loveactually
12-05-2011, 07:21 PM
Đường Dần (1470 – 1524) vốn có tên tự là Bá Hổ, sau đổi là Tử Úy, ông từng dùng ấn “Đường Bá Hổ”, hiệu là Lục Như Cư Sĩ, Đào Hoa Am Chủ, là một trong “Giang Nam tứ đại tài tử”. Ông là họa gia nổi tiếng đời Minh, cùng với Thẩm Châu, Văn Trưng Minh, Cừu Anh trong lịch sử hội họa Trung Quốc được gọi chung là “Minh Tứ Gia” (Bốn danh gia đời Minh) hay “Ngô Môn Tứ Gia”.
Đường Dần người huyện Ngô thuộc Tô Châu – tỉnh Giang Tô, xuất thân trong một gia đình buôn bán. Cha ông là Đường Quảng Đức là chủ kinh doanh tửu quán Đường Ký, ông có một em trai, một em gái. Em trai tên là Thân tự Tử Trọng theo khảo cứu, kém ông khoảng 7 tuổi.
Đường Dần (Bá Hổ) nổi tiếng về tranh sơn thủy và tranh nhân vật, trong đó ông từng vẽ một loạt tranh Xuân Cung Đồ cũng đã làm tăng thêm danh hiệu “phong lưu tài tử” của ông.
http://home.thuhoavietnam.com/wp-content/uploads/2009/03/duong-dan1.jpg
Tuyết Sơn Hành Lữ đố – cục bộ
Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết về Đường Bá Hổ, đặc biệt là câu chuyện đã được dựng thành phim là: “Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương”, nhưng đó hoàn toàn là truyền thuyết và ông chưa hề lấy Thu Hương.
Theo nghiên cứu ông có 3 người vợ. Năm 19 tuổi ông cưới vợ là Từ thị là thứ nữ của Từ Đình Thụy, nhưng khi ông khoảng 24 tuổi thì người vợ đầu qua đời. Sau đó có lẽ ông đã cưới người vợ thứ hai, nhưng gặp khi bị liên lụy ở khoa trường, nên bà này đã bỏ đi. Về sau ông lấy người vợ họ Thẩm tên là Cửu Nương, người đời 1 đồn mười, mười đồn trăm, cuối cùng thành ra: Đường Dần cưới 9 người vợ.
Còn Thu Hương không phải là nô tì trong phủ họ Hoa mà là một danh kỹ ở Nam Kinh, có cuộc đời đầy trắc trở.
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/tieu-kieu-luu-thuy.jpg (http://chuyenhvt.net/forum/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fi12.photobucket.co m%2Falbums%2Fa235%2Fxuannhuy%2FQuoc%2520Hoa%2520Tr ung%2520Hoa%2Fduongbaho%2Ftieu-kieu-luu-thuy.jpg)
Tiểu kiều lưu thủy
Trong thời gian tuổi trẻ, Đường Dần đã gặp phải một biến cố lớn trong gia đình, đó là cuối năm ông 24 tuổi, cha ông và người vợ đầu đã lần lượt qua đời, và đến đầu năm sau, mẹ cùng người em gái lại lần lượt ra đi. Trong một thời gian ngắn, mất đi 4 người thân, chỉ còn lại ông và người em trai dựa vào nhau mà sống.
Từ năm 16 tuổi Đường Dần đã là một “khóa sinh”, nhưng ông có vẻ không ham công danh. Sau 3 năm chịu tang, và có lẽ cũng nhờ sự khuyên nhủ của Chúc Doãn Minh, ông mới chịu khó đọc sách 1 năm rồi tham gia khoa thi hương năm Mậu Ngọ niên hiệu Hoằng Trị (1498) ở phủ Ứng Thiên (Nam Kinh) và đã đỗ Giải Nguyên (đứng đầu khoa). Vì vậy trong rất nhiều ấn chương của Đường Dần còn có ấn: “Nam Kinh Giải Nguyên”. Lúc này, danh tiếng của Đường Dần đã rất cao, quan chủ khảo kỳ thi năm ấy ở Nam Kinh là Lương Trữ sau khi xem văn của ông đã thốt lên: “Kẽ sĩ có kẻ kỳ tài như vậy sao? Giải nguyên thực đáng lắm!” đồng thời giới thiệu ông lên Trình Mẫn Chính là quan chủ khảo kỳ thi hội 2 năm sau.
