PDA

View Full Version : Graduate school: Những điều cần biết.



Cesc
03-11-2006, 01:32 PM
From:http://www.itbk.org/forum/index.php?topic=283.0

Graduate school: Những điều cần biết

Trong nhiều câu hỏi mà các sinh viên trẻ đang theo học dưới mái trường Đại Học thắc mắc là nếu muốn đi du học sau khi tốt nghiệp Đại Học thì mình phải chuẩn bị những gì? Bài viết này mong sẽ giải đáp được một phần những thắc mắc đó. Và hi vọng sẽ giúp cho sinh viên có thể chuẩn bị các yêu cầu trước khi quá trể. Khi nói đến Graduate School thì bao hàm trong đó cả chương trình MS và PhD. Trong phạm vi bài viết, mình sẽ không đề cập đến vấn đề này mà sẽ có một bài nói về điểm khác biệt giữa MS và PhD sau.

Mình cần apply khi nào?
Một trong những điểm đầu tiên mà sinh viên cần nắm là thời điểm để nộp đơn apply. Có khá nhiều sinh viên bị động trong chuyện này và kết quả là bị gián đoạn một năm không đáng có. Tùy theo khoá học bạn apply mà sẽ có thời gian kết thúc nhận hồ sơ khác nhau. Phần lớn các chương trình sau đại học xét duyệt sinh viên vào một mùa duy nhất là mùa Fall (tức là nhập học vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 ở Mỹ hay la cuối tháng 9 đầu tháng 10 ở Châu Âu). Một số trường cũng chấp nhận hồ sơ cho mùa Spring nhưng mà mình khuyên bạn không nên apply mùa này vì các trợ cấp tài chính đều đã được cấp cho các sinh viên apply cho mùa Fall.
Để được nhận vào học vào mùa Fall (tháng 9) của năm X thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ và apply vào tầm tháng 11 của năm X-1. Hay nói cách khác là ví dụ nếu bạn kết thúc Đại Học vào tháng 6-9/2007 thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ vào tháng 11 năm 2006 và hạn chót để nộp hồ sơ thường là 15/12/2006 hay một số trường có thể đến 15/1/2007. Có nghĩa là bạn phải apply trước khi hoàn thành khoá học, có như thế bạn mới không mất một năm giữa Đại Học và sau Đại Học. Rất nhiều bạn sinh viên Việt Nam thắc mắc là chưa có bằng tốt nghiệp có được apply, câu trả lời là có và điều này chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Và phần lớn sinh viên ở Mỹ đều làm thế. Vì bạn sẽ được nhận vào nhưng để hoàn thành thủ tục nhập học sau này thì bạn phải chứng minh là bạn đã hoàn thành Đại Học trước khi vào học sau Đại Học

Cần phải chuẩn bị những gì?
Quá trình chuẩn bị cho apply Graduate School là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài. Tôi gặp rất nhiều người đợi đến khi tốt nghiệp rồi mới lao vào chuẩn bị cho việc apply. Vậy thì tại sao mình không tìm hiểu những gì mình phải hoàn thành và từ đó có thể thu xếp để hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể. Mình xin liệt kê ra ở đây những điều cần phải có trong bộ hồ sơ của bạn.

a) Bảng điểm:
Điều này là hiển nhiên vì qua đấy bạn chứng minh sức học của bạn. Và đây sẽ là trung bình điểm của bạn. Biết được điều này sẽ giúp cho các bạn tránh lơ là trong những năm đầu của đại học. Rất nhiều bạn đến nhưng năm cuối mới chợt “bừng tĩnh” nhưng đôi khi là quá muộn vì bảng điểm là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài.

b) Kinh nghiệm làm nghiên cứu (dành cho PhD nhiều hơn là MS)
Toàn bộ hồ sơ của bạn cũng để bạn thuyết phục người xét duyệt hồ sơ là bạn có khả năng làm nghiên cứu. Vậy thì đâu có cách nào trực tiếp hơn bằng cách tham gia làm nghiên cứu và cho họ xem kết quả làm nghiên cứu của bạn. Và một lần nữa, bạn phải có sự chuẩn bị trước vì để có một kết quả nghiên cúư không phải là một sớm một chiều. Nhiều bạn sau khi tốt nghiệp mới thấy sự quan trọng của điều này trong việc apply nhưng mà khi bạn đã ra trường thì cơ hội và cả nguồn thời gian đều không ủng hộ bạn.

c) Thư giới thiệu (Letter of Recommendation)
Vâng tưởng chưng như khá đơn giản chỉ cần tìm một thầy nào đó và đưa form và nhận lại thư giới thiệu nhưng mà nếu bạn không gây được ấn tượng mạnh mới thầy cô thì bạn khó có thể có một lá thư giới thiệu tốt vì chỉ khi thầy cô hiểu về con người bạn, khả năng của bạn thì họ mới viết đúng và tốt cho bạn được chú không phải là một lá thư chung chung. Thử nghĩ nếu hội đồng tuyển sinh đọc thư giói thiệu mà thư nào cũng nói chung chung như “em này học trong lớp điểm cao nhất, thông minh lắm và chắc là sẽ học tốt” .. những cái thư như thế được hội đồng xếp vào dạng “Do well in school” nhưng mà PhD thì người ta lại cần những yếu tố khác. Điều này sẽ được làm rõ trong những bài tới.

d) Bài luận (Statement of Purpose)

Nhiều bạn vẫn than phiền là không biết viết gì trong cái bài luận này, để tránh điều này thì các bạn nên chuẩn bị trước về nó. Mình phải có nhưng gì đó nổi bật và mình cảm thấy tự hào về chính bản thẩn mình thì mới thuyết phục được người khác, còn khi chính bạn thân mình thấy mình không hơn các ứng cử viên khác thì cũng thật khó để mà làm cho người khác tin là bạn xứng đáng hơn các ứng cử viên khác. Bài luận chẳng qua là người ta muốn cho bạn tự “Marketing” về chính bản thân bạn. Muốn “marketing” hay và thuýết phục thì trước hết bạn phải có một sản phẩm tốt. Hãy nghĩ về điều đó và cố chứng minh điều đó bằng các hoạt động khác trong quá trình học. Đó là tại sao ngoài điểm số người ta lại còn bắt viết bài luân.

e) Các loại test:
- TOEFL: Nếu bạn tốt nghiệp Đại học ở một nước mà ngôn ngữ
chính không phải tiếng Anh thì bạn phải thi ki thi này. Tiếng Anh là một quá trình tích luỹ và không thể học nhanh đựơc. Bạn nên thu xếp để vượt qua kì thi này. Không quá sớm như là trứơc thời gian bạn nhập học 2 năm (tháng 9 năm X-2) vì nó không còn giá trị khi bạn apply và cũng không nên quá muộn như ngay truớc khi hết hạn nộp đơn vì như thế bạn không còn cơ hội để thi lại nâng cao điểm nếu mức điểm của bạn không đạt yêu cầu.

- Các loại test chuyên ngành: Nếu bạn apply đi học ở Mỹ thì tuỳ theo chuyên ngành mà bạn phải nộp kết quả của các kì test trong hồ sơ của bạn. Mình xin liệt kê dươdi đây những loại test bạn có thể gặp và bạn cũng nên xem qua website ngành bạn dịnh theo học để biết là nó yêu cầu bạn test nào. Nếu bạn nghiên về nghiên cứu thì bạn phải lấy test GRE, nếu bạn học về Business và quản lý như MBA thì bạn phải có GMAT. Nếu bạn học Y thì bạn phải có MCAT, nếu bạn học về nha thì bạn phải có DAT và nếu bạn học về luật thì phải có LSAT.

Chi tiết cũng như kinh nghiệm về take test sẽ được đề cập đến trong các bài viết sau.

Cesc
03-11-2006, 01:37 PM
Phần 1 : GPA

Phần đầu tiên không thể thiếu trong bộ hồ sơ của bạn là điểm trung bình ở bậc Đại Học. Do hệ thống tính điểm ở Mỹ khác với hệ thống tính điểm ở VN: một bên thì theo thang điểm 4 và một bên theo thang điểm 10, vấn đề chuyển đổi điểm thế nào để cho công bằng đối với sinh viên cũng được khá nhiều sinh viên thắc mắc. Trong khuôn khổ của topic hôm nay mình sẽ đưa ra nhưng thang điểm khác nhau mà sinh viên cũng có thể dùng và những phương pháp để giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn điểm số của mình

Thang điểm ở Mỹ:

Ở Mỹ dùng theo thang điểm A, B, C .. và GPA được tính bằng cách chuyển ABC .. sang thang điểm 4 như ở dưới:
A+ (4.0)
A (4.0)
A– (3.7) (excellent)
B+ (3.3)
B (3.0)
B– (2.7) (above average)
C+ (2.3)
C (2.0)
C– (1.7) (average)
D+ (1.3)
D (1.0)
D– (0.7) (poor)
F (0) (failure)

Khi chấm điểm trong lớp thì các giáo viên thường cho theo thang điểm 100% tức là bạn đúng được bao nhiêu phần trăm thì đó cũng chính là điểm của bạn. Và đến cuối kì thì tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: điểm số trung bình trong lớp mà thầy giáo quyết định cách chuyển đổi sang A hay B hay C và điều này thay đổi theo trường thậm chí là theo khoa. Dưới đây là một ví dụ cho cách chuyển đổi đó:

85% - 100%: A
80% - 85% : A-
75% - 80% : B+
65% - 75% : B
55% - 65% : C+
50% - 55% : C

Thang điểm ở VN:

Vì VN theo thang điểm 10 nên nhiều người nghĩ là chỉ cần lấy (Điểm VN / 10) * 4 = GPA nhưng rõ ràng đây là cách tính điểm không hợp lý và gây ra rất nhiều thiệt thòi cho sinh viên Việt Nam. Trong một lớp học ở Mỹ thì có chừng 5% được A nhưng trong một lớp học ở VN thì bao nhiêu người được thầy giáo cho 9-10. Có nhưng lớp học mà điểm số cao nhất là 8 như vậy những người giỏi nhất lớp đó chẳng lẽ chỉ có được GPA=8/10*4 = 3.2 một GPA mà ở Mỹ coi là trên mức trung bình một chút. Và sẽ là bất lợi cho sinh viên Việt Nam khi được so sánh với các sinh viên Mỹ.

Chính vì lẽ đó có nhiều thang điểm đã được đưa ra để cho phù hợp với hoàn cảnh VN. Trong số những thang điểm đó, mình nhận thấy thang điểm do VEF đề nghị là hợp lý nhất và về một phương diện nào đó nó phản ánh đúng sức học của sinh viên.

4 Scale------------10 Scale
3.20 - 3.24<------->7
3.25 - 3.29<------->7.2
3.30 - 3.34<------->7.4
3.35 - 3.39<------->7.6
3.40 - 3.44<------->7.8
3.50 - 3.54<------->8
3.55 - 3.59<------->8.2
3.60 - 3.64<------->8.4
3.65 - 3.69<------->8.6
3.70 - 3.74<------->8.8
3.75 - 3.79<------->9
3.80 - 3.84<------->9.2
3.85 - 3.89<------->9.5
3.90 - 3.94<------->9.75
3.95 - 4.00<------->10

Ngoài ra bạn cung có thể tham khảo thang điểm trong phần FQA của USguide group:

Numerical grade Vietnamese description
Approximate equivalent british grading system
Approximate equivalent us rading system
percentage of students receiving this score

9.0 – 10
Excellent
HD (High Distinction)
A- to A+
(Excellent)
0 % – 5%

8.0 – 8.9
Very Good
5 % – 10%

7.5 – 8.0
Good
D (Distinction)
B- to B+
(Good)
20 % – 30 %

7.0 – 7.4
Good

6.0 – 7.0
Fair
CR (Credit)
C- to C+ (Satisfactory)
30 % – 40 %

5.0 – 5.9
Average/Pass
C (Pass)

4.5 – 4.9
Conceded Pass
C* (Conceded Pass)
D- to D (Passing Grade)
0% -25%

Less than 4.5
Failure
F (Fail)
F (Fail)

Làm sao trường hiểu rõ điểm số của bạn:

a) Thông qua bộ hồ sơ:
Một số trường sẽ bắt bạn phải thông qua các hệ thống đánh giá quốc tế để thực hiện việc chuyển đổi diểm sang hệ thống điểm của Mỹ nhưng phần lớn các trường là không. Và các dich vụ chuyển điểm là tính tiền chú không có free do đó nếu các bạn tránh được trường nào thì hay trường đó.
Một số trường ở VN, khi bạn nhờ phòng quan hệ quốc tế chuyển bảng điểm của bạn qua tiếng Anh thì có thể đã bao gồm cách chuyển đổi điểm. Trong trường hợp như vậy thì bạn phải tính GPA theo cách chuyển đổi mà trường bạn đã quy định. Còn nếu trường bạn không có quy định thang chuyển đổi thì bạn nên kèm theo sự giải thích về việc chuyển đổi thang điểm của bạn với hồ sơ.

b) Thông qua sự đánh giá của các giáo sư:
Ở Mỹ người ta quan trong kết quả tương đối hơn là tuyệt đối. Do đó việc bạn được vào TOP bao nhiêu % quan trọng hơn việc bạn được bao nhiêu điểm. Điều này cũng tránh đựoc việc lạm phát điểm số. Hai trường khác nhau nhưng ở một trương chỉ với 7.8 là TOP 5% nhưng trường khác thì 8.5 chỉ mới TOP 10%.
Để nêu rõ được bạn thuộc TOP nào thì bạn có thể nhờ các giáo sư thêm một nhận xét nhỏ trong là thư giới thiệu là bạn thuộc TOP nào trong lớp. Như thế sẽ giúp hộ đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn về điểm số của bạn.

C) GPA bao nhiêu là đủ:
Thường thì các trường sẽ yêu cầu bạn phải có GPA>3.0 hay tương đương với B. Tuy nhiên đây là mức thấp nhất chứ không đồng nghĩa là trên mức này bạn sẽ được nhận vào. Tuy nhiên trong việc apply vào PhD program thì có nhiều yếu tố khác quyết định việc bạn có được nhận hay không như: kinh nghiệm làm nghiên cứu và các công trình khoa học .. do đó nếu trường hay khoa của bạn cho điểm khó nên GPA của bạn thấp thì cũng đừng quá lo lắng.

Cesc
03-11-2006, 01:38 PM
Phần 2 : Kinh nghiệm nghiên cứu

Khi bạn apply vào một chương trình sau Đại Học thì một trong những tiêu chí quan trọng để được nhận vào là khả năng làm nghiên cứu. Trong bài viết của ngày hôm nay mình sẽ chú trọng vào việc làm thế nào để mình có thể cho hội đồng xét duyệt biết đến khả năng làm nghiên cứu của mình.

Sự khác biệt giữa graduate và undergraduate admission:

Đối với bậc ĐH thì để được nhận vào thì thí sinh cần phải có các standard test rất cao như SAT 1, SAT 2 và tất nhiên là thêm GPA ở high school phải cao nữa. Tại sao lại như thế? Vì tiêu chí để nhận vào Đại học là bạn phải có khả năng theo học và hoàn thành tốt các khóa học của trường hay nói cách khác background của bạn phải tốt. Khi vừa xong High school thì chỉ có GPA và các standard test là có thể thể hiện những điểm này. Nhưng đối với bậc sau Đại học, nhất là đối với PhD program thì không phải tiêu chỉ là khả năng theo học mà như các bài trước đã đề cập. PhD là một dạng đi làm, hai năm đầu người ta trả tiền cho bạn để đào tạo bạn với hi vọng sau hai năm thì bạn có kiến thức và bắt đầu làm ra những kết quả có ích. Chính vì lẽ đó, tiêu chí quan trọng nhất đối với PhD Program chính là khả năng làm nghiên cứu. Các Profs đánh giá khả năng làm nghiên cứu của một thí sinh thông qua những yếu tố nào. Có hai cách:

Cách gián tiếp:

Những người học giỏi điểm cao ở bậc Đại Học thì sẽ có khả năng làm nghiên cứu tốt. Tất nhiên là không phải ai cũng nghĩ như vậy vì một lẽ hiển nhiên, khi học để được điểm cao thì bạn tiếp xúc những problem mà lời giải của bài toán đã được người ra đề biết trước và nếu bạn giải nhiều thì tự khắc được điểm cao. Khi làm nghiên cứu thì sinh viên phải tự đặt ra problem và phải tự tìm ra lời giải vì chưa có ai nghiên cứu về lời giải hoặc là phải đề nghị một cách giải mới. Chính vì lẽ đó một thí sinh học giỏi ở bậc Đại Học không nhất thiết sẽ là một thí sinh thành công cho PhD Program.

Cách trực tiếp:

Không có gì đơn giản hơn là làm nghiên cứu để chứng minh khả năng làm nghiên cứu của bạn. Nếu bạn đã có thời gian làm nghiên cứu, hiểu được một phần về việc làm nghiên cứu và nhất là đã làm ra được những kết quả tốt. Kết quả tốt ở đây có nghĩa là kết quả đã được phổ biến trong phạm vi quốc gia hay là quốc tế. Nếu như bạn đã làm nghiên cứu nhưng do thời gian quá ngắn ngủi bạn chưa có được những kết quả cụ thể thì bạn vẫn có thể xin thư giới thiệu của người hướng dẫn bạn. Nếu mà người hướng dẫn bạn nhận xét bạn có khả năng làm nghiên cứu thì rõ ràng hội đồng tuyển sinh sẽ đánh giá cao hơn. Và sự đánh giá này càng cao nếu người viết thư giới thiệu cho bạn là một người có uy tín trong ngành của bạn. Ở nhưng nước phương Tây hay ở Mỹ thì thư giới thiệu rất quan trong bởi vì đó là uy tín của người giới thiệu. Nếu bạn không tốt mà người viết viết cho bạn tốt thì như thế là người viết đang làm giảm uy tín của chính mình và nhưng lá thư giới thiệu sau sẽ không còn uy tín nữa. VEF đang giúp đỡ sinh viên VN bằng con đường này trong việc apply vào các trường ở Mỹ.

Trong hai cách thì rõ ràng cách trực tiếp gây được ấn tượng mạnh hơn. Và nó cũng là cách để phân loại sinh viên. Ví dụ có hai sinh viên một người là GPA 3.3 với 5 bài báo ở tạp chí quốc tế với một sinh viên có GPA 3.8 nhưng chẳng có một bài báo nào thì cơ hội người có GPA 3.3 vẫn cao hơn. Tại sao lại như thế? Khi apply cho một chương trình có nghĩa là bạn đang cạnh tranh với những người khác. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để hồ sơ của bạn khác biệt với những hồ sơ khác và như thế sẽ nhận được chú ý nhiều hơn của các Profs. GPA cao thì có rất nhiều, bởi vì cứ tính là mỗi năm bao nhiêu sinh viên ở Mỹ nhận được GPA>3.7 không phải là ít và hơn nữa chỉ cần một môn mà bạn không quan tâm (ngoài ngành) mà bạn bị điểm thấp thì cũng làm cho GPA của bạn “te tua” chính vì lẽ đó GPA không giúp cho bạn “stand out” trong đống hồ sơ đó. Ngược lại, số sinh viên có tên trong các bài báo không nhiều và chính nhờ điều này nếu bạn có nhiều publication thì rõ ràng bạn sẽ dễ dàng nổi bật trong đống hồ sơ đó. Ví dụ những sinh viên được mời đến Open House ở University of California at Berkeley mà mình có dip trò chuyện đều là những người khá hiểu rõ về những chủ đề mà họ sẽ nghiên cứu cũng như hiểu rõ ai sẽ là những supervisor hiểu rõ những gì họ muốn làm. Và một trong những đặc điểm chung là điều có kinh nghiệm làm nghiên cứu với nhưng kết quả đã được publish. GPA của họ dao động từ 3.6-3.9 không phải là quá cao so với ở Mỹ.

Làm sao để có kinh nghiệm làm nghiên cứu.

Có những sinh viên trong các khoá hè sẽ xin làm nghiên cứu trong các lab hoặc là apply cho cách research assistantship ở trong trường hay các internship. Đây cũng là cách thông dụng nhất. Việc tham gia làm nghiên cứu ngay khi còn học Đại Học đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích. Thú nhất đó là kinh nghiệm, thứ hai là hiểu hơn về công việc làm nghiên cứu để có thể đưa ra sự chọn lựa đúng đắn cho tương lai, thứ ba nữa là sẽ có thể có được thư giới thiệu tốt từ thầy trưởng nhóm. Điều cuối cùng là nếu bạn gặp may mắn là project được publish thì sẽ có được thêm một publication. Việc tham gia làm nghiên cứu là tự nguyện và dựa trên cơ sở tự thân vận động, đây không phải là công việc có sẵn mà bạn phải tìm kiếm và tự motivate cho công việc của mình.

Ở VN làm được điều này khá khó nhưng không phải là không thể. Nhiều bạn ở VN sau khi tốt nghiệp bậc đại học vẫn có một số papers cũng như kinh nghiệm làm nghiên cứu đáng kể. Chính vì khó như vậy nên chỉ có nhưng bạn nào chịu khó tìm tòi liên lạc với các thầy thì mới có thể có kinh nghiệm làm nghiên cứu. Nếu bạn định hướng ngay từ đâu thì mình nghĩ là mọi chuyện không quá khó. Good luck!!

Cesc
03-11-2006, 01:40 PM
Phần3: Thư giới thiệu (Letter of Recommendation)

Trong bộ hồ sơ khi bạn apply cho bậc sau đại học, thông thường người ta sẽ yêu cầu bạn phải có được 3 thư giới thiệu từ ba người khác nhau. Câu hỏi thường gặp là thư giới thiệu quan trọng như thế nào, apply 10 trường từ đó suy ra mình phải cần đến 30 cái thư giới thiệu, làm thế nào để gom thư giới thiệu một cách hữu hiệu nhất cho đến mẫu thư giới thiệu. Trong topic này mình sẽ cố trả lời những câu hỏi đó.

Tầm quan trọng

Ở nước ngoài thư giới thiệu rất quan trọng. Bất cứ khi nào bạn học hay làm việc người ta cũng sẽ hỏi về thư giới thiệu vì thông qua thư giới thiệu người ta có thể biết được những người khác nghĩ gì về bạn. Lá thư giới thiệu phải hoàn toàn “kín”, có nghĩa là chỉ người viết thư giới thiệu biết được trong đó là gì. Thư giới thiệu đối với người viết thư cũng khá quan trọng bới vì nếu giới thiệu một người không đúng theo những gì đã viết thì những lá thư giới thiệu sau sẽ không còn trọng lượng nữa. Ví dụ một giáo sư năm nay giới thiệu sinh viên A vào học với những lời lẽ tốt đẹp nhất nhưng sau khi được nhận vào thì sinh viên A cho thấy là kết quả học tập không tốt vậy thì năm sau một sinh viên B khác cũng do giáo sư B giới thiệu thì thư giới thiệu sẽ không được đánh giá cao vì hội đồng tuyển sinh sẽ đặt câu hỏi về độ tin cậy của lời giới thiệu. Cái này nó cũng tựa tựa, năm nay trường có một sinh viên Việt Nam học tập tốt, vậy thì năm sau cũng nên nhận thêm một vài người vì sinh viên Việt Nam học rất khá và ngoan!!! Còn ngược lại thì …

Mẫu thư giới thiệu:

Có một điều rất lạ lùng là trong các forum rất nhiều sinh viên việt nam hỏi cách viết thư giới thiệu? Lạ lung vì đó là công việc của người viết thư giói thiệu chứ không phải là của sinh viên. Tuy nhiên đó cũng là tình trạng chung vì các thầy cô bận rộn hay vì lý do nào khác đã “uỷ thác” cho sinh viên viết giùm và chỉ kí thôi. Thư giới thiệu là cảm nhận cũng như những đánh giá của người viết thư giành cho người được viết. Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về nhưng khía cạnh khác nhau cho một sinh viên, chính vì lẽ đó không thể có một mẫu thư chung cho thư giới thiệu. Thử nghĩ mà xem mỗi năm, các profs bên Mỹ phải đọc hang trăm hồ sơ kèm theo thư giói thiệu, chẳng lẽ thư nào cùng na ná sau, mà nếu mà có thư na ná nhau thì cho thấy thư đấy chẳng có gì đặc biệt hay nói cách khác là thư giới thiệu chẳng có giá trị là bao. Tuy không có một thư mẫu nhưng có thế nêu lên một số điểm mà thư giới thiệu nên có. Thứ nhất là khả năng học tập của sinh viên. Vì ở VN hệ thống đánh giá điểm khác so với hệ thống đánh giá điểm của Mỹ, Châu âu nên nếu có thể người viết thư giới thiệu nên đề cập qua rank của sinh viên trong tổng số sinh viên mà người viết đã dạy qua như TOP 5 hay TOP 10. Ngoài ra thư giới thiệu cũng nên đề cập đến sự say mê khoa học và có khả năng làm nghiên cứu vì đây là một nhưng tiêu chí quan trọng đối với việc xin học bậc sau đại học. Nếu nói những nhận xét trên và có kèm theo dẫn chứng thì giá trị sẽ nâng cao lên được một bậc. Ví du nếu nhận xét sinh viên A làm nghiên cứu tốt với dẫn chứng là sau ba tháng làm việc chung thì sinh viên A đã cho ra những kết quả X, cái này càng phải viết băng ngôn ngữ khoa học vì người đọc lá thư giới thiệu cũng là những người rất giỏi chuyên ngành.

