marheaven371
13-10-2010, 11:45 PM
“Tụi em đã mồ côi cha rồi, nếu như không may phải lìa xa mẹ nữa thì không biết mấy anh em sẽ thế nào liệu có đứng vững và đi tiếp con đường học hành của mình không?” Khanh run run nói.
Cha mất cách nay 6 năm, mẹ mang căn bệnh suy thận mãn tính và phải chạy thận suốt 3 năm nay. Mặc dù sống trong cảnh thiếu cha và túng quẫn, nhưng 7 anh em đều không xao lãng việc học hành. Trong hoàn cảnh như thế 3 anh em Bùi Tuấn Khanh, Bùi Ngọc Quynh, Bùi Văn Canh lần lượt đỗ vào trường ĐH Y Dược Cần Thơ qua các kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2008, 2009 và 2010.
Hiện 3 anh em của Khanh đang trọ tại số nhà: 26/3 hẻm 216 đường 3/2, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Thời gian để học bài là khi cơn đau không hành hạ me!
Gặp Khanh ở buổi lễ vinh danh “Tiền Trạng nguyên Tây Đô” và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Chúng tôi tìm đến địa chỉ “216/26/3 đường 3/2” - nơi 3 anh em của Khanh đang ở trọ. Khanh vừa hớt hải nói: “Đúng ra em về nãy giờ, nhưng trên đường về tạt qua chợ mua ít đồ ăn về nấu cơm trưa luôn, ăn ngoài đắt tiền lắm và cơm không đủ no”.
Sau giờ học buổi sáng cả 3 anh em vào bếp để lo bữa cơm trưa (chủ yếu là rau ) rồi ăn qua loa rồi đến trường học tiếp.
Khanh tâm sự trong nước mắt: “Cha em phát bệnh năm 2004, mẹ em đã đưa cha đi chạy chữa khắp nơi, nhưng sau một năm điều trị căn bệnh ung thư phổi của cha vẫn không thuyên giảm và cuối năm đó cha em mất!”
Khanh ngừng giọng một chút rồi nói tiếp: “Không biết có phải vì quá đau buồn vì cha em mất hay tại lo cho tụi em ăn học mà mẹ đang khỏe mạnh thì năm 2007mẹ ngã bệnh. Mấy anh em đưa mẹ đến bệnh viện, bác sĩ cho biết, mẹ em bị suy thận mãn tính. Và cũng từ đó để kéo dài sự sống cho mẹ, mấy anh em đưa mẹ lên bệnh viện Quang Phổ 1 TPHCM để chạy thận cho mẹ đến nay”.
Nhà Khanh có 7 anh em nhưng phải sống 3 nơi khác nhau. Anh cả của Khanh là Bùi Anh Ngữ (vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm An Giang) người thứ 2 Bùi Thị Tường Vân (tốt nghiệp Trung cấp Dược) đang ở Sài Gòn để thay phiên nhau chăm sóc mẹ chạy thận ở Bệnh viện.
Ở Cần Thơ, 3 anh em “nhà bác sĩ” đang ở trọ để học. Ở quê thì 2 người em nữa là Bùi Ngọc Chinh - học lớp 11 trường THPT Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) và em út Bùi Thị Thiên Nhi – học lớp 10 cùng trường, do nhà cách trường hơn 15km nên cả hai em phải ở trọ để đi học.
Hỏi việc học hành của mấy anh em Khanh cho biết: “Sau khi tốt nghiệp 12, cũng là lúc mẹ phát bệnh nên em theo mẹ lên Sài Gòn để chăm sóc. Thời gian để ôn thi là khi cơn đau không hành hạ mẹ, thời gian ít nhưng em đã tập trung hết trí lực nên năm đó em đậu vào ngành Nha sĩ của trường ĐH Y Dược Cần Thơ với số điểm là 25,5 điểm”
Em kế Khanh là Bùi Ngọc Quynh – đang học ngành Y năm 2 của trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Quynh cho biết “bí quyết” để đậu ngành Y cũng là nhờ sách vỡ và kinh nghiệm của anh Khanh. Quynh cũng đỗ ngành Y của trường ĐH Y Dược Cần Thơ với số điểm 22,5. Bùi Văn Canh là em kế Quynh cũng là sinh viên năm thứ nhất khoa Y của trường Đại học y dược Cần Thơ.
