View Full Version : Sao kim - Vật thể sáng thứ 3 trên bầu trời
frostyheart
15-12-2005, 01:37 AM
Có bao giờ các bạn tự hỏi, vật thể sáng chói trên bầu trời vào lúc hoàng hôn vừa buông xuống là sao gì không, sao nó lại sáng như vậy? Vật thể đó chính đó chính là sao Kim.
Kim Tinh (còn gọi là Sao Kim, Sao Hôm, Sao Mai) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và là loại hành tinh có đất và đá giống như Địa Cầu. Kích thước, khối lượng và trọng lực của Kim Tinh suýt soát với Địa Cầu nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Địa Cầu và Kim Tinh, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, thán khí và các axít ăn thủng được kim loại. Với mắt trần Kim Tinh là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng.
Tên tiếng Việt của Kim Tinh dựa vào nguyên tố kim của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 金星. Nhưng người Việt còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh. Các văn hóa Tây phương dùng tên thần Venus (tiếng Việt là Vệ nữ), vị nữ thần của sắc đẹp và của tình yêu trong thần thoại La Mã, cho hành tinh này; . Kim Tinh được các nền văn hóa thượng cổ để ý đến vì độ sáng của nó. Người Cổ Hy Lạp tuy biết Kim Tinh xuất hiện trên bầu trời cả ban ngày lẫn ban đêm nhưng, giống như người Việt, vẫn đặt tên riêng cho sao Hôm là Hesperus và cho sao Mai là Phosphorus. Các nền văn hóa cổ khác như Ai Cập, Babylon, Maya, Ả Rập, Trung Hoa, Ấn Độ ... không chỉ có tên riêng cho Kim Tinh, và cả cho sao Hôm và sao Mai, mà còn có nhiều văn kiện quan trọng nghiên cứu về hành tinh này qua nhiều thế hệ.
frostyheart
15-12-2005, 01:37 AM
Khí quyển
Kim Tinh có một bầu khí quyển rất đặc với 96% thán khí (cacbon điôxít), 3% đạm khí (nitơ) và các loại axít khác nhau. Áp suất khí quyển của Kim Tinh cao hơn 90 lần áp suất khí quyển tại mặt biển của Trái Đất. Kim Tinh hấp thụ nhiệt mà không bức xạ được nhiệt ra ngoài không gian vì bầu khí quyển có quá nhiều thán khí. (Đây là một hiện tượng mà rất nhiều nhà khoa học sợ là sẽ xẩy ra cho Địa Cầu nếu các kỹ nghệ trên thế giới tiếp tục thải thán khí vào bầu khí quyển. Xin xem Hiệu ứng nhà kính) Nhiệt độ bề mặt của Kim Tinh, do đó, rất cao nóng hơn Thủy Tinh mặc dù Kim Tinh cách xa Mặt Trời gấp đôi Thủy Tinh và rất ít ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào bề mặt của Kim Tinh.
Một hậu quả của các chất hóa học nặng trong không khí là những lớp mây dầy đặc che kín hành tinh này. Mây của Kim Tinh chứa những hạt chất lỏng nhỏ li ti; nhưng thay vì những hạt nước như tại Trái Đất, đây là những hạt axít. Nếu không có những lớp mây này, nhiệt độ của Kim Tinh, dù đã quá nóng, sẽ còn nóng hơn nữa vì sẽ không có gì ngăn cản ánh sáng Mặt Trời. Những lớp mây này cũng phản chiếu đa số ánh sáng Mặt Trời và làm cho Kim Tinh thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Kim Tinh có thể nhìn thấy bằng mắt thường kể cả ngay sau khi Mặt Trời mọc.
Gió trong các lớp mây của Kim Tinh có thể đạt đến 350 km/h nhưng tại bề mặt chỉ vài km/h. Tuy nhiên, với một lượng axít cao, gió trên Kim Tinh có thể ăn mòn các vật cản trở một cách dễ dàng một trong những lý do tại sao máy móc gửi lên từ Trái Đất không thể tồn tại lâu.
frostyheart
15-12-2005, 01:40 AM
Nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt Trời
Nhiệt độ tại bề mặt của Kim Tinh, như giải thích ở trên, rất cao trung bình vào khoảng 740K. Đây là nhiệt độ nóng đủ để biến kim loại chì thành chất lỏng. Sự cách biệt về nhiệt độ tại bề mặt giữa ban ngày và ban đêm của Kim Tinh rất ít vì ảnh hưởng của ánh sáng Mặt Trời trên nhiệt độ rất ít. Kim Tinh có thể xem như là hành tinh với khí hậu nóng nhất Thái Dương Hệ.
Ánh sáng Mặt Trời, vì bị mây che, chỉ còn khoảng 1/3 khi đến bề mặt của Kim Tinh hay hơn 1000 Watt cho mỗi mét vuông.
Bề mặt
Trong bốn hành tinh thuộc loại hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ (Thủy Tinh, Kim Tinh, Địa Cầu và Hỏa Tinh), Kim Tinh có một bề mặt tương đối phẳng nhất hơn 90% bề mặt của Kim Tinh được phủ bằng dung nham. Những chỗ không bị phủ sẽ được bào mòn bởi gió của một bầu không khí dầy đặc. Ngay cả những hố tạo ra bởi những tảng đá rơi vào từ ngoài không gian cũng không thể nào quá to hay quá lởm chởm vì áp suất cực cao của khí quyển đè xuống bề mặt và không làm cho đất đá văng vãi tứ tung.