Người viết thư giới thiệu:

Có ba người tất cả vậy thì nên chọn những người nào. Người thứ nhất phải là người trực tiếp giảng dạy bạn và là người càng có tiếng càng tốt. Người thứ hai là người mà bạn đã có thời gian làm nghiên cứu chung và người đó là người hướng dẫn bạn. Còn người thứ ba thì tuỳ, nếu bạn đã làm nghiên cứu với nhiều người khác nhau thi người thứ ba lại là một người hướng dẫn khác vì người ta có thể hiểu rõ khá năng làm nghiên cứu của bạn và có thể viết cho bạn một thư giới thiệu tốt. Còn nếu không và bạn đã đi làm thì thư giới thiệu có thể là từ boss của bạn nhưng mà thư giới thiệu kiểu này chỉ nên áp dụng cho MBA hay là bậc Master. Bậc PhD thì bạn càng có nhiều thư giới thiệu về khả năng nghiên cứu của bạn thì càng tốt.
Sau khi đã quyết đinh người mà bạn sẽ nhờ viết thư giới thiệu thì bạn nên có một cuộc gặp mặt nói chuyện và bạn nên hỏi thẳng là không biết người đó có thể viết cho bạn một thư giới thiệu tốt hay không? Bới vì có rất nhiều người nếu họ đã nhận viết thì chắc chắn là viết tốt nhưng mà cũng có một số người nhận viết nhưng những nhận xét người ta viết chưa hẳn đã là tốt. Bạn nên hỏi ngay từ đầu để chắc chắn lá thư chỉ làm tốt hồ sơ của bạn chứ không phải là ngược lại.

Chuẩn bị để thu gom thư giới thiệu

Tùy theo số lượng trường bạn định apply mà tổng số thư giới thiệu bạn cần có thể lên đến 30 lá. Khi một người nhận viết thư giới thiệu cho bạn thì người đó cũng phải làm rất nhiều công đoạn ví dụ như điềm form, viết lời nhận xét và cả tìm mua phong bì rồi đôi khi cả tem và phải gởi đi nữa chính vì lẽ đó bạn nên chuẩn bị trước tất cả để người nhận lời viết thư cho bạn không cảm thấy khó chịu vì những công việc phát sinh kể trên nhất là nếu phải làm 10 lá.

Việc đầu tiên bạn cần làm là lên các trường bạn định apply xem thử người ta yêu cầu như thế nào về thư giới thiệu: viết qua email (Duke University và Berkely cho phép làm điều này), form thư giới thiệu cần phải điền. Sau khi đã có form thì bạn sẽ biết là thư giới thiệu phải được gởi thẳng hay gới trong cùng phong bì của bạn. Bạn nên làm hết mọi việc như chuẩn bị một phong bì mới với tem (nếu cần thiết), địa chỉ cần gởi đến phải được in ra và dán sẵn trên phong bì như vậy ngừoi viết chỉ cần điền form, viết thư, bỏ vào phong bì dán kín và kí lên mép thôi chú không phải làm các việc khác như gởi địa chỉ nào, hay phải tìm phong bì, tem … Như vậy thì khi bạn đưa cho người viết thư giới thiệu sẽ bao gồm X phong bì (có tem hoặc không) và mỗi phong vì chứa form tương ứng với trường đó. Làm như vậy bạn sẽ giảm công viêc cho người viết thư đi rất nhiều.
Sau khi nhờ viết thư giới thiệu bạn nhớ nói rõ deadline cũng như là khi nào ban mong muốn nhận lại thư giới thiệu để gởi đi. Và lâu lâu bạn cũng nên email để “nhắc khéo” nhất là đối với những thư được viết qua emai.

Bạn muốn biết thư giới thiệu viết gi?

Có một mẹo nhỏ mà sinh viên vẫn thường làm nếu mà cảm nhận đó không phải là một lá thư tốt như thư viết chỉ hai ba dòng và rất chung chung, đó là bạn chọn thêm một trường mà bạn sẽ không apply và bỏ cùng vào những lá thư giới thiệu khác. Sau khi nhận được thư giới thiệu thì bạn có thể “hi sinh” lá thư đó để biết người viết đã viết gì. Tuy nhiên tôi không khuyến khích bạn làm theo cách này và bản thân tôi chưa áp dụng nhưng đó là những gì tôi đọc được và thấy có thể đối với một số bạn có thể có ích khi mà bạn không quen với người viết thư giới thiệu lắm

Cesc
03-11-2006, 01:44 PM
Phần 4: Statement of purpose (SOP)

Sau letter of recommendation thì SOP là một trong những điểm khác biệt giữa các ứng cử viên vì hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Nếu bạn chưa biết SOP là gì thì có thể hiểu nôm na là nếu bạn có 5 phút để giới thiệu bản thân và thuyết phục những người trong hội đồng xét duyệt bạn là người xứng đáng được nhận vào học hơn những người khác cùng nộp hồ sơ thì bạn sẽ nói gì… Cũng như vậy nhưng bây giờ bạn có hai trang A4 bạn sẽ viết gì?

Có nhiều bạn nhận xét rằng viết SOP rất khó viết bởi vì chẳng biết viết gì. SOP là một cái gì đó rất riêng tư, bạn có những điều gì mà bạn cảm thấy tự hào thì bạn có một nơi để trình bày, đó là SOP. SOP cũng là nơi bạn có thể viết về những gì bạn cảm thấy hội đồng xét duyệt cần phải biết về bạn mà bạn không thể đề cập nó ở một nơi nào khác trong bộ hồ sơ cả. Đó là lí do tại sao mà ngoài bộ hồ sơ về thành tích, kết quả học tập thì người ta còn yêu cầu thêm cả SOP. SOP là cách để người ta có thể hiểu rõ hơn người đang apply. SOP sẽ làm bộ hồ sơ của bạn rõ ràng hơn và qua đó người ta có thể hình dung một cách khái quat về con người của bạn.

Làm gì trước khi viết SOP:

Viết SOP yêu cầu bạn phải tốn một khoản thời gian rất lớn cho nó và mình khuyên bạn nên giành nhiều thời gian cho nó vì đó làm một trong những điều bạn có thể làm được để nâng cao chất lượng hồ sơ của bạn. Trước khi bắt đầu viết SOP thì bạn nên tìm hiểu qua những yêu cầu chung của SOP là gì cũng như những yêu cầu riêng có thể có của mỗi trường, mỗi khoa. Có nơi thì sẽ giới hạn bài viết trong vòng X chữ, có nơi thì lại yêu cầu bạn phải trả lời một số câu hỏi cụ thể. Tuy nhiên mình thấy răng bạn nên hoàn thành một cái SOP chung chung và sau đó sẽ điều chỉnh cho phù hợp với mỗi trường mà bạn apply. Sau khi đọc xong những yêu cầu về SOP bạn có khái niệm về nó rồi thì có gắng ngồi suy nghĩ thử xem là mình có những điểm nào nổi bật mà chưa đề cập trong bồ hơ sơ rồi thì thử hình dung ra SOP của bạn nó sẽ bao gồm những điều gì …

SOP bằng tiếng Việt còn khó viết nữa huống chi là bằng tiếng Anh?

Vâng đúng vậy, bây giờ nói là viết một SOP băng tiếng Việt cho thật chuẩn đôi khi cũng đã mất thời gian lắm rồi. Giờ lại viết bên tiếng Anh làm thế nào mà dùng từ ngữ cho thật chuẩn đây? Theo kinh nghiệm của mình thì trong nhũng trường hợp như thế này SOP mẫu rất có ích vì ít ra thì nó sẽ cho bạn thấy là thế nào là một SOP hoàn chỉnh. Mình sẽ có update những SOP mẫu lên trang web này để các bạn có thể tham khảo. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để tận dung một các triệt để những SOP mẫu này nhưng vẫn đảm bảo được SOP là một SOP đôc nhất chứ không phải "luộc" của người khác. Và một điều nên tránh đó là copy y nguyên một đoạn trong các bài SOP mẫu.