Học vì di nguyện của cha, vơi nỗi đau của mẹ
“Mấy năm trước, nhà em có mấy công ruộng, nhưng khi cha bệnh mẹ em đã cầm cố mất 5 công để lấy tiền chữa bệnh cho cha. Mọi chuyện tưởng dừng ở đó, nhưng năm 2007, mẹ em đổ bệnh. Còn lại mấy công ruộng bọn em đã cầm cố nốt để lo chạy chữa cho mẹ, nhưng bao nhiêu cũng không đủ”, Khanh kể.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/10/11/hinh2.jpg
Mặc dù mồ côi cha, mẹ bệnh nặng nhưng 3 anh em “nhà bác sĩ” Khanh, Quynh, Canh vẫn học giỏi
Ông Phạm Ngọc Trác - Chủ tịch Hội Khuyến học Vĩnh Thạnh cho biết: “Dù cha mất, mẹ bệnh nan y nhưng mấy anh em Khanh chăm ngoan, học giỏi. Nghị lực của các cháu xứng đáng là tấm gương cho nhiều bạn trẻ học hỏi”.
Khi được hỏi động lực nào đã giúp 7 anh em quyết chí học tốt, Khanh nói: “Học cho thành người có ích là tâm nguyện của cha và khát khao của mẹ. Cha mẹ vất vả đủ bề cũng chỉ muốn 7 anh em học hành tới nơi tới chốn!”
Để có tiền ăn học và tiền để cho mẹ chạy thận, mỗi năm Khanh và Quynh phải vay ngân hàng chính sách xã hội 16 triệu đồng (mỗi người được vay 8 triệu). Các em dùng một nửa cho việc đóng học phí, nửa còn lại dành cho mẹ chạy thận.
Hiện tại mấy anh em đã cầm cố hết đất đai, tài sản nhưng vẫn còn nợ bà con, lối xóm 200 triệu đồng. Nhưng điều lo lắng nhất bây giờ là làm sao mỗi tháng kiếm được 6 triệu đồng để chạy thận cho mẹ.Vừa lo tiền ăn học, vừa lo trả nợ, vừa lo tiền chữa bệnh cho mẹ là gánh nặng quá sức của “anh em nhà bác sĩ”.
Khi chúng tôi ra về, cũng là lúc Khanh dắt chiếc xe đạp cà tàng ra để chạy đi tìm việc làm thêm cho 3 anh em.
Cha mất cách nay 6 năm, mẹ mang căn bệnh suy thận mãn tính và phải chạy thận suốt 3 năm nay. Mặc dù sống trong cảnh thiếu cha và túng quẫn, nhưng 7 anh em đều không xao lãng việc học hành. Trong hoàn cảnh như thế 3 anh em Bùi Tuấn Khanh, Bùi Ngọc Quynh, Bùi Văn Canh lần lượt đỗ vào trường ĐH Y Dược Cần Thơ qua các kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2008, 2009 và 2010.
Hiện 3 anh em của Khanh đang trọ tại số nhà: 26/3 hẻm 216 đường 3/2, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Thời gian để học bài là khi cơn đau không hành hạ me!
Gặp Khanh ở buổi lễ vinh danh “Tiền Trạng nguyên Tây Đô” và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Chúng tôi tìm đến địa chỉ “216/26/3 đường 3/2” - nơi 3 anh em của Khanh đang ở trọ. Khanh vừa hớt hải nói: “Đúng ra em về nãy giờ, nhưng trên đường về tạt qua chợ mua ít đồ ăn về nấu cơm trưa luôn, ăn ngoài đắt tiền lắm và cơm không đủ no”.
Sau giờ học buổi sáng cả 3 anh em vào bếp để lo bữa cơm trưa (chủ yếu là rau ) rồi ăn qua loa rồi đến trường học tiếp.
Khanh tâm sự trong nước mắt: “Cha em phát bệnh năm 2004, mẹ em đã đưa cha đi chạy chữa khắp nơi, nhưng sau một năm điều trị căn bệnh ung thư phổi của cha vẫn không thuyên giảm và cuối năm đó cha em mất!”
Khanh ngừng giọng một chút rồi nói tiếp: “Không biết có phải vì quá đau buồn vì cha em mất hay tại lo cho tụi em ăn học mà mẹ đang khỏe mạnh thì năm 2007mẹ ngã bệnh. Mấy anh em đưa mẹ đến bệnh viện, bác sĩ cho biết, mẹ em bị suy thận mãn tính. Và cũng từ đó để kéo dài sự sống cho mẹ, mấy anh em đưa mẹ lên bệnh viện Quang Phổ 1 TPHCM để chạy thận cho mẹ đến nay”.
