo carnifex) - nó có hàm răng mạnh như của một con sư tử nặng gấp 3. Một phát hiện ngạc nhiên khác là loài hổ răng kiếm (Smilodon fatalis) đã bị tuyệt chủng ở châu Mỹ lại không có hàm răng mạnh mẽ so với cơ thể chúng. Cú ngoạm của nó yếu hơn của linh cẩu.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/04/3B9DCE9A/lion1.jpg
Những chiến binh tình ái đầu tiên trên trái đất
Những con bọ ba thuỳ (loài động vật biển đã tuyệt chủng) có thể đã từng tranh giành nhau để có được sự ân sủng của con cái từ hàng trăm triệu năm trước, trở thành những đấu sĩ trên tình trường cổ xưa nhất. Nghiên cứu tập trung trên giống bọ ba thuỳ raphiophorids, sống ở Ordovician 488-444 triệu năm trước.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/05/3B9DEB89/bo1.jpg
( Thông tin bên VnExPress )
thienthanaoden
06-01-2006, 08:39 PM
Dơi quỷ - vận động viên chạy 'giấu nghề'
Những con dơi quỷ chuyên đi hút máu có tốc độ chạy phi thường, nhờ vào một khả năng chuyên biệt giúp chúng săn mồi. Dơi là loài thú duy nhất biết bay, nhưng khả năng bay của chúng chuyên biệt đến nỗi, qua nhiều thiên niên kỷ, chúng gần như mất khả năng đi trên mặt đất. Trường hợp ngoại lệ chính là dơi quỷ (Desmodus rotundus), chúng nổi tiếng với khả năng di chuyển trên mặt đất để vồ lên lưng những con bò, ngựa, lợn, và say sưa hút máu.Trong khi các anh em đồng loại khác chỉ có thể lê bước khập khiễng trên mặt đất, D. rotundus không khác gì một vũ sư breakdance, chúng có thể tiến, lùi, đi sang 2 bên và lại bay lên với chỉ một cú nhảy thẳng đứng.Mặc dù dơi quỷ chứng tỏ khả năng chạy, chúng hiếm khi thể hiện kỹ năng này trong tự nhiên. Các nhà khoa học cho rằng sự dồi dào của các bầy gia súc ở Nam và Trung Mỹ khiến các con dơi cho rằng chẳng có lý do gì để vội vàng nếu chúng có muốn xơi một miếng.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/03/3B9DC5AF/bat1.jpg
Trái tim mãng xà nở to trong bữa ăn
Ăn đến đâu lớn đến đó, câu nói này hoàn toàn đúng với những con trăn Myanmar, đặc biệt khi các bữa của chúng thường cách nhau tới... nửa năm hoặc hơn. Các nhà khoa học ở California cho biết khi những con trăn nuốt chửng chuột, chim hay loại mồi khác, khối lượng cơ tim của chúng tạm thời tăng lên đến 40% trong vòng 48 giờ. Thay đổi này giúp cho nó đáp ứng được những yêu cầu trong việc tiêu hoá thức ăn. Thêm nữa, quá trình này hoàn toàn có thể đảo ngược được, nghĩa là trái tim trăn co nhỏ lại kích cỡ ban đầu khi bữa ăn kết thúc. Phát hiện về trăn có thể mở ra những hiểu biết mới về sự to tim ở các loài khác, trong đó có con người. Là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới, trăn Mianmar có thể dài tới 7,6 mét và nặng đến 90 kg. Nó sống ở Đông Nam Á, ăn thịt những con thú, chim và các loài động vật khác theo kiểu nuốt chửng, song các bữa ăn hiếm hoi và rất cách xa nhau. Loài vật này có khả năng đáng kinh ngạc trong việc tắt quá trình trao đổi chất giữa các bữa ăn. Những con trăn nặng 1,5 kilogram trong phòng thí nghiệm đã nhịn đói trong 3 tháng qua mà chỉ mất có một phần mười gam trọng lượng.
Nhưng khi đến bữa, chúng thường nuốt những con mồi lớn bằng nửa hoặc cả trọng lượng cơ thể, do vậy chúng cần nhiều nỗ lực để tiêu hoá con mồi này. Một số điều tra cho thấy sự trao đổi chất tăng 44 lần trong quá trình tiêu hoá. Các nghiên cứu trước kia đã chỉ ra lý do vì sao trái tim cần to ra khi trăn tiêu hoá thức ăn. Đó là do gan tăng 3 lần kích cỡ, ruột nặng gấp đôi và hoạt động enzyme ở tuyến tuỵ tăng gấp 3. Những thay đổi này trong cơ thể rắn đã làm tăng đáng kể nhu cầu về máu chứa ôxy. Trong khi hầu hết các loài động vật ăn thịt khác phải nhai, xé hoặc vò nát con mồi rồi mới chén, thì rắn lại nuốt chửng nguyên cả con, và dạ dày phải đảm nhiệm toàn bộ công việc xé nhỏ đó.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/03/3B9DBE62/tran2.jpg
Sinh vật sống lại sau 32.000 năm đóng băng
Một dạng vi khuẩn mới tìm thấy trong một đường hầm ở Bắc cực đã hồi sinh trong phòng thí nghiệm, sau 32.000 năm vùi mình dưới lớp băng sâu. Sinh vật này có thể là lời giải để các nhà khoa học tìm ra phương pháp đông lạnh mới.Sự tồn tại của các vi khuẩn trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt cho thấy có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ khám phá ra những dạng sống tương tự trên các sông băng hoặc tầng đất đóng băng vĩnh cửu của sao Hỏa, hoặc trên các biển băng của mặt trăng Europa của sao Mộc.Các sinh vật khác cũng đã được tìm thấy trong những môi trường băng giá tương tự, đôi khi gắn với những túi nước lỏng trong tảng băng. Một vài vi khuẩn sống sót trong băng ở dạng bào tử, cần phải chăm bẵm mới có thể trở lại dạng sống bình thường.NASA mô tả phát hiện mới này như "sinh vật đầu tiên sống sót trong băng cổ đại được mô tả đầy đủ". "Chúng ngay lập tức bắt đầu bơi khi được rã đông, cũng như nhanh chóng sẵn sàng để ăn và phân chia''.Thông báo về những sinh vật trên được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi các nhà khoa học châu Âu cho biết họ tìm thấy một khối băng lớn nằm gần bề mặt ở xích đạo sao Hỏa. Rất có thể trong khối băng đó từng có sự sống, giống như các sinh vật sống đã chịu được điều kiện cực lạnh trên trái đất.Khu vực tìm thấy các vi khuẩn là một đường hầm ở phía bắc Fairbanks, Alaska, Mỹ. Các vi khuẩn này được gọi tên khoa học là Carnobacterium pleistocenium, có thể rất hữu ích với các chuyên gia y học.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/02/3B9DBB92/vikhuan.jpg
Quạ có IQ cao nhất trong các loài chim
Một nhà khoa học người Canada đã sáng chế ra một phương pháp đo chỉ số IQ của các loài chim và tìm thấy quạ và giẻ cùi đứng đầu về sự sáng tạo. Chỉ số thông minh của chim được tính dựa trên 2.000 bản báo cáo về sự sáng tạo trong hành vi kiếm mồi được quan sát trong tự nhiên và xuất bản trong các tạp chí nghiên cứu chim trong 75 năm qua. Thật ngạc nhiên khi tìm thấy vẹt không nằm trong top đầu cho dù có bộ não khá to. Quạ, chim giẻ cùi chiếm vị trí số 1, tiếp đến là ưng, cắt. Diều hâu, diệc và chim gõ kiến cũng đứng khá cao.Rất nhiều trong số hành vi kiếm ăn thu thập được là thường tình, nhưng đôi khi các con chim lại khá sáng tạo trong việc kiếm mồi.
Trong một cuộc chiến ở Rhodesia, nay là Zimbabwe, một người lính đã quan sát thấy những con kền kền đậu trên hàng rào thép gai gần một bãi mìn và chờ cho những con linh dương hay các loài ăn cỏ khác lang thang tới và bị nổ tan thành những mảnh nhỏ.Một nhà quan sát chim khác cũng nhận thấy một con chim cướp biển lớn ở Nam cực trộn lẫn vào những con hải cẩu con để uống sữa từ hải cẩu mẹ. Nhiều loài chim có óc sáng tạo cao nhất lại ít biết nhất với công chúng.Mọi người thường không thích quạ, bởi chúng trông xảo quyệt và đen đủi, lại thích ăn xác chết. Chim chích và nhiều loài khác mà mọi người thích thường không có óc sáng tạo cao.Với từ 'thông minh', bạn cần phải có đánh giá chính xác. Bạn không thể biết con chim đó đã học được từ quan sát hay tự mình nghĩ ra".
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/02/3B9DBA59/cow1.jpg
Con vật ăn nhanh nhất hành tinh
Các nhà khoa học đã tiết lộ danh tính của một loài thú có tốc độ xơi mồi chóng mặt - loài chuột chũi có chiếc mũi hình sao kỳ dị.Con vật này có thể tìm kiếm, nhận diện và nuốt chửng thức ăn của nó trong thời gian 227 phần nghìn giây, tức chưa tới 1/4 giây. Để so sánh, con người thường phải mất 650 phần nghìn giây để bóp phanh sau khi nhìn thấy đèn đỏ.Chìa khoá cho tốc độ xơi mồi chóng mặt của con chuột là chiếc mõm kỳ lạ, trông giống như một bông hoa với 22 chiếc tua. Những chiếc tua này không dùng để ngửi mà để cảm nhận mồi trong bóng tối, khi chiếc tua chạm phải một vật gì, con chuột nhanh chóng đưa ra quyết định đó có phải là thức ăn hay không, thường chỉ trong 8 phần nghìn giây. Tốc độ xơi mồi của con vật nhanh đến nỗi nó gần như đạt tới tốc độ tối đa mà hệ thần kinh xử lý thông tin.Thực tế có trường hợp nó vượt tốc độ bộ não và bỏ qua những vật thể là đồ ăn. Một khi bộ não đã bắt kịp và nhận ra thứ đó có thể ăn được, con vật liền quay lại và xơi tiếp.Trong thế giới tự nhiên, thường là rất tốn kém để theo đuổi những con mồi nhỏ bởi năng lượng tạo ra lớn hơn nhiều so với năng lượng do con mồi cung cấp. Tuy nhiên, khi mà thời gian bắt mồi giảm xuống, thì nó sẽ trở nên ngày càng có lợi bởi lượng calo thu được sẽ nhiều lên. Thời gian nhanh nhất để con chuột chạm và ăn là chỉ 140 phần nghìn giây.Chiếc mũi hình sao của con chuột không chỉ giúp nó ăn với tốc độ kỷ lục mà những chiếc răng cưa hình nhíp lạ thường còn giúp nó chộp mồi một cách dễ dàng hơn. Bộ não của chuột cũng được cấu tạo chuyên biệt dành cho việc ăn nhanh. Hầu hết các loài chuột chũi có 2 vùng não dành cho xúc giác, nhưng chuột mũi sao có tới 3.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/02/3B9DB35D/mole1.jpg
Trai - chìa khoá cho thuốc giải độc
Bị tiêm một lượng chất độc đủ để giết chết 100.000 người, song con trai thuộc loài venut (quahog) vẫn sống. Bằng cách nào đó, chúng đã vô hiệu hoá thứ enzyme chết người, vốn được xem là một tác nhân khủng bố sinh học tiềm năng.Tiêm một lượng nhỏ và tăng dần vào cơ thể trai, cho đến khi đạt 1 miligram chất độc. Nhưng triệu chứng ngộ độc hầu như không xuất hiện trên con vật. Các nhà nghiên cứu nhận thấy con trai trở nên đục, một dấu hiệu cho thấy nó đang bài tiết chất nhầy.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/01/3B9DAC88/trai2.jpg
thienthanaoden
06-01-2006, 10:21 PM
Sinh vật duy nhất có... 10 nhiễm sắc thể giới tính
Không chỉ khác thường ở việc đẻ trứng mà lại có sữa, thú mỏ vịt còn có một cái mỏ giống như của chim và một bộ xương mang hình dạng của bò sát. Mới đây, các nhà khoa học nhận thấy loài thú này còn khá lạ lùng trong việc phân định giới tính.Ở hầu hết các loài thú, trong đó có con người, giới tính được xác định bởi hai nhiễm sắc thể X và Y: mang XX sẽ là con cái, trong khi XY sẽ thành con đực. Ở loài chim, hệ thống giới tính cũng tương tự: ZW tạo ra giống cái và ZZ là giống đực.Nhưng đã phát hiện thấy ở thú mỏ vịt, XXXXXXXXXX cho ra con cái, và XYXYXYXYXY tạo ra con đực. Nói một cách khác, thay vì chỉ có một cặp nhiễm sắc thể, thú mỏ vị có cả chuỗi tới 10 chiếc để quyết định đặc điểm giới tính của mình.Nghiện cứu nhận thấy khi tinh trùng được con đực tạo ra, nhiễm sắc thể trong chuỗi được phân chia chính xác thành dạng mang XXXXX và dạng mang YYYYY. Khi tinh trùng mang XXXXX thụ tinh cho trứng, nó sẽ tạo ra thú mỏ vịt cái. Tinh trùng mang bộ YYYYY cho ra một con đực.Rất ít loài thú được biết tới nay có nhiều hơn 2 nhiễm sắc thể giới tính. Chẳng hạn, loài khỉ rú đen có 4 chiếc - vốn được xem là nhiều nhất cho tới trước phát hiện này. Các chuyên gia tin rằng hai nhiễm sắc thể mà khỉ rú có thêm là sản phẩm của một sự trục trặc tiến hóa, trong đó các nhiễm sắc thể phi giới tính bị đột biến và trở nên có vai trò tương tự như nhiễm sắc thể giới tính.Sự giống nhau đó khiến cho cả hai cặp về sau đều được di truyền qua quá trình sinh sản. Và có thể, quá trình tương tự cũng diễn ra như ở thú mỏ vịt, khiến chúng có đến 10 nhiễm sắc thể giới tính, song điều này còn đang gây tranh cãi trong giới khoa học.Một phát hiện nữa gây tò mò cho các nhà nghiên cứu là một đầu trong chuỗi nhiễm sắc thể giới tính của thú mỏ vịt có đặc điểm tương tự của thú, trong khi đầu kia chung nhiều đặc điểm với chim.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/10/3B9D7D65/thu.jpg
thienthanaoden
07-01-2006, 05:29 PM
Mèo không thích đồ ngọt
Cuộc sống có vẻ không mấy ngọt ngào với các con mèo. Một cuộc phân tích gene đã cho thấy chúng thiếu những thụ quan vị giác dành cho đường.Ném cho con chó một cái xương hoặc cái kẹo, nó sẽ vui sướng thưởng thức cả hai. Con người cũng thích đồ ngọt. Đó là bởi, trên hầu hết lưỡi của động vật có vú, những thụ quan vị giác nhận ra được vị ngọt và gửi một tín hiệu dễ chịu tới não.Những thụ quan này chứa cặp protein T1R2 và T1R3 móc nối với nhau. Khi đường chạm vào những thụ quan này, chúng tạo ra một loạt hoạt động trong tế bào và cuối cùng gửi đi một cảm giác ngọt ngào.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra được hành vi bài trừ vị ngọt của mèo vào những năm 1970 nhưng chưa thể lý giải vì sao. Joseph Brand và cộng sự tại Trung tâm giác quan hoá học Monell ở Philadelphia, Mỹ, đã tiến hành tìm hiểu bộ gene mèo liên quan tới protein T1R2 và T1R3.
Cuộc phân tích đã mang tới sự lý giải rõ ràng cho việc mất cảm giác ngọt của mèo: những gene tạo ra T1R3 thiếu mất 247 cặp ADN, như vậy không thể tạo ra một protein hoàn chỉnh.Bởi mèo là những kẻ ăn thịt kỹ tính, có thể chúng chẳng cần gì tới đường. Brand cho biết ông đã nhìn thấy mèo đuổi theo những viên kẹo dẻo. Nhưng thực tế không phải vì nó thèm ngọt. Có thể con vật thích hình thù của nó, hoặc chẳng qua là nó chán.
thienthanaoden
07-01-2006, 05:35 PM
Hà mã - em họ gần nhất của cá voi??
Kết luận này được các nhà khoa học đưa ra sau khi nghiên cứu hóa thạch của một loài thú ưa nước sống cách đây 40 triệu năm, có thể là "mắt xích mất tích" giữa hai loài.Mặc dù hà mã và cá voi có ngoại hình khác nhau một trời một vực, song các phân tích gene trước kia đã chứng tỏ chúng là bà con của nhau. Một nhóm nghiên cứu quốc tế mới đây cho biết họ đã tìm thêm được nhiều bằng chứng hóa thạch ủng hộ giả thuyết này.Trong tiếng Hy Lạp, hà mã (hippopotamus) có nghĩa là "ngựa sông". Nhưng "các động vật biển có vú, cá voi và cá heo không có điểm gì giống với hà mã cả. Nói cách khác, có một khoảng trống 40 triệu năm giữa hóa thạch của các loài thú biển và hà mã nguyên thủy", Boisserie bổ sung. Hóa thạch của các loài thú biển sớm nhất có niên đại khoảng 53 triệu năm, trong khi hóa thạch của hippopotamus chỉ có cách đây 16 triệu năm.Boisserie và các cộng sự người Pháp đã đề xuất một giả thuyết mới: theo đó, cá voi và hà mã có một tổ tiên chung, ưa lội nước, sống vào khoảng 50 đến 60 triệu năm trước.Từ ông tổ này, chúng tiến hóa thành hai nhánh: những động vật có vú đầu tiên sống ở biển, dần dần chuyển hẳn xuống sống dưới nước, và một nhóm lớn, đa dạng hơn, bao gồm những loài vật có bề ngoài giống lợn, có tên gọi anthracotheres. Anthracotheres phát triển hưng thịnh, hình thành 37 giống biệt lập phân bố trên khắp thế giới, ngoại trừ châu Đại dương và Nam Mỹ. Những sinh vật này dần dần tuyệt diệt hàng loạt, chỉ để lại một hậu duệ duy nhất cách đây 2,5 triệu năm, đó là hippopotamus (hà mã). Boisserie cho rằng một số cách phân loại cổ điển trước đây căn cứ trên hình dáng và thậm chí răng động vật không phải lúc nào cũng chính xác. Theo giả thuyết mới của ông, cá voi, cá heo cùng với những loài thú có móng chẻ như bò, lợn và lạc đà thuộc một nhóm.Nhóm nghiên cứu cũng cho biết hầu hết các nhà sinh học đồng ý rằng cá voi và hà mã có họ hàng gần nhất. Nhưng họ vẫn tranh cãi việc chúng có họ hàng như thế nào, và chúng thuộc nhánh nào trong cây gia đình động vật.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/01/3B9DAE78/hama.jpg
Bạn ơi, mình thấy nên chia thành các mục nhỏ như: động vật, thực vật.... thì dễ đọc hơn đấy. Bạn suy nghĩ về việc này nhé. Nhưng thông tin bạn đưa ra lý thú thật. :clap:
Vâng ạ ! Em sẽ chỉnh lại !^^
thienthanaoden
13-01-2006, 04:54 PM
Theo dấu cuộc di tản của đàn cá lớn nhất thế giới
Đại dương sôi lên sùng sục. Hàng nghìn con cá sardine kinh hoàng rẽ nước vùn vụt lao đi trong cơn săn đuổi cuồng loạn của cá heo và cá mập. Liền đó là một cuộc tấn công trên không khi những con ó biển cắm phập thân mình xuống đám đông con mồi...
"Cuộc chạy trốn của cá sardine" là một trong những sự kiện hoành tráng nhất trên biển cả, diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm dọc theo bờ biển phía đông Nam Phi. Không ai biết chính xác có bao nhiêu con tham gia trong những chuyến đi như vậy, nhưng người ta từng biết tới những thảm cá dài tới 15 km và rộng 4 km ôm lấy đường bờ biển dài hơn 1.000 cây số.
Song sardine không phải lúc nào cũng là tâm điểm chú ý trong cuộc rượt đuổi vĩ đại này. Bám sát chúng là hàng đàn hàng lũ những sinh vật săn mồi, với khoảng 20.000 cá heo, hàng nghìn con cá mập chuyên săn lùng cá voi, hải cẩu mũi Cape và hàng chục nghìn con ó biển.
Bất chấp sự đông đúc đến khó tin của biển cả, được chứng kiến một cuộc chạy trốn của cá sardine vẫn là một diễm phúc hiếm hoi. Và tôi (phóng viên Zoe Murphy của BBC) may mắn đã có mặt ở một khoảnh khắc cao trào đó.
Cuộc săn đuổi
Theo kinh nghiệm dân gian, cá sardine sẽ tới vùng biển này vào thời điểm cây lô hội nở hoa. Tuy nhiên, những người quản lý ở bờ đông mũi Cape đã có cách để xác định dễ dàng nơi xảy ra sự kiện đó.
Chuyến "đi săn" bắt đầu vào lúc ban mai khi chiếc máy bay do thám lùng sục dọc bờ biển Transkei để tìm kiếm dấu vết của những đàn ó chờ mồi hoặc dòng nước tối sẫm của bầy sardine. Sau cùng, viên phi công hướng cho hoa tiêu của tàu đi về chỗ có đàn cá. Con tàu đã sẵn sàng với các thiết bị lặn và dầu máy đủ để chạy nhiều giờ trên biển.
Vùng nước năng suất kém này giờ đây lúc nhúc toàn cá. Viên hoa tiêu hướng tàu về phía bắc, theo đường bay của bầy ó biển tới nơi có hàng trăm con cá heo, kiên nhẫn chờ chúng tôi lặn xuống. Dưới những ngọn sóng, âm thanh trở nên chói tai khi lũ cá heo lao đi vun vút, hòa với những tiếng nói chuyện dội âm không lẫn vào đâu của chúng. Trong vòng vài phút, 20 con cá mập săn cá heo đã xuất hiện. Những sinh vật tuyệt đẹp này thôi miên chúng tôi cho đến khi một "cô nàng" tò mò bơi thẳng tới một thợ lặn và ngoặt đuôi lao đi ở những giây cuối cùng.
Bữa đại tiệc trên biển
Bẫy mồi được hình thành khi những con cá heo cuộn tròn lấy một đám đông sardine bằng những dòng bong bóng phun ra và che chắn không cho chúng vọt lên mặt biển. Bị đe đọa, những con sardine lướt thẳng hàng bên nhau, ngăn không cho kẻ thù tách chúng ra khỏi nhóm lớn. Những bẫy mồi như vậy tồn tại không lâu, hiếm khi duy trì được từ 10 đến 20 phút, bởi những kẻ đi săn sốt ruột đã lao thẳng vào bầy cá, đánh chén đến thỏa thích.
Và khi bầy cá yếu đuối bị dồn lên vùng nước nông, những con ó biển đang chờ chúng ở đó. Cảnh tượng hàng trăm con chim lao xuống như những làn đạn thật ngoạn mục. Chúng lăng mình từ độ cao gần 30 mét, va vào nước với tốc độ 90 km/giờ và lặn xuống sâu 10 mét hoặc hơn thế. Một hoặc hai phút sau, chúng vọt lên khỏi mặt nước, miệng ngậm sardine, trong khi biển phủ trắng những bọt cá heo, thấp thoáng các vây đuôi và vây lưng đang quẫy đập dữ dội.
Khi cuộc rượt đuổi kết thúc, những con chim biển no nê thỏa mãn lượn lờ trên mặt biển. Chúng buộc phải ợ ra một phần thức ăn mới đủ nhẹ để bay lên.
Những nghi vấn chưa có lời giải
Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa có được lời giải cuối cùng cho hiện tượng trốn chạy của cá sardine. Sardine là sinh vật sống ở vùng nước lạnh, quần tụ ở bờ biển phía nam của Nam Phi. Loài cá này có tập tính di cư dọc theo bờ biển phía đông của lục địa. Các nhà nghiên cứu tin rằng hình dạng bờ và các dòng hải lưu là yếu tố quan trọng góp phần vào sự kiện đó của chúng.
Khi mùa đông đến, một dải nước lạnh từ phía nam chạy vòng lên trên, thâm nhập vào dòng hải lưu ấm Agulhas đang từ trên chảy xuống. Việc mở rộng vùng nước lạnh cho phép sardine mở rộng vùng phân bố về phía đông.
Tuy nhiên, còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải quanh hiện tượng này. Tôi thực sự không hiểu tại sao chúng làm thế" - nhà khoa học nghiên cứu về biển và cá mập Andrew Aitken thừa nhận, "Đó không phải là một cuộc di cư theo đúng nghĩa vì sardine không bơi đi nhằm mục đích sinh sản hoặc kiếm ăn. Còn có bằng chứng cho thấy một vài con đã quay trở về phía nam vào cuối năm. Dường như một vài nhân tố nào đó ngoài nhiệt độ nước đã khơi mào cho chuyến vượt biển dọc theo vùng bờ phía đông của chúng.Cá sardine biến mất vào biển sâu cũng đột ngột như khi xuất hiện, để lại đằng sau những nghi vấn lớn về lối sống bí ẩn của chúng. Một nghiên cứu thực sự về loài cá này sẽ bắt đầu trong năm nay, và người ta hy vọng nó sẽ làm sáng tỏ nhiều điều còn chưa rõ.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/07/3B9D47E0/ca.jpg
thienthanaoden
13-01-2006, 05:07 PM
Nghìn lẻ một cách dùng lưỡi của động vật...
Lưỡi của chim gõ kiến xanh dài gấp 5 lần chiều dài đầu của nó, đến mức phải cuộn tròn lại bên trong miệng khi co vào. Do chiếc lưỡi dày này được hình thành bởi những cơ rất mạnh nên khó có con côn trùng nào thoát được cho dù trốn sâu trong thân cây...
Nổi tiếng trong lĩnh vực săn mồi bằng lưỡi là tắc kè hoa. Nhanh tựa tia chớp, nhờ một động tác trải ra cực mạnh, nó vụt le chiếc lưỡi dài lấm tấm hình những viên bi tròn có thể dán cứng con mồi như giấy bẫy ruồi, muỗi. Và khi nó rụt lại thì con mồi đã nằm gọn trong miệng.
Nhưng tắc kè hoa không phải là loài duy nhất được tạo hoá ban cho một hệ thống bắt mồi bằng lưỡi cực kỳ hoàn hảo. Tương tự như thế, lưỡi của loài nhái cũng chứa một chất lỏng dính như keo khiến con mồi hết hy vọng chạy thoát. Còn tamanoir, con vật 4 chân chuyên ăn mối có chiếc lưỡi dài đến 60 cm trong một cơ thể chỉ có chiều dài 1,5 mét. Điều kỳ diệu là chiếc lưỡi này - được bao bọc bởi những chiếc gai cực nhỏ nghiêng về phía sau và được bôi trơn bởi một chất nhầy tựa như keo dán - có thể phóng vào tổ mối và rụt lại đến 150 lần/phút để bắt đến 30.000 con mối mỗi ngày.
Trong khi đó chiếc lưỡi của loài gấu Mã Lai lại có thể co dãn theo chiều dài nhằm giúp chúng liếm mật hay các con nhộng bên trong những bọng cây hay vách đá. Tương tự gấu Mã Lai, lưỡi của hươu cao cổ có thể rụt lại rồi phóng dài thêm 40 cm để vươn tới những ngọn cây cao hoặc luồn qua những chiếc gai nhọn của cây acacia để tước những chiếc lá non. Ngoài ra, lưỡi cũng dễ dàng chuyển thành màu tím hay đen để chống chọi với ánh nắng mặt trời gay gắt ở châu Phi trước khi được lè ra.
Lưỡi của loài vật còn có thể trở thành một chiếc hộp đựng đầy dụng cụ săn bắt mồi. Chẳng hạn như lưỡi của loài chuột túi chuyên ăn mật ở Australia khi rụt lại sẽ biến thành một chiếc lọ để ăn bụi phấn và nhuỵ hoa. Còn chiếc lưỡi đầy gai nhọn của loài chim cánh cụt hoàng đế có thể giúp chúng giữ chặt con mồi dưới biển sâu.
Đôi khi lưỡi của một số loài vật lại có... răng. Chiếc lưỡi nhám đầy răng nhỏ li ti của loài cá pantodon hay arapaima dài đến 4,5 mét ở vùng Amazone có chức năng vừa bắt và xé xác con mồi. Ở một số loài khác, cơ quan này giúp chúng uống nước khi rụt lại. Tắc kè gecko có chân hình chân vịt sống trên sa mạc Namib có thể phóng chiếc lưỡi dài để liếm những giọt sương đêm còn đọng trên mắt chúng. Ở những loài tắc kè gecko khác, lưỡi còn giúp chúng lau chùi những con mắt không mí được bao bọc bởi một lớp vảy trong suốt luôn bị dơ bẩn.
Nếu như lưỡi của một số loài vật có chức năng chăm sóc và bảo vệ cơ thể thì ở một số loài vật khác cơ quan này lại trở thành cái bẫy để đánh lừa và giúp chúng săn bắt mồi. Hãy kể đến chiếc lưỡi diệu kỳ của loài rùa ăn thịt nước ngọt lớn nhất thế giới. Nằm im một chỗ dưới đáy ao, hồ, loài rùa này thu hút sự quan tâm của cá nhờ chiếc lưỡi uốn cong lóng lánh nổi lưng chừng mặt nước như hình con sâu. Bị thu hút bởi con sâu giả này, các loài cá khác vội lao đến đớp mồi mà không ngờ đã rơi vào chiếc bẫy giăng sẵn. Thế là khi rùa rụt lưỡi thì con cá cũng rơi vào miệng chúng.
Không thể không kể đến tác dụng quạt mát của lưỡi ở loài chó khi nó liếm xoành xoạch quanh miệng. Với loài cá sấu, lưỡi lại có chức năng làm kẹp mũi. Khi con vật lặn xuống, chiếc lưỡi của nó biến thành một chiếc nút khổng lồ để chặn nước không tràn vào đường hô hấp giúp nó không chết chìm.
