PDA

View Full Version : Suy nghĩ của một 9x về việc học hiện nay



l.chloe
20-10-2010, 12:18 AM
Tôi chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi.

Học để làm gì? Nhiều lúc ngồi mà ngẫm câu hỏi đó thấy thật buồn. Tôi là một người ở thế hệ 9x, cái thế hệ mà nhiều người bảo là quan trọng đối với tương lai của đất nước.

Chúng tôi là những người đầu tiên trải qua chương trình cải cách của Bộ GDĐT. Việc học của tôi ở mức khá giỏi nhưng từ khi bắt đầu lên lớp 12, mọi chuyện trở nên khác đi. Trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện một suy nghĩ, tôi tự hỏi: “Học để làm gì? Phải chăng để trở thành một nhà bác học? Hay là học theo đúng nghĩa của nó là để hiểu, để biết và quan trọng nhất là để sống?”.

Ở trường, thầy cô bảo phải học, học và phải... học hết sức để mà thi rồi lấy cái bằng ĐH ra trường là ổn. Về nhà, bố mẹ bảo phải cố gắng học, học… thật nhiều vào để đạt điểm cao trong các kì thi và đặc biệt là kì thi ĐH. Tôi cảm thấy thật sự chán nản, không phải vì tôi không thể học giỏi nhưng đơn giản là vì tôi không thích “học để thành một bác học”.

Tôi chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi. Có bao giờ các bạn tự hỏi những mớ kiến thức mà các bạn học ở trường nào là toán, lý, hóa, những tính toán thật sự cao cấp sẽ được xài bao nhiêu % vào cuộc đời bạn? Tôi không nói không cần phải học những thứ đó. Ừ thì vẫn học nhưng có cần đặt nặng quá không? Hay là chỉ cần học để hiểu biết thêm, còn ai đam mê muốn chuyên sâu hơn thì có thể đào tạo nâng cao cho họ.


Học là phải có đam mê, ai đam mê và yêu thích ngành gì thì đào tạo chuyên sâu về ngành đó, có nhất thiết phải ôm đồm đủ loại kiến thức như thế không? Tôi lấy một ví dụ, tôi thích học công nghệ thông tin, thế thì môn tôi cần đào tạo chuyên sâu là toán và tin. Thế nhưng, ngay từ những năm phổ thông, để đeo đuổi cái giấc mơ của mình tôi phải học nào là Lý, Hóa nặng nề và đặt nặng thi cử các môn này. Tôi tự hỏi sau này ra đời tôi làm gì với cái mớ kiến thức Hóa, Lý mà tôi buộc phải học thật nặng nề đấy? Hay là để nó phai theo thời gian và chỉ còn nhớ đến những điều cơ bản nhất.

Tôi đảm bảo hơn 2/3 các doanh nhân, bác sĩ,… hiện nay nếu bạn hỏi họ về những kiến thức từng học, họ nhớ được bao nhiêu? Xin thưa không nhớ gì cả, nhưng khi bạn hỏi về chuyên môn họ sẽ đáp răm rắp. Đơn giản là vì đối với họ, những gì đã học qua rồi cũng sẽ quên, cái gì gắn liền với cuộc sống hàng ngày với họ thì mới nhớ mãi được. Tương tự, tôi có một vài người bạn học ĐH, nếu như tôi đến và hỏi họ về các kiến thức phổ thông, họ cũng chẳng nhớ được quá 50% (trừ trường hợp làm gia sư) mặc dù mới học đây.

Thế tôi tự hỏi có phải ngay từ đầu nên giáo dục định hướng trước hay là ôm đồm quá nhiều khiến mọi thứ trở nên quá nặng nề? Tôi hiểu các bác, các chú đi trước đều muốn chúng tôi có thể đuổi kịp thế giới nên cái gì cũng ôm đồm cho lớp trẻ chúng tôi, nhưng nếu cứ thế này, tôi thấy chỉ thụt lùi mà thôi. Các anh chị đi trước mà tôi biết đã tốt nghiệp ĐH, khi ra trường họ rất vất vả vì những gì họ được học ở trường khác quá xa thực tế mặc dù có thể họ học rất giỏi. Thế giới thì ngày một thay đổi còn những gì họ học thì mãi chỉ nằm trên trang sách mà thôi.