Trên mặt, Kim Tinh có hai cao nguyên khổng lồ chính, vượt hẳn lên trên những bình nguyên ở phía dưới. Cao nguyên ở bắc bán cầu có tên là Ishtar Terra. Đây là một vùng đất cao, rộng vào cỡ Úc Đại Lợi và chứa ngọn núi cao nhất của Kim Tinh: Maxwell Montes (khoảng 11 km cao). Cao nguyên ở nam bán cầu rộng vào cỡ Nam Mỹ và có tên là Aphrodite Terra. Nằm xen vào hai cao nguyên này là những cao nguyên nhỏ và thấp hơn như Atalanta Platina, Guinevere Platina, Lavinia Platina .... Tất cả các tên địa lý trên Kim Tinh đều dựa vào tên của các nữ thần hay các phụ nữ nổi tiếng, ngoại trừ Maxwell Montes dùng tên của nhà khoa học James Clerk Maxwell.
Các nhà khoa học cho rằng Kim Tinh, giống như Thủy Tinh và Địa Cầu, có một lõi sắt hình cầu (bán kính 3000 km) ở giữa, một lớp dung nham ở ngay trên và các lớp đất và đá ở trên nữa. Vì không có hơi nước trong không khí nên đá trên Kim Tinh cứng hơn đá của Địa Cầu. Các núi lửa trên Kim Tinh vẫn còn hoạt động.
[sửa]
Quỹ đạo và vận tốc quay
Quỹ đạo của Kim Tinh, tuy là hình elip như quỹ đạo của các hành tinh khác, nhưng tương đối tròn độ lệch tâm của quỹ đạo này gần như 0. Kim Tinh quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này vào khoảng 225 ngày. Một năm Kim Tinh, do đó, dài bằng 225 ngày của Trái Đất.
Vì Kim Tinh quá giống Địa Cầu ở nhiều điểm nên đại đa số mọi người của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 tin rằng Kim Tinh có cùng một vận tốc quay với Trái Đất. Không có ai có thể làm thí nghiệm kiểm chứng vì Kim Tinh lúc nào cũng bị mây che kín. Mãi cho đến 1964, nhờ kỹ thuật ra-đa, các nhà khoa học mới tìm ra là Kim Tinh quay rất chậm và quay ngược chiều với các hành tinh khác: từ đông sang tây thay vì từ tây sang đông. Trong Thái Dương hệ chỉ có 3 hành tinh quay ngược như vậy: Kim Tinh, Thiên Vương Tinh và Diêm Vương Tinh. (Thiên Vương Tinh không những quay ngược mà còn nằm ngang trên quỹ đạo.) Theo tiêu chuẩn định trước, vận tốc quay của các hành tinh quay bình thường mang dấu cộng (+) hay không mang dấu và của các hành tinh quay ngược mang dấu trừ (−). Vận tốc quay của Kim Tinh, do đó, là -6.5 km/h vận tốc quay nhỏ nhất của các hành tinh trong Thái Dương Hệ. Với một vận tốc nhỏ như vậy, Kim Tinh phải mất 243 ngày để quay một vòng xung quanh chính nó. Một ngày Kim Tinh, do đó, dài hơn 243 ngày của Trái Đất. Một trong nhiều giải thích cho sự chậm chạp này là một sự va chạm giữa Kim Tinh và một thiên thể khá lớn trong quá khứ đã làm cho hành tinh này đổi chiều quay.
Vì một ngày Kim Tinh dài hơn một năm Kim Tinh, một người sống trên Kim Tinh, nếu chọn đúng thời gian, có thể ăn mừng hai sinh nhật trong cùng một ngày.
Post mấy cái ảnh về Venus nhé :d
Thời gian này các bạn có thể nhìn rất rõ Kim Tinh ở chân trời phía Tây, ngay sau khi Mặt Trời lặn khoảng từ 6h hoặc 7h tối, Kim Tinh rất sáng, ánh sáng vàng trắng như ánh đèn và rất dễ nhận biết .
Vào buổi tối bây giờ là khoảng gần 8h các bạn nhìn về hướng Đông Bắc sẽ thấy Hỏa Tinh cũng rất sáng mặc dù độ sáng của nó kém của Venus nhiều lần, và ánh sáng của Mars là ánh sáng vàng da cam .
Về mùa đông, chòm sao Tráng Sĩ (Orion) ngự trị ở hướng Đông với 3 ngôi sao thẳng hàng rất sáng ở thắt lưng. Kéo dài từ thắt lưng này xuống bạn sẽ gặp ngôi sao sáng nhất ở bầu trời phương Bắc là Sirius trong chòm Đại Khuyển (Canis Major), mặc dù Sirius ko dễ nhận biết vì nó ko sáng bằng Venus và Mars nhưng bạn hãy thử một lần nhìn ngắm bầu trời sao vào lúc nửa đêm bạn sẽ thấy Sirius là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời lúc bấy giờ.
Và Sirius cùng với các ngôi sao trong chòm Tiểu Khuyển, Ngự Phu, Kim Ngưu, Song Tử và Tráng Sĩ lập thành một Lục giác mùa đông rất đẹp và rất sáng.
Vào ngày 8/6/0a một hiện tượng có một ko hai trong lịch sử Thiên văn đã xảy ra đó là hiện tượng Kim Tinh đi qua đĩa MẶt Trời (Venus transits the Sun's disc), bác nào yêu Thiên Văn chắc đều đã nghe đến hiện tượng kỳ thú này.
Phòng Thiên Văn khoa Vật lý trường ĐHSP HN đã chụp được những bức ảnh về hiện tượng Venus đi qua đĩa Mặt Trời (ko bít mấy cái ảnh đấy chạy đâu mất :20: :20: , để hôm nào em tìm lại sẽ up lên cho các bác xem :clap: :clap: ).
Kiếm được cái ảnh trên net :d :21:
Cái chấm đen là bóng của Sao Kim trên đĩa Mặt Trời :beerchug: :beerchug: :banana: :banana: