luunhuhoa
17-03-2010, 11:02 PM
17/03/2010 11:07:07
http://www.svvn.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20100317/13.jpg
(SVVN)Buổi sáng ngày 8/3/2010, Hội đồng Chicago gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các chuyên gia kinh tế cao cấp của Việt Nam. Buổi chiều là cuộc gặp với một vài người Việt trẻ, trong đó có tôi, để xem giới trẻ nước ta hiện nay đang nghĩ gì và sống thế nào. Tôi là người trẻ nhất và vinh dự được nói đầu tiên.
Tự tin là một người Việt trẻ
Cách đây bốn tháng, có lẽ tôi đã bị khớp khi nói trước một cử tọa toàn những người nổi tiếng như thế này. Nhưng sau chuyến đi “Tàu thanh niên Đông Nam Á”, tôi đã thấy mình “lớn” hơn một chút, tôi cảm thấy tự nhiên để nói chuyện, nói đúng hơn là chia sẻ, với những người nghe toàn là những nhân vật “hoành tráng”.
Tôi kể về chính cuộc sống sinh viên của mình, kể về những tháng ngày lăn lộn tham gia hoạt động dự án với tổ chức “Sinh viên trong doanh nghiệp tự do” – SIFE FTU của tôi, những trải nghiệm đã giúp đỡ những người xung quanh tôi, và giúp chính bản thân tôi lớn lên, kể về góc nhìn của tôi về những thanh niên Việt đang tham gia tích cực vào hoạt động tình nguyện ra sao, làm cuộc sống của họ thú vị và ý nghĩa hơn thế nào, khi được là một phần không nhỏ bé, không ích kỉ, một phần biết suy nghĩ và hành động cho cộng đồng của mình.
Khán giả tỏ ra vô cùng hứng thú, với câu chuyện về những người trẻ của một đất nước đang trong giai đoạn chuyển đổi, nơi mà giá trị Đông – Tây đang giao thoa mạnh mẽ. Ông Louis Simpson, CEO phụ trách về đầu tư của tập đoàn bảo hiểm GEICO, đã hỏi về sự phân cách giàu nghèo ở một đất nước đang phát triển, và liệu những người trẻ đã làm gì với điều đó? Tôi tự hào kể về chính hoạt động ngoại khóa của mình, khi đã cùng đồng đội trong nhóm SIFE FTU giúp những công nhân nghèo khuyết tật trong một xưởng búp bê dân tộc bán được nhiều hàng hơn, giúp những nông dân ở vùng trung du Bắc Bộ tiếp cận với nguồn vốn vi mô để nuôi bò sữa.
Chúng tôi đã cùng họ bàn cách câu cá, chứ không tìm cách tặng họ những con cá to. Chúng tôi biết mình chỉ là một, trong vô vàn những nhóm hoạt động thanh niên, đang ngày ngày miệt mài trên cả nước, nỗ lực để hàn gắn khoảng cách giàu nghèo đang ngày một rộng ra tại Việt Nam.
http://www.svvn.vn/upload/20100317/l2.jpg
Lập nghiệp, tiến thân không cần dựa vào “nhất thân, nhì quen”
Bà Kimberly Querrey, Chủ tịch Querrey Enterprises, sau đó đã hỏi: “Và liệu rằng những thanh niên Việt Nam, ngày nay có còn mong muốn dựa vào quen biết, để tiến thân, lập nghiệp hay không?”
Tôi nhớ ngay đến cuốn sách “Sao không dám ước mơ?” đã đọc từ năm lớp 11. Cuốn sách có câu chuyện về anh Phạm Uyên Nguyên học giỏi, mạo hiểm, một mình đến Singapore, dám gõ cửa nhà Thủ tướng Lý Quang Diệu để xin học bổng học trường Nanyang, Singapore. Và sau này trở thành “Nguyên Vina Cap”, “luôn nỗ lực góp phần làm gia tăng lưu thông dòng tiền giữa công chúng và doanh nghiệp, để tạo ra giá trị gia tăng phát triển kinh tế Việt Nam...” như anh đã từng tâm nguyện.
Hay câu chuyện về anh Đặng Lê Nguyên Vũ, chàng trai từ vùng đất cao nguyên khó khăn, đã có những dự định lớn lao từ khi còn nhỏ tuổi, để sau này phát triển thương hiệu Trung Nguyên tôn vinh cà phê Việt. Đó là những tấm gương về những người Việt trẻ đáng tự hào, khi tự thân mình, không hề lo lắng, sợ hãi, mạnh mẽ tạo dựng sự nghiệp cho riêng mình, và cống hiến cho Tổ quốc. Những câu chuyện của họ đã được trân trọng, và lưu truyền, để đến thế hệ sau Phạm Uyên Nguyên và Đặng Lê Nguyên Vũ, càng có nhiều hơn những người trẻ 8X, 9X, đầy mạnh mẽ, quyết tâm, tự làm nên sự nghiệp của mình mà không còn trông chờ vào bố mẹ, họ hàng hay cơ chế.