Ở một số loài vật khác, lưỡi có chức năng nhận biết. Loài nhuyễn thể có tên gọi chiton chuyên bám vào các hố đá mỗi khi thuỷ triều xuống thì dùng lưỡi để di chuyển theo từ trường trái đất, nhờ chất oxit sắt magnetit bao bọc quanh cái lưỡi này. Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Brigitte Frybourg của Pháp đang tìm hiểu chức năng định vị qua lưỡi của chúng. Họ hy vọng có thể ứng dụng vào việc giúp người mù nhận biết phương hướng nhờ gài một con bọ điện tử vào lưỡi. Còn các nhà quân sự học Mỹ lại nghiên cứu chức năng nhận biết mùi qua lưỡi của loài ong để sử dụng chúng vào việc rà mìn.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/06/3B9D32CB/huou.jpg
thienthanaoden
13-01-2006, 05:12 PM
Bí mật trong cái mũi kỳ quặc của nai sừng tấm
Những đôi chân mảnh khảnh và bộ gạc quá khổ là tất cả những gì quyến rũ ở nai sừng tấm Bắc Mỹ. Ngược lại, chiếc mũi lớn hình củ hành của nó lại là đề tài hấp dẫn đối với các nhà biếm họa.
Hai nhà nghiên cứu Mỹ, bị kích thích trí tò mò bởi kích cỡ và hình dáng của cái mũi này, quyết định tìm hiểu sâu hơn. Công trình của họ đã cung cấp một phân tích giải phẫu chi tiết đầu tiên về cái mũi bất thường treo lủng lẳng trên môi trên của con vật. Và đây là một trong số những phát hiện của họ: cấu trúc này cho phép nai sừng tấm đóng lỗ mũi lại trong khi lần mò thức ăn, là các cây mọc dưới nước.
Lawrence Witmer, một giáo sư giải phẫu tại Đại học Ohio, đã nghiên cứu cơ quan khứu giác của nhiều loài động vật còn sống hoặc tuyệt chúng, từ loài hươu đuôi trắng quen thuộc tới những sinh vật tiền sử như khủng long mỏ vịt. Ngạc nhiên vì số lượng ít ỏi các nghiên cứu về nai sừng tấm, ông cùng một cựu sinh viên đã thực hiện công trình này. Nai sừng tấm là sinh vật lớn nhất ở các cánh rừng bang Maine (Mỹ), có trọng lượng gần 500 kg. Cái mũi, với lỗ mũi rộng đến 10 cm treo lơ lửng ở môi trước, khiến nó trở nên khác biệt hẳn so với hươu đuôi trắng và các họ hàng khác. Witmer và cộng sự đã sử dụng các thiết bị y tế để kiểm tra cấu trúc giải phẫu bên trong như dây thần kinh, sụn và các thành phần khác của mũi. Phân tích của họ đã loại bỏ được ý kiến cho rằng kích cỡ lớn của khoang mũi là nhằm điều chỉnh nhiệt của không khí đi vào phổi. Họ cũng tìm hiểu liệu cái lỗ mũi rộng có tạo ưu thế đặc biệt nào cho sinh vật này hay không, chẳng hạn khả năng ngửi nhiều chiều. Song Witmer không thể đưa ra kết luận cuối cùng. Một trong những phát hiện ấn tượng nhất là chiếc mũi có một cơ chế đặc biệt, giúp ngăn không cho nước tràn vào khi con vật lội qua hồ và nhúng miệng xuống nước để ăn thực vật. Nai sừng tấm đã có một cơ chế khôn ngoan để đóng mũi của mình. Chúng đã đánh đổi một phần vẻ đẹp của khuôn mặt để lấy cơ chế mũi khác thường này.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/05/3B9D257B/nai.jpg
Sơn ca đua giọng cùng xe tải
Các đô thị ồn ào có thể buộc những con sơn ca phải cố hót to đến mức âm thanh của chúng vượt cả ngưỡng được xem là ô nhiễm tiếng ồn ở châu Âu. Một nghiên cứu mới vừa phát hiện điều đó.Sơn ca đực thường biểu diễn ca nhạc để thu hút bạn tình và đánh dấu lãnh thổ của mình. Chúng hót thường xuyên và dồn dập vào tháng 5, thời điểm vừa kết thúc chuyến di cư dài từ châu Phi về châu Âu.Trong tháng 5 năm 2001 và 2002, Henrick Brumm, tại Đại học Free ở Berlin, Đức đã ghi lại tiếng hót của chúng trong thành phố này. Ông đo cường độ âm thanh của tiếng chim và so sánh với tiếng ồn nền của môi trường. Brumm phát hiện thấy tiếng hót của chúng có thể lớn hơn tiếng ồn giao thông tới 14 decibel. "Âm thanh lớn nhất mà tôi thu được là 95 decibel", Brumm nói. "Nó ầm ĩ như thể có một cái cưa xích ở cách một mét, hay một chiếc xe tải lớn chạy qua".Nỗ lực cao giọng này tương ứng với việc áp suất tăng gấp 5 lần trong phổi của chim. Tuy nhiên Brumm không cho rằng, sơn ca có thể gặp nguy hiểm khi hát ở âm vực lớn như vậy, bởi chúng thường xuyên hót ở mức thấp hơn mức tối đa.Luật pháp châu Âu cấm công nhân tiếp xúc với âm thanh vượt quá 87 decibel mà không có thiết bị bảo vệ tai. Brumm cho biết nếu phải nghe tiếng ồn vượt quá 80 decibel trong 2 giờ, tai người có thể bị ảnh hưởng lâu dài.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/05/3B9D24AB/SONCA.jpg
thienthanaoden
13-01-2006, 05:35 PM
Bắt được con rắn lớn nhất thế giới
Một con trăn dài 15 m và nặng 450 kg đã được những người dân làng ở Indonesia bắt hôm qua. Nếu được công nhận, đây sẽ là con rắn nuôi lớn nhất từng được biết đến tới nay.Hàng trăm người đã kéo đến xem con vật trong vườn thú tại ngôi làng Curugsewu, trên hòn đảo Java của Indonesia. Theo sách kỷ lục Guinness, con rắn dài nhất từng được biết đến dài 9,75 m. Con nặng nhất là con trăn Burma ở Gurnee, Illinois, nặng 182,76 kg.
Theo các quan chức địa phương, con trăn mới thuộc loài có lớp da hình mắt lưới, có thể ăn 3-4 con chó mỗi tháng. Trăn có hình mắt lưới là loài rắn dài nhất thế giới. Chúng có thể ăn những con vật to như cừu, thậm chí ăn thịt cả người. Loài này bắt nguồn từ những đầm lầy và rừng rậm ở Đông Nam Á.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/12/3B9CE808/python1.jpg
Chim lớn nhất tạo ra âm thanh bé nhất
Đà điểu đầu mèo, loài chim nặng nhất thế giới sống trong những khu rừng rậm ở Papua New Guinea, phát ra những âm thanh cực thấp - thấp hơn hầu hết các loài chim khác - thấp tới mức con người khó có thể nghe thấy.Đà điểu đầu mèo là những con chim không biết bay, có bộ lông sặc sỡ và nặng khoảng 57 kg. Chúng rất quan trọng đối với nền văn hoá Papua New Guinea và là nguồn thực phẩm dồi dào cho cư dân ở đây. Đà điểu còn đóng vai trò quan trọng trong việc phân tán hạt giống và tái tạo rừng.Nhà khoa học Andrew Mack, tại Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã ở New York, đã nhận ra những âm thanh khác thường khi đang nghiên cứu về đà điểu đầu mèo. Ông thu lại những âm thanh đó, phân tích âm phổ và phát hiện ra tần số của nó là quá thấp đối với loài chim nói chung.
Những con đà điểu tạo ra các giai điệu có tần số thay đổi từ 23 Hz tới 300 Hz. Tuy rằng những tần số này được tạo ra đồng thời, chúng khó có thể được nghe thấy cùng một lúc."Tần số càng thấp thì nó càng vang xa, vì vậy nếu bạn ở cách xa một con chim, phần giai điệu cao có thể bị cây cối làm tắt dần đi, nhưng những âm thấp thì vẫn tiếp tục truyền đến", Mack cho biết. "Khi đó âm thanh chỉ là những tiếng ầm ầm rất nhỏ và khó nhận biết".
"Nhiều lúc bạn tưởng như đó là một chiếc máy bay hay phương tiện nào đó đang chạy ầm ầm từ xa. Với tần số này thì bạn khó có thể xác định nó bắt nguồn từ đâu".Mack cho rằng âm thanh ầm ầm của chim nhằm giúp chúng liên lạc từ những khoảng cách lớn trong rừng rậm. Đà điểu sống rải rác trong những khu vực rộng hàng trăm hecta, vì vậy những âm thanh cao hơn khó có thể tiếp cận được mục tiêu.Một trong những khó khăn trong việc nghiên cứu đà điểu đầu mèo là chúng rất bí ẩn. "Mọi người chỉ nhìn thấy chúng thoáng qua và không hiểu biết gì nhiều về chúng. Vì vậy chúng tôi rất vui mừng với phát hiện này bởi từ đó có thể tiến hành điều tra dân số đà điểu bằng những thiết bị hỗ trợ thính giác", Mack phát biểu.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/10/3B9CCC9F/dadieu.jpg
thienthanaoden
06-04-2006, 05:41 PM
Gấu Panda Trung Quốc lập kỷ lục về số con
Gấu Panda Thanh Thanh tại Trung tâm nghiên cứu và chăn nuôi Panda lớn nhất Trung Quốc.
“Nàng” gấu trúc 19 tuổi Thanh Thanh vừa cho ra đời đứa con thứ 13 tại Trung tâm nghiên cứu và chăn nuôi Panda ở Chengdu, tỉnh Tứ Xuyên hôm 9/9. Thanh Thanh đã lập kỷ lục về số lần sinh đẻ trong thế giới những loài vật quý hiếm.
Phó giám đốc trung tâm, ông Yu Jianqiu cho biết, Thanh Thanh thụ thai vào ngày 30/3 hoặc 1/4, sau khi giao phối với 2 con đực cùng chuồng. Các chuyên gia tin rằng chú gấu con mới sinh vẫn còn một "người em" sinh đôi sắp chào đời.
Thanh Thanh bắt đầu sinh nở từ năm 1989, đến nay đã qua 9 lần sinh, trong đó có 2 lần sinh đôi. “Đó là một thành công lớn đối với loài gấu Panda thụ thai trong chuồng”, Yu nhận định.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/09/3B9CB63A/gau1.jpg
Hiện nay, gấu Panda duyên dáng đã có tên trong danh sách những loài gần tuyệt chủng trên thế giới. Theo thống kê của Cục Kiểm lâm Quốc gia Trung Quốc, hiện nước này có khoảng 1.000 con sinh sống trong tự nhiên và 140 con nuôi chuồng.
thienthanaoden
06-04-2006, 05:42 PM
Sinh vật phá kỷ lục về sống ở nhiệt độ cao
Giới hạn trên của nhiệt độ mà ở đó sự sống có thể tồn tại đã được mở rộng tới 121 độ C, cao hơn 8 độ so với kỷ lục trước đây. Vi khuẩn kiên cường này, tạm gọi là Strain 121, được tìm thấy tại một “ống khói đen”- hố thoát nhiệt - ở đáy biển phía đông bắc Thái Bình Dương.
Theo nhà vi sinh vật học Derek Lovley và Kazem Kashefi, tại Đại học Massachusetts (Mỹ), phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học xác định ở đâu và khi nào sự sống bắt đầu tiến hóa trên trái đất, và chúng có thể tồn tại ở độ sâu bao nhiêu.
Trước tiên, hai nhà nghiên cứu lấy mẫu vi khuẩn từ "ống khói" này, rồi nuôi cấy chúng ở nhiệt độ 100 độ C trong phòng thí nghiệm để mô phỏng môi trường nóng nực của "ống khói". Khi tăng nhiệt độ để tìm giới hạn sống của chúng, nhóm khoa học sửng sốt nhận thấy các sinh vật vẫn tiếp tục tăng trưởng, dường như không có gì bất thường xảy ra với chúng.
Nhóm nghiên cứu lại đặt các sinh vật trên vào nồi hấp - loại lò thường được dùng để khử trùng thiết bị y tế ở 121 độ C. “Ngay cả khi ở trong điều kiện đó 10 tiếng, chúng vẫn kiên gan chịu đựng”, Lovley nói. Những con bọ này cũng sống sót sau khoảng 2 giờ ở 130 độ C, nhưng chúng không sinh sản cho đến khi được trở về nhiệt độ thấp hơn.
Bằng cách nào các sinh vật này có thể chịu đựng nhiệt độ cao đến vậy vẫn còn là bí ẩn, bởi trong khi protein của chúng có thể tồn tại ở 121 độ C thì protein của những loài khác đã tan rữa? Lovley quyết định sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ điều bí mật đó.
Kỷ lục chịu nóng trước kia thuộc về loài vi khuẩn có tên gọi Pyrolobus fumarii. Nhưng người khám phá ra nó, Karl Stetter tại Đại học Regensburg, Đức, cho biết ông không tin rằng Strain 121 có thể tăng trưởng ở 121 độ C trong môi trường tự nhiên của chúng. Karl đã chỉ ra rằng các sinh vật này lớn nhanh nhất ở khoảng 106 độ C và mất một giờ để nhân đôi số lượng. Còn ở 121 độ, quá trình này phải mất 25 tiếng.
thienthanaoden
06-04-2006, 05:44 PM
Số sao trong vũ trụ nhiều hơn cát trên trái đất
Có 70 sextillion (1 sextillion = 1.000 luỹ thừa bảy) ngôi sao trong tầm nhìn của chúng ta, lớn gấp 10 lần tổng số hạt cát trên bãi biển và sa mạc của trái đất, các nhà thiên văn học Australia công bố. Họ vừa hoàn thành cuộc đếm sao được coi là chính xác nhất từ trước tới nay.
Từ những nơi tối tăm nhất trên trái đất, mắt thường có thể nhìn thấy khoảng 5.000 ngôi sao. Từ một con phố thắp đèn sáng trưng thì chỉ thấy khoảng 100, nhưng với những chiếc kính viễn vọng hiện đại thì lại hoàn toàn khác.
Các nhà thiên văn học Australia đã sử dụng những thiết bị tối tân nhất thế giới để đo đạc độ sáng của tất cả thiên hà trong một khu vực của vũ trụ, và tính toán có bao nhiêu ngôi sao trong đó. Từ đó, họ tiếp tục tìm ra tổng số ngôi sao của cả vũ trụ thuộc tầm nhìn của chúng ta. Nhóm nghiên cứu tin rằng kết quả của họ chính xác hơn rất nhiều so với những ước đoán trước đây.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/07/3B9C9EA8/stars.jpg
Con số được công bố trong hội nghị của Liên đoàn thiên văn học quốc tế ở Sydney đầu tuần là: 70 sextillion, tức số 7 đi kèm 22 số 0. Con số này lớn hơn mọi hạt cát trên bờ biển và sa mạc của trái đất cộng lại. Nhưng đó vẫn chỉ là những ngôi sao trong vũ trụ mà chúng ta có thể nhìn thấy được, tức là trong tầm nhìn của kính viễn vọng.
Tiến sĩ Simon Driver, tác giả nghiên cứu, cho rằng con số thực tế sẽ phải lớn hơn gấp bội, thậm chí không thể xác định được. Ông tin rằng rất nhiều ngôi sao trên đó có hành tinh, và rất có thể một số hành tinh trong đó có sự sống.
thienthanaoden
06-04-2006, 05:45 PM
Điểm sâu nhất thế giới có đối thủ cạnh tranh
Các nhà khoa học đã xác định được một vị trí mới trên rãnh Mariana (nơi đáy biển ở độ sâu khoảng 11 km) có thể tranh ngôi vị vô địch với Challenger Deep, điểm được xem là thấp nhất trên bề mặt trái đất hiện nay.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/07/3B9C9C32/hinh1.jpg
Điểm cực sâu này được các nhà khoa học gọi là HMRG Deep, nằm cách Challenger Deep 200 km về phía đông, dọc theo rãnh Mariana ở tây Thái Bình Dương. Các nhà khoa học Hawaii (Mỹ) đã khám phá ra nó trong một dự án lập bản đồ đáy biển bằng phương pháp định vị hồi âm, được thực hiện từ năm 1997 đến năm 2001. Việc đo đạc chính xác độ sâu của nó hiện rất khó thực hiện, nhưng theo các nhà nghiên cứu, nó cũng phải xấp xỉ với Challenger Deep.
Challenger Deep được phát hiện vào năm 1951, mang tên của con tàu tìm ra nó - tàu hải quân hoàng gia Challenger 2. Từ đó tới nay, nơi này chỉ được đón một con tàu có người lái vào năm 1960, khi hai nhà khoa học thực hiện cuộc lặn 4 giờ trong một chiếc tàu ngầm, chạm đáy ở độ sâu 10.915 mét. Vị trí này sâu đến nỗi nếu có thể đặt đỉnh Everest xuống đó, thì vẫn còn lớp nước dày 1,6 km phía trên.
Hiện tại, không có tàu ngầm nào có thể chạm tới Challenger hay HMRG Deep. Chiếc tàu duy nhất gần đây có thể làm điều đó - con tàu không người lái của Nhật, từng tới đáy Challenger Deep vào năm 1995 - đã bị mất hồi tháng 5 vừa qua do đứt dây chằng trong một cơn bão.
Rãnh Mariana là vùng sâu nhất trên Thái Bình Dương, nằm ở ranh giới giữa hai mảng thạch quyển: mảng Philippines ở phía đông và mảng Thái Bình Dương. Khi chúng trôi giạt, mảng Thái Bình Dương bị chìm xuống dưới mảng Philippines. Sự chuyển dịch này đã tạo cho rãnh Mariana độ sâu khổng lồ đó.
thienthanaoden
06-04-2006, 05:59 PM
Phát hiện loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới?
Các nhà nghiên cứu Mỹ mới đây đã xác nhận sự tồn tại của một loài vượn cáo mới, có thể là loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới, trên đảo Madagascar.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/06/3B9C93E7/lt.jpg
Mireya Mayor và Ed Louis, từ vườn thú Henry Doorly của thành phố Omaha (Mỹ), đã tìm thấy một con linh trưởng bé nhỏ như vậy lần đầu tiên vào năm ngoái, khi nó đang cuộn mình trong một cái bẫy có hình dáng đặc biệt của họ. Xét nghiệm ADN chứng tỏ đó là một loài mới trong họ microcebus, hay vượn chuột cáo. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn cần thêm chứng cớ để xác nhận điều đó.
Mới đây, Mayor đã quay trở lại hòn đảo xa xôi ngoài khơi Ấn Độ Dương này để tiếp tục tìm kiếm các mẫu vật, nhằm bổ sung dẫn liệu cho phát hiện. Và lần đầu tiên, máy quay phim của họ đã ghi hình được những con linh trưởng tí hon. "Chúng tôi giờ đây đã có đủ thông tin để mô tả đó là một loài mới", Mayor nói.
Cho đến thế kỷ 21 này, con người vẫn còn biết rất ít về vượn cáo. Chúng thuộc về phân họ Prosimian - một trong hai nhánh chính của cây gia đình linh trưởng (nhánh còn lại là Anthropoid - vượn người -bao gồm khỉ, người, khỉ hình người và các loài khác). Hiện tại, có khoảng hơn 60 loài vượn cáo đã được nhận dạng và hơn một nửa trong số đó thuộc diện nguy cấp. Chúng là sinh vật đặc hữu chỉ sống ở Madagascar (dù nay một số trong đó đã được phân tán đi các nơi khác). Loài vượn cáo lớn nhất cũng là loài đầu tiên bị tuyệt chủng kể từ khi con người đặt chân đến hòn đảo này, theo sau nó là 15 loài khác.
Mayor cho biết mối đe dọa lớn nhất với vượn cáo lúc này là nạn phá rừng. Chưa đầy 10% rừng nguyên sinh ở Madagascar còn tồn tại, và chúng đang tiếp tục co hẹp hơn nữa. Rất nhiều khu bảo tồn được đánh giá là hiệu quả trên giấy tờ, nhưng sự thực lại đang biến mất. Một lý do khác khiến vượn cáo khó mà thoát khỏi tuyệt chủng ở Madagascar, đó là chúng được dùng như một món ăn ưa thích của người dân. Những người dân nghèo nơi đây ít có sự lựa chọn, vì thế, thói quen săn vượn cáo khó mà có thể thay đổi được.
thienthanaoden
06-04-2006, 06:20 PM
Mẫu ADN cổ nhất của thực vật lộ diện ở Siberia
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/04/3B9C6FDE/tv1.jpg
Trầm tích băng hà có thể chứa dữ liệu ADN của toàn bộ hệ sinh thái.
Chúng được lấy lên từ lòng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Siberia, thuộc về ít nhất 19 họ thực vật như cỏ, cây lách và cây bụi..., có niên đại từ 300.000 đến 400.000 năm. Trước đó, thực vật cổ nhất được xác nhận cũng chỉ có tuổi khoảng 20.000 năm.
Cho tới nay, mặc dù giới khoa học đã có bằng chứng về những loài động, thực vật đã sống từ hàng trăm triệu năm trước, nhưng người ta không thể xác định được ADN từ các mẫu vật đó vì chúng hầu như đã bị phân huỷ hoàn toàn.
Nhóm nghiên cứu của Eske Willerslev, một chuyên gia về sinh học phân tử tại Đại học Copenhagen (Đan Mạch), đã tìm đến một nơi mà họ phỏng đoán là có thể có những đoạn ADN chưa thực sự bị gãy nát - một vùng ở đông bắc Siberia. Khi khoan lên các mẫu đất từ độ sâu 2-30 mét, nằm giữa hai con sông Kolyma và Lena, họ đã tìm ra những mảnh ADN của lục lạp thực vật (lục lạp là cơ quan sản sinh năng lượng của tế bào thực vật, nó chứa vật liệu di truyền riêng, không liên quan gì đến ADN ở trong nhân).
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/04/3B9C6FDE/tv2.jpg
Thông thường, phấn hoa cổ đại vẫn được các nhà khoa học xem là một nguồn gene quan trọng. Tuy nhiên, phấn hoa thường phát tán đi xa nhờ gió, nên không phản ánh nơi sống của loài. Willerslev cho rằng việc nghiên cứu lục lạp sẽ bổ sung cho thông tin thiếu hụt này. Ông và cộng sự đã có được bằng chứng cho thấy, cây lách và cây bụi từng thống trị vùng đông bắc Siberia cho tới khoảng 10.000 năm trước đây.
Cũng tại địa điểm nghiên cứu, các nhà khoa học còn tình cờ phát hiện thấy các mảnh ADN của một số loài động vật ăn cỏ, như voi ma mút, bò rừng bison và ngựa, đã sống ở đây trong thời kỳ băng hà gần đây nhất (khoảng 18.000 năm trước).
Phát hiện này đã mở ra cho các nhà khảo cổ một cửa sổ mới để nhìn lại quá khứ, nhằm tái hiện bức tranh sinh động về thế giới tự nhiên trong thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên, do các ADN tìm được đều đã bị đứt vụn thành nhiều mảnh nhỏ, nên cơ hội để khôi phục lại một loài nào đó là rất mong manh.
Các nhà nghiên cứu cũng đã có kế hoạch lập lại thí nghiệm trên ở những vùng đất đóng băng vĩnh cửu khác và trong các hang động. Tiếp đó họ sẽ tới các vùng có môi trường ấm hơn để tìm hiểu liệu có còn ADN cổ đại ở đó.
Seven_Love
23-04-2006, 01:19 AM
hay nhỉ
thế mà bây giờ tôi mới biết đấy
cám ơn nha ;))
thienthanaoden
14-05-2006, 04:11 PM
Bí ẩn về tiếng nói động vật
Nếu cho rằng tiếng nói là độc quyền của loài người, bạn đã sai lầm. Nhà bác học Pháp Percon de Jamblu , trong cuốn “Ngôn ngữ của loài vật” viết năm 1984, đã liệt kê một loạt các tín hiệu - từ mà khỉ thường dùng.
Ví dụ 'kech', nghĩa là 'tôi cảm thấy tốt hơn', 'okoko' là 'tôi thấy sợ', 'úik-úik' là dứt khoát đòi gì đó, hay 'gepokiki' là tín hiệu báo động.
Nhà bác học người Đức Georg Schweedetski, sau nhiều năm nghiên cứu ngôn ngữ của khỉ, đã đi đến kết luận là ngôn ngữ cổ xưa của nhiều dân tộc như Mông Cổ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác nữa bắt nguồn từ những cách phối hợp của khỉ. Ví dụ, từ Trung Quốc cổ “mang” có nghĩa là sự phẫn nộ, “gang” là điều độc ác và có thể là chúng bắt nguồn từ các tiếng “mưgac”, “ưgac” mà qua đó khỉ muốn biểu thị sự tức giận và căm phẫn.
Ngoài lưỡi, các động vật còn có các phương thức biểu hiện khác, thông qua tư thế, động tác… Mùi cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Có cả những kênh liên lạc khác ít được nghiên cứu như định vị điện tử ở một số loài cá hay định vị siêu âm ở dơi, tín hiệu tần số cao ở cá heo hay tín hiệu hồng ngoại ở voi và cá voi…
Những kẻ ít lời
Nếu sử dụng các thiết bị đo cực nhạy đặt trong nước, bạn sẽ thấy câu ví “câm như cá” là hoàn toàn sai lầm. Cá cũng ho, hắt xì hơi hay thở khò khè nếu chúng thấy khó chịu với nhiệt độ nước. Ngược lại, chúng sung sướng chép miệng và rên nếu tất cả đều ổn. Đôi khi chúng phát ra những tiếng nghe như tiếng gầm gừ, hí, sủa, kêu và thậm chí giống tiếng ủn ỉn nữa. Có loại cá có âm vực đặc biệt rộng, giống như cả dàn giao hưởng - có cả tiếng trầm như ghi ta bass, tiếng như chuông kêu và tiếng thụ cầm lớn… Tuy nhiên, không con cá nào nói như tiếng người.
Điều đó cũng không đáng ngạc nhiên vì ngay cả động vật gần với người hơn cả là khỉ cũng thốt được lời nào. Thay vào đó, con cháu của tổ tiên của loài người này có những động tác, cử chỉ, tiếng kêu thét và biểu hiện trên mặt mang nhiều ý nghĩa.
Chó biết đọc và khỉ dùng... computer
Trong một số hồi ký của những diễn viên dạy thú nổi tiếng có nhiều chi tiết nói về việc nếu muốn thì có thể dạy cho bất cứ động vật nào biết nói, đọc, viết như người. Nhiều nghệ sĩ tài ba dạy được các con thú của mình làm được những động tác rất khéo léo và thông minh, như đi trên dây, chơi nhạc cụ… Trong nhiều năm, người ta thường cho rằng động vật dù có thông minh và tài năng đến mấy thì suy nghĩ của chúng vẫn rất đơn giản và thô thiển, thường là lặp lại theo thói quen chứ không do tư duy. Nhưng, dần dần có những sự kiện khiến các nhà bác học phải suy nghĩ. Ví dụ vào đầu thế kỷ 20, ở Đức có một con chó biết đọc, tên là Ralp. Bằng cách đập chân, nó có thể chỉ ra những từ và câu hoàn chỉnh.
Người ta cũng được biết có những con khỉ “thiên tài’ với khả năng đánh máy được các bức thư, trả lời được các câu hỏi phức tạp. Thêm vào đó, nếu việc trả lời gặp khó khăn, các chú khỉ được quyền sử dụng sách tra cứu. Chúng vui vẻ thực hiện việc đó. Còn giờ đây, chúng đã chuyển sang... máy tính cá nhân.
Năm 1960, Garder, một cặp vợ chồng người Mỹ là chuyên gia tâm lý động vật, đã nhận nuôi dạy một con khỉ cái 11 tháng tuổi có biệt hiệu Uosho và huấn luyện nó bằng động tác của những người câm điếc. Con khỉ nắm bắt hệ thống giao tiếp khá nhanh và biết cách tự sử dụng hệ thống đó. Nó biết chỉ cho “cha mẹ nuôi” món gì nó muốn ăn trong bữa tối hay muốn dạo chơi ở đâu.
Có thật sự cần tiếng nói?
Không chỉ có những động vật được coi là khôn như chó, khỉ, người ta còn bắt gặp tư duy logic trên nhiều động vật khác. Ở Bacu (thủ đô Azerbaizan) cho tới gần đây, trong gia đình Babaev có con mèo Mesi. Khi xem chương trình của nữ nghệ sĩ nổi tiếng Chulpan Zeinalova, Mesi nói rất to “ôi, thật tuyệt”. Khi người ta hỏi khách đến thăm ai, nó trả lời rất tự tin “đến thăm tôi”. Còn khi được hỏi “Ai đem thức ăn đến cho Mesi”, nó trả lời “bà”. Mesi có trí nhớ tốt và trong các câu nói của mình thể hiện ý nghĩ rất cụ thể. Điều dường như không thể có này lại là sự thực, sau khi hàng chục chuyên gia từ nhiều nước khác nhau đã kiểm tra nó và không thể giải thích nhất quán hiện tượng này.
Một số động vật, đo đặc điểm sinh lý, có thể dễ dàng lặp lại tiếng người nói, nhưng khi đó chúng không đem lại cho chúng ta thông tin nào cả, chẳng hạn vẹt. Còn một số khác không có tài bắt chước nhưng chúng lại có gì để nói với chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói rằng chó hiểu tất cả nhưng không thể nói.
Các nghiên cứu gần đây dường như đã đi tới nhận định rằng con người không phải là đế vương của thiên nhiên và không chỉ có mình con người trên hành tinh này có trí tuệ, như lâu nay người ta vẫn quan niệm. Một nhân viên tại Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa ra giả thuyết “trí tuệ dự trữ”: bên cạnh các bản năng và phản xạ, động vật có cách cư xử trí tuệ. Vấn đề là ở chỗ động vật có cần nói không, vì chúng giao tiếp với nhau rất tốt mà không cần lời nói nào.
thienthanaoden
14-05-2006, 04:13 PM
Sự thật về quái vật độc nhãn Cyclope
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2001/10/3B9B5675/hanh.jpg
Xương sọ giống voi lùn được tìm thấy tại Sicile, Italia.