Tuy nhiên từ trước đó, Đường Dần đã quen biết các bậc đại nho ở đất Ngô như: Văn Lâm (cha của Văn Trưng Minh), Vương Ngao, Nghê Nhạc, Ngô Khoan … và rất được coi trọng trên văn đàn.
http://home.thuhoavietnam.com/wp-content/uploads/2009/03/duong-dan2-450x238.jpg
Mặc trúc – phiến diện
Nhưng trong kỳ thi hội 2 năm sau, Đường Dần không may gặp liên lụy trong chuyện Hoa Sưởng vu cáo quan chủ khảo Trình Mẫn Chính, rằng Mẫn Chính tiết lộ đề cho một số người trong đó có Đường Dần. Tuy cuối cùng triều đình xét ra ông không liên quan, nhưng kể từ đó Đường Dần chán ghét và từ bỏ con đường sĩ hoạn, chỉ đi du ngoạn các danh sơn ở Giang Nam và Hoa Trung.
Năm Chính Đức thứ 4 (1509), Đường Dần dựng cư thất trên đất vườn cũ của Chương Trang Giản đời Tống ở bắc thành Tô Châu gọi là Đào Hoa Ổ, và bắt đầu cho ra đời một lượng lớn các tác phẩm nổi trội. Tranh nhân vật họa của ông chủ yếu miêu tả các câu chuyện lịch sử và cuộc sống của sĩ nữ (quan lại và mỹ nữ) xưa nay. Trong tranh của Đường Dần còn có ấn chương: “Giang Nam Đệ Nhất Phong Lưu Tài Tử” nên về sau người đời lưu truyền gọi ông là “Phong lưu tài tử” là “Phong lưu họa gia” …
Năm Chính Đức thứ 9 (1514) ông làm mạc khánh trong phủ Ninh vương Chu Thần Hào ở Nam Xương – Giang Tây, Đường Dần phát hiện ra Ninh vương có mưu đồ phản nghịch, không muốn tham gia cùng, nên Đường Dần đã uống rượu giả điên, ép kỹ nữ phải khỏa thân, buộc Ninh vương phải thả cho ông về Tô Châu.
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/KhanTuyenThinhPhongdo.jpg
Khán Tuyền Thính Phong đồ
(Chuyện: “Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” chính là dựa trên bối cảnh này). Ngày 2 tháng 12 năm Gia Tĩnh thứ 2 (tức 18/01/1524) ông qua đời, an táng ở phía bắc Đào Hoa Ổ, ông chỉ để lại 1 người con gái.
Đường Dần nổi tiếng ở tranh Sơn thuỷ và Nhân vật (đặc biệt là thể loại tranh Xuân Cung), tranh Hoa điểu cũng rất tuyệt, ông để lại nhiều danh tác tranh sơn thủy như:Sơn Lộ Tùng Thanh đồ; Khán Tuyền Thính Phong đồ, Kỵ Lư Quy Tứ đồ; Khâu Lâm Độc Bộ đồ …
Một số tác phẩm của Đường Dần:
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/sonlotungthanhdo.jpg
Sơn Lộ Tùng Thanh đồ
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/KhanTuyenThinhPhongdo.jpg
Khán Tuyền Thính Phong đồ
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/Tuyetsnhnhl.jpg
Tuyết Sơn Hành Lữ đố
mấy bức phiến nữa của nhân vật này:
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/giang-tham-thao-cac.jpg
Giang thâm thảo các
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/hau-khe-do.jpg
Hậu khê đồ
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/mac-truc.jpg
Mặc trúc
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/mau-don.jpg
Mẫu đơn
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/tieu-kieu-luu-thuy.jpg
Tiểu kiều lưu thủy
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/tung-am-cao-sy.jpg
Tùng âm cao sỹ
Mấy bức tranh Hoa Điểu của Đường Dần:
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/HoangKimBoDia.jpg
Hoàng Kim Bố Địa (hoa mai)
Hoàng kim bố địa Phạn vương gia;
Bạch ngọc thành lâm lạp hậu hoa.
Đối tửu bất phương hoàn lộng mặc;
Nhất chi thanh ảnh tả hoành tà.
(...) tự khán mai hoạ Vương thiếu phó vận. Ngô quận - Đường Dần
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/KhTaCDc.jpg http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/Hoaiu.jpg
Khô Ta Cù Dục
Bỉ hà lục lục ngã hà nhàn
Biệt nhân tiếu ngã thái cuồng điên
Ngã tiếu tha nhân khán bất xuyên
Bất kiến Ngũ Lăng hào kiệt mộ
Vô hoa vô tửu sử tác điền.