Tôi đã kể với họ điều đó. Và đến cuối buổi, cựu Phó chủ tịch Merill Lynch khi bắt tay tôi đã nói rằng ông thực sự bị ấn tượng với những cá nhân như vậy. Họ thật sự là những người truyền lửa! Và ông biết rằng đất nước này sẽ còn phát triển thế nào, với những người truyền lửa như vậy.
Đi bộ vòng ngược lại đường Đinh Lễ (Hà Nội) để lấy xe, tôi sung sướng cầm trên tay món quà vừa được tặng – cuốn sách ảnh về Chicago. Những con người, những câu chuyện, về một miền đất xa xôi, lại nhen nhóm một ước vọng bay xa trong tôi….
Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu, một trong những tổ chức có thế lực và ảnh hưởng nhất Hoa Kỳ, vừa có chuyến thăm lần đầu tiên đến Đông Nam Á. Phần lớn trong số hơn 30 thành viên trong đoàn là các nhà lãnh đạo kỳ cựu thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng như bảo hiểm, tài chính, nghiên cứu khoa học, giáo dục, nghệ thuật, từ thiện, thể thao, trong đó có một số tỉ phú.
Mục đích chuyến thăm là tìm hiểu những đặc trưng và xu hướng ở khu vực này để xây dựng một chiến lược phù hợp nhất cho quan hệ của Mỹ với Đông Nam Á. Ngoài những cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các quốc gia trong khu vực, đoàn cũng có những buổi trao đổi với rất nhiều giới, trong đó có 90 phút với đại diện giới trẻ Việt Nam ở Hà Nội được đoàn đánh giá rất cao.
Nguyễn Thùy Linh, sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, là người trẻ nhất trong nhóm 5 người được chọn để giới thiệu về Việt Nam cho đoàn
Nguyễn Thuỳ Linh (Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội)
Theo SVVN
http://www.svvn.vn/vn/news/doisong/1834.svvn (http://chuyenhvt.net/forum/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fwww.svvn.vn%2Fvn%2 Fnews%2Fdoisong%2F1834.svvn%23)
http://www.svvn.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20100317/13.jpg
(SVVN)Buổi sáng ngày 8/3/2010, Hội đồng Chicago gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các chuyên gia kinh tế cao cấp của Việt Nam. Buổi chiều là cuộc gặp với một vài người Việt trẻ, trong đó có tôi, để xem giới trẻ nước ta hiện nay đang nghĩ gì và sống thế nào. Tôi là người trẻ nhất và vinh dự được nói đầu tiên.
Tự tin là một người Việt trẻ
Cách đây bốn tháng, có lẽ tôi đã bị khớp khi nói trước một cử tọa toàn những người nổi tiếng như thế này. Nhưng sau chuyến đi “Tàu thanh niên Đông Nam Á”, tôi đã thấy mình “lớn” hơn một chút, tôi cảm thấy tự nhiên để nói chuyện, nói đúng hơn là chia sẻ, với những người nghe toàn là những nhân vật “hoành tráng”.
Tôi kể về chính cuộc sống sinh viên của mình, kể về những tháng ngày lăn lộn tham gia hoạt động dự án với tổ chức “Sinh viên trong doanh nghiệp tự do” – SIFE FTU của tôi, những trải nghiệm đã giúp đỡ những người xung quanh tôi, và giúp chính bản thân tôi lớn lên, kể về góc nhìn của tôi về những thanh niên Việt đang tham gia tích cực vào hoạt động tình nguyện ra sao, làm cuộc sống của họ thú vị và ý nghĩa hơn thế nào, khi được là một phần không nhỏ bé, không ích kỉ, một phần biết suy nghĩ và hành động cho cộng đồng của mình.
Khán giả tỏ ra vô cùng hứng thú, với câu chuyện về những người trẻ của một đất nước đang trong giai đoạn chuyển đổi, nơi mà giá trị Đông – Tây đang giao thoa mạnh mẽ. Ông Louis Simpson, CEO phụ trách về đầu tư của tập đoàn bảo hiểm GEICO, đã hỏi về sự phân cách giàu nghèo ở một đất nước đang phát triển, và liệu những người trẻ đã làm gì với điều đó? Tôi tự hào kể về chính hoạt động ngoại khóa của mình, khi đã cùng đồng đội trong nhóm SIFE FTU giúp những công nhân nghèo khuyết tật trong một xưởng búp bê dân tộc bán được nhiều hàng hơn, giúp những nông dân ở vùng trung du Bắc Bộ tiếp cận với nguồn vốn vi mô để nuôi bò sữa.
Chúng tôi đã cùng họ bàn cách câu cá, chứ không tìm cách tặng họ những con cá to. Chúng tôi biết mình chỉ là một, trong vô vàn những nhóm hoạt động thanh niên, đang ngày ngày miệt mài trên cả nước, nỗ lực để hàn gắn khoảng cách giàu nghèo đang ngày một rộng ra tại Việt Nam.
http://www.svvn.vn/upload/20100317/l2.jpg
Lập nghiệp, tiến thân không cần dựa vào “nhất thân, nhì quen”
Bà Kimberly Querrey, Chủ tịch Querrey Enterprises, sau đó đã hỏi: “Và liệu rằng những thanh niên Việt Nam, ngày nay có còn mong muốn dựa vào quen biết, để tiến thân, lập nghiệp hay không?”
Tôi nhớ ngay đến cuốn sách “Sao không dám ước mơ?” đã đọc từ năm lớp 11. Cuốn sách có câu chuyện về anh Phạm Uyên Nguyên học giỏi, mạo hiểm, một mình đến Singapore, dám gõ cửa nhà Thủ tướng Lý Quang Diệu để xin học bổng học trường Nanyang, Singapore. Và sau này trở thành “Nguyên Vina Cap”, “luôn nỗ lực góp phần làm gia tăng lưu thông dòng tiền giữa công chúng và doanh nghiệp, để tạo ra giá trị gia tăng phát triển kinh tế Việt Nam...” như anh đã từng tâm nguyện.
Hay câu chuyện về anh Đặng Lê Nguyên Vũ, chàng trai từ vùng đất cao nguyên khó khăn, đã có những dự định lớn lao từ khi còn nhỏ tuổi, để sau này phát triển thương hiệu Trung Nguyên tôn vinh cà phê Việt. Đó là những tấm gương về những người Việt trẻ đáng tự hào, khi tự thân mình, không hề lo lắng, sợ hãi, mạnh mẽ tạo dựng sự nghiệp cho riêng mình, và cống hiến cho Tổ quốc. Những câu chuyện của họ đã được trân trọng, và lưu truyền, để đến thế hệ sau Phạm Uyên Nguyên và Đặng Lê Nguyên Vũ, càng có nhiều hơn những người trẻ 8X, 9X, đầy mạnh mẽ, quyết tâm, tự làm nên sự nghiệp của mình mà không còn trông chờ vào bố mẹ, họ hàng hay cơ chế.
Tôi đã kể với họ điều đó. Và đến cuối buổi, cựu Phó chủ tịch Merill Lynch khi bắt tay tôi đã nói rằng ông thực sự bị ấn tượng với những cá nhân như vậy. Họ thật sự là những người truyền lửa! Và ông biết rằng đất nước này sẽ còn phát triển thế nào, với những người truyền lửa như vậy.
Đi bộ vòng ngược lại đường Đinh Lễ (Hà Nội) để lấy xe, tôi sung sướng cầm trên tay món quà vừa được tặng – cuốn sách ảnh về Chicago. Những con người, những câu chuyện, về một miền đất xa xôi, lại nhen nhóm một ước vọng bay xa trong tôi….
Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu, một trong những tổ chức có thế lực và ảnh hưởng nhất Hoa Kỳ, vừa có chuyến thăm lần đầu tiên đến Đông Nam Á. Phần lớn trong số hơn 30 thành viên trong đoàn là các nhà lãnh đạo kỳ cựu thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng như bảo hiểm, tài chính, nghiên cứu khoa học, giáo dục, nghệ thuật, từ thiện, thể thao, trong đó có một số tỉ phú.
Mục đích chuyến thăm là tìm hiểu những đặc trưng và xu hướng ở khu vực này để xây dựng một chiến lược phù hợp nhất cho quan hệ của Mỹ với Đông Nam Á. Ngoài những cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các quốc gia trong khu vực, đoàn cũng có những buổi trao đổi với rất nhiều giới, trong đó có 90 phút với đại diện giới trẻ Việt Nam ở Hà Nội được đoàn đánh giá rất cao.
Nguyễn Thùy Linh, sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, là người trẻ nhất trong nhóm 5 người được chọn để giới thiệu về Việt Nam cho đoàn
Nguyễn Thuỳ Linh (Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội)
Theo SVVN
http://www.svvn.vn/vn/news/doisong/1834.svvn (http://chuyenhvt.net/forum/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fwww.svvn.vn%2Fvn%2 Fnews%2Fdoisong%2F1834.svvn%23)