Tôi không nói là không học mà tôi muốn nói ở đây là sẽ học để hiểu, để biết và để sống chứ có cần đặt quá nặng nề như hình thức thi cử tất cả các môn đã học như hiện nay không?

Những bạn bảo tôi là cứ học hết đi! Thế tôi hỏi bạn sẽ nhớ được bao nhiêu thứ mà bạn buộc phải nhét vào đầu khi đi thi để vận dụng lại khi mà bạn không làm nghề liên qua đến nó.

Hãy thử đi hỏi những người thành công và giàu có trên thế giới này xem cái gì khiến họ thành công như vậy, phải chăng là học tập ở trường? Thưa không, kinh nghiệm trường đời đã dạy họ những gì mà trường học không dạy. Đó mới là cốt yếu, tôi luôn có một ao ước là hãy dạy chúng tôi những gì cần thiết hơn để đối mặt với thực tế kia.

Tôi nghe một người thầy đã từng trải của tôi nói rằng, ngày xưa khi thầy gặp một người bạn và nói là học ĐH. Người đó nói với thầy rằng: "Học ĐH à? Học ĐH cũng chỉ để làm mướn mà thôi". Tôi nghe mà cảm thấy xấu hổ. Chúng ta ngày nay học quá nhiều nhưng một sự thật phũ phàng là ta chẳng bằng ai.

Nhiều người bảo là phải học thật giỏi thì mới có nhiều tiền. Tôi thì nghĩ khác. Anh "học" giỏi không có nghĩa là anh có tài năng, tôi "học" không giỏi (chứ không phải là học dở) nhưng tôi là người có tài năng. Vì tài năng là cái có thể phát huy ra cuộc sống, còn anh chỉ học giỏi lý thuyết thôi.

Và chính vì những kẻ luôn cho rằng mình hiểu được câu hỏi học để làm gì nên có những môn học chỉ có 1 tiết và đọc chép bài. Ô hay chúng ta đang dạy một thế hệ của đất nước bằng cách đọc chép đấy!

Khi chia sẻ những điều này, tôi đang mong chờ một cuộc nói chuyện thật thằng thắn về cái vấn đề của cả thế hệ chúng tôi.

p.s : mình thấy bài khá hay và có vẻ gây tranh cãi nên cop từ mương 14 sang đây, chứ k phải tự viết đâu nhé :stupid:

Sandara_park
20-10-2010, 12:23 AM
cậu có phải Văn Khánh Linh ko nhỉ?@I.chloe::grin::grin::grin::grin::grin:

[C2]H0angHa
20-10-2010, 12:38 AM
ko có nỗi khổ nào bằng chuyện học hànhhttp://host.chuyenhvt.net/chatbox/emo/meotrang/042.gif
bao nhiêu thứ phải lo nghĩ http://host.chuyenhvt.net/chatbox/emo/meotrang/031.gif

luunhuhoa
02-11-2010, 07:16 PM
Mình thấy bài viết này khá lâu nhưng vẫn chưa thấy ai phản hồi gì cả,nhất là 1 số thầy cô trẻ của trường mình thi thoảng vẫn hay vào forum.
Hồi mình là học sinh 12,áp lực thi cử nặng nề cũng hay băn khoăn học nhiều thế này có được cái gì không ? Lúc đó,mình cũng muốn có 1 thầy cô có thể trả lời tận tình hơn là lời "dỗ trẻ con" học đi,học đi kưng ... :))

Để cùng trả lời câu hỏi này,trước hết mình xin tóm tắt lại 1 số luận điểm ở bài viết trên.

- Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi.
- Học là phải có đam mê,không ai đam mê tất cả nên ko phải học đủ loại như thế.
=> hệ quả: giáo dục cần "định hướng"
- Những người thành công và giàu có học từ cuộc sống hơn là từ nhà trường.
- Học giỏi >< Tài Năng
- "chính vì những kẻ luôn cho rằng mình hiểu được câu hỏi học để làm gì nên có những môn học chỉ có 1 tiết và đọc chép bài . :hamarneh::hamarneh: cái này tối nghĩa.
....
(to be cont.)

luunhuhoa
02-11-2010, 10:12 PM
Định viết để trả lời từng luận điểm 1 nhưng thấy khô quá nên cứ freestyle nghĩ gì viết nấy vậy...