Những xương sọ tìm thấy trên đảo Sicile (Italia) vào thời trung cổ thật bí ẩn: rất to và ở giữa trán lại có một lỗ hổng kỳ lạ. Phải chăng đó là vết tích của những con quái vật Cyclope khổng lồ mà Homere đã nói đến trong trường ca Odysses?
Chuyện bắt đầu khi người chiến thắng thành Troie cùng với thuỷ thủ đoàn ghé vào bờ biển Sicile, vùng đất của bọn quái vật Cyclope (một mắt) 2.700 năm trước. Tại đây, đã diễn ra cuộc gặp gỡ đẫm máu giữa Ulysse, vua xứ lthaque và Polypheme, con quái vật một mắt khổng lồ, con của thần biển, rất thích thịt người.
Khoảng 2.000 năm sau, các nhà hàng hải vô danh đã khám phá ra trong một hang động phía bắc Sicile nhiều mẩu xương sọ bí ẩn. Tất cả đều có một lỗ rỗng kỳ lạ trên trán. Rõ ràng đấy không phải là những người bình thường. Nhưng chúng là ai?
Sản phẩm của bào thai dị dạng?
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2001/10/3B9B5675/hanh2.jpg
Chứng độc nhãn ở bào thai dị dạng.
Như mọi người thời bấy giờ, thi sĩ người Italia, Boccade, tin rằng đó hẳn là vết tích của những con Cyclope trong trường ca Odysses! Vả lại đây không phải là lần đầu tiên người ta tìm thấy xương của những loài khổng lồ. Từ thế kỷ 5 trước Công nguyên, triết gia Hy Lạp Empedocle đã kể về sự phát hiện các bộ xương khổng lồ. Còn sinh vật một mắt cũng không có gì là hoang tưởng cả. Thiên nhiên đôi khi vẫn gán cho con người và động vật những chứng dị dạng kỳ lạ, như chứng độc nhãn (cylopie). Từ sáu tuần, mũi của bào thai mắc bệnh không phát triển nữa và hai mắt nhích lại gần đến mức nhập làm một. Đứa bé đó chào đời sẽ không có cơ may sống sót vì não đã ngưng phát triển rất sớm. Theo các bác sĩ, đây không phải là một dị dạng do gene, mà có thể là do người mẹ đã dùng quá nhiều vitamin A lúc mang thai.
Sự nhầm lẫn của Homere
Đến cuối thế kỷ 17, một số học giả bắt đầu nghi ngờ về tính xác thực của Odysses. Athanasius Kircher là người đầu tiên thắc mắc về những loài khổng lồ đó. Để làm sáng tỏ, ông vùi đầu trong thư viện và tìm thấy bản viết của Boccade. Theo nhà thơ, con quái vật này cao không dưới 100 m. Khi nghiên cứu kỹ văn bản và tính toán lại, Kircher khẳng định nó chỉ cao có 10 m. Ông cũng tìm được một tác phẩm trong đó mô tả tỉ mỉ cái sọ của loài voi. Từ đó, ông không còn nghi ngờ gì nữa: các xương sọ tìm thấy chính là của những con voi.
Đến thế kỷ 18, mọi việc đã thay đổi cùng với các tiến bộ của ngành cơ thể học đối chiếu. Các nhà sinh học nghiên cứu loài vật kỹ càng hơn, mỗi loài được mô tả một cách chính xác. Năm 1914, nhà khoa học Áo Othenio Abel xem xét lại những mẫu xương sọ ở Sicile và cho biết đó là xương của giống voi lùn mnaidriensis, đã sống trên đảo cách đây 10.000 năm. Othenio Abel là người đầu tiên liên kết các mẩu xương voi với truyền thuyết về Cyclope. Cái lỗ trên trán chính là hốc mũi của chúng, nơi mà vòi gắn với đầu. Mắt thật chỉ là hai lỗ nhỏ bé nằm ở hai bên. Như thế, những mẫu xương voi đã khiến nhiều thế hệ loài người bị nhầm lẫn, kể cả Homere.
thienthanaoden
14-05-2006, 04:55 PM
Vì sao loài dúi có hai răng cửa vận động độc lập nhau?
Không hy vọng giành ngôi vị trong các cuộc thi sắc đẹp, nhưng dúi không lông có đủ đặc điểm để đứng trong hàng ngũ các loài thú kỳ lạ nhất. Loài gặm nhấm này có những chiếc răng cửa rất lớn, với hai chiếc ở hàm dưới có thể vận động độc lập nhau: Sự khác biệt nằm trong não của chúng.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/04/3B9BAF41/dui.jpg
Dúi không lông. Bên phải là ảnh thật. Bên trái là ảnh minh họa sụ bất cân xứng giữa vùng não dành cho xúc giác với vùng não dành cho thị giác.
Trong khi những người bà con có lông mao của dúi không lông sống theo kiểu cộng đồng (như ở ong và các loài côn trùng xã hội khác), thì loài vật này lại sống rất đơn độc. Vẻ ngoài trần trụi với vài cái lông thụ cảm thưa thớt còn sót lại, đôi tai và mắt nhỏ, đầy nếp nhăn, dúi không lông sống chui lủi trong những chiếc hang sâu dưới lòng đất. Những đặc điểm này giúp chúng thích nghi với cuộc sống đào bới và tối tăm. Nhưng chưa hết, điểm kỳ lạ nhất của chúng là những chiếc răng cửa cực lớn, hai chiếc ở hàm dưới có thể vận động độc lập với nhau, giúp chúng đào hang và di chuyển các vật.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, các vùng não của dúi không lông có sự biệt hóa tương tự, quyết định đến hoạt động của cặp răng kỳ dị này. Kenneth Catania và cộng sự tại ĐH Vanderbilt đã sử dụng các thiết bị điện tử tí hon ghi lại hoạt động thần kinh trong não dúi. Họ nhận thấy gần 1/3 vùng vỏ não chi phối cảm giác xúc giác (somatosensory cortex) là dành cho việc thu và phát thông tin tới những chiếc răng cửa ngoại cỡ. Trong khi đó, hai chân trước của dũi không lông chỉ nhận được 10% không gian tương ứng trên vỏ não.
Catania cũng thông báo rằng vùng vỏ não chi phối cảm giác xúc giác của dúi không lông dường như đã lấn át hết vùng vỏ não mới (thông thường có vai trò chi phối thị giác). Có lẽ vì thế mà tầm nhìn của dúi rất dở, trong khi chúng lại làm việc khá nhanh nhẹn trong bóng tối. Cho đến nay, người ta vẫn chưa hiểu vì sao dúi không lông lại dành phần não lớn đến thế cho những chiếc răng cửa. Nhưng dù với lý do gì chăng nữa, kết quả này cũng chỉ ra rằng, “đã có sự xắp xếp lại não bộ ở loài dúi không lông, song song với việc chuyên hóa các cấu trúc não và những hành vi có liên quan đến đời sống đào bới”.
thienthanaoden
14-05-2006, 05:04 PM
Trung Quốc xôn xao về giống ngựa có “mồ hôi máu”
Thứ sáu vừa qua, các chuyên gia trên khắp đất nước Trung Quốc đã nhóm họp tại Urumqu, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở tây bắc nước này, thảo luận về những bí ẩn của giống ngựa thuần chủng có mồ hôi đỏ như máu.
Tại hội nghị, một số học giả kết luận màu đỏ của mồ hôi thực chất là một căn bệnh hiếm gặp, do các ký sinh trùng gây ra trên những cá thể ngựa, và không phổ biến trên bất cứ loài nào khác.
Các chuyên gia cũng cho rằng có khoảng 3.000 con ngựa mắc bệnh tương tự đang sống ở Turkmenistan, Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Chúng thuộc về giống ngựa Akhal-Teke, được thuần hoá bắt đầu cách đây khoảng 3.000 năm. Đây là loài ngựa thuần chủng nhất thế giới, có tốc độ phi mã cực nhanh và khả năng chịu đựng rất dẻo dai.
Hội nghị này xuất phát từ sự kiện tháng 4/2001, một chuyên gia Nhật Bản thông báo đã phát hiện ra con ngựa có "mồ hôi máu" gần núi Thiên Sơn, Tân Cương, và chụp được ảnh của nó. Thông tin này ngay lập tức thu hút sự chú ý của các tay nuôi ngựa trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc phỏng đoán đó chỉ là một con ngựa lai. Họ tin rằng giống ngựa "mồ hôi máu" thuần chủng không còn hiện diện tại Trung Quốc, mà từ lâu chỉ sống trong điều kiện nuôi nhốt ở vùng Trung Á.
Nhưng đến đầu năm nay, vô số các cuộc gọi, thư từ và các bức ảnh, cùng rất nhiều nhân chứng khẳng định rằng đã nhìn thấy động vật này ở Tân Cương, khiến cho luận điểm của các nhà khoa học bị lung lay. Mới đây nhất, trung tuần tháng 5, Trung Quốc đã nhận một món quà đặc biệt từ quốc gia láng giềng Turkmenistan, một con ngựa thuần chủng Akhal-Teke.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/08/3B9BEE29/ngua.jpg
Người Trung Quốc đã nhập khoảng 3.000 con ngựa thuộc loại này hơn 2.100 năm trước đây, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Tiếp đó, năm 1952, khoảng 101 con khác cũng đã được du nhập vào từ Liên bang Xô Viết. Nhưng những nỗ lực để duy trì sự sống của chúng ở Trung Quốc đã không thành công.
thienthanaoden
15-05-2006, 04:41 PM
Giải mã ngôn ngữ của loài voi
Nhà sinh vật học Joyce Poole đã nhận ra rằng voi sử dụng hơn 70 kiểu phát âm và 160 tín hiệu, biểu hiện, cử chỉ để giao tiếp hàng ngày với nhau. Đó là kết quả của 27 năm bà sống giữa đàn voi ở công viên quốc gia Amboseli, Kenya, để nghiên cứu hành vi và cách thức giao tiếp của chúng.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/02/3B9C5505/elephants1.jpg
Voi sử dụng âm thanh để liên kết bầy đàn và bày tỏ tình cảm.
Giống con người và nhiều động vật có vú khác, voi có một lượng lớn tiếng kêu, tín hiệu để phục vụ các mục đích khác nhau như: phòng vệ, cảnh báo nguy hiểm, gia nhập các hoạt động tập thể, hoà giải bất đồng, thu hút bạn tình, củng cố mối quan hệ gia đình, bày tỏ nhu cầu và ước muốn...
Những biểu hiện tình cảm như vui thích, giận dữ, thông cảm, trêu đùa và nhiều trạng thái khác đều được thể hiện bằng những màn trình diễn âm thanh phi thường. Chúng không chỉ rống lên mà còn kêu ré, hò hét, gầm gừ, gào rú, khịt khịt, rên rỉ...
Các tiếng kêu có thể biến đổi từ nhẹ nhàng như những lời thủ thỉ đến đinh tai nhức óc hơn cả một cái búa khoan, có thể choe choé như tiếng gà gáy hay ùng ục như nước chảy qua cống ngầm. Một số âm thanh còn thấp đến nỗi tai người không thể nghe được.
"Voi là động vật rất sung sức và biểu cảm", Poole nói, "Tình cảm và năng lượng của cả đàn khi kết hợp với nhau thật là mạnh mẽ".
Theo các nhà khoa học, voi cần có hệ thống giao tiếp tinh tế như vậy để duy trì một cấu trúc xã hội phức tạp, dựa trên các mối quan hệ gia đình bền chắc. Voi đực trưởng thành sống và di chuyển một mình hoặc trong mối quan hệ lỏng lẻo với các con đực khác, nhưng con cái trưởng thành thì cầm đầu các nhóm gồm những con cái và con non khác. Do vậy, voi đực và voi cái cũng có tiếng kêu khác nhau phù hợp với vai trò của chúng. Ngoài âm thanh, voi còn giao tiếp qua xúc giác, khứu giác, thị giác và tín hiệu hoá học.
Những âm thanh siêu âm mạnh mẽ cũng cho phép chúng truyền thông điệp và lời cảnh báo qua khoảng cách rất xa. Ví dụ, voi có thể gửi những thông điệp như: "Xin chào, tôi ở đây. Bạn ở đâu?"; "Cứu với, tôi bị lạc"; "Tôi đã sẵn sàng để làm tình" hoặc "Chúng ta đang là mục tiêu bị thanh toán".
thienthanaoden
15-05-2006, 05:05 PM
Bí ẩn về sự tái sinh các cơ quan ở động vật
Nếu cắt đầu một con vật thuộc loài thủy tức, đầu nó sẽ mọc lại trong 3 ngày. Nếu cắt một giun giẹp ra làm 200 mảnh, 2 tuần sau bạn sẽ có 200 giun mới. Việc thằn lằn, kỳ nhông, sa giông mọc đuôi hầu như ai cũng biết, nhưng những loài có xương sống này biết tái sinh một chân, một phần hàm, mắt hay tim thì không mấy ai hay.
Nằm trong số những yếu tố quan trọng nhất của sự tái sinh là gene. Nhà nghiên cứu Kiyokazu Agata và cộng sự thuộc Trung tâm Riken của Nhật đã khám phá những gene khác nhau liên quan đến sự tái sinh của loài giun giẹp dài 1 cm. Những gene ấy phát đi tín hiệu cho phép biến tế bào gốc của con vật thành tế bào thần kinh (vì vậy tên của loài giun này trong tiếng Nhật có nghĩa là "não ở khắp nơi").
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/04/3B9C6C7E/salamander.jpg
Kỳ nhông.
Tuy nhiên, các động vật nhờ đến tế bào gốc để tái tạo một cơ quan không theo cùng một cách. Giun giẹp có trữ lượng tế bào gốc quan trọng, chiếm đến 30% toàn khối tế bào của giun. Khi cơ thể con vật bị tổn hại, các tế bào gốc được báo động, di chuyển về nơi bị mất mát và tiến hành sửa chữa, tức là sinh sản những tế bào bị thiếu, cho đến khi hoàn tất.
Phương pháp thứ hai là cách của kỳ nhông. Nó chẳng cần trữ lượng lớn tế bào gốc. Các tế bào này sẽ được sản xuất tại nơi bị thương tổn, từ những tế bào đã được biệt hoá (tế bào cơ, bì hay thần kinh), đã được lập trình và trở nên không phân hoá. Vì lý do này, diễn trình tái sinh được gọi là "sự mất phân hoá". Mang tính tổng năng (totipotente), các tế bào gốc này có thể sinh sản vô hạn để tái tạo phần cơ thể bị mất.
Những giả thuyết về sự đánh mất khả năng tái sinh
Thoạt tiên, người ta nghĩ sự tái sinh này là một khả năng hiếm thấy trong thế giới động vật, là kết quả của một biến cố may mắn trong sự tiến hoá. Nhưng không phải vậy. Theo một chuyên gia thuộc Đại học Geneve (Thụy Sĩ), đây là tính chất khá phổ biến. Một số lớn các loài có khả năng tái sinh. Tôm hùm thuộc loài giáp xác mọc lại càng, sao biển mọc lại nhánh. Có điểm nghịch lý: một số loài tương cận với các loài trên lại không có khả năng tái sinh. Tại sao sa giông tái sinh được mà ếch lại không? Trong khi những gene về phát triển vẫn được bảo toàn qua dòng tiến hoá. Có thể thấy trong sự tiến hoá, tại một hay hai nơi trên chuỗi di truyền, những đột biến xảy ra làm chôn vùi một số chương trình di truyền chính về mọc lại, đặc biệt ở con người.
Những động vật biết tái sinh ấy có gì mà con người không có? Làm thế nào để đánh thức những khả năng chúng ta có nhưng đã bị vùi đi ấy? Ở kỳ nhông và loài thủy tức, chương trình tái sinh hoạt động lại vào bất cứ lúc nào trong cuộc sống trưởng thành, và tạo ra những tế bào gốc giúp chúng làm mọc lại những cơ quan đã mất. Dù trong một số trường hợp các đốt cuối ở ngón tay của trẻ nhỏ mọc lại, dường như phôi người thành hình đã đánh mất mọi khả năng về tái sinh. Tại sao phôi lại vứt bỏ khả năng kỳ diệu ấy? Câu trả lời không đơn giản như việc tìm những gene bị "lãng quên". Trường hợp loài thuỷ tức mở ra cho chúng ta một hướng tìm tòi. Con vật sinh sản bằng cách "nảy mầm". Nhờ tính tái sinh, từ sườn của nó mọc ra những thuỷ tức khác, chúng sẽ tách ra vài ngày sau. Nhưng nếu ta bỏ đói con vật, nó sẽ chuyển sang một kế hoạch khẩn cấp về giới tính. Nó sẽ ngừng mọc chồi, mà mọc những tinh hoàn và buồng trứng, thường là cùng lúc và kích hoạt sự phát triển sinh dục, cho ra một trứng có sức chịu đựng cao hơn chính con vật, để có thể sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt. Từ thí dụ này, ta có thể hình dung các sinh vật cao cấp đã hy sinh khả năng tái sinh trong dòng tiến hoá, nhường chỗ cho khả năng tình dục kịch phát, hiệu quả hơn trong thời kỳ khủng hoảng, nhất là về khí hậu. Con cái đầy đàn, sinh ra từ một bộ gene, là cách tốt nhất để đảm bảo cho sự tồn tại của loài.
Một giả thuyết khác: mất tính tái sinh là giá phải trả để có khả năng lên sẹo nhanh. Theo quan sát của một nhà khoa học Mỹ, một trong những gốc của chuột, có tên MRL, lên sẹo chậm hơn những gốc khác. Bù lại, MRL biết tái sinh từ những phần bị tổn hại nghiêm trọng ở tim trong khi những chuột bình thường không có khả năng này. Diễn trình trên cũng có nhiều nét giống với diễn trình tái sinh ở sa giông. Một lỗ 2 mm được xuyên trong tai của MRL sẽ được bịt kín, không để lại một vết sẹo nhỏ. Cũng hợp logic thôi: sự lên sẹo giúp khép miệng nhanh vết thương, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn và sự xâm nhập của những vi sinh vật gây bệnh. Nhưng sự lên sẹo nhanh cản trở việc khởi phát diễn trình mất phân hoá tế bào hay sự chuyển dịch những tế bào gốc cần thiết cho sự tái sinh.
Nhưng không có gì không thể đổi lại. Sự hiện diện của chuột MRL chứng tỏ có thể khởi phát một thế phẩm (ersatz) tái sinh ở loài có vú. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã kích hoạt quá trình tái sinh sợi cơ của chuột, bằng cách thêm vào những tế bào trích từ sợi cơ của sa giông. Việc so sánh bộ gene đơn bội của các loài có khả năng tái sinh với bộ gene của các loài không có khả năng này sẽ giúp việc nghiên cứu tiến nhanh hơn.
thienthanaoden
16-05-2006, 05:11 PM
Sinh vật sống trong... nước sôi
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/05/3B9D2FC0/ho.jpg
Vi khuẩn ưa nhiệt thường tập trung quanh những miệng phun khói và nước nóng dưới đáy biển.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài vi khuẩn sống dưới đáy biển có thể tăng trưởng và sinh sản ngay cả trong khu vực áp suất cao và bị đun nóng đến 121 độ C. Kỷ lục chịu nóng mới này đã khiến họ phải đặt lại câu hỏi: sinh vật có thể chịu được nhiệt độ bao nhiêu.
Loài vi khuẩn mới, có tên gọi không chính thức là Strain 121, được tìm thấy cùng nơi với hầu hết các vi khuẩn ưa nhiệt khác - cách mặt biển vài km, áp vào thành những miệng hố phun nước nóng.
Năm ngoái, Derek Lovley, giáo sư vi trùng học tại Đại học Amherst ở Massachusetts, và cộng sự đã phân lập Strain 121 từ một miệng phun dưới đáy biển, cách bang Washington 322 km và sâu gần 2,4 km dưới Thái Bình Dương. Khi đặt chúng vào trong một thùng áp suất cao - thường được sử dụng để tiệt trùng thiết bị y tế - ở nhiệt độ 121 độ C, dòng vi khuẩn này vẫn tiếp tục tăng trưởng và sinh sôi.
"Nhiệt độ đó đủ để giết chết tất cả các dạng sống chúng ta từng biết", Lovley nói.
Trước kia, giới hạn nhiệt cho sự sống được xác lập là 113 độ C, một kỷ lục do nhóm vi khuẩn Pyrolobus fumarii nắm giữ. Craig Cary, một chuyên gia về vi khuẩn ưa nhiệt tại Đại học Delaware ở Lewes, cho biết phát hiện về Strain 121 là kỳ tích "không thể tin nổi". Nhưng ông cũng phỏng đoán rằng sẽ còn những vi khuẩn khác qua mặt chúng trong lĩnh vực này.
thienthanaoden
17-05-2006, 05:23 PM
Bí ẩn 'thế giới màu tím' của các loài chim
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/03/3B9DCAEE/saoda.jpg
Chim sáo đá.
Trong khi con người chỉ nhìn được 3 loại ánh sáng là đỏ, xanh lục và xanh dương, thì chim có thêm khả năng nhạy cảm với tia cực tím. Nói cách khác, đối với chim muông, chúng ta là những kẻ mù màu.
Philipp Heeb thuộc Đại học Lausanne(Thụy Sĩ) đã tìm hiểu về loài chim sáo đá và sơn tước, cách thức xử trí của chúng khi mang thức ăn về cho bầy con trong tổ. Vì không thể đáp ứng được tất cả trong một lần, vậy chúng chọn con nào để cho ăn trước tiên? Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chim mẹ thấy chim con từ động tác hay tiếng chiêm chiếp của chúng. Nhưng Philipp Heeb lại tìm ra tín hiệu khác mà trước đây chưa từng biết đến: Sự phân phát thức ăn thay đổi tuỳ theo cường độ phản xạ tia cực tím trên cơ thể chim con.
Từ thập niên 1970, các nhà điểu học đã biết rằng đa số các loài chim đều có thể cảm nhận được tia cực tím, giống như nhiều loài côn trùng, nhện, cá, bò sát và cả một vài loài có vú (gặm nhấm). Võng mạc của chim có một khác biệt cơ bản: Trong khi ở người chỉ có 3 loại tế bào hình nón nhạy cảm với ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương, loại chim lại có thêm một loại tế bào nhạy cảm với tia cực tím. Con người không nhìn thấy một thế giới giống như chúng.
Trước kia, có rất ít công trình về đề tài này, nhưng từ 10 năm nay, các chuyên gia về tập tính chim muông đã có phương tiện để nghiên cứu cái nhìn tia cực tím bằng cách phân tích cường độ bức xạ ánh sáng nhờ quang phổ kế. Và các kết quả không ngừng khiến người ta bất ngờ.
Từ năm 1996, Andrew Bennett và Innes Cuthill ở Đại học Bristol (Anh) đã chứng minh khả năng nhìn phổ cực tím có liên quan đến việc lựa chọn bạn tình của một số loài chim. Khi gắn những dải băng phản chiếu tia cực tím cho chim nhạn biển trống, họ nhận thấy rằng chim mái thích chúng hơn những chim trống bình thường.
Mới đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một số loài chim phát hiện được con mồi nhờ dấu vết nước tiểu phản chiếu tia cực tím. Như thế người ta khám phá những thông tin thị giác mà trước đây không ngờ tới, và chúng giải thích cho các tập tính đôi khi có thể chuyển vị sang loài khác. Trong năm vừa qua, các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện một điều thú vị: Chim sơn tước mái bị lôi cuốn nhiều hơn bởi chim trống có bộ lông phản xạ tối đa tia cực tím. Chim trống cũng cuốn hút kẻ thù hơn, và nếu chúng sống sót được là nhờ có thể chất khoẻ mạnh. Hậu duệ của chúng có nhiều khả năng cũng giống như thế và sinh sản dễ dàng hơn.
Philipp Heeb quan tâm đến mối liên hệ cha mẹ và con cái của loài chim. Ông quan sát chim sáo đá con: "Tôi thấy rằng khoé mỏ và cả da của chim con phản xạ tia cực tím. Vậy là tôi nghĩ rằng điều đó có thể đóng một vai trò trong việc nhận biết của chim bố mẹ". Ông đã cùng với cộng sự bắt tay so sánh sự tăng trọng của chim con "bình thường" với chim con phản xạ tia cực tím. Kết quả thật rõ ràng: Những chim sáo đá con bị trét một lớp gel ngăn tia cực tím tăng trọng ít hơn chim không bị trét gel. Nói cách khác, những chú chim con "tím" nhất sẽ nhận được thức ăn từ bố mẹ nhiều hơn.
Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể chúng dễ được bố mẹ nhận ra trong cái tổ tối tăm. Họ cũng quan sát thấy có mối liên hệ giữa độ phản xạ tia cực tím với sức đề kháng của chim con. Như thế, phổ ánh sáng này là một tiêu chí chủ yếu đối với sự sinh tồn của chim con, một sự phân biệt của thị giác mà chúng ta hoàn toàn không nhận ra.
thienthanaoden
17-05-2006, 05:32 PM
Giải mã khả năng lơ lửng của chim ruồi
Không lớn hơn con ong mật, song chú chim ruồi tí hon có thể lơ lửng trên một bông hoa trong nhiều phút liền, nhờ vào khả năng vỗ cánh nửa giống côn trùng, nửa giống các loài chim khác.
Chim ruồi có thể xem là dải phân cách giữa một bên là các loài chim (thu được lực nâng từ việc đập cánh xuống) với các loài côn trùng (bay lên nhờ một nửa quá trình đập cánh xuống và nửa còn lại từ quá trình vỗ cánh lên).
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2005/06/3B9DF78D/chimruoi.jpg
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng công nghệ phức tạp để phân tích chuyển động của không khí xung quanh cánh chim ruồi và cung cấp thông tin chi tiết về hiện tượng bay của nó, từng bị giới hạn ở việc phỏng đoán trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Theo đó, chim ruồi nhận 75% lực nâng từ hiện tượng vỗ cánh xuống, 25% còn lại cung cấp từ quá trình vỗ cánh lên, nhóm nghiên cứu của Đại học Portland và Đại học bang Oregon cho biết.
Ở tất cả các loài chim, lực nâng có được 100% nhờ vỗ cánh xuống, trong khi tỷ lệ này ở côn trùng là 50-50.
Douglas Warrick, giáo sư động vật học tại Đại học bang Oregon, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, công trình đã cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ về hiện tượng hội tụ sinh học - những loài không có họ hàng với nhau tiến hoá những đặc điểm giống nhau để khai thác lợi thế của chúng.
Warrick và cộng sự đã đặt những con chim háu ăn vào một kênh gió được thiết kế đặc biệt, trang bị một thiết bị laser kết nối với máy tính, làm nhiệm vụ đo sự chuyển động của các hạt dầu tí hon xoáy tít trong không khí. Thiết bị này cho phép nhóm nghiên cứu chụp được những khoảnh khắc rất ngắn trong cử động cánh của chim ruồi, khoảng 250 micro giây (một micro giây bằng một phần triệu giây).
thienthanaoden
17-05-2006, 05:59 PM
Khám phá thú vị về cái cổ loài vật
Trong khi nhà thẩm mỹ học nhìn các ứng viên hoa hậu dưới các vòng 1, 2, 3 thì nhà khoa học chú trọng đến khả năng tiến hoá của con người ở vòng... cổ. Bộ phận này tỏ ra có nhiều biến đổi nhất trong quá trình tiến hoá từ trước đến nay, cả ở người và động vật.
Có thể khẳng định cổ của loài người là một trong những bộ phận có những bước tiến hoá rõ nét nhất. Không có nó, con người sẽ không đi được trên đôi chân, bộ não sẽ không có kích thước như hiện nay để giúp chúng ta gặt hái những thành quả về mặt tri thức. Trong quá trình tiến hoá hàng triệu năm, tổ tiên chúng ta đã đi thẳng lưng nhờ hai nhóm bộ phận cốt yếu trên cột sống, đó là nhóm các đốt sống cổ và thắt lưng cùng nhóm đốt sống lưng và xương cùng. Cái đầu của chúng ta giữ được thế cân bằng với thân mình nhờ sự hoàn chỉnh của cái cổ với 7 đốt sống.
Mặt khác, sau hàng triệu năm, bộ não người cũng đã có những biến đổi nhanh chóng để thích ứng với các điều kiện sống, từ khối lượng 600 cm3 ở người Homo habilis, tăng lên 1.200 cm3 ở người Homo erectus và nay đã đến mức 1.500 cm3 ở người Homo sapiens.
Tuy nhiên, nếu so sánh với cổ của những loài vật khác trong quá trình tiến hoá để thích nghi với các điều kiện sống khắc nghiệt thì xem ra chúng ta còn phải chấp nhận một vị thế khiêm tốn. Loài rắn chẳng hạn, khi nuốt gọn một quả trứng gà, cổ của chúng hoạt động hiệu quả như một cái hàm, những gai bên trong cổ vươn ra kết hợp với những cơ bắp ở các đốt sống cổ nghiền nát vỏ trứng, đẩy chất dịch trong trứng vào bộ máy tiêu hoá, giữ lại vỏ trứng bởi một cơ co thắt. Để đạt thành tích này, cổ của loài rắn phải trải qua hàng triệu năm tiến hoá.
Trong đời sống thuỷ sinh, loài cá không có cổ. Cách nay 370 triệu năm, những động vật có xương sống và bốn chi bắt đầu cuộc sống trên mặt đất. Để thích ứng với môi trường mới, những con vật lưỡng cư đầu tiên đã có một mầm khớp nằm giữa sọ não và đốt sống lưng thứ nhất. Sự chinh phục môi trường trên cạn đi kèm với sự tiến hoá cần thiết của hệ hô hấp. Theo Jean Pierre Gasc, giáo sư giải phẫu học thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở Pháp, ở loài ếch nhái, không khí do chúng hít thở qua mũi đi thẳng vào khoang miệng. Chúng chỉ nuốt con mồi chứ không nhai, và phải nuốt thật nhanh, vì khi nuốt chúng phải nín thở. Ở loài bò sát, tình hình được cải thiện hơn: một vòm miệng phụ đẩy không khí vào bên trong cổ họng, đến một ống khí nằm cạnh thực quản. Ở thằn lằn, cổ phát triển, một vài đốt sống lưng biến thành đốt sống cổ. Từ đó, bộ phận này không ngừng được biến đổi cho phù hợp với nhu cầu sinh sống khi ngày càng nhiều chủng loài xuất hiện trên hành tinh. Nhiều giống rùa có cổ dài ra như cổ rắn, giúp chúng không cần nhô cả mình lên khỏi mặt nước khi bơi.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/01/3B9E62E8/kenken.jpg
Kền kền Sarcoramphus papa. (Indo)
Loài kền kền vùng Amazon có tên khoa học Sarcoramphus papa được tạo hoá ban cho một khoảng cổ trụi lông để khi rúc đầu vào xác những động vật bị thối rữa, lông cổ chúng không bị dính chất bẩn và hôi thối, rất khó làm sạch. Khoảng cổ màu đỏ tươi này cũng là dấu hiệu dễ thấy nhất khi chúng đang bay trên những tán cây rừng, nhìn xuống bên dưới và nhận ra đồng loại đang quây quần bên một miếng mồi. Ở loài morse (Odobenus rosmarus), cổ của chúng có hai túi khí có thể phồng lên hay xẹp xuống tuỳ ý. Bộ phận này mở ra khí quản, giúp con đực có thể nhô đầu lên khỏi mặt nước để thở trong trường hợp bị thương hoặc chỉ đơn thuần để đánh một giấc ngủ trưa. Khi con vật đến tuổi trưởng thành, những túi khí trên còn có tác dụng của những hộp cộng hưởng để gửi tín hiệu tình yêu cho con cái.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/01/3B9E62E8/khi.jpg
Khỉ hét Alouatta senjculus. (mammalogy)
Cũng trong bản năng giao tiếp, gọi bầy, cái cổ của loài khỉ hét (Alouatta senjculus) có thể làm giật mình lạnh gáy bất cứ ai bình tĩnh nhất, bởi tiếng hét của chúng vang vọng đến 2 km rừng già. Bí ẩn của khả năng kỳ lạ này nằm ở một mẩu xương móng trong cổ chúng. Bộ phận này có thể phình to như một quả bóng, khuếch đại những âm thanh phát ra từ khí quản, khiến chúng được xếp vào một trong những loài có khả năng phát âm mạnh nhất trong thế giới loài vật.
Loài thằn lằn Australia Chlamydosaurus kingii không hét to để phô trương sức mạnh nam tính. Mỗi khi cần chinh phục con cái, chúng căng tròn lớp da xếp nếp quanh cổ có đường kính rộng đến 30 cm, trông như một cái dù. Miệng chúng càng há to thì cái dù càng rộng. Bí ẩn của khả năng này nằm ở những nhánh sụn liên kết với các cơ ở lưỡi và hàm của chúng. Cũng trong làng ong bướm, thích tán tỉnh và tìm kiếm bạn tình, loài đà điểu có cái cổ dài 1 mét mọc trên một thân hình cao 2,7 mét. Nếu làm một cuộc so sánh để tương ứng với loài này thì cái đầu của loài người chúng ta phải cao bằng một tầm tay giơ thẳng lên trời. Một mét cổ của loài đà điểu chứa 18 đốt sống, là phương tiện biểu diễn tối ưu của chúng trong những màn trình diễn với bạn tình.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/01/3B9E62E8/cocoran.jpg
Cò cổ rắn. (birdsofoklahoma)
Bên cạnh những loài sử dụng cổ như một phương tiện giúp chinh phục đồng loại, một số loài nhắm đến những nhu cầu thiết thực hơn, đó là săn mồi và ăn uống. Loài cò cổ rắn (anhinga) có một cái cổ cong hình chữ S và dài kỷ lục, khiến chúng có thể xoay đầu một góc 270 độ để quan sát con mồi, đồng thời phóng nhanh cái mỏ như một dòng điện xẹt để tóm bắt đàn cá đang bơi trong nước.
Tuy nhiên, xứng đáng nhất trong làng cổ dài có lẽ là loài hươu cao cổ. Với chiều cao 2,5 mét tính từ chân lên vai và cái cổ dài 2 m, chúng có điều kiện để ăn lá cây ở những độ cao mà không một loài nào trên mặt đất với tới. Song, mỗi lần uống nước, đầu chúng phải cúi xuống một chiều sâu 4,5 mét và có nguy cơ bị máu dồn ngập não. Chính cái cổ đã cứu chúng: mỗi lần chúi đầu uống nước, những van nhỏ nằm bên trong cổ đậy lại, ngăn không cho máu dồn xuống đầu. Khi chúng uống nước xong và ngước đầu lên cao, bộ não có nguy cơ không được cung cấp đủ máu. Lần này cứu tinh lại là trái tim. Bộ phận này tạo ra một huyết áp cao gấp 2 lần các loài vật khác, đảm bảo cho lượng máu bơm lên đầu đáp ứng được yêu cầu của não bộ.
Chỉ bấy nhiêu đủ cho thấy sự tinh vi trong cấu tạo sinh lý của nhiều loài đáng để cho con người chúng ta phải ghen tị.
thienthanaoden
16-07-2006, 08:54 AM
Loài nào mạnh mẽ nhất?
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/02/3B9E61E2/lion.jpg
(globalcrossing)
Con người tự coi mình là vua của các loài vật và là chúa tể của tự nhiên. Họ cũng thường tự hào về khả năng tình dục mạnh mẽ. Nhưng nếu biết "chiến tích" của một số loài động vật khác, hẳn họ sẽ nghĩ lại.
Hãy bắt đầu từ những chú kangaroo của nước Australia. Trong khi đa số chúng ta đếm số lần quan hệ theo đơn vị tuần hay tháng thì kangaroo đực có thể làm chuyện ấy 5 lần trong một ngày. Tất nhiên, một số người có thể làm được hơn thế, nhưng không phải tất cả. Và ngay cả khi lấy người "mạnh mẽ" nhất để đi thi đấu thì vẫn còn kém xa so với sư tử. Sư tử đực giữ kỷ lục về số lần quan hệ trong ngày: 86 lần/24 giờ, thật không hổ danh là chúa sơn lâm.
Bọ rùa cũng có thể được gọi là cỗ máy tình dục. Một số nhà khoa học quả quyết, chúng làm tình nhiều hơn bất kỳ một sinh vật nào trên trái đất. Tổng thời gian mỗi ngày chúng dành cho việc đó lên tới 9 giờ. Ngạc nhiên hơn, cơn cực khoái của chúng kéo dài... 1 tiếng rưỡi và có thể lặp đi lặp lại 3 lần liên tiếp. Về độ lâu, có lẽ kỷ lục thuộc về chồn zibelin. Trong khi thời gian làm tình của muỗi chỉ vỏn vẹn 2 giây, thì loài chồn này có thể thực hiện điều đó liên tục trong... 8 giờ không nghỉ.
Nếu chúng ta so sánh khả năng của con đực theo số lần xuất tinh thì giải nhất sẽ thuộc về loài chuột đồng với 50 lần trong 1 giờ. Một tiêu chí quan trọng khác, tất nhiên là kích cỡ. Nhưng các đấng mày râu chắc chắn sẽ phải ngả mũ kính phục loài rệp châu Phi, khi biết kích thước dương vật của chúng bằng 2/3 chiều dài cơ thể.
Còn sở thích tình dục thì sao? Có lẽ ngay cả những người có óc tưởng tượng phong phú nhất cũng chào thua khi biết những sở thích tình dục khá lạ lùng của một số loài vật. Ví dụ, bọ ngựa cái nuốt chửng con đực sau hoặc thậm chí ngay trong khi giao cấu. Bạch tuộc đực "kỷ niệm" luôn cơ quan sinh dục của mình trong cơ thể con cái sau khi xong việc, rồi nhanh chóng mọc lên một cái khác để thay thế. Đôi khi các nhà khoa học tìm thấy những món quà như vậy trong cơ thể bạch tuộc cái. Còn ốc sên có thể làm một số người kinh dị khi biết rằng loài vật này có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Khi gặp nhau, chúng tìm cách cắn đứt dương vật của nhau, con nào thua sẽ trở thành... con cái.
Bây giờ, bạn có còn tự hào về khả năng của mình nữa hay không?
thienthanaoden
16-07-2006, 09:02 AM
Sư tử cái sẵn sàng chia sẻ bạn tình
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2001/07/3B9B2EEE/sutu1.jpg
Sư tử cái: Tấm gương sáng chói về ý thức bình đẳng.
Sau 36 năm nghiên cứu trên 560 sư tử cái ở châu Phi, các nhà khoa học Mỹ cho biết, chúng không thiết lập hệ thống ngôi thứ, trong đó một "nữ chúa" sinh sản nhiều hơn những con phụ thuộc khác. Ngược lại, chúng rất bình đẳng trong cơ hội làm mẹ, chăm sóc và bảo vệ con non.
Hiện tượng "quân bình chủ nghĩa" này rất ít thấy ở những động vật sống theo bầy đàn. Nó cũng đối lập hẳn với xu hướng tranh giành bạn tình thường thấy ở các loài thú ăn thịt khác.
Nhà sinh thái học Craig Packer, ĐH Minnesota, Mỹ, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, trong một đàn, sư tử cái thường có số lần sinh nở tương đương nhau, thậm chí chúng còn hợp tác với các con khác trong việc nuôi con. Ngược lại, các con đực không hợp tác như vậy. Chúng thiết lập ngôi thứ rõ ràng. Các xét nghiệm ADN cho thấy, sư tử chúa thường là bố của hầu hết các con non.
Kết quả quan sát trên 31 đàn sư tử non một năm tuổi trong Công viên Quốc gia Serengeti ở Tanzania và Ngorongoro Crater cho thấy, sư tử cái trưởng thành thường sống trong nhóm cùng một số "chị em" khác để nuôi con. Trong khi sư tử đực trưởng thành tách riêng ra, sống một mình hoặc theo cặp, nhưng cũng đều trong các nhóm lớn hơn do một vị “vua” cai trị.
Việc hợp tác giữa những con sư tử cái đem lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc con non. Một "nữ chúa" nào đó rất khó kiểm soát việc sinh sản của những con khác, bởi vì các "chị em" đều được trang bị bằng nanh nhọn và vuốt sắc và luôn sẵn sàng tấn công trở lại.
Trong tự nhiên, đôi khi con cái phải chịu một chế độ chuyên quyền. Chỉ có một hoặc rất ít con giành hết cơ hội sinh sản. Ví dụ, ong và các loài côn trùng thường chỉ có một bà chúa duy nhất, trong khi con khác chỉ đóng vai trò như những "nhân công" phục vụ. Ở một số loài động vật hoang dã khác như chó sói, cầy mangut,… một con cái có vai trò sinh sản chính được hộ tống bởi những con dưới quyền. Ở loài linh cẩu, nhiều con cái cùng sinh sản, nhưng con đầu đàn là mắn đẻ nhất.
Sư tử không có nữ chúa. Tất cả đều là chị em. Vì vậy khi sinh sản, chúng luôn có những “nữ hộ lý” khác chăm giúp con non và che chở cho cả đàn.
Sư tử cái cũng không xử sự như một số giống cái khác - giết con non của "chị em". Khi sinh nở, nó rời đàn đến nơi khác, và chỉ quay lại khi con đã được vài tuần tuổi. Sau đó, những con sư tử mẹ sẽ tụ lại thành một "câu lạc bộ" để nuôi dưỡng và bảo vệ đám con chung.
thienthanaoden
16-07-2006, 09:04 AM
Xấu xí cũng hấp dẫn
Xấu xí với một số người, nhưng lại đẹp trong mắt người khác.
Vẻ đẹp thực sự thuộc về con mắt của khán giả. Thay cho việc thường xuyên săn đuổi những người bạn khác giới trông quyến rũ nhất, một số động vật thích kết đôi với những con mà đa số cho là xấu xí thậm tệ...
“Những cá thể xấu xí đôi khi có thể thực hiện thiên chức tốt hơn là những con trông duyên dáng”, nhà sinh học tiến hoá Rob Brooks của Đại học New South Wales ở Sydney, Australia cho biết. Nếu điều này cũng xảy ra tương tự ở loài người, thì đã đến lúc chúng ta cần dẹp bỏ nỗi lo lắng rằng mình không đạt được những tiêu chí hoàn mỹ như của Hollywood.
Nghiên cứu cách thức mà chim, cá và con người chọn bạn tình, nhóm khoa học nhận thấy các thành viên của cùng một loài thường có sở thích giống nhau về sự hấp dẫn. Ví dụ, những con công mái thích kết bạn với những con công đực đuôi dài, màu sắc sặc sỡ, trong khi phụ nữ luôn thích đàn ông cao. Những điểm hấp dẫn này được cho là một tín hiệu lợi thế, chẳng hạn như nâng cao cơ hội sống sót của con non.
Brooks và đồng nghiệp đã tìm hiểu tiêu chuẩn lựa chọn ý trung nhân của những con cá khổng tước cái. Kết quả là, mặc dù tất cả các "cô nàng" đều thích con đực có những đốm to màu vàng và đuôi dài, một thiểu số trong đó vẫn thích những con đực có đốm đen. Kết quả này là một điều rất thú vị. Nó giải thích tại sao những gam màu hiếm hoi như thế vẫn tồn tại trong cộng đồng cá khổng tước.
Theo Brooks, những nghiên cứu trước đây về vấn đề này đã thất bại vì họ chỉ tìm kiếm những đặc điểm chung mà đa phần cộng đồng đều coi là hấp dẫn. “Nhưng bạn không kết đôi với số đa phần ấy, bạn chỉ kết đôi với một người mà thôi. Đó là lý do vì sao sự hấp dẫn mang tính đặc thù. Thứ mang lại lợi ích cho một cá thể chưa chắc đã là cần thiết với cá thể khác”, Brooks nói.
Ví dụ điển hình cho sự lựa chọn đặc thù này là các protein của hệ thống miễn dịch, gọi là phân tử MHC. Nếu được thừa hưởng MHC càng đa dạng từ bố mẹ, bạn càng được trang bị tốt hơn để chống chọi với bệnh tật. Những người đàn ông có MHC khác nhau thường có thể phân biệt những mùi khác nhau. Ở phụ nữ, ngoài khả năng nhận thấy sự khác biệt mùi vị này, họ còn có xu hướng thích mùi của những người đàn ông có MHC bù trừ với MHC của họ. Điều này khiến cho bất cứ trẻ em nào sinh ra từ một cặp vợ chồng đều có sự đa dạng MHC lớn hơn.
thienthanaoden
16-07-2006, 09:04 AM
Rắn đực 'giả cái' để dụ dỗ các con đực khác
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2001/11/3B9B66E2/17.11.3.jpg
Các con rắn đực đang ôm ấp người bạn "giả cái" của chúng.
Sau 8 tháng nghỉ đông, thân nhiệt của loài rắn thamnophis sirtalis parietalis ở Canada giảm xuống chỉ còn 4 độ C. Lúc này, chúng rất yếu đuối và run rẩy. Để bảo vệ mình, những con đực lẻ loi liền tiết ra mùi của con cái để quyến rũ hàng trăm con đực khác đến ôm ấp và sưởi ấm cho nó.
Giáo sư Robert Mason và cộng sự thuộc Đại học Quốc gia Oregon (Mỹ) đã khám phá ra bí mật này của rắn thamnophissirtalis parietalis. Trung bình, con đực có thể tiết ra mùi của con cái trong vòng 2 ngày. Nhờ đó, các con đực khác liền lũ lượt kéo đến, quấn thành một vòng dày đặc, truyền hơi ấm và bảo vệ kẻ thù cho nó, đến khi nó khỏe mạnh trở lại.
Trong thiên nhiên, đặc biệt ở các loài sâu bọ và bò sát, vào mùa giao phối, con cái luôn tiết ra mùi vị đặc biệt để dụ dỗ con đực. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người ta phát hiện ra khả năng "giả cái" để giành lợi thế cho mình của rắn đực. Theo nhóm khoa học, điều này không liên quan tới khía cạnh sinh dục, mà chỉ thuần túy là một cách sinh tồn.
thienthanaoden
16-07-2006, 09:10 AM
Khỉ đầu chó cái quảng cáo mình như thế nào?
Cơ hội được giao phối của khỉ đầu chó đực phụ thuộc vào sinh lực của nó.
Trong quá trình giao phối, khỉ đầu chó cái thường kêu lên dài hơn và rộn rã hơn, nếu bạn tình của nó chiếm ưu thế trong đàn. Đó là vì "nàng" đang cố tránh bị các kẻ cầu hôn khác quấy rối, khi đã nắm trong tay "ý trung nhân" vừa mắt nhất.
Trưởng nhóm nghiên cứu Stuart Semple của Viện động vật học ở London đã đưa ra giả thuyết này trong nghiên cứu mới đây của ông. Tuy nhiên, cũng có thể tiếng "thì thầm yêu đương" đầy khí thế đó chỉ đơn thuần là phản ánh về mặt thể xác: Những con đực lớn hơn và có uy quyền hơn thường kích thích con cái mạnh mẽ hơn, hào hứng hơn.
Nhà linh trưởng học Alan Dixson của Hội động vật học San Diego (Mỹ) nhận định rằng con đực thành công trong đàn là những con đã tìm ra kiểu giao phối khác thường. Chúng nhảy lên lưng con cái lâu hơn và nhiều lần hơn, hoặc có lẽ chúng tràn đầy sinh lực hơn.
Phát hiện trên khỉ đầu chó này là một điều đáng ngạc nhiên vì ở các động vật khác, chẳng hạn voi biển, lại xảy ra điều ngược lại.
Tiếng "thì thầm" không dịu êm
Trong khi giao phối, con cái của một số loài linh trưởng, như khỉ macaca Barbary, khỉ Talapoin và khỉ đầu chó lông vàng thường phát ra những tiếng kêu rên lớn, nhanh, và rất đặc trưng. Để tìm hiểu ý nghĩa của những "lời yêu" này, Semple và nhóm của ông đã ghi lại và phân tích cấu trúc âm học tiếng kêu của 7 con khỉ đầu chó lông vàng cái trước, trong và sau khi giao phối, tại Công viên Quốc gia Amboseli (Kenya).
Kết quả thu được cho thấy, một trong những chức năng của tiếng kêu này là quảng cáo khả năng "tái sản xuất" của chúng. Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng khi con cái ở gần thời điểm rụng trứng hơn, nó phát âm nhanh hơn và sôi nổi hơn (dấu hiệu của việc rụng trứng là cơ quan giao cấu phồng to lên).
Một giải thích khác cho tiếng kêu là con cái đang kích động các chàng trong đàn nội chiến. Nhờ đó, nó có thể chọn mặt gửi vàng, và giao phối với những thành viên có vị thế cao hơn, ở thời điểm dễ thụ thai nhất.
thienthanaoden
16-07-2006, 09:11 AM
Bí ẩn về cảm nhận mùi sexy của chuột
Chuột sử dụng lá mía ở mũi (là đoạn xốp nhẹ khoảng 5 mm trong sống mũi) vào việc đánh hơi để lựa chọn bạn giao phối. Các nhà khoa học đã tìm ra một gene đặc thù, giúp chuột duy trì hoạt động này.
Nghiên cứu cho thấy, khi thiếu gene này, khả năng đánh hơi mùi sexy của bạn tình ở chuột bị thay đổi đáng kể. Chuột đực cũng trở nên ít hung dữ hơn khi có một con đực bị nhốt chung vào ổ. Các nhà khoa học cho rằng, lá mía có vai trò khác hẳn các bộ phận khác trong hệ thống khứu giác, giúp chuột nhận biệt sự khác biệt về mùi giữa con đực và con cái.
Trong khi vai trò của lá mía có vẻ dễ nhận thấy ở chuột thì ở người, việc đó không đơn giản. Xương lá mía dài khoảng 5 mm trong sống mũi. Đến nay, các nhà khoa học vẫn không hiểu nó có chức năng gì ở hệ thống khứu giác của người lớn.
Dường như ở trẻ em sơ sinh hoặc thai nhi, lá mía đóng vai trò quan trọng, nhưng khi người trưởng thành, nó bị thoái hóa. Nhiều chuyên gia phỏng đoán, hoạt động khứu giác ở người phụ thuộc vào các tế bào thần kinh khứu giác hơn là lá mía. Mặt khác, chưa có bằng chứng nào cho thấy người có thể đánh hơi mùi sexy của đối phương qua lá mía.
Nhà khứu giác học, Giáo sư Tim Jacob, Đại học Cardiff (Anh), nói rằng, sẽ thật tuyệt vời nếu người ta tìm ra chức năng của lá mía trong mũi. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết lá mía có vai trò gì trong hệ thống khứu giác của người.
thienthanaoden
16-07-2006, 09:12 AM
Voi chưa trưởng thành tỏa ra mùi mật ong
Từ cuối thời kỳ "niên thiếu", mỗi năm, voi đực tiết ra rất nhiều hoóc môn sinh dục trong khoảng 1 tháng, khiến chúng hung hăng hơn và muốn giao phối.
Khi một con voi đực châu Á trưởng thành, thứ mùi mật ngọt ngào tỏa ra từ người nó sẽ chuyển sang mùi hôi thối khó chịu, báo hiệu nó đã sẵn sàng giao phối và "máu chiến" hơn.
Từ cuối thời kỳ "niên thiếu" trở đi, hàm lượng hoóc môn sinh dục của voi đực (chất nhờn tiết ra từ một tuyến nằm ở giữa mắt và tai) tăng lên đột ngột trong khoảng một tháng mỗi năm, khiến chúng lồng lên điên cuồng và ham muốn giao phối mãnh liệt.
Nhưng khi chưa thành thục, hoóc môn này tiết ra dịu dàng hơn nhiều. Chúng hao hao giống với “mùi của một bó hoa hỗn hợp”, Bets Rasmussen, Đại học Y và Khoa học Oregon, Beaverton (Mỹ) nhận xét. Rasmussen và cộng sự đã phát hiện ra rằng, dịch rỉ hoóc môn của voi đực chưa trưởng thành chứa vài loại chất có mặt trong mật ong. Thứ chất này được những người Ấn Độ nhận ra từ lâu, và đặt tên theo tiếng Hindi là “moda”. Các nhà thơ Hindu cổ đại cũng từng miêu tả cảnh cả đàn ong tụ tập quanh thứ chất bài tiết có mùi ngọt ngào này.
Với cái mùi thơm lừng của “trẻ nít”, những con voi đực dường như muốn thông báo về sự chưa trưởng thành của chúng và chưa sẵn sàng để giao chiến với các con đực khác, cũng như giao phối. Lũ voi đực trưởng thành lờ đi thứ mùi mật ong đó. Còn các “chú bé” thì tự lánh xa cái mùi người lớn hung hăng kia. Rasmussen nhận xét rằng, hoóc môn sinh dục do một con voi đực già 25 tuổi toát ra nặng mùi như “hàng nghìn con dê đực bị nhốt trong một buồng kín vậy. Nó hăng xè và rất dễ thấm vào xung quanh".
Voi là loài sống theo đàn, có mối quan hệ rất gắn bó và cách giao tiếp bất biến. Mùi moda là dấu hiệu cho thấy một con đực đang lớn dần, nhưng chưa thực sự trưởng thành.
thienthanaoden
20-07-2006, 03:23 PM
Ếch đực "cầu hôn" bằng tiếng hót
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/07/3B9BDF55/ech.jpg
"Chàng" ếch đang tán "gái" bằng giọng ca của mình.
Một đêm đáng nhớ, Albert S. Feng và cộng sự của ông ra bờ sông Tau Hau (Trung Quốc) để tìm hiểu những tiếng chim đang lảnh lót đâu đó. Té ra, đó là một chú ếch đực Amolops tormotus đang mải miết phô diễn những giai điệu du dương hệt như tiếng chim để dụ dỗ bạn tình.
Đây là lần đầu tiên khoa học ghi nhận được một con ếch biết kết hợp các âm điệu trầm bổng, bởi vì hầu hết các loài ếch trước nay đều chỉ độc diễn một khúc tấu lên hoặc trầm xuống mà thôi. Đây cũng là những tiếng kêu đầu tiên của ếch có phổ âm thanh mở rộng sang cả dải sóng siêu âm. Âm thanh này có phổ rộng đến mức khó tin, Albert S. Feng, một chuyên gia tại Đại học Illinois ở Urbana (bang Illinois, Mỹ), cho biết.
Loài ếch Amolops tormotus thường trổ tài ca hát vào đêm. Chúng tăng cường các giai điệu, độ phức tạp và tần số của tiếng kêu để át hẳn đối thủ. Chính vì sự đa dạng này mà trong suốt 12 giờ ghi âm tiếng "hót" của 21 con đực, các nhà nghiên cứu đã không hề phát hiện được "bản giao hưởng" nào trùng nhau.
Nhóm nghiên cứu hiện đã có kế hoạch tìm hiểu liệu có phải cấu tạo đặc biệt của cơ thể ếch đã phú cho chúng tiếng hót của những động vật có cánh. Ếch đực A. tormotus có những rãnh ở tai dẫn vào các màng tai nằm trong hộp sọ. Trong khi đó, hầu hết màng tai của những loài ếch khác nằm ở rìa quanh miệng và đầu của chúng.
Nhóm nghiên cứu cũng dự kiến sẽ tìm hiểu xem ếch A. tormotus có thể điều khiển hai túi âm thanh ở cổ họng độc lập nhau hay không. Nếu đúng, điều này có thể đã góp phần tạo ra những tiếng kêu rất phức tạp của chúng.
thienthanaoden
20-07-2006, 03:31 PM
Cách thức sinh sản kỳ lạ của thằn lằn sườn đốm
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/11/3B9C2147/thanlan.jpg
Thằn lằn sườn đốm.
Trong thế giới động vật, hiếm có loài vật nào mà con cái chuyên quyền như ở thằn lằn sườn đốm: Chúng lựa chọn bạn đời, quyết định địa điểm sống và thậm chí còn định đoạt giới tính cho con. Hầu như tất cả mọi công đoạn trong chu kỳ kết đôi và sinh sản của loài thằn lằn nhỏ này đều do con cái điều khiển.
Thằn lằn sườn đốm là loài thằn lằn phổ biến nhất ở vùng tây Mỹ. Chúng sống trên các bãi đá phân bố từ vùng Rocky Moutains ở Canada tới bán đảo Baja ở Mexico. Loài động vật này khá nhỏ, con cái dài khoảng 6 cm, con đực còn bé hơn, chỉ bằng nửa như thế. Tuy vậy, chúng vẫn khiến các nhà khoa học phải kinh ngạc về cách thức chọn bạn đời và sinh sản phức tạp của mình.
Thông thường, con cái chọn lấy một chàng làm bạn trăm năm, và đó là những con đực to cao, sống trên một tảng đá lớn, tại những địa điểm tốt nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp phải lựa chọn giữa hai khả năng: con đực lớn - bãi đá nhỏ, hay con đực nhỏ - bãi đá lớn, các "cô" sẽ không ngần ngại chọn phương án hai, là nơi nó được đảm bảo một cuộc sống "tiện nghi" hơn, tuy rằng có thiệt thòi chút ít về kích cỡ của bạn đời.
Nhưng đó vẫn chưa phải là sự lựa chọn cuối cùng. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy thằn lằn cái không chịu bằng lòng với anh chàng bé nhỏ này, mà còn đi hoang đến 5-6 lần nữa trong kỳ sinh sản. Tuy nhiên, nó chưa vội cho trứng thụ tinh ngay, mà giữ tinh trùng của tất cả các con đực trong một cái hốc đặc biệt trên cơ thể, gọi là spermatheca. Tiếp đó, thằn lằn cái sử dụng tinh trùng của những chàng cao lớn để tạo ra con đực, và tinh trùng của những chàng nhỏ hơn để tạo ra con cái.
Nhà nghiên cứu Ryan Calsbeek, tại Viện Môi trường, Đại học California ở Los Angeles (Mỹ), một đồng tác giả của nghiên cứu, nhận xét: Có thể ví những con thằn lằn cái này giống như một cô gái đa tình, khôn ngoan. Cô ấy cưới một người đàn ông giàu có, thấp và to bè, nhưng lại quan hệ với một gã 20 tuổi vạm vỡ khác để cho ra đời những đứa con trai khỏe mạnh. Kết quả là lũ con ấy vừa to khỏe, mà vẫn được sống trong nhà lầu và được học ở những trường tốt nhất.
Chúng tôi không hiểu bằng cách nào thằn lằn cái có thể làm được điều đó, Calsbeek nói tiếp. Bà và cộng sự giả thuyết rằng cơ thể của thằn lằn cái đã tự động quyết định số phận cho tinh trùng, dựa vào nhiễm sắc thể giới tính của chúng, giống như ở người. Theo cơ chế này, một tinh trùng sẽ mang nhiễm sắc thể X hoặc Y, trong khi trứng luôn luôn mang nhiễm sắc thể X. Nếu trứng kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, một con đực được tạo ra. Còn nếu trứng kết hợp với tinh trùng mang nhiễm sắc thể X, con non sẽ là con cái.
thienthanaoden
20-07-2006, 03:33 PM
Động vật nhờ thực vật gọi hộ bạn tình
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/12/3B9C323F/ong.jpg
Ong mật Antistrophus rufus.
Bị nhốt chặt trong thân cây, con cái của loài ong mật thảo nguyên Antistrophus rufus không sao báo được cho các "chàng" biết về sự có mặt của mình. Chúng bèn kích thích cây sản ra các chất thơm để dụ "chàng" tới.
Đây là lần đầu tiên khoa học ghi nhận được một loài động vật có thể sai khiến thực vật sản ra "hoóc môn giới tính" cần thiết, giúp nó quyến rũ bạn khác giới, John F. Tooker, Đại học Illinois (Mỹ), cho biết. Khi nghiên cứu về tập tính của những cộng đồng côn trùng trên các thảo nguyên miền trung tây nước Mỹ, Tooker và cộng sự đã tình cờ phát hiện ra kiểu hợp tác kỳ lạ này.