Nhà Khanh có 7 anh em nhưng phải sống 3 nơi khác nhau. Anh cả của Khanh là Bùi Anh Ngữ (vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm An Giang) người thứ 2 Bùi Thị Tường Vân (tốt nghiệp Trung cấp Dược) đang ở Sài Gòn để thay phiên nhau chăm sóc mẹ chạy thận ở Bệnh viện.
Ở Cần Thơ, 3 anh em “nhà bác sĩ” đang ở trọ để học. Ở quê thì 2 người em nữa là Bùi Ngọc Chinh - học lớp 11 trường THPT Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) và em út Bùi Thị Thiên Nhi – học lớp 10 cùng trường, do nhà cách trường hơn 15km nên cả hai em phải ở trọ để đi học.
Hỏi việc học hành của mấy anh em Khanh cho biết: “Sau khi tốt nghiệp 12, cũng là lúc mẹ phát bệnh nên em theo mẹ lên Sài Gòn để chăm sóc. Thời gian để ôn thi là khi cơn đau không hành hạ mẹ, thời gian ít nhưng em đã tập trung hết trí lực nên năm đó em đậu vào ngành Nha sĩ của trường ĐH Y Dược Cần Thơ với số điểm là 25,5 điểm”
Em kế Khanh là Bùi Ngọc Quynh – đang học ngành Y năm 2 của trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Quynh cho biết “bí quyết” để đậu ngành Y cũng là nhờ sách vỡ và kinh nghiệm của anh Khanh. Quynh cũng đỗ ngành Y của trường ĐH Y Dược Cần Thơ với số điểm 22,5. Bùi Văn Canh là em kế Quynh cũng là sinh viên năm thứ nhất khoa Y của trường Đại học y dược Cần Thơ.
Học vì di nguyện của cha, vơi nỗi đau của mẹ
“Mấy năm trước, nhà em có mấy công ruộng, nhưng khi cha bệnh mẹ em đã cầm cố mất 5 công để lấy tiền chữa bệnh cho cha. Mọi chuyện tưởng dừng ở đó, nhưng năm 2007, mẹ em đổ bệnh. Còn lại mấy công ruộng bọn em đã cầm cố nốt để lo chạy chữa cho mẹ, nhưng bao nhiêu cũng không đủ”, Khanh kể.
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/10/11/hinh2.jpg
Mặc dù mồ côi cha, mẹ bệnh nặng nhưng 3 anh em “nhà bác sĩ” Khanh, Quynh, Canh vẫn học giỏi
Ông Phạm Ngọc Trác - Chủ tịch Hội Khuyến học Vĩnh Thạnh cho biết: “Dù cha mất, mẹ bệnh nan y nhưng mấy anh em Khanh chăm ngoan, học giỏi. Nghị lực của các cháu xứng đáng là tấm gương cho nhiều bạn trẻ học hỏi”.
Khi được hỏi động lực nào đã giúp 7 anh em quyết chí học tốt, Khanh nói: “Học cho thành người có ích là tâm nguyện của cha và khát khao của mẹ. Cha mẹ vất vả đủ bề cũng chỉ muốn 7 anh em học hành tới nơi tới chốn!”
Để có tiền ăn học và tiền để cho mẹ chạy thận, mỗi năm Khanh và Quynh phải vay ngân hàng chính sách xã hội 16 triệu đồng (mỗi người được vay 8 triệu). Các em dùng một nửa cho việc đóng học phí, nửa còn lại dành cho mẹ chạy thận.
Hiện tại mấy anh em đã cầm cố hết đất đai, tài sản nhưng vẫn còn nợ bà con, lối xóm 200 triệu đồng. Nhưng điều lo lắng nhất bây giờ là làm sao mỗi tháng kiếm được 6 triệu đồng để chạy thận cho mẹ.Vừa lo tiền ăn học, vừa lo trả nợ, vừa lo tiền chữa bệnh cho mẹ là gánh nặng quá sức của “anh em nhà bác sĩ”.
Khi chúng tôi ra về, cũng là lúc Khanh dắt chiếc xe đạp cà tàng ra để chạy đi tìm việc làm thêm cho 3 anh em.