Khai thác SOP sẵn có:

Khi đọc một SOP bạn phải để ý những từ ngữ và cấu trúc mà người viết đã sử dụng để có thể học tập và áp dụng vào trường hợp của riêng bạn. Cứ một cấu trúc nào hay một cách thành lập ý tưởng hay từ các bài SOP mẫu thì bạn phải tự nghĩ đế ngay là liệu cấu trúc đó có thể áp dụng được trong trường hợp của mình hay không và nếu được thì sẽ được viết như thế nào. Bạn phải viết ra liền và copy vào một nơi, một file word nào đó chẳng hạn. Sau khi đọc hết đống SOP mẫu mà bạn thu thập đượợc là bạn có một đống câu đứt quảng và chẳng ăn nhập gì vào nhau cả nhưng bâu giờ ít nhất là cái SOP của bạn không phải là con số không mà một đống câu chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Mình vẫn thường hay gọi đó là “Bản nháp 0”. Làm sao để biến “bản nháp 0” thành bản nháp 1 rồi bản nháp thứ n trước khi có một bản cuối cùng?

Cấu trúc của SOP:

Thường thì cấu trúc của một bản SOP không có gì là cố đinh mà nó phụ thuộc vào sự sáng tạo của người viết. Tuy nhiên thông thường có hai cách để viết một SOP. Kiểu thứ nhất là nói về khả năng làm nghiên cứu của bạn. Cách thứ hai là tự sự có nghĩa SOP được trình bày gần như theo kiểu thời gian. Khả năng làm nghiên cứu của bạn là điều mà hội đồng tuyển sinh quan tấm nhất nên mình khuyên là các bạn nên viết SOP theo kiểu sau vì nó sẽ rất có lời cho bạn. Còn theo kiểu hai thì dễ đem lại cảm giác nhàm chán cho người đọc hồ sơ của bạn vì bạn gần như lặp lại những gì bạn đã đề cập thông qua bộ hồ sơ của bạn. Sau khi đã chọn được cách viết SOP phù hợp thì bạn bắt đâu sắp xếp lại những câu rời rạc mà bạn có. Tại thời điểm này thì ý tưởng về những gì bạn muốn viết trong SOP đã hình thành một cách rõ ràng. Sau khi sắp xếp xong thì công việc dọn dẹp bắt đầu. Nhũng câu nào trùng lập thì chọn câu hay nhất. Nhũng câu nào có thể nối được với nhau thì nối lại. Nhũng chỗ nào cần có thêm thông tin thì phải ngồi suy nghĩ tìm tòi xem là nên viết thế nào. Viết dỡ cũng được nhưng bạn phải viết xuống vì đây cũng chỉ nhưng bước phát thảo bạn đầu và bạn cần làm cho SOP của bạn liền mạch còn việc văn phạm đã được sủ dụng đúng chưa hay là câu văn đã chau chuốt chưa thì có thể để đến các bước sau.

Nhờ người đọc lại SOP:

Vấn để đầu tiên là nội dung của SOP, do đó bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm góp ý cho SOP của bạn để nó có một nội dung tốt và là công cụ hữu hiệu trợ giúp cho bộ hồ sơ của bạn. Sau khi bạn đã hài lòng về nội dung thì bây giờ là lúc đánh bóng lại câu chữ, cách dùng từ và cấu trức ngữ pháp. Đến bước này thì bạn nên nhờ nhưng ai giỏi tiếng Anh giúp bạn. Làm thế nào để SOP của bạn được càng nhiều người góp ý càng tốt. Tuy nhiên bạn cũng nên chọn lựa người sẽ đọc SOP giúp bạn. Làm thế nào để bạn có được những nhận xét có giá trị, chứ không phải là nhiều người đọc nhưng lại chẳng giúp gì được cho bạn trong việc làm cho SOP của bạn tốt hơn cả. Một điều nữa mà bạn nên nhớ là SOP là những gì thuộc về riêng tư cá nhân bạn nên hạn chế việc phổ biến SOP của bạn.

Nhiều bản SOP khác nhau cho nhiều trường khác nhau:

Khi bạn đã có một SOP chung chung rồi thì bây giờ bạn phải thay đổi SOP một chút để nó trở nên phù hợp với mỗi trường. Thông thường là bạn sẽ có một paragraph mà bạn sẽ đối với riêng từng trường bạn có những thay đổi phù hợp. Những thay đổi này thường nằm trong đoạn mà bạn đề cập đế nhũng chủ để mà bạn muốn nghiên cứu tai trường A với giáo sư B chẳng hạn … Điều này khá quan trọng vì ví dụ một trường bạn apply không có giáo sư nào làm về chủ đề bạn muốn nghiên cứu trong SOP thì gần như chắc chắn bạn sẽ bị từ chối. Do đó bạn nên tìm hiểu kĩ mỗi khoa mỗi trường mà bạn định apply.

Lời kết:

Để hoàn thành một SOP sẽ tốn của bạn rất nhiều thời gian và công sức nhưng SOP đáng để bạn đâu tư thời gian và công sức vì một SOP tốt sẽ làm cho hồ sơ của bạn mạnh lên rất nhiều. Hay bắt đâu bằng việc tham khảo cách SOP và chọn lọc ra nhưng mẫu câu có ích cho chính bạn thân bạn. Mình rất thích câu: “Khi bạn bắt tay vào làm một việc nào đó tức là bạn đã hoàn thành 50% công việc rồi”

Cesc
03-11-2006, 01:49 PM
Phần 5: TOEFL

Một phần không thể thiếu đối với sinh viên nước ngoài tốt nghiệp Đại học tại các trường không nói tiếng Anh là TOEFL. Đây được coi như là điều kiện cần để bạn có thể theo học tốt tại các trường nói tiếng Anh. Tham khảo: Graduate school: Những điều cần biết Trong bài viết này mình sẽ cố gắng làm rõ cũng như nêu lên các bước chuẩn bị cần thiết cho kì thi này. Mình sẽ không đề cập đến cấu trúc của test thì có nhiều website viết về điều này rồi bạn có thể tham khảo nếu chưa biết: http://us-guide.org/content/view/20/107/

Nhìn nhận về TOEFL test?

Mình nghĩ bạn không nên nhìn TOEFL test như chỉ là một yêu cầu của admission mà hãy coi nó như sự đánh giá về khả năng giao tiếp của bạn. Bạn học TOEFL vì điều đó là điều khẳng định bạn có thể theo học tốt trong môi trường tiếng Anh. Bạn thử tượng tượng ngồi trong một lớp học mà bạn không thể hiểu được thầy cô nói gì và bạn bè xung quanh mình nói gì như vậy thì có nên du học không. Hãy học vì trình độ tiếng Anh của bạn trước tiên và sau đó điểm cao trong kì thi sẽ đến với bạn.

TOEFL test bạn cái gì?

Muốn đạt điểm cao trong kì thi ở ĐH thì bạn phải học theo chương trình thầy cô đã giảng dạy ở lớp. Đối với TOEFL cũng vậy nhưng giờ đây không có thầy cô nào đưa ra chương trình cho bạn mà chính bạn phải tìm hiểu và lên đề cương cho mình. TOEFL dùng để test khả năng giao tiếp của bạn trong môi trường ĐH. Chính vì lẽ đó nếu bạn để ý sẽ thấy các bài nghe sẽ thường xoay quanh các vấn đề học tập, trường lớp. Như vậy về cơ bản để hoàn thành test được điểm cao thì cách làm đúng nhất là tập trung nâng cao khả năng giao tiếp của bạn. Kĩ năng thực hành test hay làm test chỉ nên được đề cập đến sau khi bạn đã có thể giao tiếp vững tin bằng tiếng Anh. Kĩ năng làm test chỉ có tác dụng tương đối khá khi trình độ của bạn tương đối thấp. Ví dụ nếu hai người có cùng khả năng giao tiếp thì nếu người không có kĩ năng làm TOEFL test thì được 500 nhưng với người có kĩ năng làm bài thì có thể đuợc đến 550 nhưng sự chênh lệch này sẽ không còn nhiều như vậy khi mà trình độ được nâng lên. Bạn sẽ nghe rất nhiều người đi học luyện TOEFL nói rằng từ 500-550 thì nhanh nhưng từ 550-580 thì lại không đơn giản chút nào. Điều này cung dễ hiểu vì từ 550-580 thì đó là trình độ tiếng Anh của bạn phải được nâng cao lên một bậc trong khi từ 500-550 thì đó là trình độ làm test của bạn được nâng cao lên một bậc.

Bao nhiêu điểm là có thể đi du học?

Trước khi bắt tay vào chuẩn bị TOEFL test thì bạn phải đặt ra ngưỡng phấn đấu của mình. Để đặt ra ngưỡng này thì bạn cần lướt qua yêu cầu của những trường mà bạn đinh apply trong mục admission. Mỗi trường, mỗi khoa đều có nhưng yêu cầu riêng về điểm TOEFL. Tuy nhiên bạn nên đặt ngưỡng cao hơn nhưng đòi hỏi này một chút. Thông thường các trường sẽ đòi từ 550-600, mình đang nói về tự nhiên còn xã hội thì bạn nên check lại. TOP 50 sẽ đòi từ 550-570, TOP30 sẽ đòi khoảng 570-600 mình nói ước chừng để nhũng bạn nào chưa có ý niệm về trừong mình apply có thể có được những con số cho chính mình.

Tài liệu?

Mình biết sẽ có nhiều bạn chạy cuống cuồn tìm về một đống tài liệu, tiêu tốn rất nhiều thời gian trên mạng chỉ để tìm tài liệu. Và cuối cùng thì cũng chỉ đụng đến được có chưa đến 20% tổng số tài liệu mà mình có.

Theo ý mình, bạn chỉ nên chọn 1 hay hai quyển sách về TOEFL và ngồi đọc và làm hết từ A-Z trong những quyển đó thì bạn học được nhiều hơn là cứ mỗi tài liệu lại “chấm mút” một chút. Bới vì khi nếu bạn được hết được một cuốn sách thì nó bao gồm toàn bộ chương trình thi TOEFL còn bạn cứ liếc bên này, bên kia thì cuối cùng bạn sẽ chẳng nắm được toàn bộ chương trình. Mính đề nghị bạn dùng chọn một quyển về TOEFL chung chung (Barron, Cliff ….) và quyển cracking TOEFL của ETS. Tất nhiên là sau khi cày nát hai quyển này thì chẳng ai cấm bạn học thêm những quyến khác cả. Nhưng nên học từng bước một chậm mà chắc. Tài liệu thứ hai bạn nên có đó là bộ đề thi TOEFL từ các năm trước. Bạn có thể download trên www.dethi.com Sau này mình sẽ có gắng mirror phần này. Ngoài ra quyển đó thì bạn đownload thêm một file các bài essay mẫu.

Đó là phần sách vở, nhưng học sách vở mãi thì chán mà TOEFL còn là một kì test về giao tiếp và quan trọng hơn đó chính là trình độ trao đổi tiếng Anh của bạn. Khi bạn trao đổi với người nước ngoài nếu bạn nói chưa được tốt thì bạn có thể tìm cách diễn đạt khác: nói ngắn không hiểu thì đi đường vòng … nhưng bạn không thể suốt ngày bắt người ta nhắc lại câu nói được. Do vậy trước tiên bạn nên tập trung vào kĩ năng nghe vì khi bạn nghe được hiểu được bạn sẽ tự tin trong giao tiếp. Bạn nghe nhiều bạn sẽ có phản xạ nói, bạn nghe nhìêu bạn sẽ quen với tứ .. và bạn nghe nhiều bạn sẽ được điểm cao trong phần nghe TOEFL hì hì .. Mình thấy cách học tiếng Anh hiệu quả nhất có lẽ là xem phim và đó cũng là cách mà mình đã dùng. Bạn hay thử mua Film sau nhé: Friends. Phim này đã được chiều trên VTV nhũng không bắt đầu ngay từ đâu nên khó có thể thấy đuợc những điểm hài ước dí dỏm của phim. Không phải tư nhiên mình giới thiệu film này cho việc học tiếng Anh nói chung và TOEFL nói riêng mà vì:

- Trong film xử dụng ngôn ngữ rất đời thường mà bạn có thể nghe thấy hang ngày trong cuộc sống ở Mỹ.
- Film phản ánh chân thật văn hoá Mỹ sẽ giúp bạn bị shock nếu sau này bạn qua Mỹ du học
- Từ vựng không quá nhiều và không quá khó
- Bạn có được nhưng nụ cười ngất ngưỡng khi xem phim và như vậy bạn có thể enjoy nó, cái này gọi là “cười” mà học đó bạn.

Cách học:
Phải chia ra làm hai quá trình:
- Nâng cao trình độ tiếng Anh cho kì thi: Bạn chuẩn bị bước này bằng hai quyển sách như mình nêu trên và bộ phim Friends và mình nghĩ như vậy là quá đủ.
- Nâng cao kĩ năng làm test: dùng bộ đề mà bạn load được từ www.dethi.com

Bạn hay chia quỹ thời gian của bạn theo tỉ lệ 2-1 ví dụ bạn có 6 tháng nữa là đến test thì bạn nên bỏ ra 4 tháng để nâng cao trình độ và 2 tháng làm test. Và phải có gắng để tiêu thụ hết “chừng đó” công việc.

Nâng cao trình độ:
- Nghe: Bạn hãy bắt đầu với tập Film đầu tiên của Friends (20-25 phút episode 1 saison 1). Nếu bạn thấy khó hiểu thì bật subtitle ban đầu thì bạn vừa nghe vừa đọc. Sau đó bạn tra từ điển nhưng từ bạn chủa hiểu rõ .. cố gắng hiểu mạch câu chuyện -> xem lại một lần nữa vẫn với subtitle để hiểu là tại sao tụi nó lại cười ồ lên thế kia. Lần thứ ba thì bạn bỏ subtitle đi và coi tiếp để học từ. Mỗi ngày chừng 1h30-2h sau khi bạn khá hơn khi không phải xem đến ba lần đâu. Sau hai tháng bạn sẽ thấy sự tự tin của bạn về nghe tiếng Anh được nâng cao đáng kể.
- Cấu trúc bài thi: ngữ pháp thì bạn học ở quyển sách thứ nhất ở trên
- Viết: tập viết các essay trong các bài essay mẫu và tham khảo bài viết mẫu để nâng cao trình độ viết.

Nâng cao khả năng làm test:
- Mỗi lần học TOEFL dành ra 30 phút đọc quyển sach thứ hai: Cracking TOEFL và 2h30 phút đề hoàn thành một đề thi
- Rút kinh nghiệm từ những câu sai và cố gắng áp dụng những phương pháp trong quyển cracking vào trong cách làm bài của bạn, nó sẽ giúp bạn nâng cao điểm số của bạn.

Đó là những gì theo ý mình sẽ giúp cho bạn hoàn thành TOEFL trên 600 điểm + tự tin trong giao tiếp. Trong các phần trên thì yếu tố quyết đinh sẽ là bạn có đủ kiên nhẫn để xem Friends hay không thôi.

Chúc bạn thành công với kì test. Nếu bạn có câu hỏi gì thì đừng ngại post vào mục comment ở dưới nhé. Mình cũng đang nhờ các bạn khác viết lên kinh nghiệm TOEFL

Cesc
03-11-2006, 02:10 PM
2. Làm bài tập verbal

Hiện nay có rất nhiều tài liệu để bạn làm, bạn có thể tìm kiếm trên mạng. Nhưng theo tôi bạn cần có những tài liệu sau: big book, powerprep. Big book gồm 27 đề GRE cũ, rất sát với thi PBT, powerprep là phần mềm của ETS, gồm 2 đề, và nhiều câu hỏi để luyện, sát với thi CBT. Ngoài ra còn có bộ 19 đề thi thật, và tài liệu của 800gre, bạn có thể tham khảo.

Trước khi làm bài hãy xem qua các tài liệu hướng dẫn ôn tập như powerprep, Princeton review, Nova, Kaplan. Đọc strategies và technique của họ để bạn làm quen với kiểu ra đề của ETS. Khi được khoảng 800 từ hãy bắt đầu làm bài, thời gian đầu làm ít thôi, vì một điều rằng, càng biết nhiều từ thì tác dụng của làm bài càng lớn. Mỗi ngày có thể làm ½-1 đề trong big book. Xác định cho mình một chiến thuật làm bài, làm xong đối chiếu kết quá, tìm ra các lỗi sai, nghiên cứu các lỗi sai, ghi chép lại các phát hiện của mình. Sau một thời gian bạn có thể xem lại sổ ghi chép của mình và đúc rút kinh nghiệm, sửa lài chiến thuật làm bài. Vì có rất nhiều lỗi sai trong GRE không phải do từ vựng, làm bài nhiều và đâu tư thời gian nghiên cứu bài làm sẽ khắc phục được các lỗi này.Qua đó bạn sẽ quen với kiểu tư duy của ETS, làm bài sẽ nhanh hơn nhiều. Ngoài ra trao đổi với bạn bè cũng là một cách luyện bài rất hiệu quả.