Theo tôi hiểu ý bài viết trên nghĩa là việc học phổ thông giống như việc người ta vứt bạn vào 1 cái hộp,rồi làm cho bạn tin rằng,rằng mình là học sinh, việc quan trọng nhất của mình là học, nghĩa là ở trường các bạn học, về nhà cũng vẫn là học sinh nên vẫn phải học.Ví dụ như: " Các em là học sinh một trường chuyên nên phải ..."
Theo tôi,thực ra các bạn chẳng phải là "gì" cả.Ở trường bạn là học sinh,bạn chấp hành nội quy. Ngoài thời gian ở trường,bạn là bản thân bạn,hoàn toàn có thể là cái gì đó khác hai chữ "học sinh" cũng giống như một nhạc sĩ nhưng kiếm sống bằng nghề bồi bàn.Tôi đồng ý rằng bạn học ở trường ABC đi chăng nữa thì bạn cũng không phải có nghĩa vụ phải nghĩ rằng học ở đó là điều quan trọng nhất đối với bạn. [1]


Anh "học" giỏi không có nghĩa là anh có tài năng, tôi "học" không giỏi (chứ không phải là học dở) nhưng tôi là người có tài năng. Phản đề khá thú vị nhưng dễ gây hiểu nhầm.Nó không chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa những người học vì điểm và những người "có tài". Tôi không tin các kỹ năng đối mặt với cuộc sống mà bạn nói (mà có nhiều người hiểu như social skill) đóng một vai trò đáng kể để phân biệt giữa người có tài năng và không ? Tôi không tin Ngô Bảo Châu có thể làm quen với người lạ nhanh hơn 1 số bạn ở đây. Hay 1 ví dụ đỡ cực đoan hơn,như Zuckerberg người sáng lập của facebook,tôi không nghĩ anh ta thuộc type người có thể nói trước đám đông giỏi như Obama.

Sự khác nhau cơ bản ở đây là một bên có niềm đam mê để theo đuổi,còn một bên thì không. Chính vì tình yêu quá lớn,họ giành thời gian để trả lời những câu hỏi họ tự đặt ra hơn là học để trả lời đúng những câu hỏi của người khác. Hệ quả là,một trong số họ học dở 1 số môn,và thậm chí bị đá khỏi trường như trường hợp của Zuckerberg. Tóm lại sự khác nhau ở đây là giữa "học và yêu",người có tài hi sinh học để chọn "yêu". :hamarneh:

Vậy làm thế nào để tìm được niềm đam mê ? Không gì khác là phải làm việc nghiêm túc,dấn thân hết mình,nếu học cái gì cũng hời hợt chỉ để trả bài,giỏi cũng được,không giỏi cũng chẳng sao thì bao giờ mới tìm được niềm đam mê. Nhiều bạn trẻ có tôi và các bạn không thiếu những nghề nghiệp mơ ước nhưng lại thiếu thực tế về nghề nghiệp ấy. Cứ cho rằng nghề A cần kỹ năng B,không cần kỹ năng C mà không biết rằng,thực ra cái nghề nghiệp ước mơ mà bạn hình dung qua phim ảnh ấy khác xa ngoài thực tế. Không biết rằng,những nghề nghiệp thú vị thực sự với bạn lại chưa ra đời,hoặc nếu bạn biết thêm kỹ năng C,bạn sẽ đến với công việc tuyệt vời hơn. Bạn có ước mơ nhưng thiếu đam mê,bạn có người tình trong mộng nhưng không có tình yêu. Để tìm niềm đam mê thực sự,không gì khác là phải học nghiêm túc từng thứ một.Nếu bạn không chân thành thực sự trong từng mối quan hệ bạn bè,làm sao tìm được người đồng cảmTức là học nghiêm túc là phải yêu hết mình. :grin:

Học là phải có đam mê, ai đam mê và yêu thích ngành gì thì đào tạo chuyên sâu về ngành đó, có nhất thiết phải ôm đồm đủ loại kiến thức như thế không ?

