luunhuhoa
19-03-2011, 05:30 PM
http://images.yume.vn/blog/200906/07/13493621244369264.jpg
Nghệ thuật xếp giấy ( origami ) là 1 trong những nét đẹp văn hóa đặc thù của người Nhật Bản. Chỉ với 1 tờ giấy vuông với 4 cạnh bằng nhau nhưng người Nhật đã tạo ra được vô số tác phẩm nghệ thuật độc đáo làm cho không ít người phải trầm trồ khen ngợi. Tuy nhiên, trong tất cả tác phẩm đó, xếp hạc là được phổ biến nhất và được nhiều nước trên thế giới đón nhận nhất.
Theo truyền thuyết kể lại , nếu ai đó tự mình xếp được 1000 con hạc giấy hoặc được ai đó xếp cho mình 1000 con hạc giấy thì điều ước, điều mong muốn của họ sẽ thành hiện thực.
Việc điều ước đó có thể thành hiện thực hay không thì không ai dám chắc. Tuy nhiên, tại Nhật Bản sau đệ nhị thế chiến đã có 1 câu chuyện cảm động có thật liên quan đến việc xếp 1000 con hạc giấy này, mời các bạn cùng đọc.
Đó là 1 câu chuyện kể về 1 bé gái 12 tuổi tên Sadako Sasaki, sinh ngày 7 tháng 1 năm 1943 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Cô bé sinh ra đúng vào khoảng thời gian mà quân Nhật đang tham chiến vào cuộc chiến tranh Thế Giới lần thứ 2 và ngày 6 tháng 8 năm 1945, khi Sadako gần tròn 2 tuổi rưỡi thì Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Lúc này cô bé đang sống cách trung tâm vụ nổ 1,7km , Sadako bị sức ép công phá của quả bom hất văng ra khỏi nhà và bị thương nhẹ.
Hai năm sau chiến tranh, 1947, cuộc sống của Nhật Bản bắt đầu trở lại bình thường và bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ làm cho cả thế giới ngạc nhiên , sửng sốt trong thời điểm đó và cả tận ngày nay. Sadako lớn lên khỏe mạnh bình thường, cô bé trở thành thành viên của đội tuyển chạy tiếp sức của trường, kỉ lục cô bé đạt được là có thể chạy 50m chỉ với thời gian 7,5 giây. Cô bé có 1 ước mơ là lớn lên sẽ trở thành giáo viên thể dục.
Cuộc sống tưởng chừng như êm đẹp cho đến năm 1954 khi cô bé gần tròn 11 tuổi, bỗng trên mặt, cổ và tai cô bé bị nổi hạch và các khối u kì lạ. Năm 1955, khi cô bé vừa tròn 12 tuổi, đang khi tập luyện chuẩn bị cho 1 cuộc thi lớn cô bé bỗng dưng cảm thấy chóng mặt và ngã trên đường đua. Cô bé được đưa đến bệnh viện và kết quả lạ cô bị bệnh bạch cầu ác tính hay còn được biết đến với cái tên khác là ung thư máu / bệnh máu trắng. Bác sĩ chẩn đoán cô bé chỉ còn có thể sống thêm được 1 năm nữa.
Một người bạn của Sadako kể lại cho cô bé nghe về truyền thuyết : ai gấp được 1000 con hạc hay nhận được 1000 con hạc thì 1 điều ước nguyện sẽ thành hiện thực. Ngày 3/8/1955, Sadako nhận được 1000 con hạc do người dân Nagoya xếp tặng cô kèm theo nhiều lời chúc cho cô lành bệnh. Thế nhưng , Sadako lại muốn tự tay mình xếp 1000 con hạc với ước mong mau chóng được quay lại đường đua.
Vào thời bấy giờ, giấy vẫn còn là 1 thứ gì đó xa xỉ , đắt tiền chứ chưa nói gì đến giấy chuyên dụng để xếp origami như bây giờ, nên cô bé đã sử dụng giấy trên bao thuốc, hộp thuốc hay bất kỳ tờ giấy nào cô bé có được để xếp hạc. Mặc cho cơn đau bệnh tật vò xé, cô bé vẫn tiếp tục kiên trì xếp hết con hạc này đến con hạc khác. Cuối cùng thì bệnh từng của cô bé trở nặng và không thể đi lại cử động được nữa, số hạc cô bé xếp được dừng lại ở con số 644. Ngày 25/10/1955, sau 8 tháng nằm viện, cô bé Sadako bé bỏng đã lìa trần.
Sau khi Sadako lìa trần , phong trào phản đối vũ khí hạt nhân diễn ra trên khắp nước Nhật và lan rộng trên toàn thế giới. Ngày 5/5/1958, tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako tay cầm giơ cao hạc giấy đứng trên quả bom nguyên tử đặt tại trung tâm công viên Hòa Bình thành phố Hiroshima. Sadako đã trở thành biểu tượng cho khác vọng sống , nghị lực , hòa bình và hy vọng. Hàng ngày có hàng ngàn hàng vạn con hạc giấy đã được gấp và gửi về đặt dưới chân tượng Sadako, thể hiện khác vọng hòa bình của dân tộc trên toàn thế giới , đúng như dòng chữ được khác dưới chân tượng đài : “Chúng tôi có 1 ước nguyện tha thiết là 1 nền hòa bình trên trái đất thân yêu”.
Theo
http://chodua.com/blog_detail.asp?id=21933&page=1
Nghệ thuật xếp giấy ( origami ) là 1 trong những nét đẹp văn hóa đặc thù của người Nhật Bản. Chỉ với 1 tờ giấy vuông với 4 cạnh bằng nhau nhưng người Nhật đã tạo ra được vô số tác phẩm nghệ thuật độc đáo làm cho không ít người phải trầm trồ khen ngợi. Tuy nhiên, trong tất cả tác phẩm đó, xếp hạc là được phổ biến nhất và được nhiều nước trên thế giới đón nhận nhất.
Theo truyền thuyết kể lại , nếu ai đó tự mình xếp được 1000 con hạc giấy hoặc được ai đó xếp cho mình 1000 con hạc giấy thì điều ước, điều mong muốn của họ sẽ thành hiện thực.
Việc điều ước đó có thể thành hiện thực hay không thì không ai dám chắc. Tuy nhiên, tại Nhật Bản sau đệ nhị thế chiến đã có 1 câu chuyện cảm động có thật liên quan đến việc xếp 1000 con hạc giấy này, mời các bạn cùng đọc.
Đó là 1 câu chuyện kể về 1 bé gái 12 tuổi tên Sadako Sasaki, sinh ngày 7 tháng 1 năm 1943 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Cô bé sinh ra đúng vào khoảng thời gian mà quân Nhật đang tham chiến vào cuộc chiến tranh Thế Giới lần thứ 2 và ngày 6 tháng 8 năm 1945, khi Sadako gần tròn 2 tuổi rưỡi thì Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Lúc này cô bé đang sống cách trung tâm vụ nổ 1,7km , Sadako bị sức ép công phá của quả bom hất văng ra khỏi nhà và bị thương nhẹ.
Hai năm sau chiến tranh, 1947, cuộc sống của Nhật Bản bắt đầu trở lại bình thường và bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ làm cho cả thế giới ngạc nhiên , sửng sốt trong thời điểm đó và cả tận ngày nay. Sadako lớn lên khỏe mạnh bình thường, cô bé trở thành thành viên của đội tuyển chạy tiếp sức của trường, kỉ lục cô bé đạt được là có thể chạy 50m chỉ với thời gian 7,5 giây. Cô bé có 1 ước mơ là lớn lên sẽ trở thành giáo viên thể dục.
Cuộc sống tưởng chừng như êm đẹp cho đến năm 1954 khi cô bé gần tròn 11 tuổi, bỗng trên mặt, cổ và tai cô bé bị nổi hạch và các khối u kì lạ. Năm 1955, khi cô bé vừa tròn 12 tuổi, đang khi tập luyện chuẩn bị cho 1 cuộc thi lớn cô bé bỗng dưng cảm thấy chóng mặt và ngã trên đường đua. Cô bé được đưa đến bệnh viện và kết quả lạ cô bị bệnh bạch cầu ác tính hay còn được biết đến với cái tên khác là ung thư máu / bệnh máu trắng. Bác sĩ chẩn đoán cô bé chỉ còn có thể sống thêm được 1 năm nữa.
Một người bạn của Sadako kể lại cho cô bé nghe về truyền thuyết : ai gấp được 1000 con hạc hay nhận được 1000 con hạc thì 1 điều ước nguyện sẽ thành hiện thực. Ngày 3/8/1955, Sadako nhận được 1000 con hạc do người dân Nagoya xếp tặng cô kèm theo nhiều lời chúc cho cô lành bệnh. Thế nhưng , Sadako lại muốn tự tay mình xếp 1000 con hạc với ước mong mau chóng được quay lại đường đua.
Vào thời bấy giờ, giấy vẫn còn là 1 thứ gì đó xa xỉ , đắt tiền chứ chưa nói gì đến giấy chuyên dụng để xếp origami như bây giờ, nên cô bé đã sử dụng giấy trên bao thuốc, hộp thuốc hay bất kỳ tờ giấy nào cô bé có được để xếp hạc. Mặc cho cơn đau bệnh tật vò xé, cô bé vẫn tiếp tục kiên trì xếp hết con hạc này đến con hạc khác. Cuối cùng thì bệnh từng của cô bé trở nặng và không thể đi lại cử động được nữa, số hạc cô bé xếp được dừng lại ở con số 644. Ngày 25/10/1955, sau 8 tháng nằm viện, cô bé Sadako bé bỏng đã lìa trần.
Sau khi Sadako lìa trần , phong trào phản đối vũ khí hạt nhân diễn ra trên khắp nước Nhật và lan rộng trên toàn thế giới. Ngày 5/5/1958, tượng đài với biểu tượng cô bé Sadako tay cầm giơ cao hạc giấy đứng trên quả bom nguyên tử đặt tại trung tâm công viên Hòa Bình thành phố Hiroshima. Sadako đã trở thành biểu tượng cho khác vọng sống , nghị lực , hòa bình và hy vọng. Hàng ngày có hàng ngàn hàng vạn con hạc giấy đã được gấp và gửi về đặt dưới chân tượng Sadako, thể hiện khác vọng hòa bình của dân tộc trên toàn thế giới , đúng như dòng chữ được khác dưới chân tượng đài : “Chúng tôi có 1 ước nguyện tha thiết là 1 nền hòa bình trên trái đất thân yêu”.
Theo
http://chodua.com/blog_detail.asp?id=21933&page=1