Trước khi thi khoảng 3 tuần bắt đầu làm bài nhiều, mỗi ngày có thể làm 2 đề của big book, làm bài như thi thật, tâp trung suy nghĩ cao độ, và sau khi làm bài nhớ phân tích bài làm để hoàn thiện kỹ năng. Tuy nhiên vẫn không quên học từ vựng, cố gắng học từ vựng càng nhiều càng tốt, tự vựng vẫn là đầu tư hiệu quả nhất để tăng điểm verbal.

i. Antonym & analogy

Đây là 2 phần từ vựng đóng vai trò quan trọng nhất. Riêng phần antonym, nếu bạn biết từ thì 99% bạn sẽ trả lời được, 1% còn lại dành cho nhưng câu khó, các từ nghĩa rất khó phân biệt. Phần này Princeton review và Nova viết khá hay, bạn có thể tham khảo. Technique mà tôi tâm đắc nhất là dựa vào phát âm, root của từ để phân loại từ thành negative hay positive. Tôi đã đoán đúng khá nhiều mà ko hề biết nghĩa của từ. Làm bài nhiều thì bạn sẽ dần quen vói cách này. Còn Analogy nếu bạn để ý sẽ thấy, hầu hết các câu hỏi bạn có thể lọai chỉ còn 2 answer choice. Các phương pháp loại bạn có thể tham khảo từ Princeton review và Nova. Lúc mới làm thì phần đặt câu rất quan trọng, giúp bạn hiểu được cách nghĩ của ETS. Nhưng sau khi đã quen với cách ra đề, thì nên làm phần này thật nhanh, tiết kiệm thời gian. Cách đặt câu của tôi rất đơn giản, xin đưa ra cho các bạn tham khảo:
A = B: từ A đồng nghĩa vói B
A <> B : A trái nghĩa với B
A > B: A higher degree than B
A ( B: A là một phần của B
A -> B: A gây ra B, hoặc A là tính chất của B, chức năng của B.
A~C = B ~ D: Mối quan hệ giữa A và C = giữa B và D

Khi làm bài nên dùng A, B để ký hiệu từ, cũng ko cần viết ra để tiếp kiệm thời gian.
Nói chung, để được điểm cao trong phần này, tự vựng quan trọng nhất. Sau đó là kỹ năng làm bài ( kỹ năng “đoán mò” thì đúng hơn), cái này chỉ có làm nhiều và đúc rút kinh nghiệm mới được.

ii. Sentence completion

Phần này bạn có thể tham khảo Princeton và Nova.
Phần này nói chung 4/7 câu có thể trả lời đúng. 3 câu còn lại khá khó, đòi hỏi thời gian.
Phần này theo tôi cứ làm bài tập thật nhiều vào. Lúc làm chú ý các cấu trúc câu, những câu khó thương có cấu trúc phức tạp và hint được dẫu kỹ, gặp loại này thì nên phân tích cấu trúc trước tiên, sau đó lắp các answer choice vào. Nhưng chú ý, các answer choice của các câu khó thường có vẻ rất hợp lý, rất khó phân biệt nếu chỉ dựa vào ý nghĩa của câu. Gặp trường hợp này các key words rất quan trọng, nó cho biết mối quan hệ giữa 2 từ trả lời, đồng hay khác nghĩa; hoặc mối quan hệ giữa key word và 1 trong 2 từ, từ đó gợi ý nghĩa của 1 trong 2 từ. Khi biết các mối quan hệ này, thì câu trở nên dễ dàng.

iii. Reading comprehension

Thực ra cái tên này ko đúng, sửa thành Reading technique thì đúng hơn. Bởi vì nếu test comprehension thì bạn phải đọc và hiểu toàn bộ mới trả lời được, nhưng thực tế cho thấy, không cần đọc và cũng ko cần hiểu tất cả những gì có trong passage vẫn có thể trả lời được. Lúc chưa có kinh nghiệm, đã có lúc tôi dành 20 phút để đọc và cố hiểu passage, nhưng thực tế là sau 20 phút tôi cũng không thể hiểu hết cả đoạn và trả lời thì vẫn sai như bình thường! trong phần này, phân tích câu hỏi và câu trả lời mới là điều quan trọng nhất, chứ ko fải là reading và comprehension. Tôi xin đưa ra một phương pháp mà tôi thấy khá hiệu quả.

Bước 1: Đọc qua đoạn văn

Sau khi đọc qua câu hỏi 1, dành 1-2 phút cho đoạn ngắn, 2-3 phút cho đoạn dài, đọc qua passage một lượt. Mục đích là để có một khai niệm chung về nội dung của toàn đoạn và đoạn nhỏ. Đọc kỹ những câu đầu tiên của đoạn cho đến lúc hiểu được nội dung chính của đoan thì thôi. Lúc đọc luôn đặt ra và trả lời câu hỏi “đoạn này nói về cái gì?”, lướt qua nhưng đoạn về miêu tả tính chất, process..nói chung lướt qua nhưng gì minh họa cho nôi dung mình đã nắm. Khi đọc lướt, chú ý các turning terms như however, although... các từ này thường đánh dấu sang một ý mới, cần phải tập trung hơn. Ngoài ra cũng cần chú ý các từ mang ý nghĩa chủ quan kiểu như supprisingly, marvellous... bởi ETS có thể hỏi về thái độ của author. khi đọc không cần phải nhớ. Lướt qua các chi tiết cụ thể, nhưng cần phải rất tập trung, để ít nhất biết rằng có những chi tiết này trong đoạn và nằm ở khoảng nào, đỡ mất thời gian tìm kiếm lại nếu các chi tiết ấy được hỏi sau này.
Nếu tìm thấy đoạn mà câu 1 hỏi, thì hãy ghi nhớ lấy vị trí, đọc xong toàn bài rồi quay lại trả lời.

Bước 2: phân tích câu hỏi và tìm thông tin

Tôi xin chia câu hỏi ra làm 3 loại: direct, indirect và tổng hợp.
Direct là loại câu hỏi mà refer trực tiếp tới đoạn văn. Ví dụ như hỏi về tính chất của một hiện tượng, cái này bao gồm những gì… nói chung hỏi về nhưng detail ơ trong đoạn văn. Với loai này bạn chỉ cần xác đinh các key word hay là detail mà câu hỏi đề cập tới, tìm ở trong đoạn văn detail đó, lưu ý có thể có nhiều đoạn nói về detail đó nhưng chỉ có một đoạn duy nhất là câu trả lời mà thôi. Thường ETS sẽ cho bạn biết câu trả lời nằm ở line nào, nếu kô bạn cũng có thể dễ dàng tìm ra đoạn duy nhất này. Khi tìm được câu chứa key word, nên đọc cả câu trước và sau nó, nếu vẫn cảm thấy chưa đủ thì có thể đọc thêm 2 câu trươc và sau.Thông thường đọc theo kiểu 2 câu trước-câu chứa key word- 2 câu sau là đủ.

Indirect là loại câu hỏi mà phải qua một bước suy luận mới trả lời được. Vi dụ như what can be inffered, according to the passage... Tuy gọi là suy luân, nhưng loại này cũng như tất cả nhưng loại câu hỏi khác, đều có câu trả lời từ những câu cụ thể trong đoạn văn. Tuyệt đối không dựa vào những điều ko đề cập tới trong đoạn văn để trả lời. Các câu trả lời đều là bắt đầu từ những “ giấy trắng mực đen” ở trong đoạn và chỉ qua một bươc suy luận duy nhất. Cái khó ở trong loại này là tìm ra chi tiết liên quan trong đoạn văn, vì không giống như ở loại direct, ETS không cho bạn biết câu trả lời nằm ở đoạn nào và thông tin để trả lời thường nằm ở một câu rất khó tìm. Đọc qua answer choice cũng là một cách hay để hình dung được câu trả lời nằm ở đoạn nào. Ngoài ra những câu trả lời loại này thường là những khẳng định mang tính đúng sai, một đặc tính riêng nào đó, lời nhận định của tác giả... chứ ko fải miêu tả, số liệu, tính chất như ở loại direct.
Câu hỏi tổng hợp hỏi về cấu trúc của đoạn, ý của đoạn. Với loại này chỉ cần nắm được nội dung chính là trả lời được. Chú ý đọc các câu đầu và cuối của mỗi đoạn để nắm nội dung nhanh hơn.