Đường Dần người huyện Ngô thuộc Tô Châu – tỉnh Giang Tô, xuất thân trong một gia đình buôn bán. Cha ông là Đường Quảng Đức là chủ kinh doanh tửu quán Đường Ký, ông có một em trai, một em gái. Em trai tên là Thân tự Tử Trọng theo khảo cứu, kém ông khoảng 7 tuổi.
Đường Dần (Bá Hổ) nổi tiếng về tranh sơn thủy và tranh nhân vật, trong đó ông từng vẽ một loạt tranh Xuân Cung Đồ cũng đã làm tăng thêm danh hiệu “phong lưu tài tử” của ông.
http://home.thuhoavietnam.com/wp-content/uploads/2009/03/duong-dan1.jpg
Tuyết Sơn Hành Lữ đố – cục bộ
Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết về Đường Bá Hổ, đặc biệt là câu chuyện đã được dựng thành phim là: “Đường Bá Hổ Điểm Thu Hương”, nhưng đó hoàn toàn là truyền thuyết và ông chưa hề lấy Thu Hương.
Theo nghiên cứu ông có 3 người vợ. Năm 19 tuổi ông cưới vợ là Từ thị là thứ nữ của Từ Đình Thụy, nhưng khi ông khoảng 24 tuổi thì người vợ đầu qua đời. Sau đó có lẽ ông đã cưới người vợ thứ hai, nhưng gặp khi bị liên lụy ở khoa trường, nên bà này đã bỏ đi. Về sau ông lấy người vợ họ Thẩm tên là Cửu Nương, người đời 1 đồn mười, mười đồn trăm, cuối cùng thành ra: Đường Dần cưới 9 người vợ.
Còn Thu Hương không phải là nô tì trong phủ họ Hoa mà là một danh kỹ ở Nam Kinh, có cuộc đời đầy trắc trở.
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/tieu-kieu-luu-thuy.jpg (http://chuyenhvt.net/forum/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fi12.photobucket.co m%2Falbums%2Fa235%2Fxuannhuy%2FQuoc%2520Hoa%2520Tr ung%2520Hoa%2Fduongbaho%2Ftieu-kieu-luu-thuy.jpg)
Tiểu kiều lưu thủy
Trong thời gian tuổi trẻ, Đường Dần đã gặp phải một biến cố lớn trong gia đình, đó là cuối năm ông 24 tuổi, cha ông và người vợ đầu đã lần lượt qua đời, và đến đầu năm sau, mẹ cùng người em gái lại lần lượt ra đi. Trong một thời gian ngắn, mất đi 4 người thân, chỉ còn lại ông và người em trai dựa vào nhau mà sống.
Từ năm 16 tuổi Đường Dần đã là một “khóa sinh”, nhưng ông có vẻ không ham công danh. Sau 3 năm chịu tang, và có lẽ cũng nhờ sự khuyên nhủ của Chúc Doãn Minh, ông mới chịu khó đọc sách 1 năm rồi tham gia khoa thi hương năm Mậu Ngọ niên hiệu Hoằng Trị (1498) ở phủ Ứng Thiên (Nam Kinh) và đã đỗ Giải Nguyên (đứng đầu khoa). Vì vậy trong rất nhiều ấn chương của Đường Dần còn có ấn: “Nam Kinh Giải Nguyên”. Lúc này, danh tiếng của Đường Dần đã rất cao, quan chủ khảo kỳ thi năm ấy ở Nam Kinh là Lương Trữ sau khi xem văn của ông đã thốt lên: “Kẽ sĩ có kẻ kỳ tài như vậy sao? Giải nguyên thực đáng lắm!” đồng thời giới thiệu ông lên Trình Mẫn Chính là quan chủ khảo kỳ thi hội 2 năm sau.
Tuy nhiên từ trước đó, Đường Dần đã quen biết các bậc đại nho ở đất Ngô như: Văn Lâm (cha của Văn Trưng Minh), Vương Ngao, Nghê Nhạc, Ngô Khoan … và rất được coi trọng trên văn đàn.
http://home.thuhoavietnam.com/wp-content/uploads/2009/03/duong-dan2-450x238.jpg
Mặc trúc – phiến diện
Nhưng trong kỳ thi hội 2 năm sau, Đường Dần không may gặp liên lụy trong chuyện Hoa Sưởng vu cáo quan chủ khảo Trình Mẫn Chính, rằng Mẫn Chính tiết lộ đề cho một số người trong đó có Đường Dần. Tuy cuối cùng triều đình xét ra ông không liên quan, nhưng kể từ đó Đường Dần chán ghét và từ bỏ con đường sĩ hoạn, chỉ đi du ngoạn các danh sơn ở Giang Nam và Hoa Trung.
Năm Chính Đức thứ 4 (1509), Đường Dần dựng cư thất trên đất vườn cũ của Chương Trang Giản đời Tống ở bắc thành Tô Châu gọi là Đào Hoa Ổ, và bắt đầu cho ra đời một lượng lớn các tác phẩm nổi trội. Tranh nhân vật họa của ông chủ yếu miêu tả các câu chuyện lịch sử và cuộc sống của sĩ nữ (quan lại và mỹ nữ) xưa nay. Trong tranh của Đường Dần còn có ấn chương: “Giang Nam Đệ Nhất Phong Lưu Tài Tử” nên về sau người đời lưu truyền gọi ông là “Phong lưu tài tử” là “Phong lưu họa gia” …
Năm Chính Đức thứ 9 (1514) ông làm mạc khánh trong phủ Ninh vương Chu Thần Hào ở Nam Xương – Giang Tây, Đường Dần phát hiện ra Ninh vương có mưu đồ phản nghịch, không muốn tham gia cùng, nên Đường Dần đã uống rượu giả điên, ép kỹ nữ phải khỏa thân, buộc Ninh vương phải thả cho ông về Tô Châu.
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/KhanTuyenThinhPhongdo.jpg
Khán Tuyền Thính Phong đồ
(Chuyện: “Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” chính là dựa trên bối cảnh này). Ngày 2 tháng 12 năm Gia Tĩnh thứ 2 (tức 18/01/1524) ông qua đời, an táng ở phía bắc Đào Hoa Ổ, ông chỉ để lại 1 người con gái.
Đường Dần nổi tiếng ở tranh Sơn thuỷ và Nhân vật (đặc biệt là thể loại tranh Xuân Cung), tranh Hoa điểu cũng rất tuyệt, ông để lại nhiều danh tác tranh sơn thủy như:Sơn Lộ Tùng Thanh đồ; Khán Tuyền Thính Phong đồ, Kỵ Lư Quy Tứ đồ; Khâu Lâm Độc Bộ đồ …
Một số tác phẩm của Đường Dần:
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/sonlotungthanhdo.jpg
Sơn Lộ Tùng Thanh đồ
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/KhanTuyenThinhPhongdo.jpg
Khán Tuyền Thính Phong đồ
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/Tuyetsnhnhl.jpg
Tuyết Sơn Hành Lữ đố
mấy bức phiến nữa của nhân vật này:
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/giang-tham-thao-cac.jpg
Giang thâm thảo các
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/hau-khe-do.jpg
Hậu khê đồ
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/mac-truc.jpg
Mặc trúc
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/mau-don.jpg
Mẫu đơn
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/tieu-kieu-luu-thuy.jpg
Tiểu kiều lưu thủy
http://i12.photobucket.com/albums/a235/xuannhuy/Quoc%20Hoa%20Trung%20Hoa/duongbaho/tung-am-cao-sy.jpg
Tùng âm cao sỹ
Mấy bức tranh Hoa Điểu của Đường Dần:
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/HoangKimBoDia.jpg
Hoàng Kim Bố Địa (hoa mai)
Hoàng kim bố địa Phạn vương gia;
Bạch ngọc thành lâm lạp hậu hoa.
Đối tửu bất phương hoàn lộng mặc;
Nhất chi thanh ảnh tả hoành tà.
(...) tự khán mai hoạ Vương thiếu phó vận. Ngô quận - Đường Dần
http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/KhTaCDc.jpg http://i141.photobucket.com/albums/r51/zhouhaitang/Hoaiu.jpg
Khô Ta Cù Dục
Bỉ hà lục lục ngã hà nhàn
Biệt nhân tiếu ngã thái cuồng điên
Ngã tiếu tha nhân khán bất xuyên
Bất kiến Ngũ Lăng hào kiệt mộ
Vô hoa vô tửu sử tác điền.