Ong mật thảo nguyên Antistrophus rufus chỉ nhỏ như bọ chét, được sinh ra trong thân của loài cỏ Silphium. Mùa đông, con non vẫn còn ở dạng ấu trùng. Xuân đến, những con đực chui ra khỏi tổ đầu tiên, trong khi con cái vẫn còn bị nhốt chặt trong thân cây mục. Chỉ khi một con đực tới định cư trên cái cây ấy, con cái mới nhai nát thân cây, và tìm đường đến với "chàng".
Tooker tự hỏi làm thế nào những con ong đực tí hon và không biết bay này, trong quãng đời ngắn ngủi 9 ngày của chúng, có thể tìm ra nơi ở của con cái. Ở đây, cần loại trừ giả thuyết con cái sử dụng các tín hiệu trực tiếp để thu hút con đực như nhiều loài côn trùng khác vẫn làm, vì chúng hoàn toàn bị "niêm phong" trong thân cây. Như vậy, chỉ có khả năng là nàng đã báo động cho chàng biết thông qua bức thư tình mà thân cây gửi hộ - đó là các chất do cây tiết ra.
Quả thật, khi so sánh những thân cỏ Silphium có chứa và không chứa ong cái, Tooker phát hiện thấy những thân cây che giấu các nàng thì sản ra các hóa chất bảo vệ có mùi mạnh hơn nhiều so với các cây không chứa ong. Chính nhờ những dấu vết này, mà ong đực có thể tìm được bạn đời của nó, thậm chí rất lâu sau khi cây chết.
thienthanaoden
15-09-2006, 06:17 PM
Ếch phát ra tiếng kêu siêu âm
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/03/3B9E7B06/frog.jpg
(BBC)
Một loài ếch hiếm ở Trung Quốc đã đi vào sách kỷ lục khi trở thành loài lưỡng cư đầu tiên được biết đến có khả năng giao tiếp bằng siêu âm.
Cho đến nay, chỉ một vài loài động vật có vú - như dơi, cá voi và cá heo - là được biết đến sử dụng âm thanh tần số rất cao để giao tiếp với nhau.
Loài ếch Amolops tormotus có thể đã phát triển ra cơ chế này để nghe được âm thanh trên mặt nước sủi bọt. Chúng sống dọc theo các con suối chảy mạnh ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Vào mùa mưa, mặt nước dâng cao nhanh chóng, tạo ra những âm thanh lấn át tiếng kêu của rất nhiều động vật nhỏ.
A. tormotus đã khiến mình nổi bật trong mớ âm thanh hỗn loạn đó, bằng cách phát ra siêu âm (lớn hơn 20 kilohertz) vượt ra khỏi dải âm thanh của toàn bộ khu vực. Âm thanh của loài ếch này rất đặc biệt. Hầu hết tiếng kêu của chúng chỉ lên cao hoặc hạ xuống, nhưng chúng sử dụng một loạt các âm thanh lên xuống nghe giống như tiếng kêu của chim, cá voi hoặc động vật linh trưởng.
Một nhóm nghiên cứu do Albert Feng, giáo sư Mỹ, đứng đầu, đã đến thăm nhánh sông Tao Hua, Trung Quốc, để nghiên cứu loài ếch này. Họ nghe thấy giai điệu líu lo mà họ cho là của một con chim ở dưới bụi cây. Cuối cùng đó lại là bài ca của một con ếch đực thuộc loài mà họ đang muốn nghiên cứu.
Tiến sĩ Feng tự hỏi không biết những con khác cùng loài này có thể nghe và trả lời âm thanh này không, hay chúng chỉ định phô diễn. Ông tiến hành một thí nghiệm, trong đó ghi lại tiếng kêu của ếch, chia thành các tần số khác nhau, và kiểm tra phản ứng của ếch trong tự nhiên.
Nhóm tìm thấy hầu hết các con ếch phản ứng với dải âm thanh siêu âm và một nửa gửi trả lại tiếng kêu siêu âm. Chỉ có ếch đực được thử nghiệm còn ếch cái có cấu trúc tai khác thì vẫn chưa được biết đến có sử dụng siêu âm không.
"Tự nhiên đã có một cách riêng để phát triển cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp trong các tình huống khác nhau", Feng nhận định. "Một trong những cách đó là chỉnh tần số vượt trên dải âm thanh nền. Những động vật có vú như dơi, cá voi, cá heo đều làm điều này - sử dụng siêu âm để giao tiếp. Ếch chưa bao giờ được nghĩ là có khả năng đó".
Tiến sĩ Feng tin rằng khả năng phản ứng với siêu âm có thể được tìm thấy ở các loài chim và lưỡng cư khác.
thienthanaoden
15-09-2006, 06:19 PM
Vi khuẩn tạo ra loại keo bền nhất thế giới
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/04/3B9E89B4/svat.jpgCaulobacter crescentus là sinh vật bám dính tốt nhất trong tự nhiên. (Nature)
Tắc kè, trai và hàu giờ đây phải bước qua một bên - khi các nhà vật lý tìm ra chủ nhân của loại keo bền dai nhất trong sinh giới, loài vi khuẩn Caulobacter crescentus, chuyên bám vào các tảng đá sông.
Caulobacter crescentus thường là sinh vật đầu tiên cư ngụ ở bất kỳ bề mặt nước nào, từ những thân tàu, các dòng sông, suối hay các đường ống nước, tới những ống thông đường tiểu. Nó nổi tiếng nhờ khả năng khó di chuyển, kháng cự lại được áp suất của dòng nước mạnh chảy xiết.
Chất keo do Caulobacter crescentus tiết ra có thể dính vào một bề mặt ngay cả khi chịu một sức kéo tương đương với 4 chiếc xe hơi đặt trên một đồng xu.
Cụ thể, nó có thể chịu được lực kéo đến 70 newton trên mỗi milimét vuông, trong khi các loại keo siêu khoẻ thương mại bị đứt vỡ ngay dưới tác dụng của lực 18-28 newton trên mỗi milimét vuông.
Và giờ đây các nhà khoa học đang cố gắng hoá giải bí ẩn chế tạo vật liệu này. Họ phát hiện thấy keo cấu tạo từ những phân tử đường mạch dài có tên gọi polysaccharide. Chưa rõ loại keo này hoạt động ra sao, nhưng các nhà khoa học vẫn phỏng đoán rằng phải có một vài protein đặc biệt gắn với các phân tử đường đó.
"Chúng tôi đã nhìn thấy những ứng dụng rõ ràng vì chất keo này làm việc trên các bề mặt ướt", trưởng nhóm nghiên cứu Yves Brun, một nhà vi trùng học tại Đại học Indiana cho biết. "Một khả năng có thể là dùng nó để chế tạo keo phẫu thuật có thể phân huỷ sinh học". Các kỹ sư cũng có thể sử dụng chất siêu dính này.
Tuy nhiên, "thách thức sẽ là việc tạo keo siêu dính với số lượng lớn mà không làm dính vào bất cứ thứ gì dùng để chế tạo nó", Brun nói.
thienthanaoden
15-09-2006, 06:20 PM
Sinh vật thích sống trong 'lò luyện đan'
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/04/3B9E8BF3/honuoc.jpg
Các con sâu sống quanh miệng phun nước nóng. (Livescience)
Các nhà khoa học đã tìm thấy những con sâu sống trong các miệng hố nước nóng dưới đáy biển có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao nhất trong số các loài vật từng được biết đến.
Kiểm tra loài Paralvinella sulfincola từ vùng nước sâu ngoài khơi Thái Bình Dương của Washington, các nhà nghiên cứu nhận thấy nếu được lựa chọn, những con sâu này thích tìm những nơi mà nhiệt độ bỏng rẫy tới 45-55 độ C.
Trong không khí, các sinh vật vẫn có thể chịu đựng được nhiệt độ này, nhưng trong nước, chúng là ngưỡng chết với hầu hết các sinh vật, vì nước dẫn nhiệt vào cơ thể tốt hơn. Chẳng hạn, một bồn tắm sẽ trở nên không thể chịu nổi nếu vượt quá 40 độ C.
Trong phòng thí nghiệm, những con sâu này chọn sống ở các khu vực của hồ nước có nhiệt độ 50 độ C trong toàn bộ thời gian 7 tiếng thí nghiệm. Khoảng thời gian này dài hơn nhiều so với thời gian tiếp xúc 15-30 phút của những động vật khác với nhiệt độ cao trước đây, trong tình trạng 1/2 số chúng bị tử vong.
"Không giống nhiều loài tìm thấy nơi ẩn náu nóng nực, nghĩa là thuần tuý chịu đựng nhiệt độ cao, những con sâu này thực sự thích nhiệt độ quanh khoảng 50 độ C", Peter Girguis, trợ lý giáo sư về sinh học tiến hoá tại Đại học Harvard, nói. (Một số loài vi khuẩn có thể chịu đựng nhiệt độ còn cao hơn nhiều).
Các nhà khoa học cho rằng sở thích này có thể là do thức ăn, bởi sâu Paralvinella sulfincola có thể chén no nê những thảm vi khuẩn sinh sôi quanh các hố nước nóng dưới biển.
thienthanaoden
16-09-2006, 10:27 AM
Con rùa già nhất thế giới qua đời
Cụ rùa 176 tuổi, được xem là một trong những sinh vật cao niên nhất thế giới, đã chết tại vườn thú Australia.
Con rùa khổng lồ, có tên gọi Harriet, đã tử vong tại vườn thú Australia ở Queensland thuộc sở hữu của vợ chồng nhà Steve và Terri Irwin, nơi nó được xem như một thành viên trong gia đình.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/06/3B9EB3ED/rua.jpg
Steve Irwin và vợ chụp ảnh với cụ rùa Harriet. Ảnh AP
"Harriet có thể là một trong những sinh vật già nhất còn sống trên hành tinh, sự ra đi của nó không chỉ là mất mát lớn cho thế giới, mà còn là ngày rất đau buồn với gia đình tôi. Nó là một quý bà đáng kính", Irwin nói. Con vật chết vì đau tim.
Harriet từ lâu được xem là một trong 3 con rùa do nhà bác học danh tiếng Charles Darwin mang về từ quần đảo Galapagos, trong hành trình lịch sử vào năm 1835 của ông trên con tàu Beagle.
Tuy nhiên, các dữ liệu lịch sử không chứng tỏ được khẳng định này. Và một số nhà khoa học đã tỏ vẻ nghi ngờ về câu chuyện, khi các xét nghiệm ADN xác nhận tuổi của Harriet, nhưng cho thấy nó bắt nguồn từ một hòn đảo mà Darwin chưa bao giờ đặt chân đến.
Theo lời truyền miệng của dân địa phương, Harriet chỉ mới 5 tuổi và không lớn hơn một cái đĩa khi nó được mang từ Galapagos tới nước Anh. Con rùa này đã sống vài năm ở quốc đảo trước khi được chuyển tới Vườn bách thảo Brisbane ở bang Queensland, Australia vào giữa thế kỷ 19. Tại đây nó bị nhận nhầm là rùa đực và được đặt tên Harry, theo vườn thú Australia, cơ sở đã mua nó vào năm 1987.
Harriet từng được xem là một trong những con rùa còn sống già nhất trên thế giới, và là một trong những sinh vật sống lâu đời nhất. Mặc dù tuổi thọ rất dài, song Harriet vẫn không phải là con rùa nhiều tuổi nhất được biết đến.
Danh hiệu đó được tặng cho Tui Malila, một con rùa Madagascar được nhà thám hiểm người Anh James Cook tặng cho hoàng gia Tonga vào những năm 1770. Nó mất năm 1965 ở tuổi 188.
thienthanaoden
19-09-2006, 07:03 PM
Thần giao cách cảm ở loài vật
Trên một chiếc tàu ngầm, người ta đưa xuống một đàn thỏ con mới sinh, tách khỏi mẹ chúng đang ở trên bờ cách đó hàng nghìn km. Đoàn thuỷ thủ được lệnh giết chết từng con thỏ một. Và cứ sau mỗi nhát dao, trên điện tâm đồ, người ta lại thấy tim của thỏ mẹ đập nhanh hơn...
Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học Nga không giải thích được tại sao lại có sợi dây vô hình giữa mẹ con nhà thỏ ở cách xa nhau như thế, và đành chấp nhận đây là hiện tượng thần giao cách cảm. Điều không thể giải thích này chỉ là một trong vô số bí ẩn của tự nhiên được Giáo sư Phillippe de Wailly tập hợp lại trong cuốn sách có tựa đề “Giác quan thứ sáu ở loài vật”.
Trong những khả năng linh cảm của động vật, phải kể đến khả năng “tiên tri” thảm họa, nhất là với động đất, phun núi lửa. Một buổi sáng mùa hè năm 1963, nhân viên bảo vệ Thảo cầm viên thành phố Skopjie thuộc tỉnh Macedonia của Nam Tư (nay là thủ đô của Skopjie của nước cộng hoà Macedonia) cảm thấy có điều gì đó khác thường. Từ sáng sớm, không hiểu vì sao đám thú rừng nuôi trong lồng nhốn nháo cả lên, chúng không thiết ăn uống, cứ thi nhau gào lên những tiếng thảm thiết, nhảy lung tung định phá hàng rào tẩu thoát. Đến chiều thì căn bệnh quái gở này lây sang cả vật nuôi trong nhà. Những chú mèo vốn hiền lành bỗng leo lên tận mái nhà, xù lông, cong đuôi, rít lên từng hồi. Vài con bò không biết từ đâu chạy ngơ ngác trên đường phố, va chạm lung tung vào cửa hàng, xe cộ… Còn chim chóc xáo xác xuất hiện từng đàn bay về hướng nam. Hình như tất cả các con vật bằng ngôn ngữ hay cử chỉ riêng đều muốn báo cho cư dân thành phố một điều gì rất nghiêm trọng. Nhưng con người đã bỏ qua hiện tượng này. Khi chợt hiểu ra thì đã quá muộn. Vào 5 giờ sáng ngày 26/7/1963, trong lúc mọi người chưa thức giấc, thì mặt đất chuyển mình nhô lên rồi hạ xuống như sóng biển, những khe đất mở ra như miệng con quái vật. Chỉ sau 17 phút, cả thành phố chỉ còn là một đống đổ nát chôn vùi 1.500 người bất hạnh.
Theo Giáo sư Philippe de Wailly, giác quan thứ sáu của loài vật còn thể hiện ở mối quan hệ khác thường giữa chúng với những cái chết của chủ. Vào 18 giờ một chiều mùa đông năm 1952, gia nhân trong cung điện Buckingham bỗng nghe tiếng rít đau đớn của chú mèo Jack of Sandrigham mà nhà vua George VI của Anh rất cưng chiều. Chỉ vài phút sau, các bác sĩ thông báo là nhà vua đã qua đời.
Còn vào thập niên 30, khi Bộ trưởng hàng không Pháp là Maurice Bokanovski bị chết trong một tai nạn máy bay ở thành phố Toul, miền nam nước Pháp, thì con mèo ông rất yêu quý đang ở Paris bỗng kêu gào thảm thiết, rồi bỏ trốn dưới một cái tủ, ngay đúng thời khắc chiếc máy bay chở chủ nó đâm sầm xuống mặt đất. Suốt nhiều ngày liền con mèo không rời đáy tủ, cho đến khi xác của Bokanovski được đưa về Paris tẩm liệm thì nó mới xuất hiện.
Nhà văn lừng danh người Đan Mạch, Hans Christian Andersen, có một người bạn thân là Giáo sư Olaf Lunden bị mắc bệnh lao phổi nên phải đến vùng Bờ biển Ngà để điều trị. Trước khi đi, GS Lunden gửi chú chó Amour của mình lại cho bạn trông hộ. Sau đó hai người vẫn giữ liên lạc với nhau. Thời gian sau, chú chó Amour rầu rĩ đến mức bỏ ăn. Một buổi sáng, nhà văn bỗng thấy Amour tiến đến bên mình rồi liếm tay ông một cách chán đời, buồn rầu: trước đó không lâu ở tận miền nam nước Pháp, chủ nó vừa mới qua đời.
Nữ diễn viên nổi tiếng Brigitte Bardot của Pháp cũng kể lại rằng, vào thời điểm mà mẹ của bà qua đời tại Bệnh viện Neuilly ở Paris, thì chú chó đốm Nini đang ở cùng bà tại vùng Bazoches, cách Paris 30 km, bỗng hú lên từng cơn một cách đau đớn. Nini được mẹ của Brigitte nuôi dưỡng từ nhỏ và chỉ gửi lại cho con gái khi phải vào cấp cứu tại Bệnh viện Neuilly.
Cho dù các nhà khoa học đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu những bí ẩn của loài vật, nhất là hiện tượng tiên đoán những biến động của trái đất, đến cái chết, cảm giác với chủ..., nhưng dường như lời giải đáp vẫn còn lẩn trốn đâu đó. Chỉ có chúng ta, ngày càng phát hiện thêm nhiều điều kỳ diệu liên quan đến khả năng phi thường của chúng
memories01_04
18-10-2006, 02:44 PM
Với những tài liệu bằng chứng về hành vi đồng tính đực hoặc cái giữa hươu cao cổ, chim cánh cụt, vẹt, bọ cánh cứng, cá voi và hàng chục loài khác, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Oslo, Na Uy, kết luận tình trạng đồng tính luyến ái ở con người không phải là điều phi tự nhiên.
Geir Soeli, người đứng đầu dự án triển lãm mang tên "Against Nature", phát biểu: "Sự đồng tính đã được quan sát trong hơn 1.500 loài động vật và đã được miêu tả chi tiết trong hơn 500 loài".
Cuộc triển lãm độc nhất vô nhị trên thế giới đã được mở cửa hôm qua bất chấp sự phản đối của một số tín đồ Cơ đốc. "Nhu cầu tình dục là rất mạnh mẽ ở mọi loài vật. Đó là một phần của cuộc sống và mang lại niềm vui thú", Soeli nói về những lý do cho mối quan hệ đồng tính và lưỡng tính ở động vật.
Một hiện vật cho thấy 2 con thiên nga cái nhồi bông nằm trong cùng một cái tổ. Một bức ảnh có hình 2 "của quý" khổng lồ dựng thẳng trên mặt nước khi 2 con cá voi đực đang quấn quýt lấy nhau. Một ảnh khác diễn tả hình ảnh một con hươu cao cổ đực chồm lên một con khác để giao phối...
Nhà triết học Hy Lạp Aristotle đã nhắc đến hành vi đồng tính ở linh cẩu từ 2.300 năm trước, nhưng các bằng chứng về sự đồng tính ở động vật thường bị các nhà nghiên cứu bỏ qua do ghê tởm, thiếu quan tâm hay chê cười.
Tinh tinh lùn (bonobo) là một trong những loài hoạt động tình dục hoang dại nhất với cả đực lẫn cái. "Tất cả tinh tinh lùn đều lưỡng tính", Soeli nói. Tuy vậy người ta vẫn không hiểu vì sao tình trạng đồng tính lại tồn tại khi mà nó sẽ dẫn đến sự chấm dứt của di truyền.
thienthanaoden
28-10-2006, 09:32 AM
Voi nói được tiếng người
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EFC40/voi.jpg
Ảnh: ANTG.
Một con voi đực gốc châu Á 16 tuổi đã làm người quản tượng và nhiều người khác ngạc nhiên vì nó nói được tiếng người.
Ông Kim Jong-gap, 39 tuổi, là người quản tượng làm việc tại Vườn thú Everland ở Tongin thuộc tỉnh Gyeonggi - Hàn Quốc, hôm 7/9 cho biết ông đã nghe chú voi (được đặt tên là “Mr. Nose”) phát âm các từ của ngôn ngữ loài người. Chuyện này xảy ra lúc ông đang làm việc.
Ông Kim nói rằng, chú voi Mr. Nose có thể phát âm được 8 từ sau đây: “Tốt”, “Nằm xuống”, “Không”, “Chưa”, và “Hãy quay lại”. Rất thú vị là phát âm của chú voi này rất giống với giọng nói của người Hàn thực sự. Theo ông Kim, Mr. Nose phát âm tiếng người bằng cách hít không khí vào mũi và giữ hơi trong mũi trước khi “nói”.
Vườn thú Everland đã yêu cầu một giáo sư ở Đại học Soongshil nghiên cứu phân tích âm thanh phát ra của chú voi. Kết quả cho thấy phát âm của nó rất giống với giọng nói của một người trung niên. Phát ngôn viên của vườn thú cho biết, sẽ có kế hoạch thành lập một nhóm các nhà nghiên cứu về hành vi loài vật, gồm cả các bác sĩ thú y nhằm phát hiện thêm nhiều chi tiết về khả năng phát thanh tiếng người của loài voi.
Tuy thế, người ta vẫn không khẳng định được Mr. Nose có hiểu ý nghĩa các từ mà nó “nói” hay không. Các chuyên gia cho rằng Mr. Nose là con voi đầu tiên trên thế giới nói được tiếng người.
thienthanaoden
30-10-2006, 07:23 PM
Hơn 4 triệu loài vi khuẩn sống nhờ đất
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2002/07/3B9BDBD7/28.jpg
Trong 1 miligram đất có khoảng 38.000 loài vi khuẩn.
Các nhà khoa học Anh mới đưa ra một mô hình ước lượng số vi khuẩn sống ở một hệ sinh thái. Theo đó, dưới mặt đất hiện có khoảng 4 triệu loài vi sinh vật khác nhau, nhiều gấp đôi số ở đại dương và gấp trên 100 lần số sống trong không khí.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Thomas Curtis, Đại học Newcastle ở Tyne (Anh), đã phát triển một phương pháp mới để ước đoán số vi khuẩn trong một hệ sinh thái nhờ việc phân tích mẫu đất, nước hoặc không khí. Ban đầu, họ thu thập các mẫu (đất, nước, khí) ở nhiều khu vực khác nhau, rồi tính ra số vi khuẩn trung bình trên 1 gam đất, 1mililít nước hoặc 1 cm3 không khí. Sau đó, dựa vào mô hình tổng hợp và loại trừ các trường hợp giống nhau, họ tính được số loài vi sinh vật ở các môi trường sinh thái trên toàn trái đất.
Kết quả đúng như dự đoán của các nhà khoa học: đất liền là nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn nhất, khoảng 4 triệu loài. Trung bình 1 gam đất có 38.000 loại vi khuẩn khác nhau, trong khi ở đại dương, con số này là 160 loài/1mililít. Tổng số loài vi khuẩn sống ở đại đương và các nguồn nước khác ước chừng là 2 triệu.
thienthanaoden
09-11-2006, 08:42 AM
Cáy đổi màu vỏ để phòng thân
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF968/cay.jpg
Ảnh: ABC Online.
Những con cáy vỏ xanh nhỏ xíu thay đổi màu sắc để tránh bị những con chim săn mồi nuốt chửng. Từ màu xanh dương, chúng đổi sang màu sẫm hơn.
Các nhà khoa học từ lâu vẫn thắc mắc về khả năng đổi màu vỏ của con cáy. "Khi bạn bắt chúng, lập tức chúng sẽ chuyển sang màu xám xịt", tiến sĩ Jochen Zeil tại Đại học quốc gia Australia nói.
Để tìm ra câu trả lời, Zeil và cộng sự đã tìm hiểu loài cáy Uca vomeris sống trên các bãi đất lầy ở bờ biển đông bắc Australia.
"Ở một chỗ những con cáy này trông rất tối tăm, ở chỗ khác chúng lại sặc sỡ", Zeil nói. "Chúng tôi muốn tìm hiểu vì sao điều này xảy ra".
Các nhà nghiêm cứu tìm hiểu sự thay đổi của các con cáy ở 3 khu vực khác nhau, nơi chúng có màu xám, sặc sỡ và hỗn hợp. Họ tìm thấy có rất nhiều con chim ăn cáy ở gần khu vực có cáy xám. "Ở nơi mà những con cáy trông sặc sỡ, có ít chim săn mồi hơn", Zeil cho biết.
Để kiểm chứng, nhóm sắp đặt một cuộc thí nghiệm để xem các con cáy có đổi màu vỏ khi đối mặt với đe doạ.
Họ cho 2 con cáy sặc sỡ sống cạnh nhau và ngăn cánh bằng một tấm gỗ. Một con có cuộc sống bình thường tiếp diễn. Con kia luôn bị đe doạ bởi sự xuất hiện của một con chim săn mồi, mà thực ra là một miếng bọt biển màu đen. Cua cáy nhìn rất kém, nên sự xuất hiện của một quả bóng đen cũng để khiến chúng tin rằng kẻ săn mồi đang tới.
Trong vài ngày, con cua bị đe doạ đã chuyển màu vỏ sang màu xám xịt hơn, trong khi con cua còn lại vẫn sặc sỡ như cũ.
Bước tiếp theo các nhà khoa học sẽ tìm hiểu liệu giữ nguyên màu sắc xám xịt như vậy có ảnh hưởng tới mối quan hệ với môi trường xung quanh của chúng.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF968/
thienthanaoden
09-11-2006, 08:54 AM
Nghề cho côn trùng hút máu
Nhìn thấy Svetlana Pavlovna Nhikiforova ngồi sau chiếc bàn của Trạm dịch tễ Kharcov (Ukraina), nhiều người tưởng bà là một nhà nghiên cứu. Trên thực tế, bà như là "thức ăn" để nuôi những con côn trùng hút máu, chính xác là những con ve.
Suốt 13 năm qua, kể cả ngày lễ ngày nghỉ, bà già hưu trí 67 tuổi đã cho các ký sinh trùng tấn công cơ thể mình. Đại diện duy nhất của nghề này tại Ukraina không phải là một kẻ vô gia cư mà là một phụ nữ có móng tay trang điểm rất cẩn thận, tóc giả rất mốt, đôi môi tô son và mặc áo choàng trắng khá diện.
Phòng thí nghiệm của Trạm vệ sinh dịch tễ Kharcov nghiên cứu các côn trùng về khả năng truyền bệnh và sức chịu đựng của chúng đối với các loại thuốc. Những năm gần đây, ở Ukraina, số người mắc bệnh lao tăng cao, đi kèm với căn bệnh này thường là những con ve. Chúng thích nghi với các điều kiện sống mới nhanh đến mức dễ dàng tiêu hóa các loại thuốc độc cũ, trong khi trước đó chúng chết ngay khi bị thuốc tấn công.
Khi thí nghiệm, các con ký sinh trùng được đặt vào một vòng kim loại có thành cao, gắn trên da tay bà Nhikiforova. Giống ve này được nuôi cấy chuyên cho các cuộc thí nghiệm và chỉ có ở Trạm vệ sinh dịch tễ Kharcov. Người "tiền nhiệm" của bà Svetlana từng nuôi dưỡng chúng bằng máu mình trong suốt 20 năm. Sau khi người này nghỉ việc, trạm có nguy cơ bị mất nguyên một dòng côn trùng đặc biệt.
Cần tìm người nuôi lũ ve chứ không thể cấy chúng sang động vật vì chúng sẽ không thích ứng được. Chỉ cần một người nuôi cố định để chúng quen hơi và cũng vì lũ ve này có thể truyền các bệnh lây qua đường máu.
Trước khi làm nghề cho côn trùng hút máu, bà Nhikiforova là công nhân trong một nhà máy. Trong cơn ác mộng, bà cũng không thể ngờ rằng sau khi nghỉ hưu, mình lại làm một công việc kỳ dị như vậy. Tuy nhiên, để bổ sung cho khoản lương hưu khiêm tốn, bà đã đến Trạm vệ sinh dịch tễ xin làm thêm và lập tức trở thành của hiếm đối với phòng thí nghiệm đang cần người hy sinh.
Việc chọn ứng viên cho vị trí công việc khác thường này hoàn toàn không đơn giản. Và bà già hưu trí Nhikiforova là một lựa chọn tuyệt vời vì có cả bằng sơ cấp y khoa, lại hoàn toàn không cảm thấy ghê sợ khi tiếp xúc với ký sinh trùng.
Nhưng chỉ có mỗi tinh thần hy sinh cho các con bọ ăn thôi thì cũng còn quá ít. Công việc này cần một người có khả năng nuôi ký sinh trùng tất cả các ngày trong năm, kể cả vào dịp năm mới hay sinh nhật. Mặt khác, thức ăn cho lũ ve phải là máu của người khỏe mạnh, không uống thuốc.
Một lần, bà Nhikiforova bị ốm và nhờ người hàng xóm thay cho mình. Bà đã phải cố gắng lắm mới thuyết phục được Trạm vệ sinh dịch tễ chấp nhận chuyện này, nhưng kết cục suýt trở thành thảm kịch đối với người nuôi mới và với cả ký sinh trùng. Trước đó, người hàng xóm có dùng thuốc, và sau khi tiếp xúc với ký sinh trùng hút máu, cả người bà bị phồng rộp lên, suýt phải đi cấp cứu. Còn đám ký sinh trùng mà bà cho ăn thì nằm ngửa bụng ra hết. Phải vất vả lắm mới hồi sinh được cho chúng.
Các con côn trùng đỏng đảnh này phải được đảm bảo những điều kiện ấm áp để tồn tại. Chúng sống trong những hộp đặc biệt được giữ ở nhiệt độ cơ thể người, độ ẩm cao. Đôi khi, chúng còn đi "làm khách". Đó là vào các ngày mùa đông, mỗi khi phòng thí nghiệm bị cắt điện (chuyện này xảy ra rất thường xuyên), để lũ ve không bị chết cóng, bà Nhikiforova mang chúng về nhà.
Do đã nhiều tuổi, bà Nhikiforova muốn nghỉ làm trong năm nay, nhưng bác sĩ trưởng đã thuyết phục bà ở lại vì họ không thể thiếu bà.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF807/
thienthanaoden
09-11-2006, 08:57 AM
Sao hải cẩu không run khi lặn dưới nước lạnh?
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF8D6/haicau.jpg
Hải cẩu. Ảnh: Exzooberance.com.
Khi một con hải cẩu đi dạo trên băng và một cơn gió lạnh buốt bất thần xuất hiện, nó run rẩy. Nhưng nếu nó lặn sâu dưới dòng nước băng giá thì chuyện ấy sẽ không xảy ra.
Đây là phát hiện của nhà nghiên cứu Lars Folkow thuộc Trường Đại học Tromso (Na Uy) khi quan sát những con hải cẩu Cystophora cristata ở tình trạng nuôi nhốt.
12 con hải cẩu đã được huấn luyện đứng yên gần máy quay phim để các nhà nghiên cứu có thể theo dõi hoạt động cơ, nhịp tim và thân nhiệt của chúng. Khi không khí được làm lạnh ở âm 35oC, những con hải cẩu này đã run rẩy để tự làm nóng. Nhưng khi chúng lặn dưới nước thì lại không.
“Đây là sự thích nghi với tình trạng ngưng thở”, Tiến sĩ Folkow giải thích. Khi ngưng run rẩy, loài hải cẩu đã tự làm lạnh. Thân nhiệt của chúng thấp hơn, lượng oxy tiêu thụ giảm nên làm tăng khả năng ngưng thở. Chúng có thể ngưng thở trong gần 2 tiếng đồng hồ ở dưới nước.
Theo Tiến sĩ Folkow, ngưng run rẩy là một trong các bí quyết cho phép loài động vật này lặn lâu. Có những biện pháp khác giúp hạ thân nhiệt. Theo các nhà nghiên cứu, nhiệt độ ở não hạ còn 3oC sau 15 phút ở dưới nước, làm giảm đáng kể nhu cầu oxy.
Ngoài tình trạng tự làm lạnh tổng quát, loài hải cẩu cũng có vẻ chịu được tình trạng thiếu oxy ở mô tốt hơn người. Tiến sĩ Folkow hy vọng việc vén màn bí mật ở loài hải cẩu sẽ cho phép hiểu rõ hơn những tổn thương ở não người khi bị thiếu oxy, như sau một cơn đau tim.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF8D6/
thienthanaoden
09-11-2006, 08:59 AM
'Yêu' trong thế giới động vật
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF82E/chimcanhcut.jpg
Chim cánh cụt.
Ảnh: Nationalgeographic.com.
Thiên nga đen Australia là những kẻ si tình đồng giới nổi tiếng. Khi muốn có con, hai gã tình nhân này tìm một con mái, chung sống tay ba và đến khi con mái sinh nở thì đuổi đi, cướp lấy trứng để tự ấp.
Chúng ta vẫn cho rằng trong thế giới động vật, con cái và con đực chỉ "gặp nhau" để duy trì nòi giống. Nhưng trên thực tế, xung quanh chuyện yêu của các loài động vật cũng có nhiều điều thú vị.
'Yêu' bằng mắt
Đừng thắc mắc tại sao đàn ông thường dán mắt vào những phụ nữ đẹp, đặc biệt là nếu họ ăn mặc "mát mẻ" một chút. Theo một nghiên cứu của ba nhà khoa học ở Đại học Duke, North Carolina, điều đó có thể bắt nguồn từ những tổ tiên xa xôi nhất của chúng ta: loài khỉ.
Họ nhận thấy khỉ đực sẵn sàng từ bỏ những thứ nó yêu thích nhất như hoa quả hay nước ép rau củ để có thể ngắm nhìn no mắt phần thân sau của khỉ cái. Thí nghiệm được lặp đi lặp lại nhiều lần, với nhiều con khỉ đực. Số lượng các món khoái khẩu được mang đến cho chúng cũng tăng dần lên. Nhưng hầu hết những anh chàng si tình đều thà mất ăn mà được ngắm nàng thoải mái còn hơn căng dạ mà "đói" con mắt.
Ghen tuông
Riêng về khoản này thì sẻ nhà cái là vô địch. Cô ả sẽ tìm bằng được tổ của con sẻ cái khác đang sống với "chồng" nó, phá phách tan tành và giết hết lũ sẻ con của kẻ tình địch. Nó làm như thế là để sẻ đực quay về và dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc các con giúp "vợ".
Đồng tính
Thiên nga đen Australia là những kẻ si tình đồng giới nổi tiếng. Hai gã thiên nga đực rựa gặp nhau, kết thành một cặp rồi đi đánh chiếm một cái tổ của đôi khác để sống là chuyện phổ biến. Kỳ quặc hơn nữa, những cặp đồng tính này nhiều khi cũng tha thiết có con. Khi đó, chúng sẽ đi tìm một con mái, chung sống tay ba cho đến khi con mái sinh nở thì đuổi đi, cướp lấy trứng để tự ấp. Thiên nga non, con của những cặp đồng tính này có nhiều cơ hội sống sót và trưởng thành hơn con của những cặp vợ chồng thiên nga bình thường khác. Vì hai ông bố của chúng có khả năng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và nguồn thức ăn mạnh hơn.
Đổi 'tình' lấy vật chất
Con cái của một số loài sẽ không ngần ngại cho con đực "yêu" chỉ để đổi lại một số quyền lợi vật chất mà nó cần. Chim cánh cụt chính là một ví dụ. Vào khoảng tháng 10 hằng năm, hàng triệu con cánh cụt sẽ đổ bộ lên các dải đất đầy băng và sỏi đá ở Nam Cực để chuẩn bị cho mùa sinh sản.
Việc đầu tiên của những con cánh cụt đã có đôi là làm một cái tổ mới hoặc sửa sang lại cái cũ. Và trong khi các chàng mải miết làm việc thì một số nàng sẽ lượn lờ ở khu vực xung quanh, tìm những kẻ si tình dại dột, "chiều chuộng" chúng để được trả công bằng những viên sỏi quý giá mang về cho "chồng" hoàn thiện nốt cái tổ đang dở dang.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF82E/
thienthanaoden
09-11-2006, 09:24 AM
Con sâu bướm mỏng nhất thế giới
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF714/moth.jpg
Ảnh: ABC Online.
"Sợi chỉ Fred" đang cạnh tranh một chỗ trong sách Guiness để trở thành con sâu bướm mỏng nhất thế giới. Sinh vật được phát hiện tại New Zealand có độ dày chỉ khoảng 0,9 mm và là ấu trùng của một giống bướm đêm hoàn toàn mới Houdinia flexilissima.
Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Landcare, nơi phát hiện ra sinh vật trên, cho biết Fred sống trong cây cói Sporadanthus ferrugineus, một loài thực vật đầm lầy.
Nhà sinh vật học Corinne Watts khi đang nghiên cứu đầm lầy tại Torehape trên đảo Bắc của New Zealand đã phát hiện một lỗ ống hình ngôi sao trong thân cây cói: "Rõ ràng có cái gì đó đã khoét nên lỗ này. Nhưng mỗi lần tôi cắt ra xem thì lại chẳng thấy gì. Khi đó, con sâu bướm quá nhỏ để có thể nhận ra. Chỉ cho đến khi nó lớn lên tôi mới nhìn thấy một sợi chỉ màu cam nhạt".
Sinh vật mặc dù rất mỏng nhưng lại dài tới vài cm. "Thân cây cói rất nhỏ nên để sống trong đó, con sâu bướm lại dài ra thay vì béo lên", Watts nói.
Trong vòng 2-3 năm, những con sâu bướm này trải qua các giai đoạn sinh trưởng thông thường: rụng lông, phát triển thành nhộng, biến hình thành con bướm đêm lạ thường nhất. Tất cả đều diễn ra trong thân cây rộng 5 mm.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF714/
thienthanaoden
08-01-2007, 11:43 AM
10 câu chuyện động vật năm 2006
Năm qua, các nhà sinh vật học vui mừng khi phát hiện một con cá heo kỳ lạ có chân, một loài chim mới ở Ấn Độ và tìm ra một kho báu các loài động vật mới ở Indonesia. Nhưng họ cũng cảnh báo con người đang đẩy voi tới nguy cơ tuyệt chủng và có thể tàn phá hệ sinh vật biển vào năm 2048.
Sau đây là 10 câu chuyện kỳ thú về các loài động vật do National Geographic lựa chọn.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/camap.jpg
Con cá mập bò trên đáy biển bằng những chiếc vây của mình là một trong 50 loài mới được phát hiện ở Indonesia.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/sanho.jpg
Nếu con người không hành động để bảo vệ thế giới đại dương thì các loài cá và thực vật biển sẽ biến mất vào năm 2048.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/danhca.jpg
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm trị vì của vua Thái Lan, các thợ đánh cá ở miền bắc nước này đã hứa sẽ ngừng săn bắt loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/chim.jpg
Một người quan sát chim nghiệp dư đã phát hiện ra một loài chim mới lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ. Đó là một con chim hét có màu sắc sặc sỡ.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/doiban.jpg
Sức mạnh của mối quan hệ thân thiết kỳ lạ giữa một con hà mã non trẻ với một con rùa già 130 tuổi sẽ được kiểm chứng trong mùa xuân này, khi người ta đưa thêm một con hà mã cái vào sống chung.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/4vay.jpg
Một con cá heo có 4 vây đã làm các nhà khoa học phỏng đoán rằng loài động vật biển này từng đi trên cạn.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/voi.jpg
Các nhà sinh vật học đã tìm thấy xác của những con voi bị sát hại, bằng chứng của việc săn bắn bất hợp pháp tại bìa khu rừng châu Phi.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/fox.jpg
Có một sinh vật lạ chưa được xác định đi lang thang trên cánh đồng cỏ ở North Carolina, Mỹ - đó là một sinh vật mới, một con chó hoang hay chỉ là một con cáo bị quái dị?
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/tho.jpg
Con thỏ to bằng con chó này đã tấn công vườn rau của một nông dân. Các chuyên gia cho rằng đó có thể là một vật nuôi bị sổng chuồng.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15/lostworld.jpg
Ở sâu trong rừng trên đảo ở nam Thái Bình Dương, các nhà thám hiểm đã phát hiện ra những loài kangaroo, chim, thú mới chưa từng được biết đến.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F1D15
thienthanaoden
08-01-2007, 11:46 AM
10 khả năng kỳ diệu của động vật
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F0EDD/Bat.jpg
Dơi dùng sóng siêu âm để định hướng trong không gian. Ảnh: Livescience.
Bạn đúng khi cho rằng con người thông minh. Nhưng bạn có biết rằng chẳng có một giác quan nào của chúng ta có thể sánh với động vật. Chúng có thể nhìn xuyên màn đêm, nghe bằng bọng đái, ngửi bằng lưỡi. Hãy khám phá những câu chuyện lý thú sau.
1. Định vị bằng sóng siêu âm ở dơi
Loài dơi tránh chướng ngại vật và bắt côn trùng bằng cách phát ra sóng siêu âm rồi dựa vào những sóng âm dội lại để tránh chướng ngại vật và bắt mồi. Loài cá heo cũng sử dụng phương pháp này, được gọi là "echolocation" để định hướng trong môi trường nước đục.
2. Cảm nhận xung điện sinh học ở cá mập
Đừng bao giờ chơi trò trốn tìm với cá mập vì chắc chắn bạn sẽ thua. Cá mập có những tế bào đặc biệt trong não, cho phép chúng nhận biết trường điện từ phát đi từ động vật khác. Ở một số loài cá mập, khả năng này hoàn hảo đến nỗi chúng có thể phát hiện ra những con mồi ẩn nấp dưới cát thông qua những tín hiệu điện yếu sinh ra từ hoạt động co giật cơ của con mồi.
3. Xác định vị trí dựa vào nhiệt độ ở trăn
Những cơ quan nhạy cảm với nhiệt độ nằm giữa mắt và lỗ mũi cho phép trăn cảm nhận được thân nhiệt của con mồi. Mỗi bên đầu trăn cũng có một bộ cơ quan như thế nên chúng có thể tính toán chính xác khoảng từ vị trí của chúng tới con mồi mà không cần nhìn. Nhờ vậy mà loài bò sát này có thể ra đòn chính xác tới mức tuyệt đối trong đêm tối.
4. Chim ruồi nhìn thấy tia cực tím
Loài chim này có thể "bắt" được những bức xạ điện từ có bước sóng nằm ngoài vùng quang phổ nhìn thấy của mắt người. Nhìn chung, mắt của côn trùng và chim có thể nhìn thấy nhiều màu hơn mắt người. Những kính thiên văn như Hubble mới có khả năng chụp những bức ảnh tạo thành từ tia cực tím. Tuy nhiên, con mắt của chúng ta chỉ có thể xem được những bức ảnh ấy sau khi các chuyên gia kỹ thuật gán cho chúng những màu sắc thông thường.
5. Mèo nhìn rõ trong đêm
Phía sau mắt mèo có một màng nhầy (tapetum lucidum) có chức năng như chiếc gương, cho phép chúng nhìn rõ trong màn đêm. Màng này phản chiếu những tia sáng đi qua võng mạc, giúp mắt có cơ hội bắt được những photon ánh sáng thêm một lần nữa. Nhờ có nó mà mèo có thể săn mồi và di chuyển trong môi trường hoàn toàn không có ánh sáng.
6. Ngửi bằng lưỡi của rắn
Khi nhìn thấy một con rắn thè chiếc lưỡi hình chạc của nó ra ngoài, chúng ta thường nghĩ ngay tới điềm xấu. Tuy nhiên, đó là cách loài bò sát này đánh hơi môi trường xung quanh. Rắn sử dụng lưỡi để "bắt" những phân tử mùi trong không khí. Sau đó, những phân tử này được đưa vào những hốc nhỏ đặc biệt trong miệng rắn - được gọi là những cơ quan Jacobson. Các hốc phân tích phân tử mùi và chuyển đổi chúng thành những tín hiệu điện và gửi tới não. Căn cứ vào những tín hiệu ấy, não sẽ biết được chướng ngại vật là con mồi hay kẻ thù.
7. Ngửi mùi "tình yêu" của bướm đêm
Với loài bướm, cụm từ "tình yêu nằm trong không khí" là một thuật ngữ được hiểu theo nghĩa đen. Loài côn trùng này thường phát tán một số hóa chất đặc biệt, được gọi là pheromone, khi cần tìm bạn tình. Bướm đực có thể ngửi được pheromone của một con bướm cái cách nó tới 10 km. Một số nghiên cứu cho thấy con người cũng có khả năng phát hiện ra pheromone bằng khứu giác.
8. Định vị bằng ria ở chuột
Đa số chuột nhắt có thị lực kém, nhưng chúng được tạo hóa đền bù bằng những chiếc ria trên mõm. Chúng sử dụng những sợi ria dài giống như người mù sử dụng gậy. Chỉ cần vẫy nhanh những chiếc ria về phía các vật thể trước mặt, chuột có thể hình thành những bức tranh về môi trường xung quanh trong não.
9. Nghe bằng bọng đái của cá trống
Một số loài cá, chẳng hạn như cá trống, có thể "nghe" bằng bàng quang. Bộ phận này có thêm chức năng phát hiện những rung động âm thanh và truyền chúng tới tai trong của cá thông qua một số xương ở tai giữa. Những chiếc lông vô cùng nhạy cảm ở tai trong tiếp nhận rung động âm thanh và chuyển những thông tin đó tới não cá.
10. Định hướng nhờ từ trường trái đất ở chim di cư
Nhiều loài chim, đặc biệt là những loài di cư, có thể sử dụng từ trường của trái đất để xác định phương hướng trong những chuyến bay dài. Các nhà khoa học vẫn chưa biết tại sao chúng làm được như vậy, nhưng một nghiên cứu gần đây cho rằng chim có thể "nhìn thấy" màu sắc của những đường từ trường trái đất - giống như khả năng nhìn thấy ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn bước sóng tia cực tím của chúng.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F0EDD
thienthanaoden
08-01-2007, 11:53 AM
Gấu trúc rất khó tính trong ăn uống
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1DBF/panda.jpg
Yang Yang, và bạn đời của nó, luôn khiến các thợ kiếm tre phải bận rộn mỗi ngày. Ảnh: AP.
Nếu bạn cho rằng đứa con nhỏ của mình khó ăn, thì hãy thử nuôi gấu trúc lớn. Phải có tới 4 người đi kiếm tre trúc làm việc cả ngày tại vườn thú Atlanta, Mỹ, mới thoả mãn được cặp đôi gấu trúc Lun Lun và Yang Yang. Và không phải lúc nào chúng cũng hài lòng.
Chế độ ăn của những con vật này gồm chủ yếu là tre trúc, nhưng chúng chỉ ăn khoảng 20 trong số 200 loài mọc ở Georgia. Kiểu tre chúng thích thay đổi theo từng thời điểm trong năm. Đôi khi chúng chỉ ăn đúng một loài trong cả tuần, sau đó nhất quyết không chịu ăn kiểu đó nữa. Và cây tre phải luôn tươi non - chúng sẽ ngoảnh mặt đi trước những cây tre già hay lá héo và thân bị bạc màu.
Vì vậy, vườn thú phải nhờ tới một đội săn lùng tre trúc để đi thu hoạch tại các mảnh vườn địa phương. Cây tre mà họ kiếm về không thể có thuốc trừ sâu hay gần vùng nước bị ô nhiễm. Và quan trọng nhất, nó phải làm các chú gấu ngon miệng.
Tre mọc tự do và nhanh như cỏ dại ở nhiều nơi trên thế giới. Vườn thú Atlanta hoàn toàn có thể tự trồng loài cây này, nhưng điều này sẽ không thực tế khi khẩu vị của gấu trúc thay đổi liên tục.
"Chúng có thể ăn cây tre vàng từ vườn của ông Smith nhưng lại không ăn cây này từ vườn của bà Jones", Jan Fortune, Giám đốc phòng dinh dưỡng động vật của vườn thú, cho biết.
Những con vật màu trắng đen khó tính này có nguồn gốc từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Con cái Lun Lun nặng khoảng 113 kg. Con đực Yang Yang nặng tới 136 kg. Mỗi con ăn khoảng 9-13 kg tre mỗi ngày. Lá và thân cây chiếm tới 95% khẩu phần ăn của chúng. Thỉnh thoảng chúng cũng được chiêu đãi thêm bánh đậu nành và táo.
Điều đó có nghĩa là những người săn tre phải kiếm về khoảng 181 kg tre mỗi tuần để cung cấp đủ thức ăn cho gấu trúc và một vài con vật khác trong vườn thú như voi, khỉ đột.
Nhóm tìm thức ăn cho gấu trúc phải làm việc 5 ngày một tuần để thu hoạch tre từ các khu vườn gia đình hay doanh nghiệp ở danh sách 1.500 nhà quyên góp trong vòng 160 km quanh Atlanta. Công việc của họ sẽ nặng hơn rất nhiều trong 9 tháng tới khi gấu con Mei Lan, sinh ngày 6/9, cai sữa mẹ và chuyển sang ăn thực vật.
Vườn thú chi 2 triệu USD mỗi năm dành riêng cho gấu trúc, trong đó bao gồm phí thuê gấu từ chính phủ Trung Quốc và thuê người kiếm tre. Những cây tre đó phải không có hoá chất, dính phân chim hay chất thải động vật khác. Tre trồng gần đường phố đông đúc cũng không tốt bởi chất thải từ phương tiện giao thông có thể làm nhiễm bẩn cây trồng. Và nhóm săn tre cũng không thể dùng các máy móc bởi dầu hay gas tiết ra có thể gây ngộ độc cho các chú gấu. Máy cưa bằng tay và máy tỉa lá được tra dầu ăn sau khi đã khử trùng hằng ngày.
Các vườn thú khác ở Mỹ cũng phải tìm tre cho gấu trúc theo nhiều cách khác nhau. Vườn thú Memphis có một nhóm đi kiếm tre trong khu vực. Họ cũng trồng cây này trong trang trại rộng 28.327 m2. Vườn thú San Diego trồng mọi loài tre mà 3 con vật trưởng thành tại đó chuyên ăn. Vườn thú quốc gia Smithsonian ở Washington thì lấy hầu hết số tre từ nhà cung cấp tư nhân ở Maryland, nhưng họ vẫn đang cố gắng trồng một ít trong vườn thú của mình.
Do loài vật này vô cùng khó tính, hầu hết các vườn thú nhận ra rằng trồng một loài tre duy nhất không thể đáp ứng được nhu cầu. Vườn thú Atlanta có một hồ sơ chuyên lữu giữ những kiểu tre mà gấu trúc ăn mỗi ngày, nhưng bầy thú lại thường xuyên thay đổi ý thích.
"Chúng ta phải luôn tuỳ cơ ứng biến. May mà chúng ta còn có voi, những gì gấu trúc không thích, thì voi lại thích", Rytis Daujotas, một trong những thợ kiếm tre tại vườn thú Atlanta, nói.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1DBF
thienthanaoden
08-01-2007, 11:54 AM
Âm thanh đa dạng của các loài cá
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1D82/ca.jpg
Ảnh: vassar.
Càng ngày các nhà khoa học càng phát hiện ra nhiều cơ chế lạ thường của các con cá khi tạo ra những tiếng thì thầm bí ẩn, tiếng gầm gừ hay đập thình thịch để thu hút bạn tình và xua đuổi kẻ thù.
Một trong những trường hợp kỳ lạ là những con cá ngựa tạo ra tiếng gõ bằng chính đầu của mình. Chúng gõ phần sau của sọ vào cái bờm hình ngôi sao ở phía sau.
Phát hiện này và những phát hiện khác trong những năm gần đây cho thấy âm thanh của cá không chỉ là những tiếng kêu to kéo dài mà còn là những tiếng thì thầm ngắn ngủi chỉ kéo dài 5-10 phần nghìn giây, nhà nghiên cứu Timothy Tricas tại Đại học Hawaii ở Manoa cho biết.
Hiện có hơn 25.000 loài cá, nhiều hơn bất cứ động vật có xương sống nào trong lịch sử. "Chúng ta biết đến ít nhất 1.000 loài cá tạo ra âm thanh, bằng vô số nhiều công cụ khác nhau. Trong đó chúng ta mới chỉ tìm hiểu được rất ít", Tricas nói.
Tricas và cộng sự đã tìm hiểu dòng họ cá bướm, bao gồm 126 loài với màu sắc sặc sỡ và đường nét ấn tượng sống tại các rặng san hô trên thế giới. Một nhóm trong dòng họ gồm 80 loài là những con cá duy nhất được biết đến kết hợp bong bóng - tăng khả năng nghe - với đường song song 2 bên cơ thể - giúp nhận ra sự chuyển động của nước. Điều này giống như ở con người nghe âm thanh thông qua đôi tai nối với một ít sợi tóc.
Sử dụng những máy camera dưới nước và máy ghi âm tại rặng san hô ở Hawaii, Tricas và cộng sự đã phát hiện cá bướm tạo ra vài kiểu tiếng động chỉ kéo dài 10 đến 150 phần nghìn giây bằng cách đập đuôi, gõ vây, căng vẩy, gầm gừ và nhảy nhót.
Cá bướm có thể đã kết nối bong bóng với đường gân 2 bên bởi chúng không có một cơ chế nào để tạo ra âm thanh to. Chúng chỉ có thể tạo ra những tín hiệu yếu ớt. "Chúng tôi cũng biết rằng cá bướm bơi rất gần nhau. Do chúng chỉ có thể thầm thì với nhau nên phải bơi gần mới có thể nghe được", Tricas nói.
Một loài cá khác mà các nhà khoa học đã điều tra là cá ngọc trai. Chúng sống trong các sao biển hay hải sâm. Trong khi một số loài cá giao tiếp bằng cách kéo giật bong bóng lên xuống bằng cơ, thì cá ngọc trai lại chuyển động cơ chậm hơn rất nhiều để tạo ra âm thanh mạnh với tần suất thấp nhằm thông báo sự có mặt của mình, từ sâu trong hang ổ. Đó là một hệ thống cải tiến mà chưa từng ai biết tới.
Nghiên cứu các loài cá có thể làm hé mở tia sáng về sự tiến hoá của khả năng giao tiếp và nghe, cùng các hành vi liên quan như tìm kiếm bạn đời hay bảo vệ lãnh thổ.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1D82
thienthanaoden
10-01-2007, 05:29 PM
Sóc có khả năng tiên đoán
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1C4D/squirrel2.jpg
Sóc đỏ. Ảnh: wildlife.org.
Bằng cách nào đó, sóc đỏ Bắc Mỹ có thể dự đoán được chu kỳ biến động của thức ăn. Loài động vật này thường đẻ thêm một lứa con vào mùa xuân của những năm bội thu để tận dụng lượng hạt dư thừa, các nhà khoa học khẳng định.
Kết luận được rút ra từ công trình nghiên cứu kéo dài 16 năm của các nhà khoa học thuộc Đại học Michigan State (Mỹ). Đối tượng tìm hiểu của họ là loài sóc đỏ (Tamiasciurus hudsonicus) trong khu rừng Yukon, Canada.
Vỏ quýt dày
Nhóm chuyên gia dùng củ lạc để nhử sóc vào những chiếc bẫy rồi gắn chip điện tử lên cơ thể chúng để theo dõi. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định, họ tìm cách bắt lũ sóc và kiểm xem những con cái có thai hay không. Họ cũng ghi lại số lượng nón trên các cây vân sam (thuộc họ thông) trong khu. Hạt trong các nón của cây vân sam là thức ăn chủ yếu của sóc đỏ.
Số lượng nón mà vân sam sản sinh được trong mùa thu thay đổi từ năm này qua năm khác. Chẳng hạn, một cây chỉ sản sinh 10 nón trong năm nay, nhưng có thể cho ra tới 500 nón vào năm sau.
"Bằng cách 'đẻ' ít nón vào một số năm, vân sam đẩy những động vật ăn hạt vào tình trạng thiếu thức ăn, gián tiếp loại bỏ bớt kẻ thù", Andrew McAdam, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét.
Gặp móng tay nhọn
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1C4D/cone.jpg
Nón của cây vân sam. Ảnh: answers.com.
Sóc đỏ Bắc Mỹ kết đôi vào tháng 1 và sinh con từ tháng 3. Vào những năm cây vân sam cho ra nhiều nón, các nhà nghiên cứu nhận thấy một hiện tượng thú vị: lũ sóc cái sẽ sinh thêm một lứa vào mùa xuân của những năm đó.
Điều này đồng nghĩa với việc sóc đỏ, bằng cách nào đó, đã phát triển được khả năng đoán trước quy luật sinh sản của cây vân sam.
"Chúng tôi thường nghĩ rằng động vật ăn hạt, chẳng hạn như sóc đỏ, buộc phải tuân theo trò chơi của thực vật. Đây là bằng chứng đầu tiên về khả năng dự đoán chu kỳ sinh sản của thực vật ở một loài động vật", McAdam phát biểu.
Lượng hạt dư thừa trong mùa thu là nguồn thức ăn quan trọng đối với lũ sóc con trong những tháng đầu tiên của cuộc đời - khoảng thời gian chúng rất dễ bị tổn thương.
Hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ tại sao sóc có thể dự đoán được rằng số lượng nón của cây vân sam sẽ giảm trong một năm nhất định. McAdam cho rằng loài động vật này biết cách xác định nồng độ một số hoóc môn nhất định trong chồi nón trên cây vân sam. Cũng có thể chúng biết cách rút kinh nghiệm qua những lần quan sát. Khi nhìn thấy nhiều chồi nón trên cây vân sam vào mùa xuân, lũ sóc biết rằng năm đó sẽ có nhiều thức ăn.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1C4D
thienthanaoden
10-01-2007, 05:29 PM
Vượn 'hát' để xua đuổi kẻ thù
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1C23/browngibbon2.jpg
Một con vượn tay trắng màu đen. Ảnh: hasekamp.com
Khi vượn tay trắng phát hiện ra một con báo đang ẩn nấp gần chỗ ở, thay vì bí mật theo dõi, loài động vật linh trưởng này sẽ lặng lẽ tới gần kẻ đáng nghi và hét lên một tràng dài.
Những âm thanh mà động vật tạo ra thường được cho là để biểu hiện những tâm trạng cơ bản của chúng như buồn, vui, cáu, sợ hãi. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy động vật dùng tiếng kêu để thông báo về những tình huống đặc biệt cho đồng loại.
Chẳng hạn, khỉ trán trắng (Vervet) phát ra một loại âm thanh khi chúng nhìn thấy rắn để báo hiệu cho đồng loại nhìn xuống đất. Khi gặp đại bàng, chúng kêu một kiểu khác, khiến những con khác phải nhìn lên trời.
Cho đến nay, các nhà khoa học có rất ít bằng chứng về mức độ giao tiếp cao cấp kiểu như vậy ở động vật linh trưởng trong tự nhiên. Người ta từng chứng kiến cảnh vượn tay trắng cất lên những "trường khúc" to, có nhịp điệu vào mỗi buổi sáng. Chúng thường cặp đôi với nhay để tạo thành một dàn đồng ca. Những bài hát của chúng có thể vang xa hàng rặm trong rừng rậm.
Nhà linh trưởng học Esther Clarke cùng cộng sự tại Đại học St. Andrews (Anh) đã theo dõi loài vượn tay trắng ở công viên quốc gia Khao Yai của Thái Lan. Để xem vượn phản ứng thế nào khi nhìn thấy những con thú săn mồi, các nhà khoa học dùng hình nộm những con báo, sư tử, chó hoang và rắn để thử nghiệm.
Trong phần lớn cuộc đời, vượn tay trắng sống ở trên những cành cây cách mặt đất từ 50 tới 300 m. Nhưng khi phát hiện ra những kẻ săn mồi, chúng thường leo xuống những cành ở độ cao từ 5 tới 10 m và la hét.
"Bạn có thể nghĩ rằng vượn sẽ chạy trốn những con săn mồi, nhưng trên thực tế chúng không làm vậy. Cách giải quyết tình thế của vượn tay trắng như để báo với kẻ thù rằng chúng đã bị phát hiện và việc rình rập sẽ chẳng mang lại kết quả gì", Clarke phát biểu.
Một điều lý thú nữa là, mặc dù vượn tay trắng sử dụng những cung bậc giống nhau trong các "bài hát", song thứ tự sắp xếp các cung bậc ấy khi chúng hét trước những con thú săn mồi hoàn toàn khác với thứ tự sắp xếp khi chúng hát với nhau, đặc biệt là 10 cung bậc đầu tiên. Đây là lần đầu tiên kiểu giao tiếp như thế được phát hiện ở linh trưởng. Phát hiện có thể giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ thêm quá trình tiến hóa của ngôn ngữ loài người.
"Có một số lý do để tin rằng ngôn ngữ của con người có nguồn gốc từ động vật linh trưởng. Vì thế chúng tôi quan tâm tới những hệ thống ngôn ngữ giao tiếp của linh trưởng để tìm hiểu xem loài người giống và khác linh trưởng ở những kỹ năng giao tiếp nào", Clarke nói.
Các nhà nghiên cứu cho rằng vượn hát những bài hát khác nhau tương ứng với mỗi loại thú săn mồi. Tuy nhiên, họ cho rằng cần phải tìm hiểu thêm để xác nhận điều này.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1C23
thienthanaoden
10-01-2007, 05:30 PM
Phát hiện vi khuẩn siêu nhỏ
Các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) vừa phát hiện loài vi khuẩn được cho là hình thái tế bào sống nhỏ nhất từng được biết đến. Chúng hiện diện trong một môi trường được đánh giá là "không thể tồn tại sự sống" - khu mỏ hoang thuộc quận Shasta.
Đây là loại vi khuẩn được coi là hoàn toàn mới với kích cỡ khoảng 200 nanometers (2.10-7m). Bước đầu, vi khuẩn này được xác định là hình thái tế bào sống nhỏ nhất được phát hiện cho đến nay. Các nhà khoa học từng cho rằng không thể tồn tại vi khuẩn có kích cỡ nhỏ như thế này vì chúng không thể tự sinh sản. Trung bình các loại vi khuẩn có kích cỡ gấp 5 lần loài mới phát hiện.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện mới này có thể giúp phỏng đoán về sự tồn tại của những vi khuẩn kỳ lạ nằm sâu hàng dặm trong lòng đất, tạo thành một sinh quyển ngầm còn đa dạng hơn thế giới sinh vật trên bề mặt trái đất.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1BA5/
thienthanaoden
10-01-2007, 05:34 PM
Gấu trúc sinh đôi ở Nhật Bản
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1B28/panda.jpg
Ảnh: AP.
Một con gấu trúc lớn Trung Quốc đã sinh đôi tại vườn thú ở Nhật Bản, nâng tổng số gấu trúc được sinh ra từ thụ tinh nhân tạo trong năm nay lên con số kỷ lục là 30.
Những chú gấu trúc con được sinh vào ngày 23/12 tại Adventure World ở Wakayama, cách Tokyo 453 km về phía tây nam. Cả "mẹ và bé" đều khoẻ mạnh, mặc dù một trong 2 gấu con bị sinh non chỉ nặng khoảng 84 gram.
Gấu mẹ Mei Mei 12 tuổi và bạn đời Eimei 14 tuổi đều được Trung Quốc cho mượn. Việc sinh con vào mùa đông là vô cùng hiếm hoi đối với gấu trúc trong chương trình sinh sản nuôi nhốt. Giới tính của những con non vẫn chưa được công bố.
Gấu trúc lớn là một trong những loài vật hiếm hoi nhất trên thế giới với khoảng 1.590 con sống trong tự nhiên tại Trung Quốc, chủ yếu là ở Tứ Xuyên và miền đông Thiển Tây. Khoảng 180 con khác được sinh ra trong tình trạng nuôi nhốt.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1B28
thienthanaoden
10-01-2007, 05:36 PM
Tìm thấy 2 loài thằn lằn mới ở Việt Nam
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1AD5/thoiloi.gif
Thòi lòi đã có tên khoa học là Cyrtodactylus nigriocularis.
Ảnh: Tuổi Trẻ.
Các chuyên gia sinh học vừa phát hiện vùng núi Bà Đen, Tây Ninh hai loài thằn lằn chưa từng được tìm thấy ở đâu trên thế giới. Chúng đều thuộc họ tắc kè (Gekkonidae), giống Cyrtodactylus.
Người tìm thấy hai loài thằn lằn trên là ông Nguyễn Ngọc, Viện Sinh học nhiệt đới TP HCM. Ông đã cùng hai chuyên gia bò sát - lưỡng cư ở Viện Động vật St. Petersburg (Nga) mô tả và đặt tên cho chúng: Loài Cyrtodactylus nigriocularis có tên địa phương là thòi lòi và loài Cyrtodactylus badenensis có tên là thằn lằn vạch. Cả hai đều sống ở hang đá hoặc ở các vách núi ở độ cao 100-500 m.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1AD5/thanlan.gif
Thằn lằn vạch từ nay mang tên khoa học là Cyrtodactylus badenensis.
Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thằn lằn vạch có những vạch trắng ở lưng và đuôi, đầu vàng nâu và sống ở vách đá. Thòi lòi có mắt to và màu đen. So với thằn lằn vạch, thòi lòi có kích thước lớn hơn và khó tìm thấy hơn do chúng thường sống ẩn sâu trong hang đá. Bình thường thân thòi lòi có màu nâu, tuy nhiên màu sắc của thân cũng có thể đổi tùy ánh sáng và điều kiện sống.
Phát hiện trên đã được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành bò sát - lưỡng cư của Nga (Russian Journal of Herpetology). Theo khẳng định của các chuyên gia, hai loài thằn lằn này hoàn toàn mới và trước đó chưa tìm thấy bất kỳ ở nơi nào khác. Phát hiện này đã cho thấy núi Bà Đen rất độc đáo không chỉ về văn hóa - lịch sử mà còn về đa dạng sinh học, cần được bảo tồn.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1AD5
thienthanaoden
10-01-2007, 05:37 PM
Động vật lưỡng cư có thể đánh hơi dưới nước
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F19B3/s1.jpg
Chuột mũi hình sao. Ảnh: discoverlife.org.
Người ta luôn tin rằng động vật lưỡng cư có vú không thể ngửi được khi chúng lặn xuống nước. Nhưng một nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng chuột mũi sao ở Bắc Mỹ có khả năng đánh hơi tìm mồi dưới nước bằng những bóng khí nhả ra từ miệng.
"Đối với tôi, phát hiện này là cực kỳ bất ngờ, bởi từ trước tới nay ai cũng nghĩ rằng động vật có vú không thể ngửi dưới nước. Khi động vật có vú chuyển sang sống ở môi trường nước, thính giác của chúng thường thoái hóa. Những động vật lưỡng cư - như cá heo và cá voi - đã mất đi khả năng ngửi", Kenneth Catania, giáo sư sinh học tại Đại học Vanderbilt University, thành phố Nashville, bang Tennessee, Mỹ, phát biểu.
Catania bắt đầu theo dõi loài chuột chũi mũi hình sao (tên khoa học là Condylura cristata) sau khi ông nhìn thấy một con thổi rất nhiều bóng không khí trong lúc bơi. Ông và cộng sự chọn 5 con chuột mũi sao, cho chúng vào lồng kính đựng nước. Sau đó, họ đặt một số sâu đất, cá nhỏ, mấy mẩu sáp ong và silicon dưới đáy lồng. Các nhà khoa học đo lượng không khí mà chuột hít vào và thở ra nhờ một camera tốc độ cao gắn ở bên dưới lồng kính.
Điều đáng chú ý đầu tiên là các con chuột nhả bóng khí ra ngoài lỗ mũi và nuốt chúng ngay sau đó. "Chuột không nuốt được hết bóng khí mà chúng nhả ra, nhưng phần lớn không khí đã quay trở lại lỗ mũi của chúng", Catania nói.
Những bóng khí của chuột mũi sao được nhả ra và hít vào với tốc độ khá nhanh - khoảng 10 lần trong một giây. Điều này nghĩa là tốc độ hít thở của chuột mũi sao chẳng kém gì chuột đồng hay một số động vật có vú khác.
"Cách đánh hơi của chuột đồng khác hẳn chúng ta. Chúng nhả các bóng khí ra rồi hít vào giống như chuột mũi sao, nhưng ở trên cạn, chứ không phải dưới nước", Catania cho biết.
Theo Catania, khi chuột mũi sao tiến tới gần một mục tiêu, chúng liền há miệng thổi bóng khí về phía nó rồi dùng hai lỗ mũi hít lại ngay lập tức.
"Do những tế bào thần kinh khứu giác của chuột mũi sao được bao phủ bởi màng nhầy nên chúng có thể ngửi được mùi của những chất hòa tan. Khi những bóng khí chạm vào mục tiêu, rất có thể những phân tử có mùi từ đó đã theo không khí vào mũi khi chúng hít các bóng khí", Catania giải thích.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F19B3/Starnose2.jpg
Mũi của chuột mũi hình sao có 22 xúc tu cực kỳ nhạy cảm. Ảnh: earthtimes.org.
Nhưng việc chuột mũi sao phát hiện ra những phân tử mùi dưới nước không có nghĩa là chúng đã phát hiện ra những phân tử đó. Loài động vật lưỡng cư này có một vũ khí lợi hại: chiếc mũi hình sao được cấu thành bởi 22 xúc tu cực kỳ nhạy cảm và linh hoạt. Mỗi khi chúng đánh hơi một vật, chúng cũng chạm vào bề mặt vật đó bằng các xúc tu.
Để làm rõ vấn đề, Catania phủ lên trên các "mồi" một tấm lưới sắt để ngăn không cho chuột mũi sao chạm mũi vào các mục tiêu. Những mắt lưới quá nhỏ đối với các xúc tu nhưng đủ lớn để các bóng khí lọt qua.
Kết quả cho thấy lũ chuột có thể lần theo dấu vết của các con mồi bằng cách nhả bóng khí rồi hít lại. Ở lần thử đầu tiên, chúng tìm thấy vị trí mục tiêu với độ chính xác từ 75% tới 100%. Sau đó, các chuyên gia thay một tấm lưới có mắt nhỏ hơn, nghĩa là sẽ có ít bóng khí đi qua lưới hơn. Quả nhiên tỷ lệ thành công của những con vật giảm xuống - chỉ còn chưa tới 50%.
Để tìm hiểu xem liệu khả năng đánh hơi dưới nước có tồn tại ở các loài lưỡng cư khác hay không, Catania bắt một số con chuột chù nước rồi tiến hành thử nghiệm tương tự. Ông nhận thấy chúng cũng có hành vi đánh hơi và lần theo dấu vết của con mồi dưới nước.
"Bây giờ thì chúng ta cần tìm hiểu xem còn những động vật lưỡng cư nào có khả năng ấy. Liệu những loài lưỡng cư to lớn như hải cẩu và rái cá có đánh hơi được ở dưới nước không, hay chỉ có những loài nhỏ mới làm được việc ấy?", Catania phát biểu.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F19B3/
thienthanaoden
10-01-2007, 05:55 PM
Rồng Komodo 'không chồng mà chửa'
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F191F/rong.jpg
Ảnh: BBC.
Loài thằn lằn lớn nhất thế giới có khả năng sinh con mà không cần tới con đực. Các nhà khoa học đã ghi nhận 2 trường hợp rồng Komodo cái đẻ trứng tự lập.
Các cuộc xét nghiệm cho thấy trứng của chúng phát triển mà không cần thụ tinh bởi tinh trùng - một quá trình gọi là sự sinh sản đơn tính. Một trong những con bò sát, Flora, sống tại vườn thú Chester ở Anh, đang chờ mẻ trứng gồm 8 quả nở ra trong mùa Giáng sinh này.
Kevin Buley, Giám đốc sở thú kiêm đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Flora đã đẻ trứng vào cuối tháng 5 và với khoảng thời gian ấp là 7-9 tháng thì trứng sẽ nở ra vào mùa Giáng sinh này - một sự kết thúc tuyệt đẹp cho ca sinh nở đồng trinh".
Flora, chưa bao giờ được ở chung với một con Komodo đực nào, đã đẻ ra 11 quả trứng hồi đầu năm. 3 quả bị hỏng đã trở thành nguồn cung cấp vật liệu để xét nghiệm gene. Kết quả cho thấy những con non không hẳn mang phiên bản gene chính xác của mẹ (hình thức nhân bản), nhưng bộ gene của chúng là được lấy từ mẹ. Nhóm kết luận rằng đó là kết quả của sự sinh sản vô tính.
Một con rồng cái khác tên là Sungai được nuôi nhốt ở vườn thú London cũng sinh ra 4 con từ đầu năm - mặc dù lần tiếp xúc cuối cùng với con đực của nó là từ hơn 2 năm trước. Một lần nữa, cuộc xét nghiệm gene cho thấy rồng con Komodo được sinh ra từ sinh sản đơn tính. Tuy vậy, Sungai cũng có khả năng sinh sản hữu tính - nó đẻ một đứa con khác sau khi giao phối với con đực là Raja.
Richard Gibson, một tác giả nghiên cứu, nói: "Sinh sản đơn tính đã được ghi nhận trước đó ở 70 loài động vật có xương sống như rắn, cá, thằn lằn và gà gô, nhưng nó vẫn luôn được coi là một hiện tượng bất thường".
"Việc chúng tôi phát hiện thấy hiện tượng này ở 2 con rồng Komodo cái độc lập trong vòng 1 năm chứng tỏ sự sinh sản vô tính có thể phổ biến và rộng rãi hơn chúng ta từng biết" - Gibson nói.
Do những con vật này bị nuôi nhốt trong nhiều năm mà không được tiếp xúc với con đực nên chúng sinh sản đơn tính. Nhưng khả năng sinh sản đơn tính rõ ràng là một đặc điểm của tổ tiên để lại.
Gibson cho biết thằn lằn có thể đã phát triển khả năng sinh sản vô tính khi, chẳng hạn, một con cái cô đơn bị dạt lên hòn đảo mà không có con đực nào ở đó. Do đặc tính gene học của quá trình này nên những đứa con được sinh ra luôn là đực. Và giống như Sungai, cô nàng vẫn có thể quay về sinh sản hữu tính như thường, và vì thế nó có thể sản sinh ra một tập đoàn mới.
Có chưa tới 4.000 con rồng Komodo trong tự nhiên, trên 3 hòn đảo của Indonesia: Komodo, Flores và Rinca. Con đực trưởng thành có thể dài tới 3 m và nặng 90 kg - đưa chúng trở thành loài thằn lằn lớn nhất hành tinh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng để đảm bảo sự đa dạng gene của rồng Komodo, các sở thú nên cho con cái và con đực ở chung với nhau để tránh hiện tượng sinh sản vô tính.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F191F/
thienthanaoden
12-01-2007, 05:12 PM
Chuột cũng nằm mơ khi ngủ
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F17D4/chuot.jpg
Ảnh: turtletrack.
Khi các con chuột co tròn để ngủ, chúng "tua lại cuốn phim" về các hoạt động trong ngày - một trạng thái mà các nhà khoa học cho là tương ứng với giấc mơ của con người.
Nghiên cứu mới ủng hộ giả thuyết rằng các ký ức được gắn kết lại ở não trong giấc ngủ.
"Công trình này giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của giấc mơ động vật và cung cấp đầu mối quan trọng về vai trò của giấc ngủ trong việc xử lý ký ức về những trải nghiệm trong quá khứ", nhà nghiên cứu Matthew Wilson tại Viện công nghệ Massachusetts MIT, Mỹ, nói.
Trong nghiên cứu trước, Wilson đã đo hoạt động khi thức và ngủ trong vùng hippocampus của chuột - trung tâm ký ức của não. Họ tìm thấy chuột "bật" lại các ký ức khi ngủ. Nhưng liệu chuột có tái hiện lại các hình ảnh thực sự hay không thì vẫn chưa rõ.
Ở giấc mơ con người, các hình ảnh sống động được đan xen với nhau để tạo nên một bộ phim ký ức. Để tìm hiểu liệu chuột có "bật" lại hình ảnh, Wilson và cộng sự đã đo hoạt động não trong vùng hippocampus và vùng hình ảnh trong khi chuột chạy qua một mê cung với rất nhiều thiết kế khác nhau trên sàn và trên tường. Các vùng não thể hiện những mô hình hoạt động nhất định khi chuột cảm nhận môi trường xung quanh trong mê cung.
Thế rồi, khi chuột ngủ, các nhà khoa học đo lại hoạt động não. Kết quả cho thấy chuột tua lại một loạt những hình ảnh đã trải nghiệm khi chạy qua mê cung. Mô hình hoạt động chính xác của não khi tỉnh cũng tái hiện trong giấc ngủ ở vùng hình ảnh và ký ức.
Từ đó các nhà nghiên cứu suy ra rằng trong khi ngủ, các dây thần kinh trong vùng hình ảnh "nói chuyện" với dây thần kinh trong vùng hippocampus trong "một cuộc giao tiếp" riêng. Qua đó, giấc ngủ của chuột giúp củng cố lại những trải nghiệm trong ngày và làm cho những ký ức này trở thành dài hạn.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F17D4/
thienthanaoden
13-01-2007, 06:48 PM
10 con vật đáng sợ nhất với con người
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F153F/mosquito.jpg
Muỗi là con vật đáng sợ nhất với con người. Ảnh: Livescience.
Có thể bạn không tin nhưng muỗi là loài giết nhiều người nhất, tiếp theo là rắn hổ mang. Những loài thú lớn như cá mập, sư tử, voi chỉ có thể lấy mạng vài người một lúc, nhưng một con sứa độc có thể giết chết 60 người trong nháy mắt.
Dưới đây là bảng xếp hạng những con vật làm chết nhiều người nhất. Mức độ nguy hiểm của chúng tăng dần theo số thứ tự.
1. Cóc độc
Đừng dại dột tiến lại gần loài động vật này. Lưng của chúng tiết ra một chất độc để dọa những con thú săn mồi. Mỗi con cóc độc sản xuất ra một lượng chất độc đủ để giết chết 10 người.
2. Trâu biển
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F153F/capebuffalo.jpg
Một đàn trâu biển.
Ảnh: Livescience.
Chúng có thể nặng tới 700 kg. Khi đối mặt với kẻ thù, trâu biển sẽ giương vũ khí của nó lên. Đó là cặp sừng lớn và nhọn hoắt. Nếu chỉ gặp một con, coi như bạn là người may mắn. Còn nếu một con vật nào đó gặp một đàn trâu biển đi ngược chiều, nó sẽ chẳng có cơ hội sống sót.
3. Gấu trắng Bắc cực
Trông chúng rất ngộ nghĩnh khi ở trong vườn thú. Nhưng trong tự nhiên, bữa sáng của gấu trắng Bắc cực là những con hải cẩu không tai nặng hàng trăm kg. Nếu chẳng may gặp một con gấu trắng Bắc cực, bạn nên tìm cách tránh thật xa. Chỉ bằng một cái tát, những móng vuốt của nó có thể làm bay đầu của một con hải cẩu.
4. Voi
Không phải tất cả voi đều dễ thương như chú voi Dumbo trong phim hoạt hình. Mỗi năm trên thế giới có hơn 500 người mất mạng vì voi. Voi châu Phi thường nặng khoảng 7.200 kg, đủ để nghiền nát bất kỳ con vật nào dưới những bàn chân to tướng của chúng. Chiếc vòi và cặp ngà của chúng cũng có thể lấy mạng bạn trong nháy mắt.
5. Cá sấu nước mặn Australia
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F153F/crocodile.jpg
Cá sấu nước mặn Australia.
Ảnh: Livescience.
Nếu trông thấy một khúc gỗ gần một đầm lầy, bạn cần phải cẩn thận. Đó rất có thể là một con cá sấu nước mặn. Nó có thể nằm im trong nước, đợi con mồi đi qua. Rồi, chỉ sau một cái chớp mắt, nó sẽ lao tới, ngoạm lấy con mồi và lặn xuống nước.
6. Sư tử châu Phi
Hàm răng khỏe và nhọn. Cơ thể nhanh và nhẹ như gió. Bộ móng chắc và sắc như dao. Sư tử châu Phi khỏe chẳng kém những con trâu đực thiện chiến nhất. Như thế vẫn là chưa đủ khi nói tới chúa tể của những cánh đồng cỏ bao la. Tốt nhất là bạn nên cầu nguyện để đừng phải gặp chúng ngoài thiên nhiên. Loài động vật thuộc họ mèo này là những sát thủ hoàn hảo.
7. Cá mập trắng khổng lồ
Chúng có thể ngửi thấy mùi máu ở cách xa hàng nghìn mét. Cá mập trắng khổng lồ sẽ trở nên hung dữ khi ngửi thấy máu. Khi đó, chúng sẽ dùng tất cả 3.000 chiếc răng trong hàm để ngoạm bất cứ vật gì mà chúng gặp.
8. Sứa Australia
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F153F/boxjellyfish.jpg
Một con sứa Australia.
Ảnh: Livescience
Còn được biết tới với cái tên ong biển, loài động vật có kích thước cơ thể chỉ bằng chiếc lá salad này có tới 60 xúc tu, mỗi cái có thể dài tới 4,6 m và chứa khoảng 5.000 cái nọc – đủ để giết chết 60 người.
9. Rắn hổ mang châu Á
Hổ mang châu Á không phải là loài rắn độc nhất, nhưng là loài sử dụng nọc độc nhiều nhất. Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 50.000 người chết vì rắn cắn, và phần lớn số đó do rắn độc châu Á gây nên.
10. Muỗi
Hầu hết những cú chích của muỗi chỉ khiến bạn cảm thấy ngứa. Nhưng một số loài muỗi thường mang theo ký sinh gây bệnh sốt rét. Loài côn trùng bé nhỏ này phải chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 2 triệu người mỗi năm.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F153F/
thienthanaoden
13-01-2007, 07:03 PM
Phát hiện rùa 4 mắt đặc biệt quý hiếm
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F13A8/75.jpg
Rùa 4 mắt.
Ảnh: Asianturtlenetwork.
Nhóm chuyên gia chương trình bảo tồn rùa Châu Á vừa phát hiện một cá thể rùa bốn mắt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Quảng Nam. Loài rùa này được xếp vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng từ năm 1939.
Rùa 4 mắt có tên khoa học là Sacalia quadriocellata. Tin từ Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, chương trình nghiên cứu bảo tồn rùa châu Á còn tìm thấy nhiều cá thể rùa quý hiếm khác tại nhiều vùng Quảng Nam, bao gồm rùa Trung Bộ (tên khoa học Mauremys annamensis), rùa Núi Viền (Manouria impressa)...
thienthanaoden
13-01-2007, 07:06 PM
Phát hiện loài dơi có chiếc lưỡi dài kỷ lục
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F13CA/doi.jpg
Ảnh: National Geographic.
Anoura fistulata, một loài dơi rất hiếm ở Ecuador đã phát triển chiếc lưỡi với chiều dài ấn tượng, khi thè ra bằng gấp rưỡi chiều dài cơ thể của nó, dùng để hút mật một loài hoa rừng nhiệt đới.
Nhà nghiên cứu Nathan Muchhala thuộc Đại học Miami (Mỹ), người đã phát hiện loài dơi này vào năm 2003, khẳng định đây là chiếc lưỡi dài nhất được biết ở loài động vật có vú.
Chiếc lưỡi của dơi Anoura fistulata có chiều dài tương đương chiều dài của tràng hoa Centropogori nigricans, tức 8,5 cm.
Bà Muchhala giải thích trên tạp chí Nature rằng dơi Anoura fistulata là động vật thụ phấn duy nhất cho loài hoa này. Đây là một ví dụ điển hình về sự đồng tiến hóa giữa một loài thực vật và loài thụ phấn cho nó, như giữa loài hoa lan và loài chim ruồi. Trước đây điều này nhưng chưa từng được quan sát ở loài dơi.
Muchhala đã tìm hiểu làm thế nào loài động vật có vú biết bay này có thể cất một chiếc lưỡi dài như thế vào cơ thể nhỏ bé của nó. Bà đã ngạc nhiên khi nhận thấy chiếc lưỡi xuất phát từ ngực, gần ức của con dơi.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F13CA/
thienthanaoden
13-01-2007, 07:18 PM
Thế giới vi khuẩn - những điều thú vị
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF366/37.jpg
Khuẩn lao.
Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
Vi khuẩn ăn đủ thứ. Loại vi khuẩn lam có món “khoái khẩu” là nước và sau đó nhả ôxy vào không khí. Đây là loại vi khuẩn có hóa thạch cổ xưa nhất trên trái đất.
Ở đâu trên trái đất mà không có vi khuẩn? Trong đất, nước, không khí, từ núi lửa đến biển sâu, chỗ nào cũng có sự hiện diện của “cái que nhỏ” kích thước hiển vi. Đó là “cư dân” cổ xưa và đông đảo nhất trên trái đất này. Trong thế giới rộng lớn của vi khuẩn chứa đựng biết bao điều thú vị.
Có mặt ở khắp nơi và ăn đủ thứ
Antony Van Leeuwenhoek là người đầu tiên nhìn thấy vi khuẩn vào năm 1683 bằng kính hiển vi tự chế. Ngày nay, các nhà khoa học đã xác nhận, trong 1 lít nước biển có tới hơn 20.000 loại vi khuẩn khác nhau. Toàn bộ cơ thể của chúng ta là “căn cứ khổng lồ” cho hàng tỷ vi khuẩn.
Lớp da của mỗi người là “mảnh đất” của hơn 100 triệu vi khuẩn cư trú. Chúng ở đường ruột, mũi, miệng, trong không khí, thức ăn, nước uống của con người. Có nhà nghiên cứu đã thốt lên: “Thì ra thế giới quanh ta toàn là vi khuẩn!”.
Vi khuẩn ăn đủ thứ. Vi khuẩn lam ăn... nước rồi nhả ôxy vào không khí. Loại vi khuẩn quang dưỡng thì chuyên ăn ánh sáng. Những loại khác lại thích món lưu huỳnh, khí hydro hay nhiều thứ vô cơ khác. Có nhóm vi khuẩn ưa dùng các loại hữu cơ như đường, axít hữu cơ... hay các dưỡng chất như nitơ, vitamin, hoặc các nguyên tố kim loại như magiê, mangan, sắt, kẽm, đồng, niken...
Các nhà khoa học đã phát hiện một số loại vi khuẩn hình sao, sống ở đáy biển và chỉ thích ăn dầu lửa. Có loại lại thích ăn đất và nhả ra vàng.
Sức chịu đựng không giới hạn
Vi khuẩn có sức chịu đựng dường như không giới hạn. Nếu như con người ở trong nhiệt độ xấp xỉ 100 độ C thì chắc chắn sẽ “chín” ngay sau ít phút. Nhưng một số loại vi khuẩn lại ưa sống ở những miệng núi lửa có nhiệt độ cao trên 100 độ C. Những loại vi khuẩn thích “luyện đan” như thế thuộc dòng vi khuẩn chịu nhiệt.
Thân nhiệt bình thường của con người là 37 độ C và nếu giảm xuống dưới 20 độ C, cơ thể sẽ rơi vào hôn mê và tim ngừng đập. Con người sẽ không thể sống ở điều kiện nhiệt độ thấp nếu không có các công cụ hỗ trợ. Nhưng vi khuẩn thì khác. Có dòng vi khuẩn ưa sống trong lớp băng lạnh giá ở cực trái đất, nơi nhiệt độ xuống tới âm 40 độ C... Đó là dòng vi khuẩn chịu lạnh.
Đặc biệt hơn nữa, trong môi trường axít khắc nghiệt vẫn có vi khuẩn sinh sống. Ngoài ra có những loại vi khuẩn ưa nước mặn, ưa môi trường kiềm và thậm chí không cần đến cả không khí vẫn sống khỏe.
Những công dụng kỳ lạ
Ngoài những công việc “thường ngày” của mình như tham gia sản xuất bánh mì, pho mát, bia và rượu; hay tạo ra rất nhiều hóa chất như kháng sinh, chất dẫn xuất nylon và insulin..., vi khuẩn còn làm được rất nhiều việc lạ đời.
Người ta đã lấy dòng vi khuẩn có khả năng phát sáng để sản xuất ra những vật dụng phát sáng trong nhà như ghế, bàn, đèn. Đã có hẳn một dự án về vi khuẩn phát sáng. Ngạc nhiên hơn nữa, vi khuẩn còn có khả năng “chụp ảnh”. Các “máy ảnh sống” này được giới khoa học sử dụng để nghiên cứu về công nghệ gene.
Với những loại vi khuẩn ưa “đánh chén” chất thải phóng xạ thì không có gì tuyệt vời hơn. Trong khi vấn nạn chất thải phóng xạ đang làm đau đầu giới khoa học và làm vơi hầu bao của nhiều quốc gia giàu có thì các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện có tới hàng trăm loại vi khuẩn sống trong bãi rác phóng xạ và ăn dần chất thải đó.
Vi khuẩn biến đổi gene được dùng làm chất nổ tổng hợp để chế tạo tên lửa, làm keo dính (được coi là loại keo dính bền nhất thế giới), pin chạy bằng năng lượng vi khuẩn...
Nhiều người nổi tiếng nhờ... vi khuẩn
Heinrich Hermann Robert Koch (1843-1910) là một bác sĩ và nhà sinh học người Đức. Ông đã tìm ra trực khuẩn bệnh than, trực khuẩn lao và vi khuẩn bệnh tả, đồng thời đưa ra nguyên tắc Koch nổi tiếng. Để khẳng định loại vi khuẩn nào đó có là nguyên nhân gây ra một bệnh nhất định hay không thì phải thỏa mãn tất cả tiêu chuẩn của nguyên tắc Koch.
Koch phát minh ra phương pháp nhuộm vi khuẩn mới làm chúng dễ nhìn và dễ xác minh hơn. Kết quả của những công trình này là sự mở đầu cho phương pháp nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh.
Ông đã được trao giải Nobel dành cho Sinh lý và Y học cho các công trình về bệnh lao vào năm 1905 và được coi là một trong số những người đặt nền móng cho vi khuẩn học.
Giải Nobel 1945 được trao cho Alexander Fleming (1881-1955) cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey do việc tìm ra và phân tách penicillin - kháng sinh đầu tiên điều trị bệnh nhiễm trùng. Bác sĩ Fleming nổi tiếng vì vô tình hắt hơi vào một đĩa nuôi cấy vi khuẩn và nhờ đó đã tìm ra chất lysozyme, một dạng kháng khuẩn nhẹ. Và lần thứ hai, do ông bỏ quên đĩa nuôi cấy vi khuẩn nên đã phát hiện ra một loại nấm mốc xanh có khả năng kháng khuẩn. Đó chính là cơ sở để phát minh ra thuốc kháng sinh penicillin sau này của ông.
Giải Nobel năm 2005 dành cho hai nhà khoa học Australia là J.Robin Warren và Barry J.Marshall vì đã khám phá ra nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là vi khuẩn Helicobacter Pylori, mở ra hướng điều trị mới, hiệu quả cho căn bệnh mà có tới một nửa dân số thế giới mắc phải. Đây được coi là công trình đã làm đảo lộn hoàn toàn quan niệm của y học trước đó về bệnh dạ dày.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/10/3B9EF366/
thienthanaoden
20-01-2007, 05:24 PM
Thú cổ đại bay lượn như chim
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1575/doi.jpg
Ảnh: ABC Online.
Những con thú biết lượn giống như sóc sống cùng thời với khủng long ít nhất 130 năm trước có thể đã thống trị bầu trời như các con chim. Đó là loài Volaticotherium antiquus mới được phát hiện.
Loài biết bay mới này đã đẩy kỷ lục của chuyến bay lượn đầu tiên trên bầu trời của động vật có vú lùi ít nhất 70 triệu năm so với suy nghĩ trước đây.
Hoá thạch của Volaticotherium antiquus, đại diện cho một nhóm động vật có vú chưa từng được biết tới, đã được tìm thấy tại các thềm đá ở đông bắc Trung Quốc. Hoá thạch cho thấy, những loài thú khác từ kỷ Đại trung sinh, khoảng 248-65 triệu năm trước, có thể đã phong phú hơn những gì các nhà khoa học biết.
"Loài thú này khác rất nhiều so với những gì chúng ta biết về động vật có vú kỷ Đại trung sinh. Vì vậy chúng tôi cho rằng chúng đại diện cho một nhánh động vật có vú mới thời cổ đại", Jin Meng, nhà cổ vật học tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ ở New York nhận định.
Động vật có vú biết bay cổ nhất được biết đến trước đó là một loài gặm nhấm. Nhưng loài có vú biết bay mới này không phải là tổ tiên trực tiếp của bất cứ loài thú nào còn sống ngày nay.
Hoá thạch cho thấy con vật nặng 450 gram, nhanh nhẹn, có hàm răng sắc nhọn dùng để ăn côn trùng. Xương ngón chân cho thấy chúng cũng trèo được cây, giúp chúng cất cánh từ trên cao. Nó có màng da rộng kéo dài từ chân trước ra chân sau giống như cánh máy bay. Chúng cũng có lông trên tấm màng và toàn bộ cơ thể. Cái đuôi dài có thể hoạt động như một bánh lái trong khi bay.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F1575/
thienthanaoden
20-01-2007, 05:25 PM
Lươn và cá cũng biết hợp tác 'làm ăn'
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F14E5/moray01.jpg
Một con lươn Moray.
Ảnh: islandream.com
Khi tôi nhìn thấy một con cá Grouper lúc lắc đầu trước một con lươn Moray, tôi nghĩ rằng hai kẻ săn mồi này chuẩn bị đánh nhau. Nhưng sau đó tôi rất ngạc nhiên khi thấy con cá dẫn con lươn tới một khe đá có mồi.
Đó là lời kể của Redouan Bshary, chuyên gia về hành vi động vật tại Đại học Neuchâtel (Thụy Sỹ). Ông và cộng sự tình cờ chứng kiến hành vi hợp tác săn mồi thú vị nói trên khi lặn xuống biển Đỏ để theo dõi những loài cá chuyên kiếm ăn trong miệng cá ăn thịt.
Redouan Bshary khẳng định rằng đây là bằng chứng đầu tiên về việc phối hợp săn mồi giữa hai loài động vật sống dưới nước khác nhau.
Thân của lươn Moray có thể to như bắp đùi người và chúng có thể dài tới hơn 3 m. Chúng thường nấp trong những khe đá và san hô để rình mồi vào ban đêm. Vì thế, cách tốt nhất để tránh những kẻ săn mồi này là bơi ở vùng nước nông gần mặt biển vào ban ngày.
Trong khi đó, loài cá Grouper (ở Việt Nam gọi là cá mú) thường săn mồi vào ban ngày ở vùng nước nông. Thói quen đó đồng nghĩa với việc, muốn không đụng độ với chúng, con mồi phải trốn trong những rặng san hô hoặc đá ngầm nằm sâu dưới đáy.
Bshary và cộng sự dùng phương pháp lặn ống thở để theo dõi. Họ phát hiện ra rằng, khi con mồi trốn vào khe đá, lũ cá Grouper thường tới những khe đá, nơi những con lươn Moray đang ẩn nấp. Khi cách lươn khoảng 3 cm, chúng lắc đầu rất nhanh để "rủ" lươn cùng săn mồi.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F14E5/moray4.jpg
Lươn Moray có thể to bằng bắp đùi người. Ảnh: divegallery.com
Nếu lươn đồng ý và bơi ra khỏi nơi ẩn nấp, cá Grouper sẽ dẫn nó tới khe đá mà con mồi đang lẩn trốn. Đôi khi, cá còn làm động tác "trồng cây chuối" và lắc đầu trước khe đá có mồi để chỉ dẫn cho lươn. Khi con mồi bơi ra khỏi khe đá, nếu lươn không xơi thì cá sẽ làm việc đó, nhưng chẳng mấy khi cả hai con cùng ăn.
Trước đây, người ta chỉ quan sát được hành vi hợp tác săn mồi ở động vật có vú và gia cầm. Ngoài ra, hành vi hợp tác săn mồi ở hai loài khác nhau chỉ xuất hiện giữa người và chó, hoặc giữa người với cá heo, Bshary cho biết.
Các nhà nghiên cứu chưa rõ sự phối hợp săn mồi là hành vi bản năng hay có được qua học hỏi. Bshary phán đoán rằng đó là hành vi do học hỏi mà có. Ông khẳng định rằng hợp tác săn mồi luôn tồn tại ở mức độ nào đó giữa các cá thể ở lươn biển, đặc biệt là loài Moray. Ông và cộng sự sẽ tiếp tục tìm hiểu xem hành vi hợp tác đó có xảy ra ở những nơi khác trong biển Đỏ hay không, hay chỉ xuất hiện ở khu vực mà họ nghiên cứu.
Lươn Moray có hình dạng khá giống cá chình nhưng không có vi ngực, da dày và trơn, xương sọ nhô cao, răng khỏe và sắc. Chúng sống ở vùng san hô cạn và khe đá ngầm. Ban ngày, lươn Moray nấp kín, ban đêm mới đi kiếm mồi. Chúng không tấn công người, nhưng có thể cắn nếu bị kích động. Trong cơ thể của lươn Moray có chất độc ciguatera nên chúng có thể gây ngộ độc cho con người.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F14E5/
thienthanaoden
20-01-2007, 05:48 PM
Khỉ cũng xức 'nước hoa'
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F0F81/khi.jpg
Ảnh: ABC Online.
Đó có thể là loại nước hoa tự nhiên nhất trên thế giới mới được phát hiện ở khu rừng Mexico. Thành phần của nó là gì? Câu trả lời là nước bọt khỉ và lá cây được nhai kỹ.
Những con khỉ đực Mexico nhai lá cây của 3 loài thực vật có mùi thơm là cây đậu Alamos, cây hoa loa kèn và cần tây dại. Matthias Laska. Giáo sư động vật học tại Đại học Linköping ở Thuỵ Điển cho biết hoạt động này diễn ra tại bất cứ đâu trong vòng 30 giây đến 2 phút. Nhóm đã quan sát thấy hành vi được thực hiện 20 lần ở 2 con khỉ đực tại quần thể động thực vật nhiệt đới Veracruz, Mexico.
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các con khỉ chỉ dùng mỗi lần một loài thực vật. Hoạt động này diễn ra đều đặn, chẳng khác gì các anh chàng thường xuyên xức nước hoa hay chất khử mùi.
Hành động này cũng từng được phát hiện ở khỉ capuchin, khỉ cú mèo và vượn cáo. Ban đầu các nhà khoa học phỏng đoán rằng việc nhai lá để làm giảm nhẹ các vết nhiễm trùng da hay bị sâu bọ tấn công.
Nhưng Laska và nhóm tìm thấy rằng trong số những cây mà khỉ Mexico nhai, chỉ cần tây dại là có hợp chất chống côn trùng và đặc tính khử nấm. Những cây còn lại chỉ đơn giản có mùi thơm.
Từ đó, các nhà khoa học kết luận rằng việc tự xức nước hoa cho mình đóng một vai trò trong giao tiếp xã hội, ám chỉ địa vị và gia tăng sự hấp dẫn tình dục. Nói theo cách khác, khỉ làm điều đó cũng tương tự như con người sử dụng nước hoa.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/12/3B9F0F81/
thienthanaoden
22-01-2007, 09:45 AM
Những con vật có gương mặt xấu xí nhất
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE3D0/xau8.jpg
Rùa matamata.
Xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha, matamata có nghĩa là: "giết! giết!". Nói theo nghĩa bóng, con rùa mang tên này xấu xí đến nỗi nó có thể giết chết thị lực của bạn.
Một trong những đặc điểm nổi bật của con vật là cái đầu và cổ vừa to bè, vừa phẳng lì, vừa nổi nhiều u cục lồi lõm, chi chít mụn cóc và những đường gờ gập ghềnh. Nó có cái miệng cực kỳ to, đối chọi với đôi mắt hết sức nhỏ.
Rệp Dobsonfly.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE3D0/xau7.jpg
Đây là hình ảnh nhìn qua kính hiển vi điện tử của rệp Dobsonfly tại Hiệp hội thế giới siêu nhỏ Oklahoma, phóng đại gấp 10 đến 500 lần kích thước nguyên thủy của con vật. Trong trường hợp này thì có lẽ sự thật nên được che giấu thì hơn.
Cá yêu quái.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE3D0/xau6.jpg
Con cá khổng lồ này có một cái miệng há to, lởm chởm đầy răng nhọn, một thân hình phẳng lì dẹp lép, và lớp da bên ngoài trơn nhớt thật dễ sợ. Hàng triệu dân sành ẩm thực ở Mỹ, Nhật và châu Âu yêu thích ăn món cá này. Chỉ có điều là khuất mắt trông coi, miễn là bạn đừng nhìn nó trước khi thưởng thức.
Rệp vừng lúa mì Nga.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE3D0/xau5.jpg
Hãy nhìn vào đôi mắt kỳ quái của con vật này. Rệp vừng phát triển mạnh mẽ lan tràn khắp cánh đồng lúa mì. Nó có thân hình chưa đến 2 mm, trông giống như con suốt se sợi dài ngoằng màu vàng chanh với 2 cái cần "ăngten" ngắn củn. Một cục u nhô lên phía sau lưng tạo cảm giác như nó có 2 cái đuôi.
Chuột Almiqui.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE3D0/xau4.jpg
Người ta tưởng rằng con vật này đã bị tuyệt chủng từ nhiều năm qua. Nhưng nó đã xuất hiện vào năm 2003 tại vùng rừng núi phía đông của hòn đảo cùng tên. Nó được chào đón trở lại bằng cách được ghi vào Đại lộ tai tiếng của những con vật xấu xí nhất trong thế giới loài vật.
Bọ Hylobius Piceus.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE3D0/xau3.jpg
Ngoài việc làm cho bạn phải nổi da gà lên vì sợ, con vật chuyên sống trong rừng già này được chú ý nhiều bởi bộ mặt hình oval dài thườn thượt, kéo xuống phía dưới, thân hình hai màu đen - vàng ấn tượng và những chiếc chân ốm nhách, kềnh càng. Nhưng chính cái mặt đáng ghét của nó mới là yếu tố quan trọng để nó được đưa vào danh sách những con vật xấu xí nhất thế giới.
Kền kền gà tây
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE3D0/xau2.jpg
Kền kền gà tây nổi tiếng là nhờ cái đầu trọc to đùng, đỏ ửng. Đây là đặc điểm quan trọng nhất vì nó thường rúc đầu vào các xác chết để ăn thịt. Nó dài từ 63,5 đến 81,5cm; đôi cánh dang rộng hình chữ V gần 1,8 m, nặng xấp xỉ 3 kg.
Dơi trắng Hawaii
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE3D0/xau1.jpg
Dơi trắng Hawaii có đặc điểm là có bộ lông màu nâu - xám, điểm những vệt trắng, tạo cho nó một vẻ sương giá ảm đạm. Đôi tai ngắn, tròn và có những đường viền đen. Nhưng xấu xí nhất phải là cái cổ họng màu vàng da bò của nó. Tuy nhiên, bạn đừng vội ghét con vật nhỏ bé này, nó đang có trong danh sách những động vật quý hiếm sắp bị tuyệt chủng và cần được bảo vệ.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE3D0/
thienthanaoden
22-01-2007, 10:19 AM
Những con vật đắt tiền nhất thế giới
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE1CE/keiko.jpg
Cá voi Keiko. Ảnh: home.no.net.
Tháng 4/2006, Australia đã bác bỏ dự án trị giá 200 triệu USD về nhà máy điện gió ở bang Victoria vì sợ hại đến loài két bụng đỏ. Quyết định khiến nhiều nhà công nghiệp ngỡ ngàng vì theo một nghiên cứu, khi nhà máy hoạt động thì loài chim này sẽ có nguy cơ chết 1 con sau mỗi ... 1.000 năm!
Một số chủng loài động vật may mắn được sống ở những nước giàu, nơi người ta biết rõ sự cần thiết của việc bảo vệ sự sống hoang dã. Ông Don Coursey, một giáo sư chuyên nghiên cứu chính sách công cộng ở Đại học Chicago, Mỹ nhận định "sự tự nguyện dành kinh phí lớn để bảo tồn thú hoang có liên quan chặt chẽ với sự giàu có của từng nước". Ông cho biết trong hàng ngũ những con thú đắt tiền nhất thế giới - vì được bảo vệ bằng mọi hình thức - thì báo Florida xếp hạng nhất với trung bình 4,9 triệu đôla/con, thứ nhì là chim đại bàng California đầu đỏ với giá 1,6 triệu đôla/con.
Tại New Zealand, chính quyền nước này đã ra lệnh cho công ty quốc doanh Solid Energy phải thuê người dùng tay (mang găng bảo hộ) bắt những con sên quý hiếm chuyển đến nơi khác sinh sống rồi mới được khai thác mỏ than, trong một dự án có kinh phí lên đến 300 triệu đôla.
Năm 1978, toà án tối cao Mỹ đã ủng hộ một loài cá nước ngọt quý hiếm ở sông Tennessee thay vì ủng hộ các nhà đầu tư xây dựng đập thuỷ điện trị giá 100 triệu đôla. Năm 2005, tập đoàn dầu khí Royal Dutch Shell và các đối tác quốc tế trong tổ hợp Sakhalin Energy cũng đã đồng ý chuyển hướng đặt hệ thống ống dẫn khí nhằm bảo vệ khoảng 1.000 con cá voi xám thường bơi ở khu vực này vào mùa di trú hằng năm. Tổ hợp này còn chi 7 triệu đôla cho một công trình nghiên cứu về cá voi xám, nhưng vẫn bị các nhà bảo vệ thú hoang chê trách.
Một thí dụ về lòng nhân ái cực kỳ hào phóng của con người với động vật hoang dã là chuyện về cá voi Keiko, ngôi sao của các phim Free Willy. Những người yêu thú đã chi tổng cộng 20 triệu đôla để Keiko khỏi chết, chở đến một vịnh nước lạnh ở Na Uy, nhưng rồi cuối cùng nó vẫn không thoát khỏi lưỡi hái tử thần vì bệnh phổi vào năm 2003, khoảng 18 tháng sau ngày được thả tự do.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/09/3B9EE1CE/
thienthanaoden
05-02-2007, 05:39 PM
Tại sao sữa bò có màu trắng?
[IMG]http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F29F8/cow.jpg[IMG]
Sữa là món giải khát tự nhiên cho trẻ, cung cấp mọi chất dinh dưỡng mà một em bé cần cho sự sinh trưởng. Trong sữa bò có thành phần cazein kết hợp với một số chất béo, tạo nên màu trắng.
Sữa bò cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, mặc dù nó có thể gây ra sự kháng lactoza - tình trạng khó tiêu hoá đường đặc trưng trong sữa.
Sữa bao gồm 5% lactoza, 3,7% mỡ và 3,5% protein. Chất cazein giàu canxi là protein phổ biến nhất và sự kết hợp của cazein với một số chất béo tạo nên màu sắc cho món đồ uống ngon lành này.
Màu trắng là màu tự nhiên của sữa, là kết quả của các bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được chiếu vào mắt. Cazein và một số chất béo phản chiếu dải bước sóng rộng nên khiến sữa có màu trắng.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F29F8/
thienthanaoden
05-02-2007, 05:40 PM
Vịt cũng biết phân công lao động
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F2991/eider.jpg
Vịt biển Eider. Ảnh: birdseen.co.uk.
Một loài vịt biển biết thỏa thuận với các con khác trong đàn để phân chia trách nhiệm trong việc nuôi con. Và giống như loài người, hệ thống xã hội của loài vịt kỳ lạ này đôi khi cũng đổ vỡ.
Một nghiên cứu mới đây lần đầu tiên đã chứng minh được sự tồn tại của hiện tượng hợp tác trong sinh sản, cụ thể là ở loài vịt. Trong đó, các con chim bố mẹ trong một đàn phân công nhau cảnh giới và bắt mồi cho chim non.
Trong bài đăng trên tạp chí American Naturalist, các nhà khoa học tại Đại học Helsinki (Phần Lan) cho biết họ đã theo dõi những con vịt đang làm mẹ trong một đàn vịt biển có tên Eider. Họ phát hiện ra rằng vịt mái thường dẫn đàn con đi gặp những con vịt mẹ khác ở một bãi rộng. Chúng trao đổi, mặc cả và thậm chí còn đánh nhau cho tới khi lũ vịt con được chia thành những nhóm gồm hai, ba hoặc bốn con.
"Trong khoảng thời gian trước khi chia nhóm, lũ vịt mẹ tìm kiếm một đối tác phù hợp. Sau khi tìm thấy, chúng sẽ tiến hành thương lượng với nhau để phân chia nhiệm vụ trong việc nuôi và bảo vệ vịt con", Markus Öst, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Thường thì "liên minh" có thể tan vỡ sau vài ngày nếu các đối tác cảm thấy chúng không còn hợp nhau, các chuyên gia cho biết. Còn nếu thấy phù hợp, các vịt bố mẹ sẽ hợp tác với nhau trong việc giữ ấm, kiếm thức ăn cho đàn con và chống lại những kẻ săn mồi.
"Những loài chim sống dưới nước luôn được cho là không thông minh lắm, nhưng chúng tôi cho rằng chúng là chuyên gia trong việc xây dựng những mối quan hệ phức tạp, đáng tin cậy", Öst phát biểu.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F2991/
thienthanaoden
05-02-2007, 05:41 PM
Tại sao thú ăn thịt trên cạn luôn nhỏ hơn voi?
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F2741/bear2.jpg
Gấu bắc cực hiện là loài thú săn mồi có vú lớn nhất trên cạn hiện nay. Ảnh: lionlmb.org.
Trong quá trình tiến hóa, những con thú ăn thịt trên cạn như sư tử hay sói chưa bao giờ có kích thước tương đương với voi. Nhưng nếu được như thế, chúng sẽ tuyệt chủng vì không thể bắt đủ con mồi để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.
"Động vật ăn thịt có vú không được phép sở hữu một cơ thể quá lớn", Chris Carbone, chuyên gia tại Viện nghiên cứu động vật ở London (Anh), phát biểu.
Carbone và cộng sự đọc các ấn phẩm nói về mức tiêu thụ năng lượng hằng ngày của động vật ăn thịt có vú. Đúng như dự đoán ban đầu, họ nhận thấy mức tiêu thụ tăng lên cùng với kích thước cơ thể. Nếu kích thước cơ thể tăng gấp đôi thì nhu cầu năng lượng của chúng tăng lên 1,6 lần.
Động vật ăn thịt có vú được chia thành hai nhóm. Những con có kích thước nhỏ (trọng lượng khoảng 15-20 kg) thường ăn chuột, côn trùng và những sinh vật nhỏ hơn chúng. Trong khi đó, những con lớn hơn, như hổ, gấu bắc cực, có xu hướng săn bắt những con có kích thước tương đương hoặc lớn hơn.
Chiến lược "thắt lưng buộc bụng"
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những con thú ăn thịt to lớn nhất trong cả hai nhóm đều gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Sói (loài to lớn nhất trong nhóm nhỏ) và gấu bắc cực, sư tử (to nhất trong nhóm lớn) buộc phải đầu tư phần lớn thời gian vào việc nghỉ ngơi và di chuyển chậm rãi để duy trì năng lượng. Với cơ thể to lớn, tốc độ "nạp" và tiêu thụ năng lượng của chúng có xu hướng chậm hơn những con thú ăn thịt trung bình và nhỏ.
Những động vật ăn thịt nhỏ vẫn có thể làm cho kích thước cơ thể to lên bằng cách bắt các con mồi lớn, nhưng những kẻ săn mồi to lớn thì chẳng còn chiến lược nào để mà lựa chọn, các nhà khoa học kết luận.
Với suy luận đó, nhóm của Carbone dự đoán rằng thú săn mồi không thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nếu trọng lượng của chúng lớn hơn 1.000 kg. Hóa thạch của một con gấu mặt ngắn, được coi là lớn nhất từ trước tới nay, chỉ nặng gần 1.000 kg. Gấu bắc cực, động vật săn mồi có vú lớn nhất hiện nay, cũng chưa đạt tới trọng lượng đó.
Nhu cầu năng lượng của những loài khủng long ăn thực vật to lớn nhất từng xuất hiện trên hành tinh - chẳng hạn như T. rex - cũng chỉ tương đương với một con thú ăn thịt có trọng lượng 1.000 kg. "Ngưỡng giới hạn" về trọng lượng đối với các loài sống ở biển có thể cao hơn, bởi nguồn thức ăn ở đây dồi dào hơn nhiều. Sự phong phú về thức ăn ở các đại dương cho phép những động vật có vú ăn thịt, chẳng hạn như cá voi, đạt tới kích thước lớn hơn nhiều động vật săn mồi trên cạn. Đó là nhận định của James Brown, nhà sinh thái học của Đại học New Mexico (Mỹ).
Chiến lược "thắt lưng buộc bụng" trong việc tiêu thụ năng lượng của động vật săn mồi to lớn trên cạn đồng nghĩa với việc chúng phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn những loài khác khi môi trường sống hoặc khí hậu thay đổi. Chính vì thế mà những loài ăn thịt trên cạn to lớn nhất từng xuất hiện trên Trái Đất đều tuyệt chủng, John Gittleman, nhà sinh thái học tại Đại học Georgia (Mỹ), kết luận.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F2741/
thienthanaoden
05-02-2007, 05:41 PM
Gấu trúc quá béo để 'yêu'
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F271A/gau.jpg
Chuang Chuang (trái) đang chơi đùa cùng Lin Hui. Ảnh: AP.
Chú gấu trúc Chuang Chuang quá nặng nề để làm "chuyện ấy". Các quan chức Thái Lan đã buộc nó phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khắt khe để có thể quan hệ được với bạn gái Lin Hui tại vườn thú Chiềng Mai ở bắc Thái Lan.
"Chuang Chuang đang tăng cân quá nhanh và chúng tôi nhận thấy Lin Hui không còn thoải mái khi ân ái với nó", Kanika Limtrakul tại vườn thú cho biết. Chuang Chuang nặng 150 kg trong khi Lin Hui chỉ có 114 kg.
Vì thế, các quan chức vườn thú phải cắt giảm lượng măng non trong bữa ăn hằng ngày cho Chuang Chuang và chỉ cho nó ăn lá. Chế độ ăn kiêng là biện pháp mới nhất trong một loạt những nỗ lực bất thành của những người trông coi vườn thú khi tìm cách cho 2 con vật giao phối với nhau.
Họ đã tổ chức một đám cưới giả, lập kế hoạch tách rời 2 con vật với hy vọng chúng sẽ nhớ thương nhau, hay thậm chí cho chúng xem video tươi mát hòng kích thích tâm trạng.
Thái Lan thuê Chuang Chuang và Lin Hui từ Trung Quốc với giá 250.000 USD vào tháng 10/2003 trong vòng 10 năm. Họ hy vọng sẽ thu được hàng triệu USD từ du khách tham quan.
Hiện chỉ có khoảng 1.600 con gấu trúc sống ở các khu rừng ở Trung Quốc. Ngoài ra còn 120 con khác trong các khu gây giống và vườn thú quốc gia và 20 con sống tại các vườn thú bên ngoài Trung Quốc.
Gấu trúc đang có nguy cơ tuyệt chủng do bị thu hẹp nơi ở, nạn chặt phá rừng bừa bãi và tỷ lệ sinh sản thấp. Những con cái trong tự nhiên thường chỉ sinh một con sau 2-3 năm.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F271A/
bạn chăm sưu tầm mấy cái này wa',tớ đây nguyên đọc đã thấy ngại rồi,ko có tính kiên nhẫn mừ.
thienthanaoden
17-02-2007, 04:16 PM
Ôi, đọc hay chứ, tiếc là tớ k có USB để ghi lại chũng nó thoai!
thienthanaoden
02-03-2007, 07:26 PM
Rùa biển định hướng nhờ từ trường trái đất
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F2B44/ruabien.jpg
Rùa biển.
Ảnh: Exploringdominica.com.
Loài rùa biển luôn trở về khu vực quen thuộc để đẻ trứng. Chúng sử dụng hệ thống định vị tương đối đơn giản là từ trường trái đất. Từ trường giúp loài rùa tìm hướng dù bị cuốn đi bởi sóng biển.
Trung bình cứ 4 năm một lần, rùa biển bơi giữa đại dương mà không cần bất cứ điểm mốc nào, di chuyển hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km giữa khu vực tìm thức ăn và khu vực đẻ trứng.
Để tìm hiểu quá trình định vị và các hệ thống giác quan của loài này, các nhà sinh học Pháp thuộc Trung tâm Sinh thái Chức năng và Tiến hóa Montpellier và các cộng sự Italia ở Đại học Pisa đã thả những con rùa biển xanh Chelonia Mydas đẻ trứng ở kênh Mozambic, trên các hòn đảo Europa và Mayotte. Chúng được cài một máy cắm cọc tiêu Argos trên mai, một nam châm cực mạnh trên đầu và được theo dõi qua vệ tinh trong chuyến hành trình trở về khu vực đẻ trứng.
Thử nghiệm đầu tiên đã chứng minh, dù được thả ở bất cứ nơi nào và bất kể các cơn sóng biển, những con rùa này vẫn bơi về hướng khu vực đẻ trứng. Tuy nhiên chúng không có khả năng thay đổi chuyến hành trình khi bị trôi giạt bởi sóng biển, một số con đã bơi hàng nghìn km trước khi đến nơi.
Theo các nhà khoa học, điều này xác định rùa biển sử dụng từ trường do nhân trái đất phát ra để định vị khu vực đẻ trứng. Nhưng đây không phải là nguồn thông tin duy nhất được sử dụng, vì chúng vẫn có thể tìm ra khu vực đẻ trứng mặc dù bị sóng biển cuốn đi. Loài rùa biển có thể sử dụng khứu giác cũng như một số chim biển hay chim bồ câu đưa thư.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/01/3B9F2B44/
thienthanaoden
01-02-2008, 10:46 AM
Loài chuột kỳ lạ không biết đau
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2008/01/3B9FEEDE/mole.jpg
Nó không lông, có hàm răng to sụ, nằm chôn mình dưới đất, và không hề có cảm giác gì trước axit hay ớt. Loài động vật có vú máu lạnh duy nhất được biết đến trên trái đất này chính là loài chuột chũi Đông Phi.
"Chúng là những sinh vật đáng yêu, ngọt ngào nhất mà tôi từng làm việc chung. Trông chúng có vẻ đáng sợ nhưng lại rất hiền lành", nhà sinh vật học thần kinh Thomas Park tại Đại học Illinois, Chicago, Mỹ, nói.
Các nhà khoa học vẫn biết rằng chuột chũi có xúc giác rất nhạy cảm, có thể để thay thế đôi mắt gần như mù của chúng. Sau khi nghiên cứu bộ da, Park và cộng sự đã vô tình phát hiện ra loài gặm nhấm này thiếu hóa chất Substance P - gây cảm giác đau rát ở động vật có vú.
Nhóm phát hiện ra rằng khi những con chuột chũi vô thức bị nhúng chân vào một liều axit nhẹ, tương tự như nước chanh, hay giống thành phần capsaicin gây cay trong ớt, thì chúng không tỏ ra đau đớn gì.
"Việc chúng vô cảm với axit như vậy thật là đáng ngạc nhiên", Park nhận định. "Mọi con vật được thử nghiệm, từ cá, ếch, thằn lằn, chim đến các loài có vú khác, đều nhạy cảm với axit".
Để kiểm tra khả năng đau sâu hơn, nhóm sử dụng một virus mang gene chứa Substance P cấy vào một chân sau của một con chuột chũi. Nhóm tìm thấy ADN đã khôi phục lại khả năng cảm nhận được sự đau rát của chuột đối với chất capsaicin trong ớt.
"Chúng liền rút chân lại và liếm láp", Park nói. Các chân khác thì vẫn hoàn toàn vô cảm với sự nóng rát của capsaicin.
Tuy nhiên, các con chuột chũi vẫn hoàn toàn không có phản ứng gì trước axit, kể cả khi đã có gene chứa Substance P. Điều này chứng tỏ có một sự khác biệt cơ bản trong việc hệ thống thần kinh của chuột phản ứng với những cơn đau như vậy.
Nhóm giả thuyết rằng các con chuột chũi đã phát triển khả năng vô cảm với axit là để thích nghi với điều kiện sống dưới mặt đất. Chúng thường thải ra hàm lượng CO2 cao, và trong điều kiện không gian chật hẹp như vậy sẽ làm tích tụ nhiều axit trong không khí. Vì vậy các con vật phải trở nên vô cảm trước axit.
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2008/01/3B9FEEDE