Thực ra,với tôi,đam mê là 1 từ không thích hợp lắm với việc học ở phổ thông.
Theo tôi,từ thích hợp hơn là "tò mò".Đó là cái bạn cần để ham thích và tìm hiểu một môn học.Đam mê một thứ quá sớm có hai mặt,một mặt việc bạn sớm tìm hiểu 1 lĩnh vực cho phép bạn có nhiều cơ hội tiến đến dòng chảy chính của lĩnh vực đó sớm hơn,nghĩa là thành chuyên gia trong lĩnh vực đó;mặt khác, bạn có thể tìm hiểu theo sai hướng nếu không có người dẫn dắt và sẽ vấp phải những thất bại đầu tiên. Các cuốn sách khi nói về đam mê đều khuyên bạn "Đừng từ bỏ ước mơ". Theo tôi,câu đúng hơn chỉ nên là "đừng từ bỏ",vì những ước mơ thời trẻ thường hão huyền và viển vông, khi người đó chưa hiểu chính cái mình mơ ước và cả chính bản thân mình. Không nên nhìn 1 ước mơ như là 1 thứ cứng nhắc mình phải hướng đến ngay cả khi biết nó không phù hợp với mình. Cụm từ "đừng từ bỏ" chỉ có hàm ý là đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân.Bài học rút ra là,thay vì quá chú trọng học 1 thứ bạn thích thú,hãy "ôm đồm" cả những thứ sẽ mở rộng sự lựa chọn cho bạn nữa. (Đấy là lý do tại sao nhiều người học TA) hay nôm na là thay vì sa vào vòng tay của 1 anh chàng (cô nàng) nào đó quá nhanh,việc kết giao với nhiều bạn bè là điều đáng làm hơn khi còn trẻ. :shy:

Thực ra lúc đầu khi nghe tiêu đề 9x suy nghĩ,tôi đã kỳ vọng một điều gì mới mẻ hơn những gì chúng tôi nghĩ trước kia: Cũng vẫn là học những thứ cần thiết để đối mặt với thực tế,sách vở là lý thuyết suông,học cái gì để kiếm được nhiều tiền ... Nhiều thứ cần thiết để đối mặt với thực tế lại chẳng đẹp đẽ như các bạn nghĩ đâu.Những thứ đẹp nhất vẫn nằm ở trái tim các bạn,những gì thú vị nhất còn chờ trí tưởng tượng của các bạn lên tiếng. Xã hội mà bạn đang nhìn như 1 bức tranh ghép hình mà mỗi người là 1 mảnh ghép,có một vài miếng khớp với nhau, nhưng nhìn tổng thể bức tranh vẫn còn thủng lỗ chỗ. Bạn là một mảnh ghép mới,đừng cố gọt dũa mình nhiều quá để có thể lắp vào 1 vị trí nào đó ngoài đường biên. Chúng tôi mong chờ,một miếng ghép mà khi nhìn thấy bạn,thượng đế phải đập bức tranh cũ đi và xếp lại.Bạn là miếng ghép che đi lỗ hổng ở trung tâm bức tranh đó. Nếu có một sự "khôn ngoan" nào khiến cho bạn lười biếng,và mất niềm tin, thì hãy cứ làm kẻ khờ dại vô tư còn hơn.

Thần tượng của tôi là Steve Jobs, không phải vì ông là 1 trong những CEO giàu có nhất,thành công nhất,không phải vì là 1 sinh viên bỏ học tự vươn lên rồi thành người nổi tiếng. Đó là bởi vì ông là người sáng lập ra Pixar nơi chắp cánh cho trí tưởng tượng con người.Ông cũng là người đã chứng minh rằng,những sản phẩm công nghệ cũng có thể giàu tính nghệ thuật đến thế. Theo tôi Jobs cũng chưa bao giờ học đúng được cái ngành mà ra trường không vất vả,ngồi mát quạt bằng tiền đô như nhiều bạn mong ước. Một cuộc sống sung sướng an nhàn và giá trị của bản thân chìm nghỉm trong nhiều người.Thế thì hãy làm theo lời khuyên của Jobs mà sống đói rách và dại khờ (http://saga.vn/Doanhnhan/Guongmatdoanhnhan/481.saga)còn hơn.

[1] Ở đây có 1 câu chuyện của 1 thanh niên 8x,tôi nghĩ các bạn 9x sẽ học được nhiều điều.
http://www2.vietnamnet.vn/giaoduc/2009/08/863772/
http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2009/08/863957/