Bước 3: Phân tích những câu trả lời

Đọc thật kỹ các câu trả lời. Câu trả lời đúng thường là những câu viết theo kiểu của ETS, nhiều cụm danh từ, khó đọc khó hiểu, phần nội dung trả lời thường được đưa ra sau phía sau cùng và được danh từ hóa. Chú ý văn phong của ETS rất quan trọng. câu trả lời phải được viết chuyên nghiệp, nếu câu nào đó thiếu tinh formal thì chắc chắn là ko phải câu trả lời. Ngoài ra các câu quá extreme thường cũng không phải. câu trả lời thường có dạng somtimes, most of, many... rất ít khi never, totally, all.. Thông thường có thể loại 2-3 câu một cách dễ dàng.

Đây là một phần khó, nhưng nếu làm bài tập nhiều thì sẽ quen với cách hỏi và trả lời của ETS rất nhanh. Cái khó nhất có lẽ không phải là tìm ra câu trả lời mà là làm đúng thời gian.

Cesc
03-11-2006, 02:20 PM
3. Toán

Toán tuy không khó nhưng cần phải làm bài tập để quen dạng và để căn thời gian cho chuẩn. Chú ý một số phần dễ quên như standard derivation, probability & statistic ( mấy công thức về probability của tập hợp ) Nhiều lúc chỉ một khái niệm đơn giản nhưng ko nhớ thì chịu. Và phải đọc đề cho kỹ, vì ETS rất hay có các “tiểu xảo” để đánh lừa, ví dụ như trong câu hỏi thì x, nhưng câu trả lời thì lại bảo so sánh x + 1; hoặc là so sánh về số lượng: số lượng cụ thể hay là percentage, vì nhiều lúc percentage bằng nhau nhưng số lượng cụ thể không bằng nhau, nếu không để ý rất dễ bị lừa.

4. Writing

Quyển Princeton review viết phần này khá hay. Ngoài ra, powerprep có 3 set các bài làm mẫu, kèm theo điểm và nhận xét, có thể học được từ đó rất nhiều.

Với phần này nên chuẩn bị sẵn cho mình một format trước, lúc vào phòng thi chỉ có tập trung vào brainstorming ý thôi, đỡ mất thời gian. Có một số format sẵn ở trong quyển Princeton, các bạn có thể tham khảo.
Nên phát huy tối đa giấy và bút chì ETS cấp trong phần này. Gạch đầu dòng các ý và các ví dụ. Trong phần issue essay, câu trả lời có thể bất kỳ: đúng, sai, nửa đúng nứa sai. bạn nên tham khảo powerprep để thấy rõ sự đa dạng trong cách trả lời ở phần này. Ở phần này quan trong là văn viết phải mạch lạc, chặt chẽ : Mỗi đoạn nhỏ chỉ nói về một ý, ý của các đoạn nhỏ tập trung minh họa cho ý lớn nêu ra ở mở bài, phần kết luận tông kết lại các ý. Trong bài nên có 1 đến 2 ví dụ minh họa, mỗi bài nên có ít nhất 3 ý. Cố gắng viết càng dài càng tốt, nhưng yếu tố mạch lạc, chặt chẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Phần argument essay nói chung không khó, các argument mà ETS đưa ra thường có rất nhiều ( nhiều hơn 3 ) chỗ hở trong logic, vì vậy không thiếu ý để viết. Bạn có thể xem qua Princeton để học cách phát hiện các lỗi logic này. Phần này có thể không cần phải dùng bút chì và giấy, đọc qua argument một lượt rồi tìm lỗi, sau đó cứ phân tích argument từ trên xuống, sử dụng argument cho sẵn như một dàn ý của mình. Phần này bạn có thể mở rộng argument ra, ví dụ như giới thiệu mộ số cách để strengthen argument. Tham khảo powerprep để xem sự đa dạng về vấn đề này.

5. Kinh nghiệm thi

Thi CBT những câu đầu quan trọng hơn những câu sau, có thông tin từ US study guide như sau:

- nếu sai 1 trong 5 câu đầu, điểm rất khó vượt 500

- nếu sai 1 trong 10 câu đầu, điểm rất khó vượt 700

- chỉ đúng 15 câu đầu trong 35 câu analytical, điểm đã là 730. ( phần analytical đã được thay bằng phần writing)

ETS không có thông tin cụ thể về điều này nhưng các sách luyện và thực tế làm bài trong powerprep và thi cử cũng chứng minh điều này. Vì vậy khi làm bài nên dành thời gian nhiều hơn cho 10 câu đầu tiên, có thể là 12-15 phút chẳng hạn. Tuy nhiên chỉ danh thời gian cho nhưng chỗ có hiệu quả như sentence completion, reading và math còn những câu antonym, analogy nếu bạn không biết nghĩa thì hãy đoán càng nhanh càng tốt. Phân bố thời gian là điều quan trong nhất. Theo tôi phần analogy và antonym khoảng 16 câu, mỗi câu chỉ nên làm trong khoang 30s; vì những phần này nếu bạn biết từ thì chắc chỉ mất 20s, nếu không biết thì có dành thời gian cũng không có tác dụng mấy, vì vậy đoán ( nhưng phải có phương pháp ) càng nhanh càng tốt, trung bình 2 phần này 30s/1câu là có thể. Như vậy bạn đã tiết kiệm được khoảng 8 phút (thi CBT) cho phần RC và SC, 2 phần rất mất thời gian, nhưng lại là nơi kiếm điểm theo tôi nghĩ. RC có vẻ là nơi mọi người ít quan tâm nhất, nhưng tôi thì nghĩ khác. RC mới là nơi bạn có thể làm chủ được, nơi kỹ năng và tư duy phát huy nhiều nhất, chứ không như antonym và analogy, nếu chẳng may gặp từ mà bạn không biết, một khả năng rất dễ xảy ra cho dù bạn đã thuộc 5000 từ như cháo, thì lúc đó chỉ trông chờ vào may mắn mà thôi. Vì vậy hãy đầu tư nhiều cho RC . Nếu bạn chuẩn bị tốt, dành cho RC khoảng 2 phút/ câu, 6/8 câu đúng là hoàn toàn có thể. Như vậy phần SC sẽ mất 16 phút. Còn lại 6 phút cho 6 câu SC. Một thời gian đủ để bạn hoàn thành tốt.

Để làm tốt trong RC cần thời gian, RC không thể đoán như Analogy và Antonym được. Nếu bạn làm sai nhiều câu RC liên tục, điểm sẽ tụt thảm hại, và nhiều khả năng bạn sẽ được cho một đoạn RC thứ 3 ( chứ ko phải 2 như thông thường ). Đây là một sự “tử tế” hoàn toàn có thật của ETS ( thi bằng CBT ), trong trường hợp này thì chắc phải đánh bừa thôi.

Các kinh nghiệm trên là dành cho CBT, thi PBT chắc cũng tương tự, duy chỉ có cách phân bố thời gian có thể khác.

Tâm lý thi cử cũng rất quan trọng. Nên làm bài nhiều và căn thời gian như thi thật để tránh vào phong thi hồi hộp. Xác định cho mình một cách phân bố thời gian, luyện tập thuần thục cách này. vào phòng thi thực hiện cách này một cách nghiêm túc, bạn sẽ chủ động về thời gian.

Điều cuối cùng, GRE test dài đến 4h cho CBT và 5h cho PBT, rất căng thẳng và mệt! Vì vậy bạn cần phải chuẩn bị rất kỹ về sức khỏe cũng như tinh thần. Nhớ giữ gìn sức khỏe, trước lúc thi một tuần và trong ngày thi nên uống các loại thuốc tăng lực như Homtamin, Gingsen Tea. Các loại này có tác dụng chỉ sau 1-2 tiếng, và khá hiệu quả. Trong hôm thi nhớ ăn no và mang theo một ít đồ ăn nhẹ, giải lao 10 phút có thể tranh thủ ăn. Nhớ mang theo áo khoác vì các testing center thường rất lạnh. Trước lúc thi khoảng 3 ngày chỉ nên ôn lại một ít từ, làm một số bài tập nhỏ, mỗi ngày khoảng 2 tiếng, tránh tình trạng đâu óc mệt mỏi. Bình tĩnh, tự tin, thực hiện đúng các chiến thuật đề ra, bạn sẽ phát huy được hết khả năng của mình!

Chúc các bạn thành công!

Nguyễn Hữu Phước Nguyên.
Phuocnguyen155@gmail.com

nguyenthaingoc
10-11-2006, 08:30 AM
Cái này rất bỏ ích...thanks :clap: :clap: :clap: